Kinh Gaddulabaddha Dây Trói Buộc

Hỏi Đáp Bài Kinh Thứ Hai

Câu Trả Lời 1

 Ở đây, này thanh niên, có người đàn bà  hay người đàn ông, sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ  bi đối với các loài chúng sinh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoạimạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đoạ xứ,  địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung,  người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ,  địa ngục, mà trở lại cõi người, thì chỗ nào người  ấy sanh ra, người ấy phải đoản mạng. Đây là con đường đưa đến đoản mạng, này thanh niên, tức sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm  chuyên sát hại  đả thương, tâm không từ bi đối với các loài chúng sinh.”2 Trí Biết về Nghiệp và Quả của Nghiệp là một trong mười trí lực (dasabalađāna) của Đức Phật.

Tái sanh làm người luôn luôn là quả của thiện nghiệp. Tái sanh nơi một trong những ác đạo luôn luôn là quả của bất thiện nghiệp. Nếu nghiệp sát sanh trực tiếp quyết định mô thức tái sanh, nó   sẽ tạo ra tái sanh nơi một trong những cõi dữ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh va Atula). Nhưng nếu một thiện nghiệp tạo ra tái sanh làm người, nghiệp sát sanh lúc ấy sẽ tác hành theo cách trái ngược với cách của thiện nghiệp tạo ra tái sanh bằng cách gây ra những bất lợi mà tột đỉnh của nó là cái chết yểu. Lại nữa, mặc dù có thiện nghiệp, nhưng nếu một người phạm vào nghiệp sát, thiện nghiệp đó không thể làm cho họ được sống lâu, mà thay vào đó họ  sẽ bị đoản thọ. Nguyên tắc này cũng có giá  trị tương tự đối với các trường hợp tiếp theo trong đó nghiệp bất thiện đi đến chín mùi hay cho quả trong kiếp người: trong mỗi trường hợp bất thiện nghiệp sẽ làm giảm hay ngăn chặn thiện nghiệp trách nhiệm cho việc tái sanh làm người bằng cách gây  ra một loại bất hạnh đặc biệt nào đó tương xứng  với tính chất đặc thù của nó.

Tôi muốn liên hệ ra đây một câu chuyện trong trường hợp này. Tôn-giả Mục-kiền-liên (Moggallana), trong một tiền kiếp đã cố gắng giết chết cha mẹ của mình vì những lời xúi giục của người vợ. Cha mẹ ngài bị mù, người vợ không muốn phục vụ họ. Vì thế cô ta đã dựng lên những chuyện xấu về cha mẹ ngài. Do chuyện này, một hôm ngài đưa cha mẹ đi qua một cánh rừng để đến một ngôi làng khác bằng xe bò. Khi họ đi qua khu rừng, ngài cho xe dừng lại và giả bộ làm một tên cướp, ngài đã đánh đấm túi bụi vào cha mẹ mình, nhưng họ không chết.

Thử hỏi trong sự kiện này ngài đã chất chứa bao nhiêu bất thiện nghiệp? Rất nhiều. Nếu ngài đánh cha mẹ ngài trong năm phút ngài  đã  chất chứa nhiều tỷ bất thiện nghiệp. Ý định của ngài là giết chết cha mẹ. Ý định đó là một trọng ác nghiệp. Nhưng khi ngài nghe những lời lẽ đầy thương tâm của cha mẹ bảo ngài chạy (trốn bọn cướp) đi đừng lo cho họ, ngài bị tác động sâu xa bởi tình thương của họ đối với mình, ngài đã ngưng lại hành động tàn ác. Vì lẽ đó tâm ngài tràn ngập niềm hối hận. Ở đây chúng ta thấy, trước khi đánh, ngài đã  tích chứa rất nhiều bất thiện nghiệp liên quan đến cách

làm thế nào để giết chết cha mẹ. Và sau khi giết xong cũng vậy, mỗi khi nhớ lại hành vi tàn ác của mình tâm ngài lại tràn ngập niềm hối hận và khổ đau, những tâm trạng ấy cũng là nghiệp bất thiện. Khi chín mùi, mỗi tư (tâm sở) trong những  tốc hành tâm này sẽ tạo ra những quả xấu  nghiêm  trọng trong những kiếp tương lai.

Vào lúc thân hoại mạng chung, tư (cetanā) của tốc hành tâm bất thiện thứ bảy quyết định mô thức tái sanh trong địa ngục. Tư (cetanā) của tốc hành tâm thứ hai đến thứ sáu tạo ra tái sanh trong địa ngục trong một kiếp sau nữa. Theo cách này ngài đã chịu khổ ở rất nhiều địa ngục trong hàng triệu năm. Nhưng ngược lại ngài đã hoàn tất các Ba-la-mật để trở thành bậc thượng thủ đệ tử thứ   hai của Đức Phật Gotama (Cồ-đàm).  Các  Ba-la- mật này đã được ngài tích luỹ trong một a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp từ thời Đức Phật Anomadassī. Những Ba-la-mật này là những thiện nghiệp. Khi một thiện nghiệp tạo ra một sự tái sanh làm người thì nghiệp cố gắng giết cha mẹ của ngài laị gây ra những điều kiện bất lợi mà tột đỉnh là  một cái chết yểu. Do nghiệp bất thiện đó ngài đã chết với sọ bị đập nát thành từng mảnh trong hơn hai trăm kiếp sống. Như vậy khi các Ba-la-mật của ngài chín mùi và ngài trở thành một vị thượng thủ đệ tử thứ hai trong Giáo Pháp của Đức Phật chúng ta, mặc dù là một bậc A-la-hán, do nghiệp bất thiện đó ngài đã phải Bát-niết-bàn (vô-dư Niết-bàn) với đầu và các xương của ngài bị bể vụn thành từng mảnh, và đây là một đoạn nghiệp.

Chúng ta biết, khi trở thành một bậc A-la- hán, tâm ngài đã được tịnh hoá, nhưng ngài vẫn phải thọ khổ rất nhiều do quả của nghiệp bất thiện trước đó. Vì thế Đức Phật nói:

“Do đó, này các Tỳ-kheo, các người nên thường xuyên suy xét tâm của mình như vầy: ‘Trong một thời gian dài tâm này đã bị ô nhiễm bởi tham, sân, si. ‘Do các phiền não của tâm mà các chúng sinh bị ô nhiễm; với sự trong sạch của tâm các chúng sinh được trong sạch.’

Tiếp theo là câu trả lời thứ hai:

Câu Trả Lời 2

 “Nhưng ở đây, này thanh niên, có  người đàn ông hay đàn bà, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sinh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới. Nhưng nếu người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, không sanh vào thiện thú, thiên giới, mà thay vào đó trở

lại thân người, thời chỗ nào người đó sanh ra  người ấy được trường thọ. Này thanh niên, đây là con đường đưa đến trường thọ, tức là, từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến  hạnh phúc của tất cả chúng sinh.

Trong trường hợp này thiện nghiệp tránh xa sự sát sanh có thể trách nhiệm trực tiếp cho việc tái sanh cõi trời hay trường thọ trong kiếp sống làm người. Thêm nữa, nếu một người không những tránh xa sát sanh mà còn tạo được những thiện nghiệp, như bố thí, hành thiền chỉ hay thiền minh sát (vipassana), dựa trên giới bất sát, những nghiệp đó có lợi ích rất lớn và cũng có thể trực tiếp tạo ra sự trường thọ trong kiếp người. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho tất cả những đoạn nói về sự chín mùi của thiện nghiệp.

Tôn-giả Mahā Kassapa, Tôn-giả Ānanda, và Tôn-giả Bākula là những điển hình trong trường hợp này. Tôn-giả Mahā Kassapa và Tôn-giả  Ānanda nhập Vô Dư Niết-bàn (Parinibbana sự diệt không còn dư tàn của ngũ uẩn) ở tuổi  một  trăm hai mươi. Tôn-giả Bākula nhập Vô Dư Niết- bàn ở tuổi một trăm sáu mươi.

Một điển hình khác Tôn-giả Pađca-sīla Samādāniya Thera. Ngài đã giữ ngũ giới không vi phạm suốt một trăm ngàn năm trong thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật Padumuttara. Trong thời kỳ  Giáo Pháp của Đức Phật Gotama của chúng ta ngài đã đạt đến A-la-hán thánh quả cùng với  tứ  tuệ phân tích. Vì thế chúng ta có thể nói rằng ngài đã thực hành thiền chỉ (samatha) và thiền minh sát (vipassana) cho đến hành xả trí (saukhārūpekkha đāua) trong Giáo Pháp của các Đức Phật trước kể  từ thời Đức Phật Padumuttara. Mặc dù nỗ lực của ngài là để thanh tịnh giới, ngài chẳng những đã làm được điều đó mà còn phát triển được định và Minh-sát (Vipassana) trí mạnh mẽ. Đó là lý do vì sao giới của ngài trong sạch và hoàn hảo. Vào lúc chết, trong khi đang quán giới đức trong sạch của mình, ngài vô cùng hoan hỷ và hạnh phúc. Sau khi thân hoại mạng chung, ngài tái sanh thiên giới. Do nhờ thiện nghiệp này ngài cứ tái sanh hết cõi trời này đến cõi trời khác, và từ cõi trời đi đến cõi người, rồi từ cõi người lại tái sanh thiên  giới.  Trong mỗi kiếp ngài đều có nhân cách tốt đẹp và đầy đủ các dục lạc (hạnh phúc), ngoài ra ngài cũng còn thành tựu các trí cao hơn nữa. Có thể nói mỗi kiếp sinh ra, ba thành tựu này ngài luôn luôn vượt xa những người khác.

Hiện nay mỗi người chúng ta đang tìm kiếm ba sự thành tựu này. Vì lẽ thanh tịnh giới được hỗ trợ bởi định và minh sát trí mạnh mẽ có thể làm phát sinh những thành tựu này trong vòng luân hồi,

nên chúng ta phải dốc hết nỗ lực để thực hành tam học trong giáo pháp của Đức Phật vậy. Nhờ thanh tịnh giới mà trong thời kỳ giáo pháp của Đức Phật chúng ta Tôn-giả Pađca-sīla Samādāniya Thera đã trở thành một vị A-la-hán với tứ tuệ  phân  tích. Tấm gương này cho chúng ta thấy rằng với tâm thanh tịnh thời các chúng sinh được thanh tịnh, đúng như lời Đức Phật đã dạy.

Sau đây là câu trả lời thứ ba:

Câu Trả Lời 3

 “Ở đây, này thanh niên, có người đàn ông hay đàn bà, hay não hại các  chúng  sinh với tay, với cục đất, với gậy gộc, hay với cây dao. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đoạ xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, mà trở lại cõi người, thì chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy phải bị nhiều bệnh hoạn. Đây là con đường đưa đến nhiều bệnh hoạn, này thanh niên, tức não hại các chúng sinh với tay, với cục đất, với gậy gộc, hay với cây dao.”

Tôi sẽ trích dẫn một ví dụ để chỉ cho quý vị thấy nghiệp bất thiện đã tạo ra quả của nó như thế nào. Trong thời Đức Phật của chúng ta, Tôn-giả Xá-lợi-phất (Sariputta) một hôm đang ngồi toạ thiền dưới ánh trăng ở một thung lũng nọ. Vì mới cạo đầu xong nên đầu ngài sáng bóng dưới ánh trăng. Dạ-xoa Nanda do sân hận đã dùng tay đánh vào đầu ngài một cú như trời giáng. Lực đả thương mạnh đến nỗi nếu như đầu ngài là một quả núi nó có thể đã vỡ ra thành từng mảnh. Tuy nhiên, nhờ được bảo vệ bởi thiền chứng ấy, Tôn-giả Xá-lợi- phất (Sariputta) chỉ cảm thấy một sự  xúc  chạm nhẹ. Do nghiệp bất thiện có gốc ở sân hận này, dạ xoa Nanda vào lúc thân hoại mạng chung đã tái sanh vào địa ngục. Vì lý do đó Đức Phật nói rằng  do những phiền não của tâm mà các chúng sinh bị ô nhiễm. Nanda không thể kiềm chế được tâm não hại ngài Xá-lợi-phất (Sariputta) của mình, nên y đã rơi vào địa ngục. Vì thế để ngăn những quả khổ đau này, quý vị phải cố gắng kiểm soát  tâm của mình không để phạm vào bất cứ một bất thiện nghiệp nào.

Một ví dụ khác là Trưởng-lão Pūtigatta.  Thời Đức Phật Ca-diếp (Kassapa), ngài  là  Sākunka, một người đánh bẫy chim. Khi bắt được nhiều chim, ngài không giết chúng liền, mà trong khi chúng vẫn còn sống, ngài bẻ gẫy cánh của chúng để chúng không thể bay đi và bẻ gẫy chân của chúng để chúng không thể chạy đi được.  Do tạo tác nghiệp này trong nhiều ngàn năm, vào lúc

thân hoại mạng chung, ngài tái sanh vào đoạ xứ,  địa ngục. Ngài đã chịu đựng đủ các loại khổ ở địa ngục trong nhiều triệu năm. Đến thời Giáo  Pháp  của Đức Phật chúng ta, ngài được sanh làm người trở lại do thiện nghiệp đã tích luỹ trong thời Giáo Pháp của Đức Phật Ca-diếp. Thời đó ngài đã đi quyên góp những của bố thí cho một vị Tỳ-kheo. Tuy nhiên thiện nghiệp này rất yếu không đủ mạnh để duy trì sức khoẻ và tuổi thọ cho ngài nên nó có thể bị nghiệp làm tổn thương và sát hại các chúng sinh cản trở và tiêu diệt. Sau đó ngài thọ giới làm Tỳ-kheo. Một hôm ngài bị bệnh và những ung nhọt nổi lên khắp toàn thân ngài. Những ung nhọt này mỗi ngày mỗi trở nên lớn hơn. Mủ máu rỉ chảy ra  từ đó. Toàn thân ngài đầy những mùi hôi thối và  bất tịnh. Các vị Tỳ-kheo bạn, không thể chăm sóc được nữa, đã bỏ rơi ngài. Khi Đức Phật phát hiện   ra chuyện này, ngài đã tự tay lấy nước ấm tắm rửa cho Pūtigatta và thay những tấm y dơ cho  ngài.  Lúc ấy, một cảm giác dễ chịu khởi lên, và tâm Tôn-giả Pūtigatta trở nên an tịnh hơn. Đức Phật giảng giải cho ngài nghe một bài pháp ngắn. Trong khi nghe pháp ngài có thể tập trung và quán tính chất vô thường, khổ và vô ngã của các hành. Cuối thời pháp ngài đắc A-la-hán. Ngài đã thoát khỏi  mọi cấu uế (lậu hoặc). Vì thế Đức Phật thường xuyên thúc giục các vị Tỳ-kheo quán đi quán lại nhiều lần như thế này:

“Do đó, này các Tỳ-kheo, các ngươi phải luôn luôn suy xét tâm của mình như vầy: ‘Trong một thời gian dài tâm này đã bị ô nhiễm  bởi  tham, sân và si.’ Do những phiền não của tâm  các chúng sinh bị ô nhiễm; với sự thanh tịnh của tâm các chúng sinh được thanh tịnh.”

Quý vị hãy lắng nghe câu trả lời thứ tư: –

Câu Trả Lời 4

 “Nhưng ở đây, này thanh niên, có  người đàn ông hay đàn bà không não hại các chúng sinh với tay, với cục đất, với gậy gộc hay với cây dao. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, vào lúc thân hoại mạng chung, người ấy tái sanh thiện tú, Thiên giới. Nhưng nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh thiện thú, Thiên giới, mà thay vào đó trở lại làm người, thời chỗ nào người ấy sanh ra người ấy được khoẻ mạnh, ít bệnh hoạn. Đây là con đường, này thanh niên, đưa đến ít bệnh, khoẻ mạnh, tức là, không  não hại các chúng sinh với tay, với cục  đất, với  gậy gộc hay với cây dao.”

Trong trường hợp này thiện nghiệp  tránh làm tổn thương và sát hại các chúng sinh có thể

trách nhiệm trực tiếp cho việc tái sanh thiên giới hay được khoẻ mạnh, ít bệnh trong kiếp người. Ngoài ra, nếu người đó có tích tạo những thiện nghiệp khác, như bố thí, hành thiền chỉ và thiền minh sát, thời những thiện nghiệp này cũng sẽ tạo ra tái sanh thiên giới hoặc được khoẻ mạnh và trường thọ trong kiếp người nhờ sự thanh tịnh giới. “Ijjhati bhikkhave silavato cetopanidhi visuddhatta.” “Này các Tỳ-kheo, nguyện  ước của một người giới đức sẽ được thành tựu nhờ  thanh tịnh giới.”

Ở đây, câu chuyện của Tôn-giả Bākula là một điển hình.

Một A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp trước, trước thời của Đức  Phật  Anomadassī, Bākula là một bà-la-môn tinh thông Pháp. Sau đó ngài lui về ẩn cư làm một vị đạo sĩ để lo hạnh phúc trong những kiếp tương lai. Ngài trú trong một khu rừng và hành thiền chỉ (samatha). Ngài đã  thiện xảo trong tám thiền chứng và năm thần thông hiệp thế (đắc bát thiền, ngũ thông). Ngài thường dùng thời giờ quý giá của mình để thọ hưởng lạc của thiền. Một hôm ngài gặp được cơ hội nghe  Pháp của Đức Phật Anomadassī và quy y Tam Bảo trở thành đệ tử của Đức Phật.  Khi Đức Phật bị bệnh  đau bụng, ngài cúng dường thuốc và  chữa  bệnh cho Đức Phật. Thiện nghiệp này rất lớn và sẽ cho quả tròn đủ. Đúng như những gì Đức Phật đã nói trong Kinh Phân Biệt Cúng Dường (Dakkhina Vibhauga Sutta) của Trung Bộ Kinh:

“Khi một người giới đức cúng dường một phẩm vật, có được một cách chân chánh, đến một bậc giới đức với lòng tịnh tín đặt niềm tin vào quả của nghiệp là lớn, Ta nói vật cúng dường ấy sẽ cho quả tròn đủ.”

Trong trường hợp này thí chủ là một người giới đức. Giới của ngài được vây quanh với tám thiền chứng và ngũ thông. Hơn nữa, ngài cũng đã quy y Tam Bảo. Như vậy giới đức của ngài trong sạch đến mức chắc chắn ngài sẽ thành tựu ước nguyện của mình.

Lại nữa, người thọ nhận là Đức Phật, bậc  giới đức nhất trong cõi thế gian. Thuốc trị bệnh, phẩm vật cúng dường, có được một cách chân chánh từ trong rừng. Ngài có lòng tịnh tín trước, trong và sau khi cúng dường. Ngài có đủ niềm tin để tin rằng quả của nghiệp sẽ là rất lớn, bởi vì ngài có thiên nhãn thông biết được sự vận hành của quy luật nghiệp báo. Vì những lý do này, cúng dường của ngài lớn tới mức nó chắc chắn sẽ đưa đến quả tròn đủ.

Một hôm, khi Đức Phật đã hết bệnh và được thoải mái, ngài đi đến Đức Phật  và phát nguyện  như vầy:

“Bạch Đức Thế Tôn, ngài đã được hết bệnh và không còn đau đớn nhờ thuốc của con. Do thiện nghiệp này cầu mong trong mọi kiếp dù chỉ một vài giây cũng không có bệnh tật nào xuất hiện nơi thân của con.”

Nhờ thiện nghiệp và ước nguyện này mà trong mọi kiếp sống Bākula không bao giờ thọ bất cứ một bệnh nào dù chỉ trong vài giây. Do dó, Đức Phật nói: “Này các Tỳ-kheo, ước nguyện của một bậc giới đức sẽ được thành tựu nhờ thanh tịnh giới.”

Khi quý vị tặng một món quà cho người nào quý vị nên cố gắng bắt chước những tấm gương này.

Bākula đã tích tạo được nhiều Ba-la-mật, pāramīs, trong giáo pháp của Đức  Phật  Anomadassī suốt một trăm ngàn năm. Vào lúc thân hoại mạng chung, ngài được tái sanh Phạm Thiên giới do thiện nghiệp thiền của ngài. Trong  vô  lượng kiếp về sau, có khi ngài tái sanh thiên giới,  và có khi ngài tái sanh nhân giới. Suốt thời gian đó ngài chẳng bao giờ bị bệnh và cảm thọ những khổ đau.

Đến thời Đức Phật Padumuttara ngài là một gia chủ của kinh thành Hamsāvatī. Ngài nghe rằng Đức Phật đã công bố vị Tỳ-kheo nọ là đệ tử đứng đầu trong số những người không bao giờ bị bệnh (vô bệnh đệ nhất). Được khích lệ bởi điều này ngài đã cố gắng tích tạo nhiều thiện nghiệp như cúng dường tứ sự đến Đức Phật và chư Tăng, và nguyện được một danh dự tương tự (trở thành vô bệnh đệ nhất) ở một trong những giáo pháp của Đức Phật tương lai. Ngài đã nhận được lời thọ ký (lời tiên đoán xác định) từ Đức Phật Padumuttara sẽ là vị Tỳ-kheo đệ nhất trong số những người có được sức khoẻ tốt, không bệnh tật (vô bệnh đệ nhất). Cứ như vậy, suốt cuộc đời của ngài khoảng một trăm ngàn năm, ngài đã tích tạo những thiện nghiệp như bố  thí, giữ giới, hành thiền chỉ (samatha) và thiền  minh sát (vipassana) cho đến hành xả trí (saukhārūpekkhađāua), tức trí buông xả đối  với  các hành.

Trước khi Đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipassī) xuất hiện, ngài tái sanh trong kinh thành Bandhumatī, ở đây ngài trở thành một ẩn sĩ. Sau đó ngài gặp Đức Phật Tỳ-bà-thi và chấp nhận Đức Phật là bậc đạo  sư. Ngài đã chữa cho nhiều vị Tỳ-kheo khỏi bệnh do hít phải những bông hoa độc. Bằng năng lực  thần thông ngài đã thu thập các loại thuốc khác nhau ở trong rừng và dâng nó cho các vị Tỳ-kheo  bị bệnh. Mặc dù ngài có đủ niềm tin nơi Đức Phật, song ngài vẫn không từ bỏ đời sống ẩn sĩ  của  mình. Tuy nhiên đôi lúc ngài cũng đi đến Đức Phật để nghe Pháp. Ngài dành trọn cuộc đời để hành

thiền chỉ và thiền minh sát theo lời dạy  của Đức Phật ở trong rừng khoảng một trăm ngàn năm. Trong kiếp đó ngài có ý nghĩ tốt (tư thiện) là chữa bệnh cho các vị Tỳ-kheo. Tư (cetanā) ấy là một thiện nghiệp rất mạnh và sẽ cho ngài được là người vô bệnh trong mọi kiếp sinh ra. Vào lúc thân hoại mạng chung ngài tái sanh Phạm thiên giới do thiện nghiệp thiền (jhāna) của ngài. Suốt chín mươi mốt đại kiếp sau đó ngài có khi tái sanh thiên giới có  khi tái sanh nhân giới. Đến thời Đức Phật Ca-diếp (Kassapa) ngài cải tiến những phương thuốc trị bệnh cổ điển của của mình và những thiện nghiệp này đã trách nhiệm trực tiếp cho sự sống lâu và không bao giờ bị bệnh của ngài.

Trước khi Đức Phật Gotama xuất hiện, ngài sanh trong một gia đình của một viên chức  hội đồng tỉnh xứ Kosambī, và trong khi người vú nuôi đem ngài đi tắm ở sông Yamuna ngài  bị tuột tay  rơi xuống sông, một con cá lớn đã nuốt lấy ngài. Nhưng ngài không chết. Sự giữ gìn thọ mạng của Bākula này là do năng lực có tính thiêng  liêng trong kiếp cuối; năng lực ấy được gọi là trí biến mãn thần thông (đāuavipphārā iddhi). Trí  biến  mãn thần thông (đāuavipphārā iddhi) này  xuất  hiện nơi ngài do nhờ thiện nghiệp đã tích luỹ trong các kiếp trước. Ngài đã nhận được lời thọ ký sẽ là một bậc A-la-hán đệ nhất về vô bệnh từ thời Đức Phật Padumuttarā, bởi vì Đức Phật này thấy rằng ngài đã tích tạo và sẽ tích tạo đủ Ba-la-mật (Parami) để trở thành một vị A-la-hán như vậy. Chính những Ba-la-mật (Parami) ấy tạo ra trí biến mãn thần thông (đānavipphārā iddhi). Nhờ trí này ngài sẽ không chết trước khi đạt đến A-la-hán  thánh quả.

Một ngư dân đã bắt được con cá và đem bán cho vợ của một viên hội đồng tỉnh xứ Banares. Khi con cá được mổ ra người ta phát hiện đứa bé không bị tổn thương gì cả, và từ đó ngài được vợ của viên hội đồng tỉnh chăm sóc như con đẻ của mình. Khi khám phá ra câu chuyện bà đã xin phép cha mẹ  ruột của ngài được nuôi giữ đứa bé. Đức vua quyết định cho hai gia đình cùng chia phần chăm  sóc ngài, chính vì vậy mà tên của ngài trở thành  Bākula, nghĩa là chung cho hai gia đình. Sau khi  thọ hưởng một cuộc sống giàu sang, tám  mươi  tuổi, ngài gặp cơ hội nghe Pháp của Đức Phật  chúng ta, có được niềm tin nơi Pháp và xuất gia từ bỏ gia đình sống đời không gia đình. Trong bảy ngày đầu xuất gia ngài chưa giác ngộ, nhưng vào ngày thứ tám ngài trở thành một bậc A-la-hán với  tứ tuệ phân tích.

Sau đó, Đức Phật công bố ngài là đệ nhất về vô bệnh. Ngài đã sống đến một tuổi rất già (160 tuổi). Ngài là một trong bốn vị có đại thần thông,

mahābhiđđā, trong thời Đức Phật Gotama của  chúng ta. Ba người kia là Tôn-giả Xá-lợi-phất (Sariputta), Tôn-giả Mục Kiền Liên, và  Trưởng- lão Ni Bhadda Kaccāna (tức Yasodharā, Da-du- đà-la). Ở tuổi một trăm sáu mươi ngài nhập Niết- bàn khi đang ngồi trên giàn hoả thiêu.

Tuổi thọ và sức khỏe của  Trưởng-lão Bākula là do thiện nghiệp đã tích luỹ  trong  các kiếp trước của ngài dựa trên giới thanh tịnh.

Vì vậy, để kết luận, quý vị phải luôn luôn nhớ đến lời dạy này của Đức Phật:

“Này các Tỳ-kheo, ước nguyện của một người giới đức sẽ thành tựu nhờ giới  trong  sạch.”

Tiếp đến, quý vị hãy lắng nghe câu trả lời thứ năm:

Câu Trả Lời 5

 “Ở đây, này thanh niên, có người đàn ông hay đàn bà tánh nóng giận và cáu kỉnh, ngay cả khi bị chỉ trích một chút cũng bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối và biểu lộ sân hận, căm ghét và bất mãn. Do nghiệp ấy thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy  tái sanh vào cõi dữ, ác thú, đoạ xứ, địa ngục. Nếu sau khi thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, mà trở   lại cõi người, thì chỗ nào người ấy sanh ra, người  ấy phải bị xấu xí. Đây là con  đường  đưa  đến xấu xí, này thanh niên, tức tánh nóng giận và cáu kỉnh, ngay cả khi bị chỉ trích một chút cũng bất bình, phẫn nộ, sân hận, chống đối và biểu lộ sân hận,  căm ghét và bất mãn.”

Ở đây tôi sẽ liên hệ câu chuyện của Pađcapāpī. Cô là con gái của một người đàn ông nghèo ở Bārānasī. Chân, tay, mồm miệng,  mắt,  mũi của cô ta rất xấu, vì thế cô ta mới có tên là Pađcapāpī (ngũ xú nương), tuy nhiên xúc giác của cô ta lại rất mê li. Lý do có những hiện tượng trên  là vì nghiệp đời trước.

Một trong những tiền kiếp trước, cô là con gái của một người đàn ông nghèo ở Bārānasī. Một vị Phật Độc Giác nọ cần một cục đất sét để vá lại chỗ ở. Vì thế ngài đi đến Bārānasī khất thực để xin một cục đất sét. Ngài đứng yên lặng trước cửa nhà cô ta. Nhưng mới vừa thấy, cô ta đã ném cho ngài một cái nhìn giận dữ không biết vì sao cái ông Tỳ- kheo này lại bắt mình cúng dường cho ông ta chỉ một cục đất sét. Tuy thế cô cũng cúng dường cục đất sét cho Đức Phật Độc Giác. Thiện nghiệp  của  cô ta bị vây quanh bởi sân hận. Mặc dù nghiệp này đã cho cô ta tái sanh làm người nữ ở cõi người, song vì tâm sân hận nên cô xấu đến nỗi được mệnh danh là Pađcapāpī (ngũ xú nương). Nhưng xúc giác của cô thực là mê ly vì cô đã cúng dường cục đất  sét nhờ đó mà chỗ ở của Đức Phật Độc Giác được gọn gàng.

Thiện nghiệp của cô cũng còn tạo ra một số những kết quả tốt nhờ xúc giác mê hồn của cô ta. Một hôm cô tình cờ chạm vào Baka, Vua xứ Bārānasī, vị này trở nên mê đắm cô. Đức vua cải trang làm dân thường đến thăm nhà và xin cưới cô làm vợ. Sau đó, muốn phong cô làm chánh cung hoàng hậu, nhưng sợ lời châm biếm của mọi người vì vẻ xấu xí của cô, đức vua nghĩ ra một kế hoạch qua đó mọi công dân sẽ biết được xúc giác tuyệt  vời của cô. Về sau, do sự ghen ghét của các hoàng hậu khác, cô bị thả trôi trên một chiếc thuyền và được đức vua Pavariya chiếm hữu. Vua Baka nghe được tin này muốn chiến đấu với vua Pavariya, nhưng cuối cùng họ đồng ý hòa giải với  nhau, và  từ đó Pađcapāpī (ngũ xú nương) mỗi lần sống một tuần trong nhà của mỗi vị vua. Vì thế Đức Phật đã dạy trong Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt như vầy: “Chính nghiệp phân biệt các  chúng sinh thành ra  có hạ liệt và cao thượng.”

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app