Minh Sát Tu Tập – Chương Vii – Tinh Tấn – Chánh Niệm – Tỉnh Giác – Tác Ý Chân Chánh – Quán Sát Pháp Hành

 

VII. TINH TẤNCHÁNH NIỆMTỈNH GIÁCTÁC Ý CHÂN CHÁNH – QUÁN SÁT PHÁP HÀNH
(ĀTĀPI – SATI – SAMPAJAÑÑA – YONISOMANASIKĀRA – SIKKHĀTI)

 

ĐỊNH NGHĨA

 

Tinh tấn (ātāpi) nghĩa là sự nhiệt tâm trong pháp hành.

 

– Niệm (sati) là sự chú tâm nơi đối tượng trong pháp hành (không nên nhầm lẫn với sự “chú ý”, chỉ là “tưởng” – sañña – trong đời sống hàng ngày). Tất cả niệm đều là thiện (kusala) và có hai loại:

 

Trong đời sống bình nhật hay trong lãnh vực hiệp thế, niệm luôn có mặt khi thực hiệncác thiện nghiệp với ý thức, ví dụ, khi cúng dường vật thực cho các vị tỳ kheo

 

Trong pháp hành Tứ Niệm Xứ, đối tượng được nhận thức là Danh-Sắc trong sát-na hiện tại, niệm được dùng với nghĩa là “chánh niệm”.

 

Tỉnh giác (sampajañña) là sự nhận biết đối tượng trong pháp hành. Nó luôn được dùng chung với chánh niệm. Chẳng hạn, chú tâm đến oai nghi ngồi là niệm, biết oai nghi đó là sắc ngồi là nhiệm vụ của tỉnh giác. Khi chánh niệmtỉnh giác hợp chung với nhau, nó được gọi là sự “tỉnh thức” (tiếng Thái gọi là rusuthua). Chánh niệmtỉnh giác được kinh điển mô tả như là những “pháp hỗ trợ chính” để đạt đến chánh kiếnchứng ngộ Thánh Đạo. Ba pháp tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác ở trên được gọi là Ba Danh (Yogavacara).

 

Có bốn pháp hỗ trợ chánh niệmtỉnh giác:

 

1) Sống trong trú xứ hay môi trường thích hợp (như sanh trong một trú xứGiáo Pháp của Đức Phật).

 

2) Thân cận bậc thiện nhân — những người thông hiểu pháp hành vipassanà để chấm dứt khổ.

 

3) Tự xác định chánh đạo (có ước muốn mạnh mẽ, và không thối chuyển trong việc đoạn tận khổ).

 

4) Đã từng tạo phước thiện (trong các kiếp quá khứ – pubbekatapuññatā).

 

Tác ý chân chánh (yonisomanasikāra hay yoniso) là sự hướng tâm hay chú ý một cách đúng đắn đến đối tượng, tức hướng tâm với một sự hiểu biết chân chánh. Nó cũng muốn nói đến sự hiểu biết thực tánh của các pháp.

 

Quán sát pháp hành (sikkhāti – đúng nghĩa là học tập hay luyện tập – “to learn, to train oneself”). Tuy nhiên khi được dùng ở dây, nó có nghĩa là sự giữ pháp hành hay quán sát pháp hành) là sự “nhắc nhở” trong pháp hành. Nó “nhắc” chúng ta trở lại với pháp hành khi đánh mất sát-na hiện tại.

 

LUẬN

 

Tinh tấn (āpati) là sự kiên trì thiêu hủy phiền não (tham và sân) nhằm trợ giúp cho chánh niệmtỉnh giác gắn bó với sát-na hiện tại.

 

Chánh niệm (sati) là sự chú tâm đến đối tượng, ví dụ như chú tâm đến oai nghi ngồi. Nhờ vậy, tỉnh giác (sampajañña) mới có thể biết đó là sắc ngồi.

 

Thực ra, chính tinh tấn, chánh niệm và tỉnh giác làm nhiệm vụ quán sát sắc (rūpa) trong sát-na hiện tại. Chúng ta cần hiểu rõ điều này, bởi vì nhiều hành giả nghĩ rằng “họ” đang hành thiền, nhưng thực sự chỉ có Ba Danh (nāma – tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác hay yogavacara) đang hành mà thôi.

 

Chánh niệm và tỉnh giác hủy diệt tham và sân, sau dó, Tuệ minh sát nảy sanh và hủy diệt si mê.

 

Tác ý chân chánh, chánh niệm, tỉnh giáctrí tuệ hành (cintā paññā). Khi chánh niệmtỉnh giác hoạt động hoàn hảo, chúng trở thành Tuệ minh sát, song tác ý chân chánh vẫn là trí tuệ hành.

 

Khi trí tuệ minh sát phát triển, chúng ta sẽ thấy rằng ngay cả chánh niệm và tỉnh giáccũng không phải là “chúng ta”. Chánh niệmtỉnh giác là những tâm sở và chúng phải chịu vô thường – khổ – vô ngã.

 

Tác ý chân chánh là pháp cần yếu để giúp cho tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác vận hành đúng hướng và ngăn không cho tham, sân sanh khởi. Ví dụ, khi tác ý chân chánh và ba danh biết đối tượng chỉ là sắc ngồi thì dù có cảm giác đau nhức, hành giảsẽ không khởi tâm sân đối với cái đau ấy, bởi lẽ đó là sắc ngồi khổ chứ không phải “ta”. Khi sắc ngồi chuyển sang một oai nghi khác, tác ý chân chánh cho ta biết sự thay đổi ấy là cần thiết để chữa khổ. Điều này ngăn được tâm tham khởi lên đối với oai nghi mới.

 

Tác ý chân chánh là trí tuệ thực hành, nó đi trước chánh niệmtỉnh giác. Ta có thể hình dung yoniso như đưa một người ra cánh đồng. Ở đó, họ cầm nắm lúa (chánh niệm) và đưa lưỡi hái ra cắt (tỉnh giác). Trong việc quán sắc ngồi cũng vậy, yoniso đưa ba danh đến và ba danh biết đây là sắc đang ngồi. Yoniso tác hành như một sự giới thiệuYoniso biết bằng trí tuệ thực hành, trước tiên đối tượng là sắc đang ngồi, rồi sau đó ba danh mới biết điều này.

 

Chúng ta cần sử dụng yoniso một cách liên tụcthường xuyên, nếu không, chánh niệmtỉnh giác không thể làm nhiệm vụ một cách chuẩn xác được. Khi bạn biết oai nghi ngồi là sắc ngồi bằng tuệ thực hành trước, đó chính là yonisoYoniso giúp cho chánh niệmtỉnh giác hoạt động.

 

Quán sát pháp hành (sikkhāti) cho chúng ta biết khi chúng ta có quá nhiều niệm và không đủ tỉnh giác. Chánh niệm và tỉnh giác cần phải được quân bình trong sát-na hiện tại.

 

–ooOoo–

 

 

[1] Phật Học Từ Điển, Rashavoramuni Mahacunda Buddhist University, Bangkok.

 

[2] Chánh Kiến: sở hữu trí tuệ; Chánh Tư Duy: sở hữu tầm; Chánh Ngữ: sở hữuchánh ngữ; Chánh Nghiệp: sở hữu chánh nghiệp; Chánh Mạng: sở hữu chánh mạng; Chánh Tinh Tấn: sở hữu cần; Chánh Niệm: sở hữu niệm; Chánh Định: sở hữu định.

 

[3] Chỉ có Khổ hiện hữu, không có người thọ Khổ; có Nghiệp, nhưng không có người Tác Nghiệp; có Niết Bàn, nhưng không có người nhập Niết Bàn; có Đạo, nhưng không thấy người tu Đạo(Visddhimagga, XVI).

 

[4] Vipassanā thực sự là kết quả (tuệ giác) của việc hành Tứ Niệm Xứ — tức là Tuệ thứ mười sáu. Tuy nhiên, ngày nay người ta đã dùng nó với nghĩa là Thiền minh sát.

 

[5] Từ “Bhūmi” đúng nghĩa là giới vức hay lãnh vực của sự sống. Ở đây, Vipassanābhūmi có nghĩa là quán địa (các giới vức quán sát), hay tri kiến căn bản trong việc thực hành minh sát (xem bảng tóm tắt 12 xứ phần sau).

 

[6] Theo đúng thuật ngữsuta paññā là tuệ giác ngộ do nghe pháp mà đắc. Cintā paññā là tuệ tự giác ngộ không do một vị thầy nào cả. Chỉ có Đức Phật mới có Cintā paññā. Tuy nhiên, trong pháp hành này, chúng ta dùng Suta paññā với nghĩa hiểu lý thuyết và Cintā paññā với nghĩa áp dụng lý thuyết vào thực hành.

 

[7] Ārammanapaccuppannā hay paccuppannārammana đúng nghĩa là hiện tại sở duyên hay cảnh hiện tại; ở đây dùng từ này để chỉ cho sát na hiện tại của Danh – Sắc (present moment), một thoáng ngắn ngủi mà chỉ có chánh niệmtỉnh giác thực sự mới ghi nhận kịp — ND.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app