KỶ LUẬT TỔNG QUÁT

Nguyên tắc chính yếu nên ghi nhận là đời sống căn bản trên giới luật rất khác với một đời sống thường. Giới luật hướng dẫn thầy tỳ khưu có một lối sống như “người đi ngược dòng” (tham ái), có một tác phong ngược hẳn với người “thọ hưởng dục lạc của ngũ trần”. Hãy lấy thí dụ vật thực một lần nữa. Người thường, không bị gò bó trong kỷ cương tôn giáo nào, có thể đặt hết tâm trí thưởng thức mọi phương diện của một buổi ăn ngon như mùi thơm, màu sắc, hương vị.. v.v… của vật thực và do đó, có thể thõa mãn trọn vẹn lòng tham ái. Người ấy có thể chuyện trò với người khác và có thể ăn quá độ. Ngược lại, một vị tỳ khưu chơn chánh phải thu thúc và suy niệm trong khi ăn. Thức ăn đối với thầy chỉ là những chất dinh dưỡng, một loại thuốc bổ, để giữ thể xác được khỏe mạnh. Và nếu tham ái phát sanh, thầy phải quán tưởng về tính cách ô trược của vật thực để tiêu trừ ý tưởng bất thiện ấy. Thầy chỉ nói rất ít, thu thúc kiểm soát lục căn và chỉ ăn vừa đủ.

Lý do vì sao có sự khác biệt giữa hai thái độ ấy, thật không có gì khó khăn nhận định. Người đã bị lôi cuốn trong trận cuồng phong của tham ái, không hiểu biết nghiệp báo luân hồi, không nhận thức ý nghĩa của dukkha (đau khổ), không thể đi trên con đường an toàn và chỉ biết thâu nhận những quyền lợi nhỏ nhen, tạm bợ của một kiếp sống làm người. Trái lại người có chú nguyện trở thành tỳ khưu, đã quyết tâm chấp nhận một con đường rõ ràng, nhất định, và con đường ấy được vạch ra bởi giới luật (vinaya). Khi thọ lễ chấp nhận (upasampada – cụ túc giới) thầy tỳ khưu quyết định cố gắng thực hành giới luật. Kinh Pháp cú (câu 75) dạy:

“Một con đường đưa đến quyền lợi của thế gian,

Một con đường khác dẫn đến Niết bàn.

Nhận định rõ ràng điều này,

Vi tỳ khưu noi theo dấu chân Đức Phật.

Không thích thú trong mùi danh bả lợi

Mà đơn độc chuyên chú.”

Ta có thể thấy rằng một vài giới tu tập, trình bày ở phần sau, hình như quái lạ và phức tạp, có khi không cần thiết cho người cư sĩ, nhưng có nó tác dụng nhất định trong đời sống xuất gia và trợ giúp thầy tỳ khưu có sự tự trọng, thật là chánh yếu, để giữ phẩm hạnh của người có chú nguyện giải thoát. Vì lẽ ấy, người cư sĩ may mắn được cơ hội thỉnh một vị sư chơn chánh về thành phố mình phải thật sự hoan hỉ, cố gắng trợ giúp vị sư ấy giữ tròn giới luật. Những người hành động như vậy – tức là làm một việc có phần khó khan, cần có sự cố gắng, nhưng đem lại nhiều quả lành – là tự mình tu tập chánh đáng. Một vị tỳ khưu đúng như những câu sau đây mô tả quả thật xứng đáng được hộ trì:

“Đối với vị tỳ khưu có trí tuệ, thực hành Phật sự như vậy,

Thu thúc lục căn, tru túc,

Khéo ghép mình vào giới bổn (patimokkha),

Thân cận với bạn bè cao thượng và tinh tấn,

Theo con đường chánh mạng trong sạch.

Vị tỳ khưu đã trong mọi tác hành Phật sự,

Thành tựu phỉ lạc an tịnh và niềm tin,

Chắc chắn vị ấy có thể đạt đến trạng thái tịch tịnh,

Hạnh phúc làm an tịnh các vật hữu lậu.”

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app