Nội Dung Chính
Video (42) Người Thầy và Người Bạn Đạo – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007
Người Thầy và Người Bạn Đạo – Thiền Sư U Paṇḍitā – Khóa Thiền Mùa Xuân 2007
Ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Như Lai Thiền viện- California
Bản text do chị Lê Thị Bích Lan gõ (chưa kiểm duyệt chính tả)
Hôm qua Sư Cả đã giảng về người bạn đạo lí tưởng. Muốn được bản chất thật sự của Danh-Sắc để có được Minh Sát tuệ từng giai đoạn, hành giả cần phải có người bạn đạo lí tưởng. Sư đã nói qua bốn phẩm tính của người bạn đạo lý tưởng. Hôm nay Sư cả tiếp tục giảng về đề tài này. Trong Thanh Tịnh Đạo, người bạn đạo lí tưởng (Kalyna mitta) là người có đầy đủ bảy phẩm tính.
Người bạn đạo lí tưởng là người muốn cho người khác được an vui, luôn luôn muốn cho người khác cải thiện và tốt hơn. Người có đầy đủ bảy phẩm tính chắc chắn là người bạn đạo lí tưởng. Nếu chọn người bạn hay người thân có phẩm tính thấp hơn mình, bằng mình hay hơn mình so theo tiêu chuẩn bảy phẩm tính, hành giả có thể thấy xem chính mình và những người bạn đó có được bao nhiêu phẩm tính của người bạn đạo lí tưởng. Nếu một người có đầy đủ bảy phẩm tính là người có khả năng làm vì lợi lạc cho người khác. Đó là những gì giải thích theo chú giải của Thanh Tịnh Đạo. Người được người khác thương mến bởi nhiều nguyên nhân, nguyên nhân gì làm cho một người được thương mến. Trong chú giải Tăng Chi Bộ Kinh và chú giả Thanh Tịnh Đạo, người bạn đạo lí tưởng có được đức tin và sự tự tin (Pali phút 2:18). Người bạn đạo lí tưởng có đức tin và tự tin về Nghiệp Quả làm tốt gặp tốt, làm xấu gặp xấu. Giống như nếu ăn thức ăn thích nghi sẽ làm cho hết đói và bổ dưỡng cho cơ thể.
Nếu ăn thức ăn không thích nghi sẽ bị nhiễm độc. Cùng thế ấy, nếu giữ gìn thân khẩu ý tốt đẹp, cá nhân sẽ hưởng lợi lạc. Nếu có thân khẩu ý xấu xa, cá nhân sẽ bị hại. Người bạn đạo lí tưởng có đức tin và tự tin nơi Nghiệp Quả (pali phút 3:08) là những gì đáng được tin. Hành giả phải hiểu phẩm tính khéo tuyên giảng của giáo pháp (pali phút 3:22). Giáo pháp Đức Phật được dạy có phương pháp có Nhân có Quả, Nhân nào Quả đó. Nếu một người làm thiện nghiệp qua thân khẩu ý sẽ làm cho thân khẩu ý trong sạch và do vậy không bị hiểm nguy, không bị sợ hãi. Giáo pháp cho thấy phương pháp tu tập và kết quả từ sự tu tập đúng phương pháp. Tu tập đúng phương pháp, tâm được trong sạch vì thấy rõ sự thật như vậy là phẩm tính khéo tuyên giảng (pali 4:09). Do đó, giáo pháp được giảng dạy có phương pháp, có phẩm tính khéo tuyên giảng nên hành giả có đức tin và sự tự tin nơi giáo pháp. Hành giả còn tin rằng trong Tăng đoàn có những người tu tập theo Giới-Định-Tuệ, tin rằng có kiếp sống trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Hành giả tin rằng những gì có thể xảy ra qua sự suy tư về những gì hành giả đã kinh nghiệm. Do tin nơi
Nhân Quả, hành giả tin những Quả tốt hay xấu là kết quả của các Nghiệp thiện hay bất thiện, là những gì của cá nhân làm chủ. Có đức tin và tự tin nơi Nghiệp, hành giả sẽ tránh xa không làm điều xấu, không có những cư xử xấu, hành giả tránh xa sự bất thiện, giống như tránh xa thức ăn độc hại. Do vậy người này thu thúc thân khẩu qua sự giữ giới. Nhờ làm điều thiện lành nên giữ giới tròn đầy và cũng có được kiến thức về kinh điển. Hành giả biết được cách tự kiểm soát tâm và bản thân. Do tự kiểm soát mình nên bảo vệ được người khác. Có được sự hiểu biết qua kinh điển, hiểu biết phương pháp kiểm soát nên từ bỏ sự cư xử xấu xa. Từ bỏ sự cư xử xấu xa đem lại điều tốt đẹp và làm cho đời cá nhân được thăng tiến. Do có được đức tin và tự tin, hành giả giữ tròn đầy giới đức và đồng thời có được sự hiểu biết về kinh điển. Người có được cả hai phẩm tính này rất hiếm có. Khi chọn một người hướng dẫn, người hướng dẫn có phải có phẩm chất. Đức Phật là người có được phẩm tính Chánh Biến Tri.
Ngài là người tự bản thân nơi Ngài có trí tuệ mà không có thầy dạy. Ngài có trí tuệ hiểu biết mọi chuyện, Chánh Biến Tri. Ngài có thể hướng dẫn chúng sinh điều gì cần phải thu thúc và điều gì cần phải làm. Ngài có đầy đủ trí tuệ và giới hạnh (pali phút 7:30), Minh Hạnh Túc và Ngài còn có tâm đại bi. Nếu một người biết được những gì không nên làm và những gì nên làm mà không có lòng bi mẫn, người này sẽ không ngăn cấm người khác làm những điều xấu xa. Chỉ khi nào có lòng bi mẫn thì mới chỉ giúp người khác tránh những gì không nên làm và làm những gì nên làm. Nếu không có sự hiểu biết tốt xấu, không thể chỉ người khác giữ gìn thu thúc để không đi vào con đường xấu. Do đó có hai điều cần thiết cho người hướng dẫn. Thứ nhất phải có trí tuệ, hiểu được các gì tốt và cái gì xấu, cái gì có lợi và cái gì không có lợi và điều kiện thứ hai là phải có lòng bi mẫn. Một người hướng dẫn người khác cần có hai phẩm tính trí tuệ và lòng bi mẫn. Có trì tuệ nên hiểu được đúng sai, lợi hại. Có tâm bi mẫn nên mới chỉ cho người khác nên làm những gì có lợi và không nên làm những gì có hại. Người có hai phẩm tính này được xem như thoả mãn yêu cầu về phẩm tính của một người được coi như có khả năng hướng dẫn được người khác. Nhờ hai phẩm tính trên, người này hướng dẫn người khác không làm những gì có hại và nếu làm những gì có hại thì người này sẽ bị nguy hiểm, đau khổ và làm cho chính mình tự hại thấp. Người này cũng chỉ dẫn người khác biết làm những điều thiện lành. Làm những điều thiện lành sẽ không bị nguy hại, sẽ không bị đau khổ. Do đó, một người cần phải có sự hiểu biết, làm tốt gặp tốt, làm xấu gặp xấu.
Nhờ có sự hiểu biết về Nhân Quả, dễ cho người này phát triển được đức tin và sự tự tin. Người này cần phải khơi dậy được đức tin qua sự tu tập. Do đó, hành giả nên tu tập để giúp cho đức tin gia tăng và trở thành người có đức tin không lay chuyển. Chỉ khi nào có đức tin, hành giả mới có đức tin nơi trí tuệ của Đức Phật và tin vào Nhân Quả, tin vào Đức Phật là bậc Chánh Biến Tri và là người có tâm đại bi. Nhờ có đức tin, hành giả mới thu thúc những gì cần phải thu thúc và làm những gì cần phải làm theo như những gì được chỉ dẫn. Do thu thúc những gì cần phải thu thúc nên không bị nguy hại và do những gì cần phải làm nên hưởng được lợi lạc. Do vậy mà hành giả làm tròn đầy những điều căn bản theo giáo pháp. Nhờ đó mà hành giả được người khác thương mến. Hành giả không cần mong ước được người khác thương mến mà tự động được người khác thương mến. Người thực hành giáo pháp sẽ được giáo pháp bảo vệ, hỗ trợ và giúp đỡ. Mọi người đều thương mến người thực hành giáo pháp.
Đây là lợi lạc của sự thực hành giáo pháp. Người có trí tuệ biết được những gì tốt hay xấu sẽ có khả năng giúp người khác sửa sai với tinh thần xây dựng. Với tâm mang ý tưởng xây dựng, người này giúp người khác thu thúc không làm những gì nguy hại và khi thấy người này làm điều tai hại không tốt thì người này chê trách và phê phán. Không phải chê trách và phê phán với tâm muốn làm hại mà là với tâm muốn xây dựng giúp người này sửa đổi. Người có khả năng thành thạo trong việc hướng dẫn, khuyên bảo người khác cũng thành thạo trong sự chỉ lỗi của người khác. Nếu người thầy bị học trò chỉ lỗi, người thầy phải có khả năng chấp nhận để sửa sai. Người thầy không nên có thái độ tôi là thầy, tồi làm ra nguyên tắc, tôi đúng, trái lại phải biết chấp nhận và sửa sai. Trong kinh điển có nói đến một Sadi bảy tuổi đã nhắc Ngài Xá Lợi Phất mặt y cho gọn gàng. Ngài Xá Lợi Phất nghe vậy và chấp nhận sửa lại y áo cho đúng Chúng ta nên xem gương của Ngài Xá Lợi Phất.
Do đó, bốn phẩm tính của người bạn đạo lý tưởng có được là (pali phút 14:01): được thương mến, được kính trọng, được người khác rải tâm từ và có khả năng chỉ lỗi người khác. Sư cả cho ví dụ nếu cha mẹ là người nghiện ngập sẽ không dạy được con, bảo con không nên hút sách, nếu cha mẹ là người bài bạc sẽ không dạy được con, bảo con không được bài bạc. Do đó, muốn dạy được con, cha mẹ phải làm gương tốt. (pali phút 14:50) là khả năng giải thích những điều thâm sâu của giáo pháp. Phải là người có sự hiều biết về kinh điển, có hai loại hiểu biết: hiểu biết qua kinh điển (pali phút 15:08) và hiểu biết qua thực hành (pali phút 15:11). Hành giả cần phải nghe pháp và tu tập đến chừng nào đó mới hiểu được giáo pháp. Người thầy dạy cần phải có cả hai: hiểu biết qua kinh điển và hiểu biết qua thực hành. Người thầy phải có khả năng giải thích đây là lý thuyết, đây là thực hành. Nhờ đó, hành giả có sự kết hợp từ hai sự giải thích về lý thuyết và thực hành nên hành giả mới tìm được giải đáp. Muốn là người thầy có đầy đủ khả năng giảng dạy, người này cần có cả hai sự hiểu biết về lý thuyết và thực hành.
Người này phải có khả năng giải thích về Tứ Diệu đế, Nhân Quả, Thập nhị nhân duyên và theo Tăng Chi Bộ Kinh người thầy cũng phải có khả năng giải thích những điều thâm diệu như các tầng thiền Tứ niệm xứ hay Đạo quả. Nếu chỉ giải thích Tứ Diệu đế về mặt lý thuyết suông thì không dễ cho người khác hiểu được. Hành giả phải hành thiền để hiểu thế nào là khổ, là Diệu đế thứ nhất. Cả thân này là sự thật về khổ. Thấy, nghe, ngửi, nếm và đụng chạm, v.v.. là khổ.
Căn cứ trên Diệu đế thứ nhất, nếu người cho những điều này là tốt, sự thấy là tốt là dễ chịu, sự nghe là tốt là dễ chịu thì sẽ trở nên dính mắc vào đó, rồi phát sinh tham ái (Tanha) và chính tham ái là nguyên nhân khổ. Người thầy dạy phải giải nghĩa về tham ái, sự dính mắc vào sự nghe, sự thấy là nguyên nhân khổ. Sự chấm dứt nguyên nhân và kết quả của khổ là sự diệt khổ (Nirodha), tức là Diệu đế thứ ba (sự diệt khổ). Muốn thực chứng Diệu đế thứ ba cần phải tu tập Tam học Giới-Định-Tuệ hay nói cách khác tu tập Bát Chánh đạo. Tu tập Bát Chánh đạo giúp cho cá nhân có được sự hiểu biết về những gì cần phải hiểu biết và phải từ bỏ những gì cần phải từ bỏ, thực chứng những gì cần phải thực chứng, phải phát triển những gì cần phải phát triển.
Người thầy nên giải thích và phân tích Bát Chánh đạo. Ví dụ như từ đứng sang ngồi, ngay lúc hạ thân xuống, có hàng loạt tác ý muốn ngồi và chuyển động ngồi xuống đi theo sau. Đây là Diệu đế thứ nhất, chân lý sự khổ. Nếu không chánh niệm, lúc các hiện tượng này sinh khởi, hành giả sẽ không biết được Diệu đế thứ nhất. Như vậy hành giả sẽ hiểu sai. Nếu không biết sự thật này, hành giả sẽ có dính mắc. Bằng cách niệm vào đề mục ngay lúc sinh khởi, hành giả hiểu Nhân Quả, vô thường, khổ, vô ngã. Nhờ hiểu biết rõ ràng Diệu đế thứ nhất, chân lý về sự khổ, qua kinh nghiệm thực chứng, hành giả khắc phục được tham ái, dính mắc. Do đó, có sự hiểu biết rõ ràng, tham ái sẽ không phát sinh. Nếu không hiểu rõ thì vô minh sẽ sinh khởi. Hiểu rõ ràng sẽ không còn vô minh. Nhờ hiểu rõ Danh- Sắc nên không còn tin vào hồn, hành giả khắc phục được tà kiến. Theo cách này, vô minh, tham ái và dính mắc sẽ ngừng lại, đó là sự diệt khổ. Do đó, nếu biết sự thật, hành giả sẽ không tạo nghiệp tốt xấu để đưa đến tái sinh.
Hành giả chỉ làm những nghiệp thiện không đưa đến tái sinh. Những nghiệp thiện đưa đến giải thoát. Nếu không tạo nghiệp tốt xấu, sẽ không đưa đến tái sinh (phút 20:35 ). Nghe không rõ bị cắt đứt. Nếu hành giả niệm một cách hiệu quả thì trong một niệm có liên quan đến Giới-Định-Tuệ. Khi niệm với tinh tấn và chánh niệm chặt chẽ làm cho tâm định phát triển. Khi tâm định an trụ và tập trung trên đề mục, hành giả sẽ biết được sự thật. Do đó, trong mỗi niệm đều có liên quan đến tu tập Bát Chánh đạo. Nếu không biết chân lý về sự khổ sẽ không bỏ được tham ái. Nếu không bỏ được tham ái sẽ không bỏ được vô minh và do vậy không thể bỏ được chấp thủ. Giảng dạy bằng cách này, người thầy có khả năng giải thích được Tứ Diệu đế về cả hai phương diện lý thuyết và thực hành sao cho hành giả tạo loại thiện nghiệp đưa đến giải thoát (pali phút 21:57) là loại thiện nghiệp không đưa đến tái sinh.
Nhờ đó, đau khổ bị từ bỏ. Nếu hành giả chỉ được khuyên là chỉ niệm vào tâm mà không niệm vào các sinh hoạt qua thân, không niệm vào các cảm giác thì hành giả coi như thất bại trong việc phải quán sát những gì cần phải quán sát. Thất bại không quán sát được chân lý về sự khổ. Nếu hành giả thất bại không quán sát các sinh hoạt qua thân và các cảm thọ. Thất bại không quán sát được chân lý về sự khổ thì sẽ không bỏ được vô minh, tham ái và thủ. Dòng phiền não (kilesa …phút 22:58) không bị cắt đứt và tiếp tục sẽ làm xoay dòng nghiệp (kamma…phút 23:08), vòng nghệp sẽ làm xoay vòng quả (phút 23:14) và cứ thế tiếp tục đau khổ. Trong bất kỳ bài Kinh nào đều không thấy nơi đâu Đức Phật dạy rằng: chỉ nên niệm tâm không thôi.
Không có bài Kinh nào nói rằng chỉ nên thực hành niệm tâm. Hành giả phải quán sát chân lý sự khổ qua sắc pháp, thọ, pháp. Do đó, bên trong thân có vật chất, có cảm thọ và có các sinh hoạt khác sinh khởi. Hành giả cần phải niệm liên tục vào các đề mục này. Nếu hành giả không niệm vào thân, thọ, pháp hành giả sẽ không biết được chân lý sự khổ. Hành giả sẽ hiểu sai lạc và như vậy hành giả không tu tập đúng theo lời dạy của Đức Phật. Do đó, hành giả hãy xem mình có thật sự tu tập đúng theo lời dạy của Đức Phật hay không. Đức Phật dạy hành giả hãy niệm vào đề mục chính là vật chất vốn thấy rõ nhất, nổi bật nhất và trong khi quán sát đề mục chính, nếu có đề mục khác sinh khởi, nổi hơn đề mục chính, hành giả hãy quán sát đề mục phụ. Khi kinh hành, hành giả niệm vào đề mục chính là sự dở, bước, đạp. Nhưng có sự chỉ trích cho rằng quán sát dở, bước, đạp trong khi đi là phí thì giờ. Còn có sự phê phán khác cho rằng chánh niệm trong lúc ăn là điều buồn cười.
Điều quan trọng hơn hết là tu tập theo đúng lời Đức Phật dạy. Nếu phê phán như vậy là nhục mạ Phật pháp. Do đó hãy cẩn thận, đừng nhục mạ Phật pháp. Có những người không thông lào kinh điển, không biết kinh điển, không biết Phật pháp, họ nghĩ là họ đúng và họ trở thành thiền sư sổ tay. Vì lẽ đó, hành giả nên tìm đến người bạn đạo lý tưởng, tìm sự hướng dẫn từ người bạn chân thật. Trong sự tu tập thiền Tứ Niệm xứ, hành giả quán sát những gì sinh khởi trong thời điểm hiện tại là quán sát Diệu đế thứ nhất. Khi hiểu Diệu đế thứ nhất sẽ hiểu ba Diệu đế còn lại. Tiếp tục tu tập, hành giả phát triển tuệ minh sát qua từng giai đoạn. Đến khi tuệ minh sát chính mùi, hành giả hiểu rõ Diệu đế thứ ba, sự diệt khổ. Hành giả chứng đắc đạo quả, hành giả thực chứng Diệu đế thứ ba. Bằng sự chứng đắc Diệu đế thứ ba, hành giả tự động chứng đắc ba Diệu đế còn lại, tức chân lý khổ, nguyên nhân khổ và con đường diệt khổ. Có nghĩa, một khi hành giả thực chứng Niết bàn, hành giả thực chứng trọn vẹn ba Diệu đế còn lại. Do đó, bằng đầu hành thiền, hành giả quán sát Diệu đế thứ nhất hay quán sát đề mục sinh khởi trong hiện tại.
Biết được Diệu đế thứ nhất, hành giả hiểu được ba Diệu đế còn lại. Khi hành giả đạt minh sát tuệ và phát triển minh sát tuệ qua từng giai đoạn, đến khi cuối cùng chứng đắc Niết bàn, hành giả thực chứng Diệu đế thứ ba và tự động viên mãn ba Diệu đế còn lại. Khi hành giả đến giai đoạn này, hành giả buông bỏ hạnh phúc ngũ dục (kamasutra) là loại hạnh phúc không trong sạch (phút 28:00), cũng là loại hạnh phúc thoả thích bởi người thấp hèn (phút 28:08), loại hạnh phúc mà người thế tục hưởng thụ thoả thích, loại hạnh phúc hưởng thụ sự buông thả. Do đó, khi hành giả thực chứng sự diệt khổ, hành giả buông bỏ loại hạnh phúc không giá trị và không bảo đảm. Hành giả có được loại hạnh phúc từ bỏ (phút 28:47). Khi hành giả thực chứng Diệu đế thứ ba, hành giả không còn coi trọng hạnh phúc thế tục là loại hạnh phúc mà người đời thoả thích, hưởng thụ. Hành giả trở nên người tri túc với những gì mình có (phút 29:10). Hành giả không còn đòi hỏi, hưởng thọ nhiều loại vật chất và hành giả thích sống độc cư.
Hành giả thích sống độc cư, xa lánh người thân, quan hệ với người khác và quan hệ với các phiền não. Hành giả không còn coi trọng sự vui thích qua nghe âm thanh hay hay ưa thích cảm giác qua sự nói chuyện mặt đối mặt với người khác hay ưa thích sự cảm giác do sự xúc chạm. Hành giả không còn coi trọng hạnh phúc ngũ dục, hành giả buông bỏ hạnh phúc ngũ dục vì hành giả đã có loại hạnh phúc não đảm hơn và hành giả không còn coi trọng sự tái sinh.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu ni Phật
BỘ VIDEOS 39 BÀI GIẢNG | THIỀN SƯ U PAṆḌITĀ | KHÓA THIỀN MÙA XUÂN 2007