VIII. CÁC CĂN BẤT THIỆN (KILESA)

 

Có ba căn bất thiện, đó là: tham (lobha), sân (dosa), si (moha). Thích thú (abhijjha) là một hình thức của tham, và ghét hay không thích (domanassa) là một hình thức của sân. Abhijjha và domanassa không thể khởi sanh một lần, khi có abhijjha thì không có domanassa, và ngược lại.

Tham, sân, si thường được gọi là những phiền não (kilesa), nhưng thực ra chúng là các căn (gốc) bất thiện. Dưới các căn bất thiện này là mười phiền não — ba thuộc tham, ba thuộc sân và bốn thuộc si. Phiền não đầu tiên dưới mỗi căn bất thiện này cũng là gốc bất thiện, do đó, tham, sân, si cũng là các phiền não. Có ba cấp độ phiền não:

– Cấp độ một là các phiền não thô, tức những gì được phát tác ra ngoài bằng lời nói và hành động.

– Cấp độ hai là các phiền não còn nằm trong tâm, hay là các triền cái (nivarana), chẳng hạn như phóng tâm.

– Cấp độ ba là các phiền não ngủ ngầm, loại phiền não lẻn vào qua cảm giác “bạn” đang ngồi và “bạn” cảm giác rằng chính “ta” đang ngồi, chứ không phải sắc. Đây là phiền não che án hay ngấm ngầm.

Phận sự của trí tuệ minh sát là hủy diệt phiền não, dù chúng nảy sanh ở đâu.

Bạn của phiền não là lạc. Kẻ thù của phiền não là khổ. Lạc làm cho trí tuệ quên đi sự thực của khổ. Phiền não cũng giống như một tên trộm. Muốn tóm được nó, ta phải biết địa chỉ, hình dáng, đặc tính của nó, cũng phải biết lúc nào nó có mặt ở nhà nữa. Phiền não có sáu “địa chỉ”, đó là, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

Hoặc phiền não, hoặc trí tuệ đều có thể ra lệnh cho danh buộc sắc phải làm gì. Chẳng hạn, phiền não nói, “tại sao ta không đi dạo?”, nghĩa là, tại sao chúng ta không đi tìm một sự thoải mái nào đó. Trí tuệ biết rằng oai nghi ngồi là khổ, ra lệnh cho sắc “thay đổi oai nghi và đi để chữa khổ”. Đây là trí tuệ làm việc một cách chuẩn xác, bởi vì khổ buộc sắc phải thay đổi oai nghi.

Những phiền não thuộc cấp độ một — phiền não thô — có thể được khống chế bằng giới, tức là giới có thể diệt được loại phiền não này.

Những phiền não thuộc cấp độ hai – các triền cái – thường được biểu hiêïn trong tâm như phóng tâm, chán nản pháp hành,… có thể được đè nén bằng định. Nếu các triền cái trên không được đè nén kịp thời, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và phát tác ra thành lời nói và hành động — phiền não thô. Đối với loại phiền não ngấm ngầm cũng vậy, chúng có thể biến thành những tư duytriền cái. Có năm loại phiền não trong tâm hay năm triền cáitham dục, sân hận, phóng tâm, hôn trầmhoài nghi. Hoài nghi ở đây là hoài nghi về Tam Bảo, hoài nghi pháp hành – không biết đó có phải là con đường chân chánh để đoạn tận khổ không, v.v…

Những phiền não thuộc cấp độ ba — phiền não ngấm ngầm hay lậu hoặc — là loại phiền não vi tế, như si mê, tà kiến, chỉ có tuệ minh sát (vipassanā paññā) mới diệt được. Khi loại này bị diệt thì đương nhiên hai loại trên cũng bị diệt luôn.

Phiền não phải được diệt ngay nơi chỗ nó khởi sanh. Chẳng hạn, chúng ta nghĩ lầm cái đau là “ta” – thực ra đó là sắc. Vì thế, chúng ta diệt tà kiến này ở nơi thân, do thấy rằng sắc khổ. Tuy nhiên, đối với cái “thấy” và “nghe” thì cần phải biết đó là danh, bởi vì chúng ta có thể nghĩ “ta” thấy hay “ta” nghe. Vì vậy, chúng ta diệt tà kiến này ở nơi tâm. “Danh thấy”, “danh nghe” là thực tánh pháp, hay “thấy”, “nghe” như chúng thực sự là.

Trong pháp hành này, phận sự của hành giảtiêu diệt tham và sân hay ưa và ghét (abhijjha và domanassa). Một số hành giả thích ngồi “cho qua” cơn đau, nghĩa là ngồi cho đến khi cái đau biến mất. Làm như vậy vô tình đã tạo thêm sự đắm trước. Nó cũng tạo ra ý nghĩ sai lầm rằng ta có thể kiểm soát được cơn đau, ta có “tự ngã”.

Đối với phóng tâm cũng vậy. Nếu hành giả cố gắng kiểm soát phóng tâm, tức là hành giả mong muốn có định hay sự vắng lặng — đó là một loại tham. Vì vậy, nếu hành giảkhông kiểm soát được phóng tâm thì sân sẽ sanh khởi. Phóng tâm dạy cho ta biết là không có sự kiểm soát, tức là không có tự ngã. Phóng tâm là danh, không phải là “ta” phóng tâm mà chỉ là danh mà thôi.

Nimitta hay tướng xuất hiện trong khi hành thiền, như chớp sáng và các ảo giác khác, cũng là những phiền não. Chúng kéo bạn ra khỏi sát-na hiện tạiNimitta không phải là minh sát, nó chỉ cho thấy là hành giả có quá nhiều định. Tương tự, một cảm giáclâng lâng và dễ chịu cũng chỉ cho thấy là ta đang định tâm quá mức. Đi kinh hành hay vận động cơ thể được khuyên là để giảm định thái quá này.

Nếu hành giả hành thiền định (samatha bhāvanā), hành giả không thể nào thấy các đặc tánh của phiền não, bởi lẽ thiền định có khuynh hướng đè nén tham và sân. Nếu hành giả hành thiền để đoạn tận khổ và không còn tái sanh, thì đây là động cơ chính đáng. Nhưng nếu hành vì một lý do nào khác, chẳng hạn để có những sở đắc, thì đó là phiền não. Nếu hành giả kiên trì thiền định, mặc dù đó là thiện, hành giả cũng không thể đoạn được khổ.

Nếu phân loại theo tính chất thì tâm có ba loại: thiện (kusala), bất thiện (akusala) và vô ký hay trung tính (abyākata — không thiện cũng không bất thiện).

Có hai loại thiện, đó là, thiện còn tái sanh và thiện không còn tái sanh (không còn Danh-Sắc).

  Giới (sīla) Định (samādhi) Tuệ (paññā)
Thiện còn tái sanh Các học giới Thiền định Trí tuệ còn nằm trong tam giới
Thiện không còn tái sanh Giới trong Bát Thánh Đạo Định trong Bát Thánh Đạo Tuệ trong Bát Thánh Đạo

các loại vô ký như sắc (rūpa), Niết Bàn (Nibbāna) và các tâm quả (vipākacitta)… Sắc là vô ký bởi nó vô tri. Tâm quả là vô ký bởi nó không dính líu đến sự phán đoán, không thiện hay bất thiện. Một ví dụ của tâm quả là “danh nghe” trong vipassanā – không có một sự liên hệ hay phán đoán nào trong “cái nghe” đối với âm thanh đang là.

Tâm duy tác (kiriyacitta) – tâm của bậc A-la-hán – cũng là vô ký.

Niết Bànvô ký bởi vì Niết Bàn là đối tượng của tâm đạo (maggacitta) và tâm quả (phalacitta), cả hai đều là pháp siêu thế (lokuttaradhamma) — không phải thiện cũng không bất thiện.

 

–ooOoo–

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app