Videos 7. Kinh Sacitta | Thiền Sư U Jatila – Khóa Thiền Năm 2016

 

 

KINH SACITTA

Hôm nay Ngài Thiền sư sẽ giảng bài pháp thoại, bài kinh có tên là Sacitta Sutta nằm trong (Pali: 0:14) tức là trong Tăng Chi bộ kinh (Pali:0:18) tức là chương 10 pháp. Bài kinh Sacitta Sutta liên quan đến quán xét tâm của mình. Sa: có nghĩa là với, Citta: là tâm, với chính tâm của mình.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn cư trú trong vườn Kỳ Viên Jatavana của ông Cấp Cô độc tên Pali là Anathapindika tại thành vương xá Shravasti. Và bấy giờ Đức Thế Tôn gọi các Tỳ  – kheo:

  • Này các Tỳ – kheo! Chư Tỳ – kheo đáp lại lời của Đức Thế Tôn:
  • Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn. Và Đức Thế Tôn nói rằng:
  • Này Chư Tỳ-kheo, ta sẽ dạy pháp thoại Sacitta Sutta và Chư Tỳ-kheo đáp: Vâng, bạch Thế Tôn, chúng con muốn lắng nghe. Đức Thế Tôn dạy như sau:

Này Chư Tỳ-Kheo, nếu một vị Tỳ-kheo mặc dù không có thiện xảo, hiểu rõ tâm người khác sinh khởi và hoạt động như thế nào, tức là vị ấy không đọc được, không thấy được tâm của người khác. Vị ấy luôn nhắc nhở mình rằng: Tôi cần phải hiểu rõ cái tâm của chính tôi, phải thiện xảo biết được những sanh khởi, những hoạt động tâm mình và như vậy ta sẽ rèn luyện tâm mình. Tai sao Đức Thế Tôn lại dạy bài kinh Sacitta Sutta  này tức là bài kinh hãy biết về chính tâm của mình. Thông thường, nếu mà không tu tập, người ta muốn nhìn và biết những người kia đang suy nghĩ gì, muốn làm gì, họ có mong muốn gì, họ có những sở thích gì, họ đang làm gì và trong tâm họ đang nghĩ gì. Từ sáng sớm thức dậy thì tâm của chúng ta luôn nghĩ, muốn nhìn biết người khác họ định làm gì, họ ăn gì, hôm nay họ ở đâu, muốn biết những vấn đề của người khác là tốt hay xấu và tâm luôn luôn hướng ra ngoài để nhìn người khác. Nếu không tu tập, không có chánh niệm thì thông thường người ta không thích nhìn vào chính mình mà thích nhìn bên ngoài và muốn biết vấn đề của người khác. Do đó, Đức Phật dạy bài kinh này để nhắc nhở rằng: chúng ta không nên hướng ra ngoài để nhìn người khác mà phải luôn nhìn lại chính mình, quán sát, kiểm tra để xem tâm mình đang như thế nào vì là một vị Tỳ-kheo, là những hành giả tu tập mình phải biết được tâm của chính mình. Khi đã biết được tâm của chính mình rồi thì mình có thể rèn luyện và tu tập như vậy việc tu tập của mình sẽ tiến bộ. Tại sao người ta hay muốn nhìn ra bên ngoài và muốn biết người khác? Vì theo phương hướng họ thích thưởng thức và thích biết người khác. Sau khi biết rõ người khác làm gì, ăn gì, tốt xấu thì họ đi phê bình, bàn tán việc của người khác, như vậy không tiến bộ trong việc tu tập. Do đó, bài kinh này Đức Phật đã nhắc nhở sách tấn, tỳ-kheo, những hành giả đang tu tập phải quay về nhìn lại chính tâm mình. Đức Phật dạy rằng: thế nào là một vị Tỳ-kheo phải biết rõ tâm của mình. Ví như có một cô gái hoặc một chàng trai trẻ thích làm đẹp và sau khi đã mặc quần áo đẹp đẽ, trang điểm đẹp, vị ấy ngắm nhìn khuôn mặt mình qua tấm gương sạch hay một thau nước sạch. Đức Phật muốn nhắc nhở, khích lệ hãy nhìn lại tâm của chính mình xem có bụi, có ô nhiễm hay không? Thì cũng giống như vậy, sau khi nhìn vào tâm của mình, kiểm tra tâm của mình có ô nhiễm, lậu hoặc, phiền não hay không rồi từ đó cố gắng nỗ lực để kiểm soát, tu tập, rèn luyện tâm của mình. Nhờ phương pháp nhìn lại tâm mình, vị hành giả đó mới phát triển được các thiện tâm, có thể tu tập, huấn luyện tâm của mình được trong sạch. Đức Phật dạy cách quán sát tâm: hãy quán sát tâm mình hàng ngày xem tâm ta có tham ái thường xuyên sinh khởi hay không, có dao động hay không, phải biết và ghi nhận, quán sát tâm của mình thay đổi thường xuyên, lúc hạnh phúc, lúc an vui, lúc đau khổ, buồn bực, mình phải biết được những trạng thái sanh khởi trong tâm và hãy ghi nhận, nhìn lại và quán sát trong tâm có uể oải, buồn ngủ, giã rượi, lười biếng và những trạng thái này có thường xuyên xâm lấn, chiếm hữu tâm hay không. Chúng ta hãy kiểm tra, nhìn lại tâm mình có thường hay vận động không yên hay tâm mình được yên tĩnh, chúng ta phải biết nó sinh khởi và hoạt động như thế nào. Phải biết ghi nhận và hay biết chánh niệm tâm có hoài nghi, có nghi ngờ thường xuyên sanh khởi hay không, phải chánh niệm hay biết tâm có buồn bực sân hận sanh khởi nhiều hay ít và cũng hay biết tâm mình thường ô nhiễm hay không có ô nhiễm, ô nhiễm nhiều hay ô nhiễm ít  và chúng ta phải nhìn lại tâm mình và biết tâm mình có lo lắng không, thân mình có an tĩnh không, phải biết được rõ ràng thân này thường bực bội khó chịu hay không thường bực bội khó chịu, tâm này có lo lắng sầu muộn hay không. Vị ấy biết rằng ta thường hay lười biếng, uể oải hay ta siêng năng tinh tấn trong việc tu tập và biết rõ tâm của mình có định tĩnh nhiều hay định tĩnh ít, hay không có định tĩnh. Đức Phật dạy những hành giả hãy quán sát, kiểm tra và biết tâm của chính mình đang sinh khởi thế nào, hãy biết rằng tâm mình nhiều tham lam hay không nhiều tham lam, còn sân hận hay không còn sân hận, tâm có an tịnh hay không có an tịnh, tâm khởi thiện pháp hay bất thiện pháp, tâm còn nghi ngờ hay không còn nghi ngờ, tâm có ô nhiễm hay không có ô nhiễm, tâm còn lo lắng hay không còn lo lắng, tâm lười biếng hay tâm đang khởi tinh tấn, tâm có định hay không, có định thì vị ấy biết rõ những gì đang sinh khởi. Khi biết ta còn nhiều bất thiện pháp, bất thiện tâm sanh khởi thường xuyên thì cần nỗ lực nhiều hơn, nỗ lực không ngừng nghỉ, phải quyết tâm mạnh mẽ, phải tinh tấn, liên tục không dừng tu tập và chánh niệm tỉnh giác, thực hành theo phương pháp Tứ Niệm Xứ, theo lời dạy của Đức Phật, vị ấy sẽ tăng trưởng chánh niệm và nhờ có chánh niệm sự tỉnh giác mạnh mẽ đầy đủ thì sẽ loại trừ những chướng ngại trong lúc hành thiền, loại trừ những bất thiện tâm, những tâm tham, tâm sân, tâm bất thiện, tâm nghi ngờ, tâm ô nhiễm, tâm lo lắng, tâm buồn ngủ, dã dượi, lười biếng, tâm không có định thì sẽ loại trừ bất thiện tâm này và việc tu tập sẽ tiến bộ. 

Đức Phật đã cho ví dụ rằng: Này các Tỳ-kheo, cũng giống như ngọn lửa lớn đang cháy rực nằm trên đầu của các ông, các ông phải nỗ lực nhanh chóng loại trừ ngọn lửa trên đầu vì nó sẽ cháy và thiêu đốt các ông do đó cần nỗ lực, nhanh chóng, mạnh mẽ để loại trừ ngọn lửa. Cũng giống như vậy, một vị Tỳ-kheo, các hành giả đang thực tập Tứ Niệm Xứ hãy cố gắng nỗ lực mạnh mẽ, quyết tâm mạnh mẽ, tinh tấn liên tục, không dừng nghỉ để chánh niệm liên tục và hành thiền sẽ tiến bộ, loại trừ các phiền não tâm, ô nhiễm cũng như loại trừ ngọn lửa trên đầu. Đức Phật dạy hãy quán sát tâm mình, kiểm tra lại tâm mình. Bài Kinh Sacitta tức là hãy kiểm tra và nhìn lại tâm mình và biết tâm của chính mình. Không có nghĩa là Đức Phật chỉ nhấn mạnh chỉ hành thiền nhìn tâm. Ở đây chúng ta phải hiểu chúng ta phải nhìn lại tâm của mình mà không nhìn tâm người khác, không hướng ra bên ngoài, loại trừ những tâm bất thiện đó, muốn loại trừ những chướng ngại tâm đó thì hành giả cần phải thực hành và tu tập theo phương pháp Tứ Niệm Xứ tức là phải quán sát thân, quán sát cảm thọ, quán sát tâm, quán sát pháp, thực hành theo đúng phương pháp Tứ Niệm Xứ vị ấy sẽ chánh niệm. Ngài Thiền sư cũng giải thích rằng một người bình thường, không hành thiền Vipassana thì họ cũng thấy được tâm của họ tức là họ vẫn thấy tâm họ những lúc khởi lên đầy sân hận hoặc là tham lam hoặc là tâm buồn ngủ, dã dượi, lười biếng, họ vẫn có, vẫn thấy, vẫn ghi nhận, vẫn biết nhưng tại sao họ không loại trừ được những tâm bất thiện đó là vì họ không biết cách hành thiền, quán sát, ghi nhận những trạng thái tâm khi khởi lên và như vậy tâm không được quán sát, kiểm tra do đó những trạng thái tham lam, bất thiện tâm sanh khởi và gia tăng. Những hành giả chúng ta biết được tâm mình đang khởi gì, tham ái có thường xuyên khởi trong tâm ta hay tham ái ít khởi trong tâm, ác ý, sân hận có thường xuyên sanh khởi trong tâm hay không, dã dượi, buồn ngủ, vọng động, hoài nghi, sân hận, ô nhiễm …có thường xuyên sanh khởi trong tâm không. Chúng ta khác với những người không hành thiền là chúng ta biết cách chánh niệm, ghi nhận, quán sát những trạng thái tâm khi nó sanh khởi và nhờ có chánh niệm, quán sát kỹ càng, liên tục, chánh niệm mạnh mẽ, những trạng thái khi tâm tham khởi lên sẽ ghi nhận chánh niệm và nhờ có chánh niệm ghi nhận những trạng thái tâm, mức độ tâm tham, sân…được giảm và cho đến khi loại trừ tham khi chúng ta thấy được thật tướng của các pháp và thành tựu những đạo quả và Đức Phật cũng dạy rằng khi mình đã thấy được tâm của mình nó như thế nào, quán sát được tâm với chánh niệm, duy trì chánh niệm liên tục, thấy được những trạng thái tâm sanh khởi như nó đang làm ví dụ: tâm tham biết tham, tâm sân biết sân. Với chánh niệm liên tục như vậy đã là việc làm khó khăn vì nếu chúng ta có thực hành chánh niệm liên tục, tâm như thế nào thì chúng ta ghi nhận ngay lập tức khi nó vừa sanh khởi, chánh niệm ghi nhận một cách liên tục. Ngài Thiền Sư cho ví dụ: Một đất nước phải 100 lần chiến tranh để đất nước này chiến thắng và chiếm hữu được một đất nước khác thì cũng gặp bao nhiêu khó khăn để có được cái sở hữu đất đai thì như vậy việc đó là việc làm khó nhưng để chiến thắng chính mình, chiến thắng tâm của mình, loại trừ những tâm ô nhiễm, những tâm tham lam, sân hận, nghi ngờ, phiền não là một điều khó hơn là chiến thắng ở bên ngoài. Để hành thiền có tiến bộ vị ấy phải đầy đủ các yếu tố: niềm tin  (Pali: 13:50) tức là vị ấy phải có niềm tin mạnh mẽ, đầy đủ sự tinh tấn dũng mãnh, liên tục diễn ra, có đầy đủ (Pali: 14:01) tức là có đầy đủ sự hiểu biết và hiểu rõ phương pháp mình đang tu tập, phải có một người thầy đủ khả năng nhiều kinh nghiệm để hướng dẫn đúng phương pháp, có nơi ở, chỗ tu tập thích hợp, yên tĩnh, hỗ trợ cho việc hành thiền tiến bộ. Có nhiều người thà thực hành thiền, tu tập thiền nhiều năm, một năm, hai năm, 10 năm nhưng không thấy có thay đổi có nghĩa là vẫn còn đầy tham lam, sân hận. Ngài kể một câu chuyện: có một vị hành giả tu 20 năm, chồng của vị ấy khi đến Thiền viện của Ngài đảnh lễ và than phiền rằng: Thưa Ngài, vợ của con đã hành thiền 20 năm nay, đi hành thiền vợ con về nhà chỉ có thể nói năng nhỏ nhẹ được vài ngày thì sau đó hay thường sân hận, bực bội, nói lớn tiếng và cuộc sống gia đình của chúng con giống như ở địa ngục. Không biết tại sao, vì lý do gì 20 năm hành thiền nhưng không thấy vợ con có sự tiến bộ, sân hận vẫn dễ dàng sanh khởi, mạnh mẽ. Xin Ngài chỉ dạy cho vợ con phương pháp để loại trừ sân hận, nóng giận vì chúng con sống như vậy rất khổ sở. Sau đó, hai vợ chồng đến và Ngài chỉ dạy cho người vợ đã theo Ngài thực hành phương pháp phồng xẹp tại Thiền viện của Ngài, sau đó khi về nhà thì người chồng có dịp đến Thiền viện của Ngài và nói rằng: sau những ngày hành thiền chánh niệm, khi tâm sân khởi lên vợ con đã biết quán sát, giảm dần và không nói những lời nặng nề, bực bội với chồng con trong gia đình. Cuộc sống trong gia đình hạnh phúc hơn. 

Ngài nói rằng chúng ta thực hành thiền quán không phải để trong tâm an tịnh. Tâm an tịnh có thể có định, ngồi an tịnh và thấy tâm mình yên tĩnh, đó không phải là mục đích của tu tập thiền Vipassana, Tứ Niệm xứ. Mục đích của việc tu tập thiền Tứ Niệm xứ Ngài đã giảng trong các bài pháp trước là để thấy được sự thật của các pháp khổ, vô thường, vô ngã, thấy được sự thật của thân, tâm, sự thật của các pháp sanh diệt, khổ đau, bất toại nguyện và vô ngã. Tự mỗi hành giả sau khi đã biết cách quán sát tâm của mình, kiểm tra tâm của mình mỗi khi nó sanh khởi thì phải ghi nhận và chánh niệm. Ngài nói rằng việc hành thiền 10, 20 năm điều đó không quan trọng, điều quan trọng là chúng ta hãy kiểm tra và biết được tâm của chính mình. Tâm mình đã giảm bớt tham lam, sân hận, si mê, tà kiến, ghi ngờ, trào hối hay không. Sau khi hành thiền chúng ta có được cuộc sống an tịnh không, chánh niệm có được mạnh mẽ không hay vẫn còn thích phê bình, bàn luận, tranh luận, chê trách mỗi khi gặp người khác. Như vậy chúng ta chưa tiến bộ. Ngài nói rằng: Để hiểu về chính tâm của mình thì vị ấy phải biết quán sát, ghi nhận mỗi khi tâm của mình sanh khởi thì mình phải biết chánh niệm. Chúng ta phải có đầy đủ các yếu tố: đức tin phải mạnh mẽ trong phương pháp tu tập của mình, tinh tấn phải mạnh mẽ trong việc hành thiền một cách liên tục giữ chánh niệm và mình phải hiểu rõ phương pháp đang tu tập, phải biết rằng người thầy đã dạy cho mình phương pháp đúng đắn và phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của người Thiền sư. Chỗ ở của mình là nơi thích hợp hỗ trợ cho mình tu tập tiến bộ và phải thực hiện theo đúng phương pháp Tứ Niệm Xứ theo lời của Đức Phật dạy. Có một số người nói rằng, phồng xẹp không phải là lời dạy chính thống của Đức Phật trong kinh tạng Pali. Họ đã không biết rằng Đức Phật đã dạy trong kinh Mahasatipatthana Sutta tức là bài Kinh Đại Niệm xứ, Đức Phật có dạy rằng chúng ta quán sát khi đi, đứng, đi tới, đi lui, khi ngồi, nằm, giơ tay, duỗi tay, mặc y, mang vác tức là thuộc (Pali: 19:35) tức là quán sát toàn thân những gì đang sanh khởi trên thân, những hoạt động của thân với chánh niệm dùng tâm chánh niệm ghi nhận và hay biết tức là mình quán sát toàn thân phồng xẹp cũng thuộc trên thân. Như vậy tại sao lại nói rằng phồng xẹp không phải là lời dạy của Đức Phật. Ngài Thiền sư nói rằng phồng xẹp là nằm trên thân, chúng ta đang ghi nhận và quán sát trên thân. Nếu có đủ kiến thức và niềm tin mạnh mẽ chúng ta không phải lo lắng, nghi ngờ, hoang mang mà hãy nỗ lực tin tấn vì đã rất nhiều người thực hành theo phương pháp phồng xẹp và đem lại lợi ích rất nhiều. Do đó hãy hiểu đúng đắn theo phương pháp, đức tin mạnh mẽ, phải tinh tấn nỗ lực, thực hành chánh niệm liên tục để có nhiệu lợi ích cho chính mình. Và này các Tỳ-kheo, khi vị ấy biết quán sát tâm mình thì tham lam, tham ái, sân hận được giảm thiểu và hãy tinh tấn chánh niệm liên tục cho đến khi đoạn tận những phiền não, tham ái, sân hận. Nếu 1 tháng mà chúng ta tu tập và vẫn chưa đoạn tận hay giảm thiểu tham ái, ác ý, uể oải, vọng động, sân hận, ô nhiễm, bực bội, khó chịu, lười biếng thì chúng ta tiếp tục hành thiền 2 tháng, 2 tháng vẫn chưa đoạn tận các ô nhiễm tâm thì tiếp tục tu tập 1 năm, 2 năm, 3 năm cho đến khi đoạn tận các ô nhiễm tâm, phiền não tâm, phải có nỗ lực chánh niệm liên tục nơi đề mục mình đang ghi nhận, phải có đủ hiểu biết và hiểu rõ phương pháp mình đang tu tập, phải biết học và chọn người thầy thích hợp với chính mình để đem lại lợi ích cho mình, phải có chỗ ở tu tập thích hợp để hỗ trợ cho việc hành thiền tiến bộ, hãy biết quán sát tâm của chính mình thì sẽ loại trừ dần những phiền não, ô nhiễm tâm và tang trưởng những thiện pháp tu tập đưa đến chứng đắc thánh đạo, thánh quả và niết bàn. Ngược lại, nếu vị ấy không biết quán sát kiểm tra tâm mình, nhìn tâm người khác, luôn luôn hướng ra ngoài để ghi nhận và nhìn tâm người khác thì vị ấy sẽ có nhiều phiền não, phiền muộn, khổ đau và không thể tiến bộ trong việc hành thiền của mình. 

Trong bài kinh Đại Niệm xứ Mahasatipatthana Sutta, Tứ Niệm xứ tức là quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp. Quán sát tâm của mình cũng là một trong những Tứ Niệm xứ nhưng ở trong bài này Đức Phật hướng dẫn và nhắc nhở tất cả hành giả hãy ghi nhận, quán sát tâm của mình để đem lại lợi lạc trong việc tu tập và Ngài kết thúc bài pháp thoại hôm nay.

(Bản text do Lê Thuý đánh máy)

 

BỘ VIDEOS KHÓA THIỀN VIPASSANA NĂM 2016 – THIỀN SƯ U JATILA

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app