GƯƠNG BẬC XUẤT GIA – TỲ KHƯU HỘ PHÁP

Gương Bậc Xuất Gia

Soạn giả: Dhammarakkhita bhikkhu
Tỳ khưu Hộ Pháp

LỜI NÓI ĐẦU

Trong tất cả mọi bài pháp của Ðức Phật, có một bài Ngài hằng ngày thường thuyết giảng nhắc nhở, khuyên dạy chư Tỳ khưu chớ nên dể duôi là:

“Appamādena bhikkhave sampādetha.
Buddhuppādo dullabho lokasmiṃ.
Manussattabhāvo dullabho,
Dullabhā saddhā sampatti,
Pabbajitabhāvo dullabho,
Saddhammassavanaṃ dullabhaṃ.
Evaṃ divase divase ovadati”.

“Này chư Tỳ khưu, các con hãy nên cố gắng hoàn thành mọi phận sự Tứ thánh đế bằng pháp không dể duôi, tiến hành Tứ niệm xứ.

Bởi vì có 5 điều khó được là:

– Ðức Phật xuất hiện trên thế gian là một điều khó.
– Ðược sanh làm người là một điều khó.
– Có đức tin hoàn toàn trong sạch nơi Tam bảo
là một điều khó.
– Ðược xuất gia trở thành Tỳ khưu là một điều khó.
– Ðược lắng nghe chánh pháp là một điều khó. Năm điều khó được này, Ðức Phật hằng ngày thường thuyết giảng nhắc nhở, khuyên dạy chư Tỳ khưu”.

Trong năm điều khó được này, xin đề cập đến điều: “Xuất gia trở thành Tỳ khưu là một điều khó”. Thật vậy, người nam có ý nguyện xuất gia trở thành Tỳ khưu, chỉ thành tựu được khi nào gặp thời kỳ Ðức Phật xuất hiện trên thế gian, hoặc giáo pháp của Ngài đang còn lưu truyền. Nhưng gặp được Ðức Phật hoặc giáo pháp của Ngài không phải là một điều dễ có được. Bởi vì, trong quá khứ, vô số đại kiếp trái đất trải qua 4 thời kỳ thành-trụ-hoại-không, trong suốt một a tăng kỳ, thời gian không thể tính bằng số, vẫn không có một Ðức Phật nào xuất hiện trên thế gian, thời kỳ đó gọi là “suññakappa”. (Như từ khi Ðức Phật Dīpaṅkara tịch diệt Niết Bàn và giáo pháp của Ngài hoàn toàn bị tiêu hoại, cho đến Ðức Phật Koṇḍañña xuất hiện trên thế gian, trải qua một thời gian lâu dài suốt 1 a tăng kỳ đại kiếp trái đất thànhtrụ-hoại-không).

Lại nữa, có khi Ðức Phật xuất hiện trên thế gian, nhưng chúng sinh không có duyên lành với Ðức Phật và giáo pháp của Ngài, nên không thể xuất gia hành Trong năm điều khó được này, xin đề cập đến điều: “Xuất gia trở thành Tỳ khưu là một điều khó”. Thật vậy, người nam có ý nguyện xuất gia trở thành Tỳ khưu, chỉ thành tựu được khi nào gặp thời kỳ Ðức Phật xuất hiện trên thế gian, hoặc giáo pháp của Ngài đang còn lưu truyền. Nhưng gặp được Ðức Phật hoặc giáo pháp của Ngài không phải là một điều dễ có được. Bởi vì, trong quá khứ, vô số đại kiếp trái đất trải qua 4 thời kỳ thành-trụ-hoại-không, trong suốt một a tăng kỳ, thời gian không thể tính bằng số, vẫn không có một Ðức Phật nào xuất hiện trên thế gian, thời kỳ đó gọi là “suññakappa”. (Như từ khi Ðức Phật Dīpaṅkara tịch diệt Niết Bàn và giáo pháp của Ngài hoàn toàn bị tiêu hoại, cho đến Ðức Phật Koṇḍañña xuất hiện trên thế gian, trải qua một thời gian lâu dài suốt 1 a tăng kỳ đại kiếp trái đất thànhtrụ-hoại-không). Lại nữa, có khi Ðức Phật xuất hiện trên thế gian, nhưng chúng sinh không có duyên lành với Ðức Phật và giáo pháp của Ngài, nên không thể xuất gia hành phạm hạnh được. Như trong kinh Akkhaṇasutta, Ðức Phật dạy những trường hợp không thể hành phạm hạnh, tóm lược như sau:

1- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền; nhưng chúng sinh ấy tái sanh cõi địa ngục.

2- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền; nhưng chúng sinh ấy tái sanh làm súc sanh.

3- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền; nhưng chúng sinh ấy tái sanh làm ngạ quỷ.

4- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền; nhưng chúng sinh ấy tái sanh cõi sắc giới Vô tưởng thiên, có tuổi thọ 500 đại kiếp.

5- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, chúng sinh ấy tái sanh làm người; nhưng ở nơi biên địa, trong gia đình hạ tiện, ngu dốt, không có cơ hội nhìn thấy Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ.

6- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, chúng sinh ấy tái sanh làm người ở trung Ấn Ðộ; nhưng trong gia đình ngoại đạo tà kiến.

7- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, chúng sinh ấy tái sanh làm người ở trung Ấn Ðộ; nhưng là người câm điếc không thể nghe, hiểu được chánh pháp của Ðức Phật.

8- Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, chúng sinh ấy tái sanh làm người ở trung Ấn Ðộ, là người có trí tuệ, có khả năng hiểu được chánh pháp của Ðức Phật; nhưng không có cơ hội gặp Ngài hoặc gặp bậc Thanh văn đệ tử của Ngài để lắng nghe chánh pháp.

Ðó là 8 trường hợp không thể xuất gia trở thành Tỳ khưu hành phạm hạnh. 

Trên đây là 8 trường hợp đối với chúng sinh không có duyên lành với Ðức Phật và giáo pháp của Ngài. Chỉ có một trường hợp duy nhất là: Khi Ðức Phật xuất hiện trên thế gian và giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, đồng thời chúng sinh ấy được tái sanh làm người ở trung Ấn Ðộ, là người có trí tuệ, có duyên lành gặp được Ðức Phật hoặc các bậc Thanh văn đệ tử Ðức Phật đang truyền bá chánh pháp; người ấy biết lắng nghe chánh pháp của Ðức Phật, phát sanh đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có ý nguyện xuất gia trở thành Tỳ khưu. 

Trong vòng tử sanh luân hồi của mỗi chúng sinh, kiếp được tái sanh làm người nam, có duyên lành gặp được Ðức Phật hoặc giáo pháp của Ngài, biết lắng nghe chánh pháp là một diễm phúc lớn lao vô cùng hy hữu. Cho nên, xuất gia trở thành Tỳ khưu hành phạm hạnh là điều vô cùng cao quý, vì có nhiều cơ hội tốt thuận lợi cho việc tiến hóa trong mọi thiện pháp, nhất là tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ, ngõ hầu mong chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn, thì thật là điều quý báu biết dường nào; hoặc kiếp hiện tại chưa chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả, thì âu cũng là cơ hội tốt để tạo duyên lành, bồi bổ pháp hạnh ba la mật cho chóng được đầy đủ, để mong chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả trong vị lai.

Ðược xuất gia trở thành Tỳ khưu hành phạm hạnh, là một phẩm vị cao quý; là con cháu dòng dõi Sakyaputta; được hân hạnh gia nhập đoàn thể Tỳ khưu Tăng, là bậc kế thừa giữ gìn, duy trì Phật giáo được trường tồn, cho đến trọn tuổi thọ 5.000 năm trên thế gian, hầu mong đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho tất cả chúng sinh, nhất là chư thiên và nhân loại. 

Chúng ta nên học tập hai tấm gương tiêu biểu, là Ngài Ðại Ðức Raṭṭhapāla và Ngài Ðại Ðức Tỳ khưu ni Sumedhā. Về phần người cha, người mẹ có người con là Tỳ khưu trong Phật giáo, là một sự đóng góp lớn lao cho sự trường tồn của Phật giáo. Cho nên, những người cha, người mẹ ấy xứng đáng ở địa vị “Thân quyến thừa kế của Phật giáo” (Dāyādo sāsanassa), thật là phước báu vô lượng mà chư bậc Thiện trí, chư thiên đều tán dương ca tụng, hoan hỉ phước thiện thanh cao của những người cha, người mẹ ấy.

Như vậy, những người cha, người mẹ nào biết thương yêu con mình, muốn cho con trở nên con người cao quý, giảm bớt nhiều nỗi khổ trong đời sống tại gia, có nhiều cơ hội, thời gian tiến hành thiền tuệ để mong chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả, trở thành bậc Thánh nhân cao quý, thì hãy nên khuyến khích, cho phép con được xuất gia trở thành Tỳ khưu trong Phật giáo. Chư quý vị hãy nên xem gương đức vua Dhammāsoka (A Dục), Ðức Vua đã biết thương yêu thái tử Mahinda, thay vì nhường ngôi cho thái tử lên làm vua, thì Ðức Vua lại khuyến khích thái tử xuất gia trở thành Tỳ khưu, và cho phép công chúa Saṃghamittā xuất gia trở thành Tỳ khưu ni trong Phật giáo, và chính Ðức Vua đã trở thành “thân quyến thừa kế của Phật giáo”. 

Tài liệu này được trích dịch từ Kinh tạng, Luật tạng và các bộ sách khác để giảng dạy chư Tỳ khưu, Sa di và Tu nữ Tổ Ðình Bửu Long. Vì khả năng có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong chư bậc Thiện trí từ bi chỉ giáo. Bần sư kính cẩn đón nhận lời chỉ giáo ấy với tấm lòng thành kính và tri ân.

Quyển sách “Gương Bậc Xuất Gia” này đã thành hình, nhưng chưa có thể gọi là hoàn thành, vì có nhiều chỗ cần phải sửa chữa lại cho đúng chữ, đúng nghĩa và cần phải bổ sung thêm. Bởi vậy, nếu phải chờ cho nó hoàn thành như ý thì biết bao giờ mới có được! Cho nên, bần sư xin mạo muội in thành cuốn sách dùng làm tài liệu học tập, thực hành; trong quá trình ấy, có thể sửa chữa và bổ sung thêm cho những lần in lại sau này được hoàn chỉnh hơn.

Quyển sách này ra mắt nhờ sự đóng góp của nhiều người như:
– Pháp huynh Viên Minh đã tận tâm xem xét bản thảo sửa chữa ngữ pháp. 
– Rakkhitasīla antevāsika đánh máy, trình bày và in ấn.
– Gia đình Trần Văn Cảnh – Trần Kim Duyên, Cô Năm Lò Ven, gia đình Hoàng Quang Chung, gia đình Nguyễn Huyền Trang, cô hammanandā, cùng chư thí chủ có đức tin trong sạch hùn phước tài chánh để phát hành quyển sách này.

Bần sư thành tâm hoan hỉ cùng với tất cả quý vị.

Cầu nguyện ân đức Tam bảo: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo cùng phước thiện thanh cao này hộ trì cho tất cả chúng con thân tâm thường được an lạc. Do nhờ năng lực pháp thí thanh cao này, làm duyên lành cho chúng con trên con đường tu hành để giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Cầu mong giáo pháp của Ðức Phật Gotama được trường tồn đúng 5.000 năm trên thế gian, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài cho tất cả chúng sinh, nhất là chư thiên và nhân loại.

Tổ Ðình Bửu Long
Mùa hạ Phật lịch 2544.
Dhammarakkhita bhikkhu
(Tỳ khưu Hộ Pháp)

 

TẢI SÁCH EBOOK BẢN TIẾNG VIỆT TẠI ĐÂY

GuongBacXuatGia

—————————–

Bài viết được trích từ Cuốn Gương Bậc Xuất Gia – tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu    

* Link  Cuốn Gương Bậc Xuất Gia
* Link  Tải sách ebook Gương Bậc Xuất Gia
* Link  Video cuốn Gương Bậc Xuất Gia
* Link  Audio cuốn Gương Bậc Xuất Gia
* Link  Thư mục Tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu 
* Link  Thư mục Ebook Hộ Pháp Tỳ Khưu
* Link  Giới thiệu tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu  
* Link  Tải App mobile Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

 

 

Các cuốn sách khác

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app