Câu hỏi của thiền sinh: Con muốn để con mình ăn uống một cách tự nhiên mà không có sự ép buộc. Còn mọi người thì lại bảo là trẻ nhỏ ham chơi, không nghĩ đến việc ăn nên cần người lớn hỗ trợ bắt chúng ăn. Con không biết làm như thế nào là đúng?
Trước khi tôi thành lập trung tâm Thabarwa năm 2007. Tôi đã xuất gia trở thành nhà sư năm 2002. Khi đó thì tôi chưa có trung tâm thiền hay những người đến thiền hay những nhóm phật tử của mình. Khi đó thì tôi rất tự do. Tôi có thể làm bất kỳ điều gì mà tôi biết rằng là đúng.
Nhưng kể từ khi tôi thành lập trung tâm thiền năm 2007 thì tôi không có thể tự mình làm tất cả mọi việc mà tôi làm cùng thiền sinh hay cư sĩ khác ở trong trung tâm.
Tôi thì tôi biết việc gì nên làm hay không nên làm. Họ thì họ cũng biết việc gì nên làm hay không nên làm, điều gì đúng và điều gì sai. Và những điều họ biết là nên làm hay không nên làm, cái gì là đúng, cái gì là sai đến từ lý thuyết hay truyền thống mà họ không thể xả ly cái lý thuyết, truyền thống đó.
Họ không chối bỏ lý thuyết hay truyền thống nhưng họ dính mắc vào lý thuyết hay truyền thống. Còn tôi thì tôi xả ly khỏi lý thuyết hay truyền thống.
Tôi phải rất kiên nhẫn trả lời mọi người. Chúng ta cần phải làm việc cùng với nhau dù là chúng ta có cái thói quen hoặc những cách nhìn khác nhau.
Nhưng để làm việc phước thiện thì nó liên quan đến tất cả mọi người. Chính vì vậy, trong công việc thì tôi cũng đối mặt những hành động.
Để vượt qua những việc này thì tôi đã sử dụng cách “chỉ để làm mà thôi, chỉ không làm mà thôi”, không có sự dính mắc vào sự cạnh tranh lẫn nhau giữa đúng – sai hay tốt – xấu. Chúng ta không thể chối bỏ sự cạnh tranh đó, thế nhưng chúng ta cũng không nên dính mắc vào điều đó.
Tôi đã cố gắng đi theo sự thật “chỉ sử dụng mà thôi, chỉ làm mà thôi mà không có sự dính mắc”. Khi đó thì phần lớn mọi người thì không hiểu được lý thuyết đó nên mọi người không theo được lý thuyết đó.
Chính vì thế mặc dù họ muốn có sự cạnh tranh tốt – xấu nhưng sự cạnh tranh đó liên quan về mặt chất lượng chứ không phải về mặt số lượng.
Hầu hết thì mọi người không hiểu về sự thật nên họ làm những gì họ cho là đúng. Còn tôi thì tôi hiểu và tôi nhìn với góc nhìn của sự thật nên tôi làm những gì nên làm. Tùy thuộc vào góc nhìn, thời gian, nơi chốn, tình huống, hoàn cảnh mà tôi sử dụng lý thuyết đó.
Tôi thì tôi chấp nhận sự cạnh tranh. Tôi thì tôi không đồng ý với họ, còn họ thì không đồng ý với tôi. Tôi thì tôi không từ bỏ, họ cũng không từ bỏ và chúng tôi thì làm việc cùng nhau.
Chúng ta có thể không cùng cách nhìn nên có sự khác nhau. Không vì thế chúng ta ngừng làm việc phước thiện. Ai đó có thể không thích người khác nhưng cũng không vì thế mà ngừng làm việc phước thiện, thiện pháp cùng nhau.
Đó là lý thuyết đúng. Chính vì vậy mà tôi sử dụng cái lý thuyết này để họ có được sự thành công từ việc “làm điều cần làm nên làm hay chỉ làm mà thôi, không có sự dính mắc“.
Các loại cạnh tranh có thể diễn ra trong bất cứ tổ chức nào hoặc bên ngoài xã hội. Để có sự thành công từ phía của Sự Thật thì chúng ta cần phải biết điều gì đúng, điều gì cần phải làm, điều gì tốt, một cách liên tục.
Tình huống này cũng tương tự như thế đối với mọi người, những người đi theo Sự Thật và làm những gì nên làm. Chúng ta nên hiểu là nếu chúng ta biết làm theo Sự Thật thì chắc chắn một ngày nào đó chúng ta sẽ thành công. Và chúng ta cần kiên nhẫn trong việc làm các thiện pháp.
Liên quan đến việc chăm sóc và nuôi dạy con. Cả hai việc chăm sóc con hay để con tự do làm theo ý của mình thì đều cần thiết. Chúng ta không nên nắm giữ một phương pháp mà nên sử dụng mỗi phương pháp theo cách đúng đắn vào thời gian thích hợp hay trong tình huống, ngữ cảnh, nơi chốn thích hợp.
Giống như việc giải quyết vấn đề chữa bệnh thì việc phòng bệnh và chữa bệnh đều cần thiết. Theo cách như thế thì chúng ta giải quyết vấn đề giữa chúng ta với nhau.
Là cha mẹ thì chúng ta thường muốn con cháu mình học hành tốt, sức khỏe tốt hay thông minh. Nhưng để làm điều chúng ta muốn thì chúng ta cần cố gắng. Thường thì chúng ta muốn như những gì chúng ta hiểu, nhưng mà như thế thì chưa đủ.
Chúng ta nên chăm sóc cho trẻ con về mặt giáo dục, sức khỏe và chúng ta cũng nên đáp ứng những cái mong muốn của người khác nữa, để nhằm làm được cái mà chúng ta muốn.
Chính vì vậy mà chúng ta nên chăm sóc cả những đứa trẻ khác nữa về mặt giáo dục, sức khỏe, trí thông minh, vì những điều đó liên quan đến tất cả trẻ con. Chính vì vậy khi ta làm việc hay chăm sóc con cái mình thì chúng ta nên làm việc hay chăm sóc cho những đứa trẻ khác nữa. Điều chắc chắn chúng ta sẽ có được điều mà chúng ta mong muốn.
Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi sống với gia đình và họ hàng cho tới khi tôi 23 tuổi. Giữa chúng tôi có nhiều sự khác nhau liên quan đến cách nhìn hay sở thích, nên chúng tôi không thân thiết với nhau lắm. Chúng tôi thường thấy những điểm chưa được của người kia.
Chính vì vậy mà những khoảng thời gian đó tôi cũng không chăm lo cho gia đình và họ hàng nhiều. Cho đến năm tôi 23 tuổi, tôi đã bắt đầu công việc kinh doanh của mình và tôi chuyển ra ở riêng. Rồi đến năm 29 tuổi, tôi đã trở thành một thiền sinh và tôi cũng không có cơ hội chăm lo cho gia đình và họ hàng. Đến khi tôi trở thành một nhà sư, thì tôi bân rộn với những người già, người bệnh rồi các thiền sinh ở trung tâm, thành ra là tôi cũng không chăm sóc cho gia đình.
Thế nhưng là một nhà sư tôi có thể giúp đỡ gia đình, trẻ con và những đứa trẻ con người khác. Mặc dù tôi không thể chăm sóc gia đình mình nhưng tôi có thể chăm sóc cho gia đình người khác.
Bằng cách làm những việc như thế thì nó rất hiệu quả để xã hội có thể chăm lo lẫn nhau, kể cả với những người lạ. Chính vì vậy mà bố mẹ tôi cũng có sức khỏe tốt, điều kiện dễ chịu mặc dù tôi không tự mình trực tiếp chăm lo cho họ.
Việc mà chăm lo cho một người nào đó cụ thể không quan trọng mà hành động tốt của việc chăm lo mới quan trọng. Hầu hết thì mọi người chăm lo lẫn nhau như thế thì chúng ta tự mình sống sót không cần dựa vào ai đó, cái gì đó.