Kinh Gaddulabaddha Dây Trói Buộc

Hỏi và Đáp 

Câu Hỏi 81: Chúng con cần phải làm gì để có thể tập trung liên tục được trên hơi thở quanh lỗ mũi trong một thời gian dài?

Trả Lời Câu Hỏi 81: Quý vị phải hành thiền liên tục trong cả bốn oai nghi (đi, đứng, nằm và ngồi) nhờ vậy mới phát triển được chánh niệm liên tục và định.

Câu Hỏi 82: Có người nói rằng nếu một người chưa đạt đến tứ thiền mà hành thiền tâm từ, tham dục sẽ khởi lên nơi người ấy. Điều đó có thực không?

Trả Lời Câu Hỏi 82: Không, nếu người ấy hành thiền tâm từ một cách đúng đắn, tham dục sẽ không khởi. Hơn nữa người ấy không thể nào đạt đến tứ thiền nếu trước đó không đắc thiền tâm từ, bởi vì để đạt đến tứ thiền (tịnh chỉ), người ấy trước phải đắc tam thiền tâm từ, bi và hỷ đã.

Câu Hỏi 83: Những thiện nghiệp như phóng sanh thú vật, in ấn kinh sách, an ủi bệnh nhân, v.v…có phải là các ba-la-mật (pāramīs) không?

Trả Lời Câu Hỏi 83: Nếu những cuốn sách Pháp (Dhamma) ấy là những cuốn sách Pháp thực (tức là đúng chánh pháp) và nếu quý vị in chúng  với ước nguyện để đạt đến Niết-bàn  (Nibbana), thời đó là bố thí Ba-la-mật (Parami), và sẽ là một điều kiện hỗ trợ cho quý vị để chứng ngộ Niết-bàn (Nibbana). Nhưng nếu quý vị in sách với ước nguyện thành đạt vật chất thế gian, chẳng hạn, thành công trong công việc làm ăn buôn bán của mình và tái sanh thiên giới, thời đó chỉ là phước  báu chứ không phải Ba-la-mật (Parami). Tóm lại,  để tích luỹ Ba-la-mật (Parami), quý vị phải thực hiện những thiện nghiệp với ước  nguyện  chứng ngộ Niết-bàn (Nibbana) hay giải thoát khỏi tử sanh luân hồi.

Câu Hỏi 84: Thói quen tốt là thiện nghiệp, và thói quen xấu là bất thiện nghiệp. Như vậy, cọp, beo, sư tử, những con vật luôn luôn bắt và ăn thịt những con thú nhỏ yếu, hẳn phải tạo bất thiện nghiệp liên tục, và sẽ luôn luôn gặt những quả xấu, có rất ít cơ hội để tái sanh trong những sanh thú an vui, có phải không?

Trả Lời Câu Hỏi 84: Đúng vậy. Đó là lý do vì sao trong Kinh Hiền Ngu (Bālapanaita Sutta) Đức Phật nói rằng ở những cõi ác đó không có sự thực hành Pháp, không có sự thực hành những điều chân chánh, không có làm những điều thiện, không thực hiện những nghiệp công đức. Ở đó ăn thịt lẫn nhau và việc giết hại những kẻ yếu là thịnh hành.

Chú giải Pháp Cú (Dhammapada) nói rằng địa ngục là ngôi nhà thực sự của kẻ ngu. Sau khi  thọ khổ ở đại địa ngục trong một thời gian dài, người ngu sẽ phải tái sanh vào một địa ngục nhỏ hơn. Sau khi thọ khổ ở đó trong một thời gian dài, họ sẽ phải tái sanh vào một địa ngục nhỏ hơn khác. Sau khi thọ khổ một thời gian dài ở các địa ngục khác nhau như vậy, họ sẽ tái sanh vào  ngạ  quỷ giới. Ở đó họ cũng thọ khổ trong một thời gian dài, và rồi họ có thể tái sanh làm thú vật. Trong thế giới loài vật, ăn thịt lẫn nhau và việc giết hại kẻ yếu là thịnh hành, vì thế họ lại tạo thêm nhiều nghiệp bất thiện nữa. Sau khi chết họ lại tái sanh  vào  địa ngục. Sau khi trải qua cái vòng luẩn quẩn ấy nhiều lần, họ có thể tái sanh làm người. Nhưng do thói quen xấu của họ, họ lại thực hiện nhiều bất thiện nghiệp như trước và rồi phải tái sanh vào địa ngục sau khi chết. Vì vậy chúng ta gọi một người ngu là một cư dân thường trực của địa ngục.

Chỉ sau một thời gian dài ở trong địa ngục  họ mới có được một kỳ nghỉ ngắn trong thế giới  loài người. Và sau kỳ nghỉ ngắn đó, họ sẽ đi trở lại vào địa ngục. Vì thế mà Đức Phật nói  rằng  sanh làm người là một điều khó. Mặc dù vậy vẫn có rất nhiều người không thực sự hiểu được giá trị của việc sanh làm người. Họ sống một cách cẩu thả, dễ duôi, hưởng thụ các loại dục lạc khác nhau theo ý thích của họ. Họ ăn ở với nhân tình của họ (khi chưa chính thức kết hôn), dụ dỗ vợ hay chồng  người khác, phá thai để có một tiêu chuẩn sống cao hơn, kêu người ta giết không biết bao nhiêu là gà, heo cho đám cưới của họ, kiếm tiền một cách bất chánh, và làm nhiều việc bất lương khác. Chỉ khi  họ phải tái sanh vào bốn ác đạo họ mới hối tiếc  rằng mình đã không biết tận dụng thích đáng kiếp người, nhưng lúc đó thì đã quá trễ.

Câu Hỏi 85: Thỉnh thoảng con cảm thấy sợ hãi một cách vô cớ. Có phải đó là quả bất thiện của con không? Điều này đã khuấy động cuộc sống hàng ngày cũng như việc hành thiền của con. Con cần phải làm gì để vượt qua sự sợ hãi ấy?

Trả Lời Câu Hỏi 85: Chúng tôi không thể nói chắc được rằng đó có phải là quả bất thiện của hành giả hay không, nhưng nó có thể là thế, song cũng có thể là do tác ý không như lý. Để vượt qua nó, hành giả nên thay thế phi lý tác ý bằng như lý tác ý.

Câu Hỏi 86: ‘Tôi’ là một khái niệm; ước muốn là một khái niệm; Jhānas (các bậc thiền), chư thiên, phạm thiên, những cảnh giới khổ, và nói chung tất cả những thứ khác trong cõi thế gian (hiệp thế) và cõi siêu thế đều là những khái niệm. Trong vòng tử sanh luân hồi, chỉ có những khái niệm đuổi theo những khái niệm. Có phải Niết-bàn cũng là một khái niệm? Nếu nó là khái niệm, tại  sao nó như thế? Sayadaw có thể vui lòng giải thích chi tiết được không? Nếu Niết-bàn không phải là một khái niệm, làm thế nào một cái ngã, vốn là  khái niệm, có thể đạt đến một cái phi-khái niệm? Làm thế nào một cái ngã khái niệm đạt đến cái phi- khái niệm vào lúc Parinibbāna (Bát-niết-bàn-nhập vô dư Niết-bàn)? Trong ngôn ngữ khái niệm, liệu  có thể nói được rằng tất cả chư Phật và A-la-hán sẽ gặp nhau ở Niết-bàn, biết rõ những mối liên hệ trước đây của các vị trong vòng sanh tử luân hồi không?

Trà Lái Câu Hói 86: Quý vị phải phân biệt giữa những khái niệm và thực tại tối hậu. Con người, chư thiên, phạm thiên là những khái niệm, bởi vì trong nghĩa cùng tột chúng chỉ là danh & sắc tối hậu (chơn đế), vốn là những thực tại cùng tột.

Có bốn loại thực tại cùng tột, đó  là,  sắc, tâm, tâm sở, vốn là những thực tại cùng tột vô thường, trong khi Niết-bàn là thực tại cùng tột thường tại. Những ước nguyện hay ước muốn và các bậc thiền gồm có các tâm và những tâm sở; không phải là những khái niệm. Các pháp (dhammas) hiệp thế bao gồm những thực tại cùng tột và khái niệm, nhưng tất cả chín pháp siêu thế – bốn đạo, bốn quả và Niết-bàn chỉ là những thực tại cùng tột. Bốn đạo và bốn quả gồm tâm và các tâm sở. Chính tâm và những tâm sở này lấy Niết-bàn làm đối tượng, chứ không phải khái niệm về con người.

Vào lúc Bát-Niết-bàn, tất cả ngũ uẩn  của chư Phật và A-la-hán diệt hoàn toàn, như vậy chuyện họ gặp nhau ở Niết-bàn là không thể có.

Câu Hỏi 87: Sayadaw nói rằng chúng ta không thể biết được một người là thánh nhân chỉ dựa vào dáng vẻ bề ngoài. Vậy làm thế nào để chúng con có thể chọn được một người thầy tốt?

Trả Lời Câu Hỏi 87: Quý vị phải có chút kiến thức về Vi-diệu-pháp (Abhidhamma) và nghiên  cứu kỹ bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Dù cho bậc thầy là một thánh nhân hay phàm nhân, nếu họ dạy thiền hợp theo Vi-diệu-pháp (Abhidhamma) và Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), kể như họ dạy đúng phương pháp.  Hội  Phệt  Giáo Penang  có  in  rất  nhiều  sách Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) biếu  không.  Mỗi người trong quý vị nên có một cuốn  và đọc cho thấu đáo.

Câu Hỏi 88: Có phải đạo quả cao nhất mà một người tại gia có thể đạt được là đạo quả bất lai (A-na-hàm) không?

Trả Lời Câu Hỏi 88 Người tại gia cũng có thể đắc quả A-la-hán. Chẳng hạn, cha của Đức Phật, Vua Suddhodhana (Tịnh-Phạn) trở thành bậc thánh A-la-hán khi còn là người tại gia. Tuy nhiên, một bậc thánh A-la-hán tại gia thường sẽ xuất gia trong ngày vị ấy đắc quả A-la-hán, nếu không thì phải nhập Niết-bàn ngay trong ngày ấy. Một người đã xuất gia sẽ không đảnh lễ một bậc A-la-hán tại gia.

Câu Hỏi 89: Một phàm tăng Tỳ-kheo có phải đảnh lễ một bậc Sa-di đã đắc A-la-hán không?

Trả Lời Câu Hỏi 89: Không. Chẳng những thế một vị Alahán Sa-di phải đảnh lễ  một  vị  phàm tăng Tỳ-kheo nữa bởi vì vị Tỳ-kheo có giới cao  hơn (adhisīla-tăng thượng giới).

Câu Hỏi 90: Chúng ta có thể dùng ānāpāna nimitta (tướng hơi thở) như một đối tượng kasina để hành kasina ánh sáng hay kasina trắng được không?

Trả Lời Câu Hỏi 90: Không được. Điều này không đề cập trong Kinh Điển PāZi và các bản chú giải.

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app