KẾT LUẬN

Trong hiện tại, người Thái Lan đối xử với hàng xuất gia như thế nào?

Trong vấn đề này, cũng như trong rất nhiều vấn đề, có hai cực đoan và một lối lợi ích ở giữa. Cực đoan đầu tiên là quá đổi tán dương một vài vị tỳ khưu. Trong mắt người thiện tín, tuyệt đối các ngài không thể làm điều sai lầm. Dường như thể bộ y vàng có phép nhiệm màu, làm mê hoặc, và do đức tin cuồng nhiệt ấy, người đệ tử không thể nghe lời nào hay thấy điều nào không toàn thiện, toàn hảo của vị thần tượng. Ngài là một vị A la hán! Một vị Bồ tát! Hay những danh từ tốt đẹp nào khác để tôn sung vị thầy của mình. Cũng có người lầm lạc, tưởng tượng rằng người đắp y vàng đương nhiên đã là A la hán, và vồn vập dâng lên thầy tỳ khưu những lời tán dương cao đẹp đến đỗi nếu trí các ngài không bị quay cuồng và tâm không bị chao động khi chính các ngài cũng phải hết sức ngạc nhiên. Những liều “tán dương tinh thần” êm dịu ấy rất dễ đưa đến tôn sùng cá nhân, hơn là tâm đạo nhiệt thành hướng về Tam Bảo.

Cực đoan kia – ít có hơn – là thái độ thanh tra đời sống tỳ khưu. Đó là một lối quan sát chặt chẽ, với tinh thần chỉ trích về hành động và tác phong của thầy tỳ khưu, một thái độ xuất xứ từ căn sân. Những lời phỉ báng thường làm cho một lỗi lầm nhỏ nhen của nhà sư có thể trở thành trọng đại. Những câu chuyện bịa đặt, nghiền ngẫm tới lui được thêm vào trí tưởng tượng kém trong sạch của đám đông và, có lẽ, tính ngã mạn hay lợi ích riêng tư, đưa ra trước công chúng cái được xem là tội ác dấu diếm.

Ở Thái Lan, hai cực đoan trên không có vai trò quan trọng. Người Phật tử tôn kính chư vị tỳ khưu và sadi nhưng, ngoại trừ tâm đạo nhiệt thành đối với ông thầy riêng của mình, không có vồ vập tán dương các vị tỳ khưu mà mình không biết. Dù sao cũng có lối một phần tư người lớn và thiếu niên đang đắp y vàng ở Thái Lan và phẩm hạnh của các Ngài, trong một đoàn thể đông đảo như vậy, tự nhiên rất là khác biệt với nhau. Đàng khác, phần đông thiện tín cũng nhắm mắt trước những sai lầm nhỏ nhen của hang xuất gia và không tìm tòi để chỉ trích. Thái độ ấy khá thích đáng vì ngoại trừ trường hợp đương sự muốn và có khả năng thoát ra khỏi cái bất thiện để đạt đến cái thiện, quá nhiều lời chỉ trích thường không đem lại lợi ích. Ông thầy tế độ có nhiều quyền lực hơn đối với các đệ tử, xuất gia cũng như cư sĩ, nhưng người thiện tín khó có được khả năng và uy thế ấy. Ta nên suy niệm về nghiệp báo và nhận định mỗi người là:

“Sở hữu chủ của cái nghiệp của mình, là thừa kế của nghiệp, sanh ra do nghiệp, dính liền với nghiệp và do nghiệp quyết định.”

Vì suy niệm như thế là trao dồi, phát triển tâm xa. Mỗi người tự mình tu tập. Mỗi vị tỳ khưu tự mình trao dồi, tự mình phát triển và mỗi người cư sĩ cũng vậy.

Như vậy, dù là xuất gia hay cư sĩ, ta phải mang trong long niềm tri ân sâu xa đối với Đức Thế Tôn, người đã ban hành các giới tu tập cho chư vị tỳ khưu, căn cứ trên mười lí do sau đây:

Vì sự an lành của chúng Tăng (sangha, giáo hội).
Vì sự an toàn của chúng Tăng.
Để kiểm soát những người chưa vững chắc (còn sơ cơ).
Vì sự an toàn của những thầy tỳ khưu có giới hạnh trang nghiêm.
Để đè nén những lậu (asava) trong kiếp sống hiện tại.
Để ngăn chặn, không cho những lậu hoặc phát sinh trong một kiếp tương lai.
Để làm cho người chưa hoan hỉ (với giáo pháp) trở nên hoan hỉ.
Để cho người đã hoan hỉ càng thêm hoan hỉ.
Để thiết lập chánh Pháp.
Vì lợi ích của giới luật

“Ayam dhammo ayam vinayo idam satthu –sasanam”

“Đây là giáo pháp, đây là giới luật, đây quả thật là giáo huấn của Đấng Bổn Sư”.

 

CHÚ THÍCH:

[1] Trong kinh Tăng nhứt A hàm (Anguttara) ta còn tìm thấy hai lí do khác là: “vì thiện cảm của người cư sĩ (một quan điểm rất quan trọng) và “để ngăn chặn những mối chia rẻ do các vị tỳ khưu có tâm dạ xấu” (chú trọng đến điểm Giới Luật bảo tồn tăng già.)

[2] Nghi thức cuối đầu đảnh lễ theo lối cổ truyền là hình thức tốt đẹp nhất để rèn luyện hạnh khiêm tốn, gọi là “năm điểm chấm đất” (pancanga vandana) vì khi đảnh lễ, có năm điểm trong thân người chạm với mặt đất là: trán, hai bàn tay và hai đầu gối.

[3] Những vị giữ giới luật không chấp nhận lời giải thích này. Các Ngài chỉ bằng long ở những nơi riêng biệt như một tầng lầu trong nhà không có một người phụ nữ ở. Về những điểm trong Luật tạng mà ta có thể giải thích bằng nhiều lối khác nhau, tốt hơn người cư sĩ nên hỏi trước quan điểm của thầy tỳ khưu mà mình có việc liên lạc đến. như giới cấm thủ cũng vậy.

[4] Một lối sống sai lầm đối với thầy tỳ khưu là tưng tui, nựng nịu em bé, dù trai hay gái để lấy long. Hãy để cách thâu phục nhân tâm ấy cho những nhà chính trị.

[5] Ở Tích Lan hay Miến Điện thầy tỳ khưu không dùng cái khăn để nhận ấy và các bà tín nữ có thể trao vật cúng dường đến tận tay nhưng không được đụng vào tay.

[6] Vào thời kỳ Đức Phật và đến nay vẫn còn lưu truyền, người cư sĩ thường gọi thầy tỳ khưu là Bhante (Bạch Sư hoặc Bạch Thầy)

[7] “Okasa, aham Bhante, dvarattayena katam, sabbam apparadham khamatame Bhante.

Dutiyampi, aham Bhante…..

Tatiyampi, aham Bhante ….. khamata me Bhante.”

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app