Videos 12. Thất Giác Chi | Thiền Sư U Jatila – Khóa Thiền Năm 2015

 

 

Thất Giác Chi

(Thiền Sư U Jatila – Khóa Thiền Năm 2015)

Hôm nay là ngày thứ 12 trong khóa thiền 14 ngày được tổ chức tại Thiền viện Phước Sơn. Tối hôm nay ngài tiếp tục giảng về phần quán thân, thất giác chi (Pali, 0:13). 

Như vậy trong từ (Pali,0:22), thì chữ (Pali,0:25) gồm có 2 phần, thứ 1 là (Pali, 0:28) và thứ 2 là (Pali,0:29), (Pali,0:30) có nghĩa là thánh đạo, thánh quả và Niết bàn, và chữ (Pali,0:36) có nghĩa là yếu tố. 

Như vậy chữ (Pali, 0:40) được hiểu là các yếu tố đưa đến giác ngộ, hay tiếng Việt chúng ta hay gọi là thất giác chi. Khi chúng ta có được 7 yếu tố này sinh khởi trong tâm rồi thì chúng ta nhất định sẽ đạt được đạo quả và kinh nghiệm Niết bàn. 

Đức Phật biết cách giảng dạy giáo pháp cho tất cả chúng sinh và giáo pháp  ngài thật là vi diệu. Trước hết ngài dạy chúng ta cách thức hành thiền, quán hơi thở, chánh niệm tỉnh giác trong những hoạt động hằng ngày, ngài dạy về cách quán 4 yếu tố đất, nước, gió, lửa, ngài dạy chúng ta quan sát các ngoại căn và ngoại cảnh, và rồi khi chánh niệm và định mạnh mẽ, ngài bắt đầu dạy cho chúng ta về thất giác chi, (Pali, 1:20), những yếu tố đã có mặt trong tâm, có thể đưa đến đạo quả Niết bàn. 

Đức Phật nói rằng (Pali,1:28) “tỳ khưu chú tâm quan sát danh pháp và sắc pháp, đó là thất giác chi, 7 yếu tố đưa đến giác ngộ”. (Pali, 1:48) “và này các tỳ khưu, thế nào là tỳ khưu quán sát trong pháp liên quan đến 7 yếu tố đưa đến giác ngộ”, và Đức Phật nói tiếp rằng (Pali,2:08), “khi niệm giác chi, tức là chánh niệm sinh khởi trong tâm, tỳ khưu hay biết niệm giác chi đang sinh khởi trong tôi, khi niệm giác chi không sinh khởi trong tâm, vị tỳ khưu biết niệm giác chi không sinh khởi trong tâm. Vị tỳ khưu hay biết niệm giác chi chưa sinh khởi đang sinh khởi, vị tỳ khưu cũng hay biết niệm giác chi đã sinh khởi, giờ đang lớn mạnh”. 

Và ngài thiền sư giảng, trong khi hành thiền, vào lúc chúng ta có được sự chánh niệm mạnh mẽ, thì chúng ta thấy mình có thể quan sát những đề mục sinh khởi một cách dễ dàng, có thể thấy phồng xẹp dễ dàng, có thể thấy những hoạt động co duỗi một cách dễ dàng. Và vào lúc này thiền sinh hiểu rằng chánh niệm trong tâm đang sinh khởi mạnh mẽ, vì mình có thể quan sát đề mục một cách dễ dàng mà không cần nhiều cố gắng. Và vào lúc có chánh niệm mạnh, thì khi nào chánh niệm yếu đi, thiền sinh sẽ hay biết ngay, khi nào chúng ta thất niệm, mất chánh niệm thì thiền sinh hay biết ngay là mình vừa thất niệm, vừa mất chánh niệm, và khi chánh niệm trở lại thiền sinh cũng hay biết ngay là chánh niệm vừa mất và bây giờ chánh niệm trở lại. 

Như vậy chúng ta vừa nói qua là nếu chánh niệm yếu thì chúng ta khó theo dõi được đề mục một cách rõ ràng. Nhưng khi có chánh niệm mạnh thì vào lúc có chánh niệm, mình hay biết chánh niệm đang sinh khởi, vào lúc chánh niệm yếu, chúng ta cũng biết chánh niệm bây giờ hơi yếu, vào lúc chánh niệm mất đi chúng ta cũng hay biết chánh niệm mất đi, và khi chánh niệm quay trở lại chúng ta hay biết nó đang quay trở lại. 

Trước kia trong khi kinh hành mà có quá nhiều  phóng tâm, hay trong khi quán sát phồng xẹp chúng ta cũng phóng tâm suy nghĩ rất nhiều là vì chánh niệm còn rất yếu. Nhưng giờ đây khi chánh niệm mạnh mẽ thì thiền sinh có thể theo dõi rõ ràng những gì xảy ra trong tiến trình dở, trong tiến trình bước, trong tiến trình đạp. Có thể theo dõi những gì xảy ra trong tiến trình phồng, trong tiến trình xẹp. Thiền sư nói rằng đến khi thiền sinh đạt được tuệ sinh diệt và khi tuệ sinh diệt này đến giai đoạn chín muồi thì chánh niệm trở nên rất mạnh mẽ. Ví như chúng ta ném viên đá vào trong nước thì viên đá này chìm sâu vào trong nước. Vào lúc chúng ta có chánh niệm mạnh mẽ thì chánh niệm sẽ chìm sâu vào trong đề mục nên nó hiểu rất rõ ràng đề mục. Do vậy vào lúc này chúng ta không cần nhiều cố gắng bám theo đề mục. Chúng ta không cần nhiều cố gắng để quan sát đề mục, mà chúng ta vẫn có thể  bám theo và quan sát đề mục một cách thật dễ dàng. Vào lúc chánh niệm mạnh mẽ chúng ta có thể thấy rõ đề mục và tâm không chạy đó đây, tâm rất yên tĩnh, và nếu có những suy nghĩ rất ít, thì ta có thể hay biết ngay, và do vậy cho nên thiền sinh có thể ngồi 1 giờ hay đi kinh hành 1 giờ mà cảm thấy thời gian đi qua rất nhanh. 

Cho nên chúng ta nói rằng khi có niệm giác chi thì ta hiểu rõ những gì sinh khởi và những gì không sinh khởi, và Diệu Pháp xin mở ngoặc giải thích ở đây, đó là chánh niệm và niệm giác chi có sự khác biệt. Niệm giác chi có nghĩa là chánh niệm đạt đến mức độ rất mạnh mẽ, làm cho chúng ta có thể hay biết tất cả những gì sinh khởi, như vậy khi chánh niệm trở thành niệm giác chi, thì cơ hội đạt đạo quả và Niết bàn rất gần với chúng ta. 

Đức Phật dạy tiếp, (Pali,6:15) “khi trạch pháp giác chi (Pali,6:54) sinh khởi trong tâm, tỳ khưu hay biết trạch pháp giác chi đang sinh khởi trong tôi. Khi trạch pháp giác chi không sinh khởi trong tâm, vị tỳ khưu biết trạch pháp giác chi không sinh khởi trong tâm. Vị tỳ khưu hay biết trạch pháp giác chi chưa sinh khởi đang sinh khởi, vị tỳ khưu cũng hay biết trạch pháp giác chi đã sinh khởi giờ đang lớn mạnh. Diệu Pháp xin mở ngoặc giải thích một chút ở đây, trạch pháp giác chi có nghĩa là sự tò mò, tìm hiểu về đối tượng của mình đang quan sát. Và đây cũng là trạch pháp giác chi được kể trong phần trí tuệ của chúng ta mà nó chưa đến giai đoạn chín muồi. Như vậy vào lúc chúng ta có thất giác chi thì trạch pháp giác chi cũng sinh khởi, và nó muốn tìm hiểu được đối tượng. Như vậy khi thất giác chi sinh khởi thì vào lúc trạch pháp giác chi có mặt chúng ta hay biết rất rõ ràng, vào lúc trạch pháp giác chi không có mặt, chúng ta hay biết rất rõ ràng, và vào lúc nó trở lại, chúng ta cũng hay biết rất là rõ ràng. 

Thiền sư giải thích chữ (Pali,8:06), .ở đây có nghĩa là sự điều tra, hay là tìm  hiểu, và (Pali,8:13) là một loại tuệ minh sát. Hiểu được bản chất vô thường, khổ, vô ngã nơi thân tâm này. Trong khi chúng ta đi kinh hành, trong khi quan sát phồng xẹp thì chúng ta thấy có nhiều chuyển động liên tục thay đổi, sinh diệt. Đến tuệ sinh diệt thì thiền sinh kinh nghiệm nhiều và vô số cái phồng sinh rồi diệt, nhiều vô số cái xẹp sinh rồi diệt, mà trước kia thiền sinh không thấy những cái phồng, những cái xẹp này, nghĩ rằng chỉ có 1 cái phồng và 1 cái xẹp mà thôi. 

Và đến tuệ sinh diệt, thiền sinh kinh nghiệm cái nóng và thiền sinh cũng thấy có nhiều cái nóng phát sinh liên tục, khi đến tuệ diệt thì chánh niệm càng lúc càng mạnh mẽ hơn, cho nên vào lúc thiền sinh vừa có ý định quan sát đề mục, đề mục đã mất rồi. Thiền sinh cảm thấy nóng và vừa có ý định quan sát cái nóng, nó đã mất, thiền sinh cảm thấy lạnh, vừa có ý định quan sát sự lạnh, nó đã mất. Thiền sinh thấy có sự suy nghĩ, vừa định quan sát suy nghĩ, suy nghĩ đã mất đi, thiền sinh thấy cái tâm này sinh khởi, vừa định quan sát tâm này, tâm này đã mất, thiền sinh thấy hình ảnh sinh khởi trong tâm, vừa định quan sát hình ảnh, nó đã biến mất, thiền sinh nghe âm thanh trong tâm, vừa định quan sát âm thanh, nó đã mất. 

Như vậy vào lúc này, thiền sinh thấy các pháp ở trong thân và trong tâm, cứ mất và mất, và mất. Và từ đó thiền sinh hiểu biết bản chất vô thường, khổ, vô ngã hơn, và tuệ vô thường, khổ, vô ngã càng lúc càng trở nên lớn mạnh và sâu sắc. Như vậy khi hành thiền có được sự hiểu biết về vô thường, khổ và vô ngã thì sự hiểu biết này chính là cánh cửa đưa chúng ta đến Niết bàn. 

(Pali,9:54) “khi tinh tấn, giác chi (Pali,10 :30) sinh khởi trong tâm, tỳ khưu hay biết tinh tấn giác chi đang sinh khởi trong tôi. Khi tinh tấn giác chi không sinh khởi trong tâm, vị tỳ khưu biết tinh tấn giác chi không sinh khởi trong tâm, vị tỳ khưu hay biết tinh tấn giác chi chưa sinh khởi, giờ sinh khởi. Vị tỳ khưu cũng hay biết tinh tấn giác chi đã sinh khởi giờ đang lớn mạnh”. 

Ở đây thiền sư giải thích là trước kia thiền sinh cảm thấy rất khó ngồi thiền được 1 tiếng, khó đi kinh hành được 1 tiếng, thiền sinh cảm thấy dậy sớm là một điều rất khó khăn và cảm thấy rất lười. Nhưng khi đến tuệ sinh diệt rồi thì tinh tấn trở nên mạnh mẽ và nó trở thành tinh tấn giác chi. Do vậy thiền sinh có thể dậy sớm mà vẫn tỉnh táo, thiền sinh có thể hành thiền cả ngày mà không cần nghỉ ngơi, thiền sinh có thể ngồi 1 đến 2 tiếng đồng hồ mà không mỏi mệt. Và vào lúc này với tinh tấn giác chi, thiền sinh hay biết rất rõ là tinh tấn đang sinh khởi rất mạnh mẽ trong tâm, tinh tấn gần như có mặt trong tâm của mình. 

(Pali,11:40) “khi hỷ giác chi (Pali,12 :27) sinh khởi trong tâm, tỳ khưu hay biết hỷ giác chi đang sinh khởi trong tôi, khi hỷ giác chi không sinh khởi trong tâm, vị tỳ khưu biết hỷ giác chi không sinh khởi trong tâm, vị tỳ khưu hay biết hỷ giác chi chưa sinh khởi đang sinh khởi, vị tỳ khưu cũng hay biết hỷ giác chi đã sinh khởi giờ đang lớn mạnh”. 

Thiền sư giảng là khi đến tuệ sinh diệt thì cái hỷ này phát triển rất mạnh, nó phát triển bởi vì khi thiền sinh quan sát cái gì cũng thấy nó mất đi, quan sát đau thì mất, quan sát cái cứng thì mất, quan sát sự mệt mỏi thì mất đi. Do vậy thiền sinh có cảm giác rất là thoải mái và do đó cho nên hỷ phát sinh. Và theo chú giải có 5 loại hỷ, Diệu Pháp không nhớ hết nhưng có 1 loại hỷ như là nổi da gà, một loại hỷ làm cho có cảm giác nhẹ như bông, loại hỷ như là thủy triều dâng, v.v…và khi sự hỷ lạc phát sinh như vậy, thiền sinh hay biết là nó đang phát sinh, nó đang trở nên mạnh mẽ, và nó mất đi. Đến khi thiền sinh có được loại hỷ giác chi này, là chúng ta đang có khả năng đạt đạo quả và Niết bàn. 

(Pali,13:49) “khi khinh an giác chi sinh khởi trong tâm, tỳ khưu hay biết khinh an giác chi đang sinh  khởi trong tôi, khi khinh an giác chi không sinh khởi trong tâm, tỳ khưu biết khinh an giác chi không sinh khởi trong tâm.Vị tỳ khưu hay biết khinh an giác chi chưa sinh khởi đang sinh khởi, vị tỳ khưu cũng hay biết khinh an giác chi đã sinh khởi giờ đang lớn mạnh”. 

Vậy khi chúng ta hành thiền nhờ thực hành chánh niệm một cách liên tục, và đến một giai đoạn thì loại lạc, khinh an này sinh khởi trong thân lẫn trong tâm, làm cho chúng ta có cảm giác thân an lạc và tâm an lạc. Như vậy loại khinh an này cao hơn trạng thái hỷ mà chúng ta vừa nghe qua. Vào lúc này thì chúng ta cảm thấy thân tâm đều nhẹ nhàng, và rất nhuyễn, rất êm dịu. Trước kia loại lạc, khinh an này không phát sinh bởi vì tâm chúng ta có quá nhiều vọng động, quá ồn ào và có quá nhiều ô nhiễm. Bây giờ khi tâm yên tĩnh, ô nhiễm lắng đọng thì khinh an, lạc phát sinh. Vào lúc này thiền sinh không còn cảm giác như ngứa ngáy, khó chịu trong thân gì nữa. Như vậy chỉ khi hành thiền chúng ta mới kinh nghiệm được loại khinh an này, nếu không hành thiền thì chúng ta không bao giờ kinh nghiệm được loại hạnh phúc đem đến sự khinh an này, bởi vì trong tâm có quá nhiều ô nhiễm. Như vậy muốn kinh nghiệm được loại hạnh phúc này thiền sinh cần phải cố gắng hành thiền để đạt tới tuệ sinh diệt. Và một khi khinh an, giác chi có mặt trong tâm, thì chúng ta có cơ hội kinh nghiệm Niết bàn. 

(Pali,16:10) “khi định giác chi, (Pali,17 :16) sinh khởi trong tâm, tỳ khưu hay biết định giác chi đang sinh khởi trong tôi, khi định giác chi không sinh khởi trong tâm, vị tỳ biết định giác chi không sinh khởi trong tâm, vị tỳ khưu hay biết định giác chi chưa sinh khởi đang sinh khởi, vị tỳ khưu cũng hay biết định giác chi đã sinh khởi giờ đang lớn mạnh”. 

Và trong khi chúng ta hành thiền, thì trước kia dù ta muốn có sự định tâm, nhưng tâm không tập trung được mà nó phóng chạy đó đây liên tục, cho nên ta nghe rất nhiều tiếng động xung quanh. Nay nhờ  sự định tâm mạnh nên tâm rất tập trung định tĩnh, nên tâm bám dính vào đề mục và bận bịu quan sát đề mục này, cho nên nó không còn hay biết những gì xảy ra xung quanh nữa. Và do vậy thiền sinh có thể ngồi thiền đến hết giờ mà không hay biết, hoặc đi kinh hành đến hết giờ mà không hay  biết. Định giác chi này chỉ có mặt khi chúng ta có được tuệ sinh diệt, và vào lúc này thiền sinh hiểu rất rõ khi nào sự định tâm có mặt trong tâm, khi nào sự định tâm mạnh lên, yếu đi, và khi nào sự định tâm mất đi. Và khi chúng ta có được định giác chi là chúng ta đang đến gần ngưỡng cửa Niết bàn. 

(Pali,18:39)  “khi xả giác chi (Pali,19 :15) sinh khởi trong tâm, tỳ khưu hay biết xả giác chi đang sinh khởi trong tôi, khi xả giác chi không sinh khởi trong tâm, vị tỳ khưu biết xả giác chi không sinh khởi trong tâm, vị tỳ khưu hay biết xả giác chi chưa sinh khởi giờ sinh khởi, vị tỳ khưu cũng hay biết xả giác chi đã sinh khởi giờ đang lớn mạnh”. 

Trước kia khi chúng ta hành thiền, vì sự tinh tấn và sự định tâm không quân bình cho nên chúng ta gặp những khó khăn. Khi định mạnh hơn thì chúng ta có cảm giác buồn ngủ, khi sự tinh tấn quá nhiều  thì tâm vọng động, suy nghĩ lên tục và trước kia khi đức tin mạnh mẽ mà tuệ minh sát yếu thì chúng ta có đức tin mà sự tu tập rất chậm. Và khi sự tín tâm hay đức tin yếu và trí tuệ mạnh thì thiền sinh hay thắc mắc tại sao, làm thế nào, như thế nào, v.v… Đến khi có được xả giác chi thì sự tinh tấn và định tâm trở nên quân bình, đức tin và trí tuệ trở nên quân bình, do vậy tâm quân bình, và thiền sinh có thể quan sát đề mục một cách rất là dễ dàng, tâm có thể đến đề mục và nằm trên đề mục quan sát đề mục. 

Vào lúc này thiền sinh không còn thắc mắc là phải hành thiền như thế nào, đau phải làm sao, tại sao mình không quán sát được đề mục, tại sao lại phóng tâm, v.v…bởi vì thiền sinh có thể bám vào đề mục một cách dễ dàng, và khi có được xả giác chi, thức ăn ngon dở cũng như nhau, và khi có xả giác chi thiền sinh cũng hiểu rất rõ khi nào xả giác chi có mặt, khi nào nó mạnh mẽ, khi nào nó yếu đi và khi nào không còn. Một khi chúng ta có xả giác chi là chúng ta đã gần đến Niết bàn. 

(Pali,21:17) “vị ấy thiết lập chánh niệm chặt chẽ trên danh pháp và sắc pháp mà mình kinh nghiệm, và hiểu rằng danh pháp và sắc pháp mà người khác kinh nghiệm cũng tương tự như vậy. Vì thế nên nói rằng vị ấy cũng chánh niệm trên danh pháp và sắc pháp nơi người”. Diệu pháp xin mở ngoặc nói lại là danh pháp là tâm, và sắc pháp là những gì sinh khởi trong thân của mình. “Vị ấy chánh niệm trên danh pháp và sắc pháp nơi  mình và nơi người, vị ấy cũng hiểu được nguyên nhân và sự sinh khởi của các pháp nơi mình, nguyên nhân và sự diệt tận của các pháp nơi mình, vị ấy hiểu được nguyên nhân cùng sự sinh và diệt của danh pháp và sắc pháp, để rồi vị tỳ khưu chánh niệm hay biết rằng chỉ có các pháp mà thôi, loại hiểu biết này chỉ có được khi chánh niệm lớn mạnh và các tầng tuệ minh sát tăng trưởng, để rồi vị tỳ khưu một mực xa rời tham ái và tà kiến, không còn bám víu vào ngũ uẩn. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu sống quán pháp trong pháp như thế”. 

Ở đây trong đoạn này chúng ta thấy, nhắc đi nhắc lại là vị ấy thấy được sự sinh và sự diệt của danh pháp và sắc pháp, như vậy khi đến tuệ sinh diệt thì chúng ta mới thấy được, mới kinh nghiệm được những giác chi này một cách rõ ràng. Và khi kinh nghiệm rồi thì chúng ta chán chê nó, cho nên tham ái không còn, và tà kiến cũng không còn, không còn ham thích ngũ uẩn này nữa. 

Như vậy chúng ta mới vừa chấm dứt phần  thất giác chi, và ngài thiền sư giảng là khi chúng ta hành thiền minh sát, dầu là ở Việt Nam hay ở Miến Điện thì thiền sinh có thể đến dự khóa thiền 10 ngày, 1 tháng, 2 tháng, 10 tháng hay 1 năm nhưng chúng ta cần phải chánh niệm, hiểu biết một cách rõ ràng là mình có chánh niệm hay không, chánh niệm của mình mạnh hay yếu, mình có tinh tấn hay không, tinh tấn mình mạnh hay yếu, mình có sự định tâm hay không. 

Ngồi 1, 2 hay 3 giờ đồng hồ không phải là thước đo để đo sự tiến bộ trong tu tập, xin được nhắc lại ngồi lâu không phải là thước đo sự tiến bộ tu tập của mình. Để biết mình có tiến bộ hay không, mình cần hiểu rõ là mình có chánh niệm hay không, mình có biết rõ đề mục sinh khởi hay không, và tâm có vọng động phóng chạy hay không, rồi mình phải biết rõ là mình có hiểu biết được bản chất thay đổi vô thường hay không. 

Khi thiền sinh đến đây hành thiền thì thiền sư trong lần trình pháp thiền sư thường hỏi thiền sinh có thấy mình có tiến bộ trong pháp hành hay không. Như vậy khi đi hành thiền thiền sinh cần phải hiểu rõ mình có tiến bộ hay không sau vài ngày. Nếu không thấy mình tiến bộ thì cần phải cố gắng hơn để phát triển chánh niệm, nếu chúng ta  biết mình thiếu chánh niệm hay chánh niệm yếu và cố gắng hành thiền đúng như được chỉ dẫn thì chánh niệm chắc chắn sẽ phát sinh và trở nên mạnh mẽ, và dần dà 7 yếu tố thất giác chi sẽ có mặt trong tâm của chúng ta. Một khi 7 yếu tố thất giác chi đưa đến giác ngộ này có mặt trong tâm, thì dù ở đâu, vào lúc nào chúng ta cũng có thể tự mình tu tập được, và chắc chắn chúng ta sẽ kinh nghiệm Niết bàn trong một ngày không xa. 

Do vậy chúng ta cần làm cho 7 yếu tố này có mặt trong tâm, vì đây là cảnh cửa đưa đến Niết bàn. 

Và ngài thiền sư kết thúc bài pháp thoại hôm nay ở đây!

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

(Bản text do Đinh Huế đánh máy)

BỘ VIDEOS KHÓA THIỀN VIPASSANA 2015 – THIỀN SƯ U JATILA

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app