NHỮNG GIỚI TU TẬP
Vì trong nếp sống hằng ngày, các vị tỳ khưu – ngoài trừ những vị hành thiền ở các nơi vắng vẻ, xa xôi – thường có cơ hội tiếp xúc với hàng cư sĩ và, vào thời Đức Phật còn hiện tiền cũng có những vị tu sĩ du phương hành khất trong Giáo Hội Tăng Già nên có một cơ cấu luật giới liên quan đến những trường hợp tiếp xúc ấy. Vì có những tác phong sai lầm của một vài thầy Tỳ khưu nên Đức Thế Tôn ban hành một số giới tu tập mà nếu vi phạm, thầy tỳ khưu phải chịu tội. Trong một vài trường hợp, Đức Phật cũng có sửa đổi đôi chút và đôi khi cũng cần có những biện pháp khoan hồng để giữ vững tinh thần căn bản. Do đó, phần lớn các giới tu tập đã được trắc nghiệm trong thực tế cho đến lúc trở thành hoàn toàn thực tiễn.
Tất cả các giới luật ấy nằm trong bảy phân hạng, sắp xếp theo trường hợp trọng hay khinh. Bảy phân hạng ấy có thể tóm lược như sau:
Bất cộng trụ (pārājika, không còn được xem là người của Giáo Hội nữa, hay nói cách khác, là phải hoàn tục), là bốn giới đầu tiên trong giới bổn (pātimokkha, giới căn bản), nếu vi phạm, thầy tỳ khưu phải hoàn tục, không còn tiếp tục sống chung với các vị tỳ khưu khác nữa, và trọn kiếp sống hiện tiền khong thể còn xuất gia tỳ khưu trở lại. Người đã phạm tội bất cộng trụ không còn là con của Đức Thích Ca (hay Đức Phật) nữa, phải tức khắc lìa bỏ bộ y. Bốn trọng tội ấy là:
Mọi hình thức hành dâm.
Lấy một vật mà không có ai cho, với ý định ăn cắp.
Cố ý cướp sự sống của một người, bất luận dưới hình thức nào.
Giả dối, khoe khoang rằng mình đã đạt đến trạng thái siêu thế mà thật sự mình chưa đạt.
Tăng tàn (sanghāsisesa, chính thức triệu họp chư Tăng), phân hạng thứ nhì, gồm mười ba trọng tội mà khi vi phạm, thầy tỳ khưu phải chịu trải qua một thủ tục kỉ luật đặc biệt nhằm giúp thanh lọc tâm người có tội và làm cho người ấy trở nên khiêm tốn.
Tuy nhiên, cũng như khi phạm tất cả những tội khác, trước tiên, thầy tỳ khưu phải sám hối. Vì lợi ích của người cư sĩ, xin trích ra say đây các tội thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm trong mười ba tội:
Cố ý va chạm một người phụ nữ với tâm tham ái
Có những lời lẽ lẵng lơ khi nói chuyện với phụ nữ
Tán dương những hành động có tính cách ti tiện, lẳng lơ trước người phụ nữ.
Đứng ra làm mai mối cho người đàn ông hay đàn bà.
Trong phần sau, với nhiều chi tiết hơn, sẽ bàn đến các “tội nặng” khác của phân hạng này.
Trọng tội (thullaccaya, những tội trầm trọng), có rất nhiều nhưng không nằm trong một phần nào của tạng Luật. Đôi khi là một tội, kết quả của một phần hành động, mà nếu thực hiện trọn vẹn sẽ trờ thành Bất Cộng Trụ, hoặc Tăng Tàn. Khi vi phạm giới tu tập này, cũng như các giới kể sau, thầy tỳ khưu có thể sám hối với một vị tỳ khưu khác không có vi phạm giới ấy.
Ưng Đối Trị (pacittiya, chuộc tội), có chin mươi hai giới tu tập trong giới bổn (pātimokkha) bao gồm một số rộng lớn các đề mục, trong ấy có vài đề mục mà người cư sĩ nên hiểu biết.
Ưng Phát Lộ (pātidesaniya, phải sám hối) có bốn giới trong giới bổn (pātimokkha) mà ngày nay chỉ còn ít cơ hội để áp dụng.
Hành Động Không Chơn Chánh (dukkata, hành động sia làm hay tác ác), một phân hạng có rất nhiều đề mục mà để tránh vi phạm, cần phải chú tâm thận trọng. Có bảy mươi lăm giới tu tập (sekhiva, pháp học) trong giới bổn bao gồm những điểm lợi ích cho người cư sĩ.
Ngôn Ngữ Không Chơn Chánh (dubbhasi – ta, lời nói sai lầm), bao gồm những lời nói vô ích không nằm trong các phân loại trên, thí dụ như dung lời khiếm nhã trong khi đùa cợt. Phân hạng này chỉ có một trường hợp.