Nội Dung Chính
Đương đầu với tâm mình
Đạo, Quả và Niết Bàn không phải là chuyện ngẫu nhiên đạt được. Đạo, Quả, Niết Bàn phát sinh từ sự thực hành đúng, từ chánh tinh tấn, từ can đảm, dám tập luyện, suy nghĩ và bắt tay vào việc. Nỗ lực này bao gồm cả việc đối kháng hay đương đầu với chính tâm bạn.
Đức Phật dạy chúng ta đừng tin vào tâm vì nó phiền não, bất tịnh, không thể hiện Giới hạnh hay Pháp. Trong tất cả mọi cách thực hành khác nhau mà chúng ta chú tâm nỗ lực, chúng ta phải đối kháng lại con tâm này. Khi tâm bị đối kháng, nó trở nên nóng và âu sầu, lúc ấy chúng ta sẽ phân vân chẳng biết ta đi có đúng đường không. Vì sự thực hành bị phiền não tham ái xâm nhập nên chúng ta đau khổ đến nỗi có thể quyết định ngưng hành thiền nữa. Nhưng Đức Phật dạy chính đó là sự thực hành đúng đắn; phiền não này chớ không phải bạn, đang bùng cháy. Đương nhiên là việc hành thiền khó khăn chứ không phải dễ.
Nhiều nhà sư hành thiền chỉ tìm giáo pháp phù hợp với sách vở, kinh điển. Dĩ nhiên, vào thời kỳ học hỏi nghiên cứu, phải y cứ vào kinh điển. Nhưng lúc “chiến đấu” với phiền não, phải chiến đấu ngoài sách vở. Nếu căn cứ vào mô mẫu có sẵn, bạn không thể đứng vững trước quân thù. Kinh điển chỉ đưa một mô mẫu và có thể khiến bạn quên mình, bởi vì chúng đặt căn bản trên trí nhớ và khái niệm. Suy nghĩ theo khái niệm phát sinh ra ảo tưởng, mơ mộng viển vông, có thể đưa bạn lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục, một nơi xa vời của tưởng tượng, vượt ra ngoài chân lý đơn giản nằm ngay trước mắt bạn.
Nếu chịu khó rèn luyện, trước tiên bạn sẽ nhận thấy rằng thân ẩn cư là điều quan trọng. Khi sống ẩn cư bạn có thể nghĩ đến lời khuyên của Ngài Sariputta về ba loại ẩn cư: thân ẩn cư, tâm ẩn cư, xa lánh phiền não cám dỗ ẩn cư. Ngài nói rằng: “Thân ẩn cư là nguyên nhân tạo nên tâm ẩn cư, và tâm ẩn cư là nguyên nhân phát sinh tị phiền não ẩn cư.” Dĩ nhiên, khi tâm bạn yên tĩnh, bạn có thể sống bất kỳ nơi nào. Nhưng trong giai đoạn đầu tìm hiểu giáo pháp thì “Thân ẩn cư” có giá trị vô lường. Ngay hôm nay hay một ngày nào đó bạn hãy đi ra khỏi xóm làng, ngồi xuống. Hãy tập một mình. Bạn cũng có thể một mình leo lên đỉnh đồi cao đáng sợ. Rồi bạn sẽ bắt đầu hiểu rõ: nhìn vào chính mình thật sự sẽ như thế nào.
Đừng quan tâm đến việc có an tịnh hay không. Càng thực tập bạn càng tạo nên những nhân đúng và sẽ quen thuộc với những gì xảy ra. Đừng sợ bạn sẽ không thành công, không đạt được sự an tịnh. Nếu nghiêm chỉnh thực hành, bạn sẽ trưởng thành trong Giáp Pháp. Ai tìm sẽ thấy. Chỉ người ăn mới no.
CÁC BÀI VIẾT TRONG SÁCH
- Audios Các Cuốn Sách Nổi Tiếng Ngài Ajahn Chahn Viết (Phần 2)
- Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
- Chấm dứt hoài nghi
- Bỏ hết ngôn từ sách vở, và tự mình nhận thức
- Học hỏi và kinh nghiệm
- Những tên trộm trong tâm bạn
- Bỏ đói phiền não
- Hạnh phúc và Đau khổ
- Tâm phân biệt
- Theo thầy
- Cái gì còn mới thì đều tốt đẹp
- Hãy để cho cây mọc tự nhiên
- Tại sao phải hành thiền?
- Giữ rắn trong tay
- Giới hạnh
- Giới, Định, và Tuệ
- Đừng bắt chước
- Thế nào là tự nhiên
- Điều hòa
- Hãy nương tựa vào mình
- Biết mình, biết người
- Tình yêu thật sự
- Đương đầu với tâm mình
- Chánh niệm
- Cốt tủy của Thiền Minh Sát
- Thiền hành
- Ai mắc bệnh đây?
- Tập chú tâm
- Kham nhẫn và điều hòa
- Bảy ngày đắc đạo
- Học tụng kinh
- Quên thời gian đi!
- Vài gợi ý trong việc hành thiền
- Quán chiếu mọi vật
- Lá rụng
- Thu thúc
- Giới là dụng cụ
- Chữa trị bất an
- Sống hòa thuận, hài hòa với người khác
- Tiết chế lời nói
- Đối diện với tham ái
- Hoàn cảnh có thể thay đổi, nhưng tâm vẫn thế
- Bạn trốn đi đâu bây giờ?
- Hãy nương tựa vào chính mình
- Học hỏi cách dạy học
- Giữ Giáo pháp đơn giản
- Cái cốc của ngài Ajahn Chah
- Chân phép màu
- Pháp hành của người chủ nhà
- Vô ngã
- Nước ngầm
- Niềm vui của Đức Phật
- Tôi nói ngôn ngữ Zen
- Bên trong bạn không có gì cả
- Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình – Vấn đạo với Ajahn Chah. – 1
- Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình