Gương Bậc Xuất Gia – Tỳ Khưu Hộ Pháp – Lời Nói Đầu & Mục Lục

THERAVĀDA

PHẬT LỊCH 2546

GƯƠNG BẬC XUẤT GIA

ANĀGĀRIYUDĀHARAṆA

Dhammarakkhita Bhikkhu

Tỳ khưu Hộ Pháp

Lời Giới Thiệu

Phận sự hoằng pháp là trách nhiệm chung của bậc xuất gia và hàng tại gia cư sĩ, nhưng không phải ai cũng có khả năng, nhất là về phương diện dịch thuật và soạn thảo.

Dhammarakkhita bhikkhu (Tỳ khưu Hộ Pháp), sau khi tốt nghiệp cử nhân khoa Phật học và triết học Ðông phương tại viện Ðại học Vạn Hạnh khoá đầu tiên năm 1967, đã được giáo hội Phật giáo Tăng già Nguyên Thuỷ Việt Nam đề cử sang du học tại hai nước Phật giáo chân truyền Thái Lan và Miến Ðiện. Sau gần 29 năm xuất dương học Ðạo, Tỳ khưu Hộ Pháp đã hồi hương để lo phận sự hoằng pháp ở quê nhà.

Tác phẩm này là một trong những soạn phẩm mà Tỳ khưu Hộ Pháp vừa hoàn thành xong. Nay tôi xin giới thiệu soạn phẩm này đến với quý độc giả.

Thiền Lâm Tự, Huế ngày 22-4-2000
Hoà Thượng Hộ Nhẫn
Phó chủ tịch HÐTSTW GHPGVN,
Tăng trưởng Hệ phái Phật Giáo Nam Tông,
Viện chủ Thiền Lâm Tự, Tp–Huế.

MỤC LỤC

Lời Giới Thiệu

Mục lục

Lời Bạt

Lời Nói Đầu

PHẦN 1: GƯƠNG BẬC XUẤT GIA

Suy tư thế nào xuất gia trở thành Tỳ khưu

Tích Đại Đức Raṭṭhapāla

Công tử Raṭṭhapāla xin xuất gia

Tỳ khưu Raṭṭhapāla trở thành bậc Thánh A-ra-hán

Đại Đức Ratthapāla xin phép về thăm cha mẹ

Đức vua đến thăm Đại Đức Raṭṭhapāla

Bốn điều suy thoái

Bốn pháp tóm tắt

Sơ Lược Tích Tiền Thân Đại Đức Raṭṭhapāla

Phần Raṭṭhapālattheragāthā

Tiền Kiếp Của Đại Đức Raṭṭhapāla

Tích Đại Đức Tỳ Khưu Ni Sumedhā

Sơ lược tiền thân Tỳ khưu ni Sumedhā

Kiếp hiện tại của Đại Đức Tỳ khưu ni Sumedhā

Bậc Thánh Thanh Văn (Ariyasāvaka)

Bậc Thánh nam Thanh văn

Bậc Thánh tối thượng Thanh văn như thế nào?

Bậc Thánh đại Thanh văn như thế nào?

Bậc Thánh Thanh văn hạng thường như thế nào?

Bậc Thánh nữ Thanh văn

PHẦN 2: TĂNG BẢO

Thời Điểm Bắt Đầu Của Tỳ Khưu

Thời Điểm Bắt Đầu của Tỳ Khưu Ni

Tám trọng pháp

Thời Điểm Cuối Cùng Của Tỳ Khưu Ni

Tám Cách Thọ Upasampadā

Thọ Tỳ khưu (bhikkhu upasampadā)

Thọ Tỳ khưu ni (bhikkhunī upasampadā)

Ý Nghĩa Bhikkhu: Tỳ Khưu

Chi Pháp Trở Thành Tỳ Khưu

5 chi pháp thành tựu Tỳ khưu

5 chi pháp không thành tựu Tỳ khưu

Vatthu: Người Cận Sự Nam

Vatthusampatti như thế nào?

Vatthuvippatti như thế nào?

Natti: Tuyên Ngôn

Nattisampatti như thế nào?

Nattivippatti như thế nào?

Anussāsana: Thành Sự Ngôn

Anussāsanasampatti như thế nào?

Anussāsanavippatti như thế nào?

6 thāna, 6 karaṇa

4 payatana

10 byañjanabuddhi

Giải thích

Trạng thái Tăng bị hư

Sīmā

Sīmāsampatti như thế nào?

Sīmāvippatti như thế nào?

Purisa: Tỳ Khưu Tăng

Purisasampatti như thế nào?

Purisavippatti như thế nào?

Daḷhīkamma: Tăng Sự Vững Chắc

Cách hành Tăng sự Daḷhīkamma?

Chuyện Hoàng Tử Rāhula Thọ Sa Di

Hoàng Tử Rāhula thọ Sa Di

Đức vua Suddhodana xin đặc ân

PHẦN 3: NGHI THỨC XUẤT GIA

11 hạng người không được phép thọ Sa di

NGHI THỨC LỄ THỌ SA DI

Định nghĩa Sa di

Nghi thức cạo tóc (râu)

Vị Đại Đức Thầy Tế độ cho mặc y cà-sa

Cách thức đảnh lễ

Nghi thức dâng y cà sa

Nghi thức xin y cà sa

Vị Đại Đức Thầy Tế độ cho thọ Tam quy

Nghi thức sám hối

Nghi thức xin thọ Sa di

Nghi thức xin thọ Tam quy và Sa di thập giới

Truyền Tam quy bằng Niggahitanta (ṃ)

Truyền Tam quy bằng Ma-karanta (m)

Sa di thập giới

Nghi thức xin Thầy Tế độ

Thầy tế độ

Điểm hệ trọng trong lễ thọ Sa di

Bảng chỉ dẫn cách phát âm Tam quy

10 Pháp Hoại Của Sa Di

10 Pháp Hành Phạt

75 Điều Học Tập (Sekkhiya)

Nghĩa: 75 điều học tập

14 pháp hành.

Giải thích

BỐN THỨ VẬT DỤNG

Bốn pháp quán tưởng

Quán tưỏng 4 thứ vật dụng là tứ đại đáng nhờm

Quán tưởng lại tứ vật dụng đã dùng trong ngày

Kinh Aggikhandhopamāsutta (kinh ví đống lửa)

Sự lợi ích của bài kinh  aggikhandhopamāsutta

NGHI THỨC LỄ THỌ TỲ KHƯU

Giai Đoạn Đầu Nghi Thức Lễ Thọ Tỳ Khưu

Xin Đại Đức làm Thầy Tế độ

Đặt tên Sa di, tên thầy tế độ

Xét hỏi y bát của Sa di

Sa di giới tử đi ra ngoài phạm vi chư Tăng

Vị Đại Đức luật sư đảm nhận phận sự dạy bảo

Vị luật sư trình chư Tăng, gọi giới tử vào

Sa di giới tử xin nâng lên bậc Tỳ khưu

Luật sư xét hỏi Sa di giới tử giữa chư Tăng

Giai Đoạn Giữa Nghi Thức Lễ Thọ Tỳ Khưu

Tụng natti (tuyên ngôn)

Tụng kammavācā (thành sự ngôn)

Ý nghĩa lời tuyên ngôn

Ý nghĩa lời thành sự ngôn

Giai Đoạn Cuối Nghi Thức Lễ Thọ Tỳ Khưu

Dạy bảo 4 pháp nương nhờ

Dạy bảo 4 pháp không nên hành

Nghĩa giai đoạn cuối nghi thức lễ thọ Tỳ khưu

NGHI THỨC LỄ THỌ TỲ KHƯU 2-3 VỊ

Nghi thức lễ thọ Tỳ khưu 2-3 vị cùng một lúc

Lễ Thọ 3 Tỳ Khưu (cách 1)

Vị Đại Đức Luật sư vào trình chư Tăng

Tụng ñatti

Tụng kamavācā

Lễ thọ 3 Tỳ khưu (cách 2)

Vị Đại Đức Luật sư vào trình chư Tăng

Tụng ñatti

Tụng kamavācā

Vị Thầy Tế Độ Dạy Các Tân Tỳ Khưu

Dạy bảo 4 pháp nương nhờ

Dạy bảo 4 pháp không nên hành

ĀPATTI VỚI TỲ KHƯU

Pārājika āpatti: sự phạm giới bất cộng trụ

Saṃghadisesa āpatti: sự phạm giới tăng tàn

Xin thọ parivāsakamma

Xin thọ mānattakamma

Xin thọ abbhāna

Thullacaya āpattỉi: sự phạm giới thullacaya

Pācittiya āpatti: sự phạm giới pācittiya

Pātidesanīya āpatti: sự phạm giới pātidesanīya

Dukkata āpatti: sự phạm giới tác ác

Dubbhāsita āpatti: sự phạm giới ác khẩu

PĀTIMOKKHA

Thỉnh Đức Phật Thuyết Patimokkha

Tám điều kỳ lạ trong đại dương

Tám điều kỳ lạ trong Phật giáo

Tỳ khưu không nên vắng mặt trong ngày uposatha

PHẦN 4: PHẬN SỰ CỦA TỲ KHƯU

Lễ Sám Hối Āpatti

Nghi thức sám hối āpatti

Dịch nghĩa lễ sám hối āpatti

Hành uposathakamma

Saṃgha uposatha

Nghi thức trước khi tụng đọc bhikkhupātimokkha

Lời thỉnh mời

Bốn công việc phải làm

Chanda, pārisuddhi

Cách gởi chanda, pārisuddhi

Cách trình chanda, pārisuddhi

Năm phận sự trước khi tụng đọc pātimokkha

Bốn chi pháp hợp lệ

Tụng đọc pātimokkha

Tụng đọc uddesa tóm tắt

Trường hợp có tai họa

Cách tụng uddesa tóm tắt

Trường hợp đặc biệt theo khả năng

Nghi lễ hành saṃgha uposatha đơn giản

Gaṇa uposatha

Hành pārisuddhi uposatha

Trường hợp có 3 vị Tỳ khưu

Trường hợp có 2 vị Tỳ khưu

Puggala uposatha

Adhiṭṭhāna uposatha

An Cư Tháng Hạ

Lời sám hối

Hành lễ an cư tháng hạ

Lễ dâng y kathina

Nghi thức dâng y kathina

Nghi thức thọ y kathina

Apalokanakamma: việc tường trình

Giới thiệu vị Tỳ khưu xứng đáng thọ y kathina

Làm dấu y mới

Cách làm lễ thọ y kathina

Cách anumodanā: hoan hỷ

Hành Pavāranākamma

Saṃghapavāraṇā

Nghi thức trước khi tụng đọc saṃghapavāraṇā

Lời thỉnh mời

Chanda, Pavāraṇā

Cách gởi chanda, pavāraṇā

Cách trình chanda, pavāraṇā

Năm phận sự trình lên chư Tỳ khưu Tăng

Bốn chi pháp hợp lệ để hành tăng sự pavāraṇā

Gaṇapavāraṇā

Trường hợp 4 vị Tỳ khưu

Trường hợp chỉ có 3 vị Tỳ khưu

Trường hợp chỉ có 2 vị Tỳ khưu

Puggalapavāraṇā

Lợi ích Pavāraṇā

PHẨM VỊ TRONG PHẬT GIÁO

Ý nghĩa Thera

Kinh Therasutta

Thế nào là bậc Thera thật?

TỨ THANH TỊNH GIỚI

Giới thu thúc giải thoát khổ như thế nào?

Giới thu thúc lục căn như thế nào?

Giới nuôi mạng chân chánh thanh tịnh như thế nào?

Giới nương nhờ tứ vật dụng như thế nào?

10 Pháp Quán Xét Của Bậc Xuất Gia

Nghĩa: kinh “Bậc xuất gia thường quán xét”

Xả Giới Tỳ Khưu (Hoàn Tục).

Quả nghiệp Tỳ khưu

XUẤT GIA TU NỮ

Nghi Thức Lễ Thọ Giới Tu Nữ

Nghi lễ cạo tóc

Mặc y phục tu nữ

Xin thọ Tam quy cùng bát giới, hoặc thập giới

Lễ sám hối Tam bảo

Lễ xin thọ giới tu nữ

Lễ xin thọ Tam quy và bát giới

Phép thọ Tam quy

Truyền bát giới

Nghĩa nghi lễ thọ Tam quy và bát giới

Lễ xin thọ Tam quy và thập giới

Phép thọ Tam quy

Truyền thập giới

Cách xưng hô tu nữ

QUẢ BÁU CỦA BẬC XUẤT GIA

Khổ tâm do bởi 10 loại phiền não

ĐỊA VỊ CHA MẸ CÓ CON XUẤT GIA

Đức vua Asoka là thân quyến kế thừa của Phật giáo

Đức vua Asoka xây cất chùa tháp

Lễ khánh thành 84.000 ngôi chùa và bảo tháp

Thân quyến kế thừa Phật giáo

Đức vua Asoka hộ độ Tam bảo

Đức vua Asoka thanh lọc Tỳ khưu

Kết tập Tam tạng lần thứ ba

Đức vua Asoka hộ độ truyền bá Phật giáo

Phái đoàn chư Đại Đức Tăng đi sang vùng

Suvaṇṇabhūmī

ĐOẠN KẾT

Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Nhất

Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Nhì

Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Ba

Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Tư

Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Năm

Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Sáu

Phật Giáo Là Gì?

PHẦN PHỤ LỤC:

CHÚ THÍCH NHỮNG TỪ NGỮ CÓ NGHĨA RỘNG

TRONG TÍCH CÔNG CHÚA SUMEDHĀ

Đức Vua Mandhāturājā

Câu Chuyện Nước Mắt

Câu Chuyện Sữa

Bộ Xương

Mẹ Và Mẹ Của Mẹ (Bà Ngoại)

Cha Và Cha Của Cha (Ông Nội)

Con Rùa Mù

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI BẠT

Thuở Ðức Phật còn tại thế, những tấm gương xuất gia cao cả thật khó mà kể cho hết được. Tuy Tăng chúng gồm đủ mọi giai cấp và rất bình đẳng, nhưng thời bấy giờ phần lớn vẫn xuất thân từ giai cấp Bà la môn và vua chúa. Chính Ðức Phật đã quyết chí từ bỏ ngôi vua cùng cung vàng điện ngọc để xuất gia tìm đạo.

Cho đến thời vua Asoka và nhiều triều đại ở Ấn Ðộ, Tích Lan, Miến Ðiện, Thái Lan, Trung Hoa, Nhật Bản v.v… đều có những bậc xuất gia xuất thân từ những thành phần ưu tú trong xã hội. Ðời Lý, Trần ở nước ta cũng đã không thiếu các bậc vua quan, danh sĩ xuất gia đầu Phật, nêu những tấm gương ngời sáng trong sứ mạng tự giác và đem lại lợi lạc cho đời.

Nói thế không có nghĩa không có những thành phần xuất gia bi quan yếm thế, cho nên trong nhân gian mới phát sanh quan niệm xuất gia là thất vọng chán đời. Tuy nhiên vấn đề không phải ở những lời phán đoán thị phi, mà chính là người xuất gia phải hiểu được giá trị đích thực con đường mà mình đã chọn và nhất là làm sao xứng đáng là người xuất gia chân chính đúng với mục đích giác ngộ giải thoát, tự độ độ tha mà Ðức Phật đã từ bi khai thị.

Trong thời kỳ đầu của giáo pháp, việc xuất gia rất đơn giản, hầu như không có một hình thức nghi lễ nào. Ðức Phật chỉ gọi “Này Tỳ khưu, hãy lại đây!” (Ehi bhikkhu!) là vị Tỳ khưu ấy mặc nhiên trở thành Tỳ khưu trong giáo pháp của Ðức Phật. Ðơn giản chỉ vì các vị ấy là bậc thượng căn thượng trí, đã hội đủ túc duyên, đã có sẵn phẩm chất của một bậc xuất gia phạm hạnh.

Về sau, ngày càng có nhiều người xuất gia với đủ mọi căn cơ trình độ, nên dĩ nhiên đời sống tập thể cũng có phần phức tạp hơn, do đó Ðức Phật tùy căn duyên mà thi thiết giới luật và nghi lễ cho hàng xuất gia. Như vậy, chư vị Thánh Tăng hoặc các vị đệ tử Trưởng lão có thể thay Ðức Phật làm Thầy Tế độ hay yết-ma cho giới tử và việc giáo giới Tăng đoàn cũng trở nên dễ dàng, đồng nhất hơn.

Hơn nữa để tránh những trường hợp xuất gia bất chính, giới tử cần phải được xét xem có hội đủ một số điều kiện cơ bản thích ứng với đời sống phạm hạnh và phù hợp với giới luật thanh tịnh giải thoát hay không? Do đó, giới tử cần được các vị yết-ma, giáo thọ tuyển chọn một cách kỹ càng trước khi hòa nhập vào Tăng chúng.

Tuy nhiên những giới luật và nghi lễ xuất gia này thật ra vẫn vô cùng giản dị, hoàn toàn không đặt nặng hình thức hay cưỡng chế áp đặt, mà chỉ cốt tạo điều kiện cho người xuất gia dễ dàng thể hiện mục đích giác ngộ giải thoát mà thôi. Cho nên, tuy nói là nghi lễ nhưng không nặng phần trình diễn như những lễ đàn ngoại đạo đầy vẽ cầu kỳ huyền hoặc, ngược lại, nó chỉ biểu hiện lòng từ ái của những vị thầy và tâm kính thành của người đệ tử trong không khí vừa trang nghiêm vừa thân thiết chân tình. Chính vì vậy mà thuở đó nhiều giới tử đã đắc Thánh Ðạo Thánh Quả khi đang được thầy xuống tóc, khi được trao truyền y bát hoặc đang hành Tăng sự ngay trong buổi lễ xuất gia đầy xúc động của họ.

Trong cuốn sách biên soạn công phu này, Sư Hộ Pháp đã kể lại một vài tấm gương xuất gia tiêu biểu đáng để cho chúng ta chiêm ngưỡng và noi theo, đồng thời sưu tập đầy đủ những nghi thức xuất gia nguyên thủy nhất mà Ðức Phật đã chế định cho Tăng chúng hơn 2500 năm về trước.

Sư Hộ Pháp đã tốt nghiệp cử nhân Phật Học tại Viện Ðại Học Vạn Hạnh khóa đầu tiên năm 1967, vốn là đệ tử của Sư Tổ Hộ Tông, xuất gia năm 1967, sau đó xuất dương du học tại Thái Lan và Myanmar gần 29 năm để học Abhidhamma, cổ ngữ Pāḷi, Dhammavinaya và Thiền, … Cuối năm 1996, Sư đã hồi hương chuyên tâm biên soạn, dịch thuật và viết về những sở tu, sở học mà Sư đã tiếp thụ được từ các nước Phật giáo chân truyền.

Hy vọng quyển sách này, sẽ là cẩm nang quý báu cho những ai muốn cống hiến đời mình cho lý tưởng giác ngộ giải thoát, vô ngã vị tha.

Tổ Ðình Bửu Long, mùa Vesak 2544

Tỳ khưu Viên Minh 

(Trụ trì Tổ Ðình Bửu Long, 

Q.9, T.p. Hồ Chí Minh)


Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc A-ra-hán, Bậc Chánh Đẳng Giác.

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Ratanattayasaraṇaṃ gato.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.

Con đã quy y Tam bảo với lòng thành kính.

GƯƠNG BẬC XUẤT GIA

Soạn giả: Dhammarakkhita bhikkhu

(Tỳ khưu Hộ Pháp)

LỜI NÓI ĐẦU

Trong tất cả mọi bài pháp của Ðức Phật, có một bài Ngài hằng ngày thường thuyết giảng nhắc nhở, khuyên dạy chư Tỳ khưu chớ nên dể duôi là:

“Appamādena bhikkhave sampādetha. 

Buddhuppādo dullabho lokasmiṃ. 

Manussattabhāvo dullabho,  

Dullabhā saddhā sampatti,  

Pabbajitabhāvo dullabho,  

Saddhammassavanaṃ dullabhaṃ.  

Evaṃ divase divase ovadati”. 

“Này chư Tỳ khưu, các con hãy nên cố gắng hoàn thành mọi phận sự Tứ thánh đế bằng pháp không dể duôi, tiến hành Tứ niệm xứ.

Bởi vì có 5 điều khó được là:

– Ðức Phật xuất hiện trên thế gian là một điều khó.

– Ðược sanh làm người là một điều khó.

– Có đức tin hoàn toàn trong sạch nơi Tam bảo là một điều khó.

– Ðược xuất gia trở thành Tỳ khưu là một điều khó.

– Ðược lắng nghe chánh pháp là một điều khó.

Năm điều khó được này, Ðức Phật hằng ngày thường thuyết giảng nhắc nhở, khuyên dạy chư Tỳ khưu”.

Trong năm điều khó được này, xin đề cập đến điều: “Xuất gia trở thành Tỳ khưu là một điều khó”.

Thật vậy, người nam có ý nguyện xuất gia trở thành Tỳ khưu, chỉ thành tựu được khi nào gặp thời kỳ Ðức Phật xuất hiện trên thế gian, hoặc giáo pháp của Ngài đang còn lưu truyền. Nhưng gặp được Ðức Phật hoặc giáo pháp của Ngài không phải là một điều dễ có được. Bởi vì, trong quá khứ, vô số đại kiếp trái đất trải qua 4 thời kỳ thành-trụ-hoại-không, trong suốt một a tăng kỳ, thời gian không thể tính bằng số, vẫn không có một Ðức Phật nào xuất hiện trên thế gian, thời kỳ đó gọi là “suññakappa”. (Như từ khi Ðức Phật Dīpaṅkara tịch diệt Niết Bàn và giáo pháp của Ngài hoàn toàn bị tiêu hoại, cho đến Ðức Phật Koṇḍañña xuất hiện trên thế gian, trải qua một thời gian lâu dài suốt 1 a tăng kỳ đại kiếp trái đất thành- trụ-hoại-không).

Lại nữa, có khi Ðức Phật xuất hiện trên thế gian, nhưng chúng sinh không có duyên lành với Ðức Phật và giáo pháp của Ngài, nên không thể xuất gia hành phạm hạnh được. Như trong kinh Akkhaṇasutta, Ðức Phật dạy những trường hợp không thể hành phạm hạnh, tóm lược như sau:

1- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền; nhưng chúng sinh ấy tái sanh cõi địa ngục.

2- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền; nhưng chúng sinh ấy tái sanh làm súc sanh.

3- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền; nhưng chúng sinh ấy tái sanh làm ngạ quỷ.

4- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền; nhưng chúng sinh ấy tái sanh cõi sắc giới Vô tưởng thiên, có tuổi thọ 500 đại kiếp.

5- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, chúng sinh ấy tái sanh làm người; nhưng ở nơi biên địa, trong gia đình hạ tiện, ngu dốt, không có cơ hội nhìn thấy Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ.

6- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, chúng sinh ấy tái sanh làm người ở trung Ấn Ðộ; nhưng trong gia đình ngoại đạo tà kiến.

7- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, chúng sinh ấy tái sanh làm người ở trung Ấn Ðộ; nhưng là người câm điếc không thể nghe, hiểu được chánh pháp của Ðức Phật.

8- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, chúng sinh ấy tái sanh làm người ở trung Ấn Ðộ, là người có trí tuệ, có khả năng hiểu được chánh pháp của Ðức Phật; nhưng không có cơ hội gặp Ngài hoặc gặp bậc Thanh văn đệ tử của Ngài để lắng nghe chánh pháp.

Ðó là 8 trường hợp không thể xuất gia trở thành Tỳ khưu hành phạm hạnh.

Trên đây là 8 trường hợp đối với chúng sinh không có duyên lành với Ðức Phật và giáo pháp của Ngài. Chỉ có một trường hợp duy nhất là: Khi Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, đồng thời chúng sinh ấy được tái sanh làm người ở trung Ấn Ðộ, là người có trí tuệ, có duyên lành gặp được Ðức Phật hoặc các bậc Thanh văn đệ tử Ðức Phật đang truyền bá chánh pháp; người ấy biết lắng nghe chánh pháp của Ðức Phật, phát sanh đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có ý nguyện xuất gia trở thành Tỳ khưu.

Trong vòng tử sanh luân hồi của mỗi chúng sinh, kiếp được tái sanh làm người nam, có duyên lành gặp được Ðức Phật hoặc giáo pháp của Ngài, biết lắng nghe chánh pháp là một diễm phúc lớn lao vô cùng hy hữu. Cho nên, xuất gia trở thành Tỳ khưu hành phạm hạnh là điều vô cùng cao quý, vì có nhiều cơ hội tốt thuận lợi cho việc tiến hóa trong mọi thiện pháp, nhất là tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ, ngõ hầu mong chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn, thì thật là điều quý báu biết dường nào; hoặc kiếp hiện tại chưa chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả, thì âu cũng là cơ hội tốt để tạo duyên lành, bồi bổ pháp hạnh ba la mật cho chóng được đầy đủ, để mong chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả trong vị lai.

Ðược xuất gia trở thành Tỳ khưu hành phạm hạnh, là một phẩm vị cao quý; là con cháu dòng dõi Sakyaputta; được hân hạnh gia nhập đoàn thể Tỳ khưu Tăng, là bậc kế thừa giữ gìn, duy trì Phật giáo được trường tồn, cho đến trọn tuổi thọ 5.000 năm trên thế gian, hầu mong đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho tất cả chúng sinh, nhất là chư thiên và nhân loại.

Chúng ta nên học tập hai tấm gương tiêu biểu, là  Ngài  Ðại  Ðức  Raṭṭhapāla  và  Ngài  Ðại  Ðức  Tỳ khưu ni Sumedhā.

Về phần người cha, người mẹ có người con là Tỳ khưu trong Phật giáo, là một sự đóng góp lớn lao cho sự trường tồn của Phật giáo. Cho nên, những người cha, người mẹ ấy xứng đáng ở địa vị “Thân quyến thừa kế của Phật giáo” (Dāyādo sāsanassa), thật là phước báu vô lượng mà chư bậc Thiện trí, chư thiên đều tán dương ca tụng, hoan hỉ phước thiện thanh cao của những người cha, người mẹ ấy.

Như vậy, những người cha, người mẹ nào biết thương yêu con mình, muốn cho con trở nên con người cao quý, giảm bớt nhiều nỗi khổ trong đời sống tại gia, có nhiều cơ hội, thời gian tiến hành thiền tuệ để mong chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả, trở thành bậc Thánh nhân cao quý, thì hãy nên khuyến khích, cho phép con được xuất gia trở thành Tỳ khưu trong Phật giáo. Chư quý vị hãy nên xem gương đức vua Dhammāsoka (A Dục), Ðức Vua đã biết thương yêu thái tử Mahinda, thay vì nhường ngôi cho thái tử lên làm vua, thì Ðức Vua lại khuyến khích thái tử xuất gia trở thành Tỳ khưu, và cho phép công chúa Saṃghamittā xuất gia trở thành Tỳ khưu ni trong Phật giáo, và chính Ðức Vua đã trở thành “thân quyến thừa kế của Phật giáo”.

Tài liệu này được trích dịch từ Kinh tạng, Luật tạng và các bộ sách khác để giảng dạy chư Tỳ khưu, Sa di và Tu nữ Tổ Ðình Bửu Long. Vì khả năng có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong chư bậc Thiện trí từ bi chỉ giáo. Bần sư kính cẩn đón nhận lời chỉ giáo ấy với tấm lòng thành kính và tri ân.

Quyển sách “Gương Bậc Xuất Gia”  này đã thành hình, nhưng chưa có thể gọi là hoàn thành, vì có nhiều chỗ cần phải sửa chữa lại cho đúng chữ, đúng nghĩa và cần phải bổ sung thêm. Bởi vậy, nếu phải chờ cho nó hoàn thành như ý thì biết bao giờ mới có được! Cho nên, bần sư xin mạo muội in thành cuốn sách dùng làm tài liệu học tập, thực hành; trong quá trình ấy, có thể sửa chữa và bổ sung thêm cho những lần in lại sau này được hoàn chỉnh hơn.

Quyển sách này ra mắt nhờ sự đóng góp của nhiều người như:

– Pháp huynh Viên Minh đã tận tâm xem xét bản thảo sửa chữa ngữ pháp.

– Rakkhitasīla antevāsika đánh máy, trình bày và in ấn.

– Gia đình Trần Văn Cảnh – Trần Kim Duyên, Cô Năm Lò Ven, gia đình Hoàng Quang Chung, gia đình Nguyễn Huyền Trang, cô Dhammanandā, cùng chư thí chủ có đức tin trong sạch hùn phước tài chánh để phát hành quyển sách này.

Bần sư thành tâm hoan hỉ cùng với tất cả quý vị. Cầu nguyện ân đức Tam bảo: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo cùng phước thiện thanh cao này hộ trì cho tất cả chúng con thân tâm thường được an lạc.

Do nhờ năng lực pháp thí thanh cao này, làm duyên lành cho chúng con trên con đường tu hành để giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Cầu mong giáo pháp của Ðức Phật Gotama được trường tồn đúng 5.000 năm trên thế gian, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho tất cả chúng sinh, nhất là chư thiên và nhân loại.

Tổ Ðình Bửu Long

Mùa hạ Phật lịch 2544.

Dhammarakkhita bhikkhu 

(Tỳ khưu Hộ Pháp)

 

 

—————————–

Bài viết được trích từ cuốn Gương Bậc Xuất Gia – tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu    

Link cuốn Gương Bậc Xuất Gia
Link tải sách ebook Gương Bậc Xuất Gia
Link video cuốn Gương Bậc Xuất Gia
Link audio cuốn Gương Bậc Xuất Gia
Link thư mục tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu
Link thư mục ebook Hộ Pháp Tỳ Khưu
Link giới thiệu tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu
Link tải app mobile Phật Giáo Theravāda 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app