Kinh Gaddulabaddha Dây Trói Buộc

Hỏi và Đáp 

Trả Lời Câu Hỏi 61: Không có sự  khác  nhau nào cả. Trong Kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta), Đức Phật dạy bốn giai đoạn niệm hơi thở chỉ để thực hành thiền chỉ (samatha) hay để chứng thiền  (Jhāna).  Trong những kinh khác, chẳng hạn như  trong  Ānāpānasati Sutta, Kinh Niệm Hơi Thở của Trung Bộ kinh (Majjhima Nikaya), Đức Phật dạy  mười sáu giai đoạn. Mười sáu giai đoạn này được chia thành bốn nhóm bốn: nhóm bốn thứ nhất là quán thân (kāyānupassanā), nhóm bốn thứ hai là quán  thọ (vedanānupassanā) nhóm bốn thứ ba là quán tâm (cittānupassanā) và nhóm bốn thứ tư là quán pháp (dhammānupassanā).

Nhóm bốn thứ nhất gồm bốn giai đoạn: hơi thở dài, hơi thở ngắn, toàn hơi thở, và hơi thở vi tế. Nếu hành giả thực hành bốn giai đoạn này  một cách hệ thống, hành giả sẽ thấy nimitta (tướng hơi thở). Nếu hành giả tập trung trên nimitta này thật tốt, dần dần nó sẽ trở thành tợ tướng hơi thở (ānāpāna patibhāga-nimitta). Nếu hành giả tập  trung trên tợ tướng ấy một cách hệ thống, hành giả sẽ đắc sơ thiền cho đến tứ thiền. Sau khi đắc tứ thiền, hành giả sẽ tiếp tục thực hành như thế nào? Theo Kinh Niệm Hơi Thở, Ānāpānasati  Sutta,  hành giả phải hành nhóm bốn thứ hai, chuyển sang hành thiền Minh-sát (Vipassana). Theo Kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta), như chúng tôi đã giải thích, hành giả phải phân biệt (1) assāsa- passāsa-kāya:  sắc  tối  hậu  trong  hơi  thở vô-và-ra. (2)karāja-kāya: bốn loại sắc, đó là: sắc do nghiệp lực sanh, sắc do tâm sanh, sắc do hoả đại (thời tiết) sanh và sắc do dưỡng chất (vật thực) sanh,  nói khác hơn, đó là hai mươi tám loại sắc. Chúng cũng còn được gọi là rūpa-kāya (sắc thân). (3) Nāma- kāya: danh tối hậu. Bốn danh uẩn, thọ,  tưởng,  hành, và thức uẩn, được bao gồm ở đây. Các pháp thiền (jhāna dhamnmas) cũng nằm trong bốn danh uẩn này. Kế đó hành giả phải phân biệt sự sanh và diệt theo nhân duyên và sự sanh và diệt trong từng sát-na hay khoảnh khắc  của  các pháp ấy.  Rồi hành giả phải hành thiền Minh-sát (Vipassana) để  đạt đến các giai đoạn tuệ minh sát càng lúc càng cao hơn. Sau đó hành giả sẽ chứng đắc Niết-bàn với  đạo quả trí của mình. Hành giả phải nhớ những bước này.

Nhóm bốn thứ hai:

(1) ‘Vị ấy học tập như vầy: “cảm giác hỷ thọ tôi sẽ thở vô; cảm giác hỷ  thọ tôi sẽ thở ra.” Trong tường hợp này,  có hai  cách giải thích – bằng lối thiền chỉ (samatha), và bằng lối thiền minh sát (vipassanā). Hành giả cảm giác hỷ thọ như thế nào? Hành giả phải nhập vào  sơ thiền. Trong sơ thiền có năm thiền chi, tầm, tứ, hỷ (pīti), lạc và định. Do đó, khi hành giả đang ở trong sơ thiền, hành giả cảm giác hỷ. Vào lúc đó, hành giả cảm giác hỷ  thọ trong khi thở vô và thở  ra. Sau khi xuất khỏi sơ thiền và phân biệt năm thiền chi, hành giả sẽ nhập vào nhị thiền. Trong nhị thiền có ba thiền chi, gồm cả hỷ. Vì thế khi hành  giả trú trong nhị thiền, hành giả cũng cảm giác hỷ thọ trong lúc thở vô và thở ra. Đây là tình trạng của thiền chỉ.

Rồi, khi hành giả chuyển sang hành thiền minh sát, hành giả phải nhập vào sơ thiền. Xuất khỏi thiền ấy, hành giả sẽ phân biệt các pháp sơ thiền. Có ba mươi bốn tâm hành trong sơ thiền, kể cả hỷ. Hành giả phải quán các tâm hành này như là vô thường, khổ và vô ngã, theo từng giai đoạn. Khi

hành giả đang quán như vậy thì có hỷ trong minh sát trí của hành giả. Ví dụ như khi hành giả thấy người bạn thân của mình đang mỉm cười với mình, thì hành giả cũng sẽ cười lại với anh ta hay cô ta. Ở đây cũng vậy, có hỷ trong các pháp sơ thiền; trong khi hành giả lấy chúng làm đối tượng, thì cũng sẽ  có hỷ trong minh sát trí của hành giả. Vào lúc đó, hành giả đang cảm giác hỷ thọ khi thở vô và thở ra. Sau đó hành giả phải nhập vào nhị thiền. Xuất khỏi thiền ấy, hành giả sẽ quán các pháp nhị thiền, đó là ba mươi hai tâm hành, kể cả hỷ, như vô thường,  khổ và vô ngã. Trong minh sát trí của hành giả  cũng sẽ có hỷ. Cũng vào lúc đó, hành giả cảm giác hỷ thọ khi thở vô và thở ra. Đây là tình trạng của thiền minh sát.

(2) ‘Vị ấy học tập như vầy, “Cảm giác lạc thọ tôi sẽ thở vô: cảm giác lạc thọ tôi sẽ thở ra.” Trong trường hợp này cũng vậy, chúng ta có thể giải thích theo hai cách, bằng lối thiền chỉ và bằng lối thiền minh sát. Lạc thọ hiện hữu trong sơ thiền, nhị thiền và tam thiền. Khi hành giả đang trú trong bất cứ bậc nào trong ba bậc thiền này, hành giả đều cảm giác lạc thọ khi thở vô và thở ra. Đây là tình trạng của thiền chỉ. Nếu hành giả chuyển sang  hành Minh sát, thì xuất khỏi bất cứ thiền nào (sơ, nhị, tam thiền), hành giả nên quán các pháp thiền, gồm cả lạc, là vô thường, khổ và vô ngã. Lúc đó cũng có lạc trong minh sát trí của hành giả. Do đó, chúng ta có thể nói rằng hành giả  đang cảm  giác lạc thọ khi đang thở vô và thở ra. Đây là sự giải thích theo lối thiền Minh sát.

(3) ‘Vị ấy học tập như vầy, “Cảm giác tâm hành tôi sẽ thở vô, cảm giác tâm hành tôi sẽ thở ra.”’ Trong trường hợp này cũng thế, chúng ta có thể giải thích theo hai cách, thiền chỉ và thiền minh sát. Khi hành giả đang ở trong bất cứ bậc thiền (jhāna) nào trong bốn thiền chứng, hành giả kinh nghiệm hay cảm giác các tâm hành, đặc biệt là các thiền chi. Vào lúc đó, hành giả cảm giác các tâm hành trong khi thở vô và thở ra. Đây là sự giải  thích theo lối thiền chỉ. Nếu hành giả chuyển sang hành minh sát, xuất khỏi bất cứ thiền chứng nào, hành giả nên quán các pháp thiền của nó là vô thường, khổ và vô ngã. Vào lúc đó, hành giả sẽ  cảm giác các tâm hành: có ba mươi bốn trong sơ thiền, ba mươi hai trong nhị thiền, ba mươi mốt trong tam thiền và ba mươi mốt trong tứ thiền. Vào lúc đó, có thể nói rằng hành giả đang cảm giác hay kinh nghiệm các tâm hành trong lúc thở vô và thở ra.

Tại sao Đức Phật lại dạy các tâm hành (citta-sankhāra) ở giai đoạn này? Các tâm hành là gì? Điều này đã được đề cập trong một bài Kinh  như sau: ‘sađđā ca vedanāca cittasankhāro.’ –

‘tưởng và thọ là tâm hành.’ Khi hành  giả  đang phân biệt các tâm hành, hành giả phải chú trọng  đến tưởng và thọ, đặc biệt là thọ. Vì lý do vừa nêu mà nhóm bốn này được gọi là quán thọ (vedanānupassanā).

(4) ‘Vị ấy học tập như vầy: “an tịnh tâm hành tôi sẽ thở vô: an tịnh tâm hành tôi sẽ thở ra.”’ Trong trường hợp này cũng thế, chúng ta phải giải thích theo lối thiền chỉ (samatha) và thiền minh sát (vipassana). Nếu hành giả nhập vào sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền lấy tợ tướng hơi thở (ānāpāna patbhāga-nimitta) làm đối tượng, thì vào lúc đó hành giả đang an tịnh các tâm hành. Tại  sao? Sơ thiền an tịnh hơn cận định. Nhị thiền an tịnh hơn sơ thiền. Tam thiền an tịnh hơn nhị thiền. Tứ thiền an tịnh hơn tam thiền. Theo cách này, bậc thiền cao sẽ an tịnh hơn bậc thiền thấp.  Do điều  này mà chúng tôi có thể nói rằng người hành thiền đang an tịnh các tâm hành trong lúc thở vô và thở  ra vậy.

Nếu hành giả chuyển sang hành thiền minh sát (vipassana), hành giả phải quán các pháp sơ thiền, các pháp nhị thiền, các pháp tam thiền và các pháp tứ thiền như là vô thường, khổ và vô ngã một cách hệ thống và riêng biệt. Khi hành giả  đang quán các pháp sơ thiền là vô thường, khổ và vô  ngã, thì minh-sát (vipassana) trí của hành giả được an tịnh. Khi hành giả đang quán các pháp nhị thiền theo cùng cách như vậy, thì minh sát trí của hành giả được an tịnh hơn. Khi hành giả đang quan các pháp tam thiền theo cùng cách như vậy thì minh   sát trí của hành giả an tịnh hơn nữa. Khi hành giả đang quán các pháp tứ thiền, thì minh sát trí của hành giả thậm chí còn an tịnh hơn nữa. Vì cớ đó chúng tôi có thể nói rằng hành giả đang an tịnh các tâm hành trong lúc thở vô và thở ra vậy.

Trong giai đoạn này cũng thế, hành giả phải nhấn  mạnh đến cảm thọ (vedanā). Đó là lý do vì  sao giai đoạn này được gọi là quán thọ (vedanānupassanā).

Vì thế trong nhóm bốn này, các pháp thiền (Jhāna dhammas) của cả bốn thiền chứng được đề cập. Trong Kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta) Đức Phật cũng dạy, ‘như vậy  vị  ấy  sống (trú) quán thân kể như nội thân v. v…’ Trong số ba loại thân, bốn thiền chứng này được kể trong danh thân (nāma-kāya). Do đó nhóm bốn thứ hai này không khác với những gì đã được giải thích trong Kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta).

Nhóm bốn thứ ba: (1) ‘Vị ấy học tập như vầy, “cảm giác về tâm tôi sẽ thở vô; cảm giác về tâm tôi sẽ thở ra.”’ Ở đây quý vị cần phải hiểu hai loại cảm giác về tâm, bằng thiền chỉ (samatha) và bằng thiền minh sát (vipassana). Người hành thiền phải nhập vào sơ thiền hơi thở (ānāpāna first  jhāna), nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Xuất khỏi mỗi bậc thiền, hành giả phải nhấn mạnh đến tâm, citta. Lúc đó chúng tôi có thể nói rằng hành giả  cảm giác được tâm trong lúc đang thở vô và thở ra. Đây là lối giải thích theo thiền chỉ.

Nếu hành giả chuyển sang hành thiền Minh- sát (Vipassana), hành giả nên nhập vào  sơ thiền, lấy tợ tướng hơi thở (ānāpāna  patbhāga-nimitta) làm đối tượng. Xuất khỏi thiền đó, hành giả phải quán ba mươi bốn tâm hành, nhấn mạnh đến tâm, như vô thường, khổ, và vô ngã. Kế tiếp hành giả cũng thực hành pháp quán như vậy đối với nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Lúc đó  chúng tôi  có thể nói rằng hành giả cảm giác được tâm trong lúc đang thở vô và thở ra. Đây là lối giải thích theo  thiền Minh-sát (Vipassana).

(2) ‘Vị ấy học tập như vầy, “Với tâm hân hoan tôi sẽ thở vào, với tâm hân hoan tôi sẽ thở ra.’” Trong trường hợp này, chúng ta có thể giải thích theo hai cách, thiền chỉ (samatha) và thiền Minh-sát (Vipassana). Hành giả nhập vào sơ thiền, lấy tợ tướng hơi thở (ānāpāna patibhāga-nimitta) làm đối tượng. Xuất khỏi thiền đó, hành giả phải quán các thiền chi. Có năm thiền chi, kể cả hỷ trong sơ thiền. Do hỷ đó, tâm hành giả được hân hoan. Vì thế, khi hành giả đang trú trong sơ thiền, tâm hành giả được hân hoan bởi hỷ. Vào lúc đó, chúng tôi có thể nói rằng hành giả đã làm cho tâm hân hoan trong lúc thở vô và thở ra. Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong nhị thiền. Đây là điều kiện của thiền chỉ (samatha).

Nếu hành giả chuyển sang thiền minh sát (vipassana), hành giả phải quán các pháp sơ thiền, bao gồm hỷ, là vô thường, khổ và vô ngã. Hành giả cũng nên làm như vậy đối với nhị thiền. Khi hành giả đang quán theo cách này, hỷ có mặt trong minh sát trí của hành giả lý do là vì có hỷ trong đôi  tượng của minh sát trí vậy. Tâm hành giả được hân hoan là nhờ hỷ đó. Vào lúc ấy, chúng tôi có thể nói rằng hành giả đã làm cho tâm hân hoan trong lúc thở vô và thở ra. Đây là điều kiện của thiền  minh  sát (vipassana).

(3) ‘Vị ấy học tập như vầy, “làm cho tâm định tĩnh tôi sẽ thở vô, làm cho tâm định tĩnh tôi sẽ thở ra.”’ Ở đây cũng vậy, hành giả nhập vào cả bốn thiền chứng lấy tợ tướng hơi thở (ānāpāna patibhāga-nimitta) làm đối tượng. Trong mỗi bậc thiền đều có nhất tâm, ekaggatā. Nhất tâm ấy được gọi là định (samādhi). Vì thế khi hành giả đang trú trong bất cứ bậc thiền nào, chúng tôi có thể nói rằng hành giả đang tập trung tâm hay làm cho tâm định tĩnh trong lúc thở vô và thở ra. Đây là sự giải thích theo lối thiền chỉ.

Nếu hành giả chuyển sang hành thiền minh sát, hành giả phải quán các pháp thiền (Jhāna dhammas) của những bậc thiền này như vô thường, khổ và vô ngã. Khi hành giả đang quán theo cách này, tâm hành giả tập trung trên ba tính chất (vô thường, khổ và vô ngã) của các pháp thiền (Jhāna dhammas) ấy. Vào lúc đó chúng tôi có  thể  nói được rằng hành giả đang làm cho tâm định tĩnh trong lúc thở vô và thở ra. Đây là sự giải thích theo lối thiền minh sát.

(4) ‘Vị ấy học tập như vầy, “Giải thoát tâm tôi sẽ thở vô, giải thoát tâm tôi sẽ thở ra.”’ Khi hành giả đang trú trong sơ thiền, lấy tợ tướng hơi thở (ānāpāna patibhāga-nimitta) làm  đối  tượng, tâm hành giả được giải thoát khỏi năm triền cái. Chúng tôi có thể nói được rằng tâm hành giả đang được giải thoát khỏi năm triền cái trong lúc thở vô và thở ra. Kế, hành giả nhập vào nhị thiền, lấy tợ tướng hơi thở (ānāpāna patbhāga-nimitta) làm đối tượng. Vào lúc đó tâm hành giả được giải thoát  khỏi tầm (vitakka) và tứ (vicǎra). Chúng tôi có thể nói được rằng hành giả đang giải thoát tâm khỏi  tầm (vitakka) và tứ (vicǎra) trong lúc thở vô và thở ra. Kế hành giả nhập vào tam thiền, lấy tợ tướng hơi thở (ǎnǎpǎna paiibhǎga-nimitta) làm đối tượng. Vào lúc đó tâm hành giả được giải thoát khỏi hỷ (piti). Chúng tôi có thể nói được rằng hành giả đang giải thoát tâm khỏi hỷ (piti) trong lúc thở vô và thở ra vậy. Kế tiếp nữa hành giả nhập vào tứ thiền, lấy tợ tướng hơi thở (ǎnǎpǎna paibhǎga-nimitta) làm đối tượng. Vào lúc đó, tâm hành giả được giải thoát khỏi lạc (sukha). Chúng tôi có thể nói được rằng hành giả đang giải thoát tâm khỏi lạc (sukha) trong lúc thở vô và thở ra vậy. Đây là tình  trạng  của thiền chỉ (samatha).

Nếu hành giả chuyển sang hành thiền minh sát (vipassana), hành giả phải nhập vào sơ thiền, lấy tợ tướng hơi thở (ǎnǎpǎna paiibhǎga-nimitta) làm đối tượng. Xuất khỏi thiền ấy, hành giả quán các pháp sơ thiền như vô thường, khổ và vô ngã. Khi hành giả thấy rõ ba đặc tính này của các pháp sơ thiền  với minh sát trí của hành giả, tâm hành giả được giải thoát khỏi ảo tưởng về thường, lạc và ngã, chúng tôi có thể nói rằng hành giả đang giải thoát tâm khỏi ảo tưởng về thường, lạc, và ngã trong lúc thở vô và thở ra. Đây là tình trạng của thiền minh  sát (vipassana).

Vì thế nhóm bốn này nhấn mạnh đến tâm.  Đó là lý do vì sao nó được gọi là quán tâm – cittanupassanā. Tuy nhiên, hành giả không nên phân biệt chỉ một mình tâm, mà cũng nên quán các tâm hành đồng sanh của nó nữa.

Trong phần hơi thở (ǎnǎpǎna) của Kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta), khi hành giả đang phân biệt năm uẩn, hay assǎssa-passǎsa kǎya (xuất nhập tức thân-hơi thở vô-ra), rūpa kāya (sắc thân) và nāma kāya (danh thân), hay danh và sắc cùng tột, các pháp thiền (jhǎna dhammas) đã bao gồm trong đó. Vì thế những cách thực hành giới thiệu trong hai bản kinh này về căn bản là như  nhau.

Nhóm bốn thứ tư: ‘Vị ấy học tập như vầy, “quán vô thường tôi sẽ thở vô: quán vô thường tôi sẽ thở ra.”’ Trong phần này, Đức Phật  chỉ  dạy  thiền minh sát (vipassana). Ở đây hành giả  nên phân biệt bốn trường hợp: (1) anicca, vô thường, (2) aniccatǎ, vô thường tánh, (3) aniccǎnupassanǎ, vô thường tuỳ quán, (4) aniccǎnupassi.

Thế nào là anicca? ‘aniccanti pađcakhandhǎ.’ – ‘Anicca ám chỉ năm uẩn.’ Tại sao năm uẩn được  gọi là annica, vô thường? Chúng đang biến diệt, vì thế chúng được gọi là vô thường (anicca). Thế nào là aniccatā? Aniccatǎ có nghĩa là bản chất vô thường của năm uẩn. Thế nào là aniccǎnupassanǎ? Nó có nghĩa là minh sát trí thấy tính chất vô thường của năm uẩn. Thế nào là aniccānupassī? Nó có nghĩa là người hành thiền thấy bản chất vô thường của năm uẩn. Hành giả phải thấy bốn  trường hợp này. Trước tiên hành giả phải phân biệt năm uẩn. Thứ hai hành giả phải quán tính chất vô thường của năm uẩn.

Trong Kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta), sau khi người hành thiền đạt đến tứ thiền Đức Phật dạy: ‘như vậy, vị ấy sống quán thân như nội thân. Hay vị ấy sống quán thân như ngoại thân. Hay vị ấy sống quán thân như nội ngoại  thân.’ Hành giả phải phân biệt cả năm uẩn bên trong (nội thân) lẫn bên ngoài (ngoại thân). Trong nhóm bốn này của Kinh Niệm Hơi Thở (@nǎpǎnasati Sutta), Đức Phật cũng dạy phân biệt năm uẩn. Do đó, những phương pháp dạy trong hai bản Kinh này là như nhau.

(2) ‘Vị ấy học tập như vầy, “quán biến diệt tôi sẽ thở vô; quán biến diệt tôi sẽ thở ra.”’ Có hai loại biến diệt, virǎga6: khayavirǎga và accantavirǎga. Khayavirǎga có nghĩa là biến mất kể như sự huỷ diệt của năm uẩn. Accantavirǎga là biến mất hoàn toàn, Niết-bàn. Trước tiên hành giả phải quán năm uẩn như vô thường, khổ và vô ngã theo hệ thống. Rồi hành giả phải nhấn mạnh đến chỉ sự diệt, hay  sự biến diệt mà thôi. Khi minh sát trí của hành giả trở nên thành thục, hành giả sẽ chứng ngộ Niết-  bàn. Niết-bàn là sự diệt hoàn toàn của  năm uẩn,  bởi vì không có năm uẩn trong Niết-bàn. Ở đây hành giả phải phân biệt minh sát trí, đạo trí và quả trí. Nếu hành giả có thể quán chỉ sự diệt của năm uẩn như vô thường, khổ và vô ngã, chúng tôi  có  thể nói rằng hành giả đang quán sự diệt của năm uẩn khi đang thở vô và thở ra.

(3) ‘Vị ấy học tập như vầy, “quán tịch diệt tôi sẽ thở vô; quán tịch diệt tôi sẽ thở ra.”’ Có hai loại tịch diệt, nirodha: khananirodha (sát-na tịch diệt) và accantanirodha (cứu kính tịch diệt). Khananirodha là sự diệt trong sát-na của năm uẩn. Accantanirodha là sự diệt hoàn toàn của năm uẩn, tức Niết-bàn (Nibbana). Sau khi đã quán năm uẩn như vô thường, khổ và vô ngã một cách hệ thống, hành giả sẽ chỉ thấy giai đoạn diệt trong sát-na của năm uẩn. Minh sát trí này sẽ loại trừ tạm thời các phiền não. Vào lúc đó chúng tôi có thể nói được rằng hành giả đang quán sát na tịch diệt của năm uẩn trong lúc thở vô và thở ra. Nếu hành giả chứng ngộ Niết-bàn (Nibbana), hành giả phải nhập vào thiền quả (fruition absorption), lấy Niết-bàn (Nibbana) làm đối tượng. Trong Niết-bàn năm uẩn diệt hoàn toàn. Vì thế khi hành giả đang trú trong thiền quả, chúng tôi có thể nói được rằng hành giả đang quán sự tận diệt của năm uẩn trong lúc thở vô và thở ra.

(4) ‘Vị ấy học tập như vầy, “quán từ bỏ tôi sẽ thở vô; quán từ bỏ tôi sẽ thở ra.”’ Có hai loại từ bỏ, paiinissaga: đó là vassagga-paIinissagga pakkhandana-paIinissagg Vassagga-paiinissagga nghĩa là từ bỏ kể như rút lui. Pakkhandana- paiinissagga là từ bỏ kể như nhập vào. Hành giả phải quán năm uẩn như vô thường, khổ và vô ngã một cách hệ thống cho đến trí (quán) sự tan hoại (bhanga-đǎna). Khi minh sát trí của hành giả thành thục, thì vô thường tuỳ quán (aniccǎnupassanǎ) của hành giả sẽ từ bỏ ngã mạn, khổ tuỳ quán (dukkhǎnupassanǎ) của hành giả sẽ từ bỏ tham ái, và vô ngã tuỳ quán (anattǎnupassanǎ) của hành giả sẽ từ bỏ tà kiến. Khi các minh sát trí của hành giả từ bỏ những loại phiền não khác, chúng tôi có thể nói được rằng hành giả đang quán từ bỏ những phiền não trong lúc thở vô và thở ra. Ở đây minh sát trí của hành giả không những từ bỏ phiền não phát sanh do duyên năm uẩn mà nó còn hướng  tâm  hành giả về Niết-bàn (Nibbana), giai đoạn diệt hoàn toàn của năm uẩn và mọi phiền não. Vì thế minh  sát trí của hành giả cũng được gọi là vassagga- paiinissagga – từ bỏ kể như rút lui. Một ngày nào đó hành giả có thể chứng ngộ Niết-bàn (Nibbana).  Vào lúc chứng ngộ Niết-bàn (Nibbana) đạo trí của hành giả sẽ tiêu diệt các phiền não theo từng giai đoạn. Cuối cùng tất cả mọi phiền não của hành giả sẽ diệt hoàn toàn. Vào lúc đó chúng tôi có thể nói được rằng hành giả đang quán từ bỏ những phiền não trong lúc thở vô và thở ra. Thêm nữa, đạo trí của hành giả sẽ trực nhập Niết-bàn (Nibbana). Vì thế chúng tôi có thể nói rằng hành giả đang quán từ bỏ kể như nhập vào Niết-bàn (Nibbana) vậy.

Cả thảy có bốn nhóm bốn. Trong mỗi giai đoạn của mỗi nhóm bốn, đều có thở vô và thở ra.  Vì thế có mười sáu loại thở vô và mười sáu  loại  thở ra. Tổng cộng có ba mươi hai loại thở. Đây là  sự hướng dẫn của Đức Phật nhằm chỉ cho hành giả cách phải thở vô và thở ra như thế nào để chứng ngộ Niết-bàn (Nibbana). Hiện quí vị đang thở vô và thở ra trong từng khoảnh khắc của  cuộc đời.  Quý vị nên tự hỏi mình xem quý vị có đang thở theo sự hướng dẫn của Đức Phật không? Nếu quý vị thở vô và thở ra theo lời dạy của Đức Phật, một ngày nào đó quý vị sẽ đạt đến quả vị Alahán. Vào lúc đắc Alahán mọi phiền não sẽ diệt hoàn toàn. Sau khi Parinibbǎna (Bát Niết-bàn), tất cả năm uẩn và khổ sẽ chấm dứt vĩnh viễn. Vì thế hãy cố gắng thở theo sự hướng dẫn của Đức Phật.

Như vậy, không có sự khác nhau giữa phương pháp dạy trong phần niệm hơi  thở  (ǎnǎpǎna) của Kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta) và phương pháp dạy trong bốn nhóm bốn (ǎnǎpǎna catuka) của Kinh Niệm Hơi Thở (@nǎpǎnasati). Sở dĩ Đức Phật dạy những cách khác nhau như thế là tuỳ theo căn tánh của người nghe. Song ý nghĩa của hai phương pháp này là như  nhau.

– Câu Hỏi 62: Sau khi người hành thiền đã thành tựu tất cả tám thiền chứng, liệu người ấy có thể tái sanh trong cõi vô tưởng (asađđǎsatta) trong kiếp sau được không?

Trà Lài Câu Hói 62: Điều đó còn tuỳ vào ước nguyện của vị ấy. Nếu vị ấy muốn được tái sanh vào cõi vô tưởng (asađđǎsatta), vị ấy phải hành ‘nǎmavirǎga bhǎvanǎ’ – tu tập sự nhờm gớm hay ly tham đối với danh (tâm). Đây là một loại tu tập đặc biệt. Trước tiên vị ấy phải nhập vào tứ thiền. Sau khi xuất khỏi tứ thiền, vị ấy tu tập sự nhờm gớm  đối với danh bằng cách đọc ‘dhi nǎma, dhi nǎma’ có nghĩa là ‘danh đáng nhờm gớm’. Tại sao? Vị ấy nghĩ rằng do có danh (tâm) mà vị ấy cảm thọ khổ  và lạc; nếu không có danh vị ấy sẽ không còn cảm thọ khổ hay lạc, cũng như một xác chết không cảm thấy đau đớn hay hạnh phúc cho dù những người khác có làm gì đối với nó chăng nữa vậy. Đó là lý do tại sao vị ấy hành nǎmavirǎga bhǎvanǎ. Chỉ sau khi vị ấy đã thành công trong sự tu tập này, vị ấy mới có cơ hội tái sanh vào cõi vô tưởng (asađđǎsatta). Nếu hành giả không hành theo cách này, hành giả không thể nào tái sanh vào cõi đó được. Hành giả không cần phải lo lắng về chuyện ấy.

Trong giáo pháp của Đức Phật, quý  vị  có thể chọn bất cứ cảnh giới nào để tái sinh vào đó theo những thiền chứng của quý vị. Song, những người ngoài giáo pháp của Đức Phật không  biết cách làm thế nào để chọn nơi tái sanh của họ như thế này. Chẳng hạn, Asitaisi (Đạo sĩ A-tư-đà), thầy của Vua Tịnh Phạn (Suddhodana), đã thành công trong việc tu tập tất cả các thiền chứng (đắc bát thiền). Ông nghĩ chắc chắn mình sẽ tái  sanh vào  cõi phi-tưởng-phi-tưởng-xứ, bởi vì đó là thiền chứng cao nhất của ông. Ông cho là chỉ thiền  chứng cao nhất sẽ cho quả của nó vào lúc chết.

Ông không hiểu biết rằng ông có thể chọn bất cứ cảnh giới nào để tái sanh dựa vào các thiền chứng của mình. Chính vì thế mà ông đã khóc khi nhìn thấy Thái-tử Siddhattha (Sĩ-đạt-đa), đức Bồ-tát của chúng ta. Ông nghĩ ông sẽ không thể nào gặp được đức Bồ-tát lúc ngài thành Phật.

– Câu Hỏi 63: Nếu một người không dính mắc vào những của cải vật chất, yêu thương, thức ăn, v.v… mà chỉ vui thích với thiên nhiên, như trồng hoa chẳng hạn, liệu người ấy có cần thiết  phải hành pháp quán thế gian bên ngoài không?

Trà Lài Câu Hói 63: Thích thú với thiên nhiên, như trồng hoa, cũng là một loại dính mắc. Bao lâu đạo trí và quả trí chưa xuất hiện trong những tiến trình tâm của hành giả,  chừng đó phiền não vẫn  còn hiện diện trong tâm hành giả như những  khuynh hướng ngủ ngầm. Một ngày nào đó nếu những đối tượng đối nghịch tấn công, những phiền não này có thể trỗi dậy, như trường hợp của Trưởng-lão Mahǎnǎga Mahǎthera. Ở mỗi phần trong Kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta) Đức Phật dạy chúng ta quán năm uẩn cả bên trong lẫn bên ngoài. Các bản chú giải cũng giải thích rằng  chỉ quán bên trong, hay chỉ quán bên ngoài thôi thì không đủ để đạt đến Niết-bàn. Hành giả phải quán năm uẩn cả bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, thực hành pháp quán thế gian bên ngoài vẫn là điều cần thiết đối với hành giả.

– Câu Hỏi 64: Sayadaw thường đề cập việc cúng dường hương hoa đến hình tượng Đức Phật  và ước nguyện đời sống một vị Tỳ-kheo hay Tỳ- kheo Ni. Nếu người ta ước nguyện để đạt đến hay chứng ngộ Niết-bàn, phải chăng điều đó vẫn là vô minh và tham ái?

Trà Lài Câu Hói: Nếu một người ước nguyện đạt đến hay nguyện chứng ngộ Niết-bàn, ước nguyện ấy được gọi là sammǎchanda (chánh dục hay hoài bảo chân chánh), một ước nguyện thiện. Đó không phải là vô minh hay tham ái. Nhưng bao lâu hành giả chưa đạt đến A-la-hán thánh quả, ước nguyện thiện ấy vẫn có thể tạo ra quả của nó.  Chẳng hạn, hành giả cúng dường hương hoa đến một hình tượng Phật, chỉ ước nguyện đạt đến Niết- bàn. Đó là một thiện nghiệp và không bị vây quanh bởi vô minh, tham ái và chấp thủ. Tuy nhiên, thiện nghiệp ấy có năng lực để tạo ra một thiện quả. Nếu thiện nghiệp đó chín mùi vào sát-na hay khoảnh khắc cận tử, đối tượng của nó (hình ảnh Đức Phật hay hương hoa) hay chính nghiệp ấy (hành động cúng dường hương hoa đến hình tượng Đức Phật) hoặc thú tướng (dấu hiệu về nơi tái sanh tương lai) sẽ xuất hiện trong tâm của hành giả. Mặc dù lúc hành giả đang thực hiện thiện nghiệp ấy, không có vô minh, tham ái và chấp thủ,  nhưng  khuynh hướng ngủ ngầm của vô minh, tham ái và chấp thủ đã có mặt. Vì thế vào lúc chết, một trong ba đối tượng đã đề cập ở trên sẽ xuất hiện trong tâm hành giả. Như thế nào? Chính là vì vào lúc đó một khuynh hướng thiên về một cảnh giới nào đó sẽ khởi lên, nó có thể là khuynh hướng hướng đến  kiếp sống làm người, hay một kiếp sống làm Tỳ- kheo, hay kiếp sống của chư thiên, v.v… Vì lẽ hành giả chưa đạt đến A-la-hán Thánh Quả, hành giả không thể nhập Niết-bàn (Nibbana) sau khi chết và phải tái sanh vào một nơi nào đó. Vì lý do đó, chắc chắn phải có một khuynh hướng nảy sinh vào sát- na cận tử. Lúc ấy vô minh, tham ái, và chấp thủ có mặt. Chẳng hạn, hành giả khuynh hướng về đời sống chư thiên ngay lúc đó. Tri kiến lầm lạc của hành giả cho rằng có một vị chư thiên là vô minh. Sự dính mắc của hành giả vào kiếp sống chư thiên ấy là tham ái. Ái lập đi lập lại nhiều lần thành thủ. Chỉ khi ba phiền não này có mặt thiện nghiệp đó mới có thể tạo ra quả của nó vậy.

– Câu Hỏi 65: Làm thế nào để con có thể biết được là mình đang tiến bộ trong pháp hành niệm hơi thở (ānāpānasati)? Làm thế nào để biết được rằng con đang đi đúng hướng?

Trà Lài Câu Hói 65: Nếu hành giả có thể tập trung hoàn toàn trên hơi thở của mình, là hành giả đang tiến bộ trong pháp niệm hơi thở. Khi chuẩn bị tướng (parikamma nimitta), học tướng (uggaha nimitta), và tợ tướng (paiibhǎga nimitta) lần lượt xuất hiện và hành giả có thể tập trung toàn tâm trên những tướng ấy, hành giả đang tiến hơn nữa trong niệm hơi thở. Khi hành giả đạt đến sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền theo tuần tự, hành giả đang tiến thêm nữa trong niệm hơi thở. Khi hành giả có thể phân biệt tứ đại trong hơi thở của  mình để thấy các tổng hợp sắc (kalāpas) và phân tích sắc chơn đế của chúng, hành giả đang tiến thêm nữa trong niệm hơi thở. Khi hành giả có thể phân biệt danh tạo ra hơi thở của hành giả. Hành giả đang  tiến thêm nữa trong niệm hơi thở. Nếu cứ tiến theo cách này, là hành giả đang đi đúng hướng vậy.

– Câu Hỏi 66: Sau khi Sayadaw đã trở về Miến (Myanmar) rồi con có thể tìm sự hướng dẫn ở đâu?

Trà Lài Câu Hói 66: hành giả nên đi đến Thiền Viện Pa-Auk ở Myanmar.

– Câu Hỏi 67: Sự giống nhau và khác nhau giữa kasina7 trắng và kasina ánh sáng là gì? Các Kasina này có thể dẫn đến bậc thiền cao nhất nào?

Trà Lài Câu Hói 67: Cái khác rõ nhất là chúng lấy những đối tượng khác nhau. Kasina trắng lấy màu trắng làm đối tượng, trong khi kasina  ánh  sáng lấy ánh sáng mặt trời, ánh sáng mặt trăng, ánh sáng đèn cầy, và bất kỳ loại ánh sáng nào khác làm đối tượng. Tuy nhiên, khi hành giả đã đạt đến tứ thiền trên các Kasina ấy, thì chúng hầu như giống nhau, bởi vì đối tượng của Kasina trắng trở thành ánh sáng màu trắng nhạt trong suốt. Bậc thiền cao nhất mà chúng có thể dẫn đến là tứ thiền.

– Câu Hỏi 68: Trong cuốn sách Biết và Thấy, Sayadaw nói rằng có ba cửa vào Niết-bàn. Thế nhưng trong bài pháp của Sayadaw ngày 13/12/2000, Sayadaw nói quán tính chất đáng nhờm gớm của ba mươi hai thân phần (quán 32 thể trược) có thể dẫn đến Niết-bàn. Vậy một hành giả đã quán thành công tính chất vô ngã cũng như sự sanh & diệt của các pháp, không quán tính chất bất tịnh của thân, có thể đạt đến Niết-bàn không? Nếu được, liệu quán Kasina màu, vốn là một trong ba cửa, có thể dẫn đến Niết-bàn không?

Trà Lài Câu Hói 68: Được, vị ấy có thể đạt đến Niết-bàn. Ba cửa vào Niết-bàn chỉ nói đến  thiền chỉ (samatha) dựa trên các bộ phận của thân. Hành giả có thể đạt đến sơ thiền bằng cách tập  trung trên tính chất đáng nhờm gớm của ba mươi hai thân phần, hoặc đạt đến tứ thiền bằng cách tập trung trên màu sắc của bất cứ phần nào trong ba mươi hai phần đó, hoặc đạt đến cận định bằng cách tập trung trên bốn yếu tố (tứ đại) trong các thân phần đó. Những bậc thiền và cận định ấy sẽ tạo ra ánh sáng trí tuệ chói sáng. Với sự trợ giúp của ánh sáng này hành giả có thể thực  hành  vipassana, phân biệt danh & sắc chơn đế, các nhân của chúng, và tính chất vô thường, khổ, và vô ngã của danh & sắc và các nhân của chúng để đạt đến Niết-bàn.   Nói chung, hành giả có thể thực hành các  loại  thiền chỉ khác nhau, nhưng thiền Minh Sát (Vipassana) thì luôn luôn giống nhau.

– Câu Hỏi 69: Khi một hành giả hành thiền một mình ở nơi vắng vẻ không có sự hiện diện của những người khác, làm thế nào vị ấy phân biệt được thân bên ngoài hay cả hai thân bên trong và bên ngoài như một thân được?

Trà Lài Câu Hói 69: Với sự trợ giúp của ánh sáng trí tuệ mạnh mẽ và chói sáng, vị ấy có thể  phân biệt được thân bên ngoài cho dù thân đó có ở cách xa vị ấy. Tuy nhiên, nếu ánh sáng trí tuệ của  vị ấy yếu, vị ấy sẽ không thể nào phân biệt được  nó.

– Câu Hỏi 70: Khi một người mới bắt đầu hành thiền trên ba mươi hai thành phần của thân (quán 32 thể trược) không có sự trợ giúp của ánh sáng trí tuệ, như vậy có nghĩa rằng người ấy phân biệt chúng bằng sự tưởng tượng hay bằng khái niệm phải không?

Trà Lài Câu Hói 70: Đúng vậy, người ấy quán (32 thể trược) chỉ bằng sự tưởng tượng. tuy nhiên, cho dù ba mươi  hai thể trược có được thấy trực  tiếp hay bằng sự tưởng tượng, chúng cũng chỉ là những khái niệm mà thôi. Nếu hành giả muốn biết phương pháp chi tiết cho người mới bắt đầu, hành giả nên đọc trong Thanh Tịnh  Đạo (Visuddhimagga) sẽ rõ hơn.

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app