II. CÁC GIAI ĐOẠN TUỆ

 

 Đức Phật trải qua ba giai đoạn chứng ngộ Tứ Thánh Đế. Ngài đã tự mình chứng ngộba giai đoạn tuệ này, không có ai là thầy của Ngài.

 

1) Saccañā(Trí Tuệ thấy rõ Sự Thực)

 

Ở giai đoạn tuệ đầu tiên, gọi là “Sự Thực Trí”, Ngài chứng ngộ Tứ Thánh Đế:

 

Khổ Đế (Dukkhasacca) gồm mười một loại: sanh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, gần người không ưa, xa người thương mến, không đạt được điều mình muốn. Có những khổ này là do chấp thủ vào Năm uẩn.

 

Nhân Sanh Khổ hay Tập Đế (Samudayasacca) gồm Dục ái (Kāmatahā), Hữu ái (Bhavataha), Phi hữu ái (Vibhavataha). (Xem phần IV- Tứ Thánh Đế sau)

 

Sự Diệt Khổ hay Diệt Đế (Nirodhasacca) tức là Niết Bàn. Diệt ở đây là diệt nhân sanh khổ (samadaya), dẫn đến quả khổ (dukkha) cũng bị diệt.

 

Con Đường dẫn đến Sự Đoạn Khổ hay Đạo Đế (Maggasacca) là Bát Thánh Đạo, hay còn gọi là Trung Đạo (Majjhima Patipadā), là pháp hành duy nhất đưa đến chỗ diệt khổ.

 

2) Kiccañā(Sở Dụng Trí)

 

Đây là pháp hành thực sự dựa trên giai đoạn một. Khổ (dukkha) phải được biết bằng pháp hành; Nhân Sanh Khổ (samudaya) phải được diệt trừ bằng pháp hành; Diệt (Nirodha) phải được chứng bằng pháp hành; Đạo (Magga) phải được tu bằng pháp hành.

 

3) Katañā(Sở Tác trí)

 

Kata -ñāa là quả, tri kiến hiểu biết những gì đã được thực hiện liên quan đến Tứ Thánh Đế. Ba Tuệ (Sacca -ñāa, Kicca -ñāa, Kata -ñāa ) được gọi là Tam Tuệ Luân — ba phương diện của trực giác trí liên quan đến Tứ Thánh Đế.

 

Đức Phật đã trải qua ba giai đoạn tuệ trên trong đêm Giác Ngộ. Như vậy, Ngài đã biến tri Tam Tuệ, mỗi tuệ đem nhân với Tứ Thánh Đế thành 12 giai đoạn.

 

Hành giả muốn đoạn tận khổ như Đức Phật cần phải hiểu Sự Thật Trí (Saccañāa); rồi theo pháp hành, đồng thời phải hiểu pháp hành này nữa, tức là Sở Dụng Trí (Kiccañāa). Khi ấy, hai loại trí tuệ này phải phối hợp với nhau, như hiện giờ chúng ta đang làm trong lúc thực hành.

 

Nếu bạn hiểu tuệ đầu, và thực hành tuệ thứ hai, lúc ấy đem nhân với Tứ Thánh Đế, chúng ta có 4 x 2 = 8, đây là chỗ pháp hành minh sát của bạn hiện tại. Nếu bạn chứng quả (Katañāa), thì 4 x 3= 12, hành giả đạt đến Siêu Thế Pháp (Lokuttara Dhamma).

 

Trong một pháp thoại ngắn sau khi giác ngộ, Đức Phật đã mô tả Tam Tuệ Luân này như sau:

 

 “… Này chư tỳ kheo, bao lâu tri kiến như thực về Tứ Thánh Đế, với ba luân chuyểnvà mười hai giai đoạn này chưa khéo thanh tịnh nơi ta, chừng ấy, này chư tỳ kheo, đối với thế giới Phạm thiên, với các sa môn và bà-la-môn, với tất cả chúng sinh trong thế giới chư thiênnhân loại, Ta chưa tuyên bố đã giác ngộ hoàn toàn. Điều này Ta biết rõ.

 

“Nhưng này các tỳ kheo, khi tri kiến như thực về Tứ Thánh Đế, với ba luân chuyển và mười hai giai đoạn này đã khéo thanh tịnh nơi Ta, lúc ấy, này chư tỳ kheo, Ta tuyên bố đã giác ngộ hoàn toàn với sự giác ngộ viên mãn tối thượng đối với thế giới Phạm thiên, … Điều này Ta biết rõ.

 

“Lại nữa, tri kiến này khởi lên nơi Ta: “Bất động tâm giải thoát Ta đã chứng, kiếp này là kiếp chót, không còn phải tái sanh lại nữa.” (Vinaya, IV,16,21)

 

 –ooOoo–

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app