Minh Sát Tu Tập – Chương Iii – Ba Mươi Bảy Pháp Trợ Giác Ngộ

 

III. BA MƯƠI BẢY PHÁP TRỢ GIÁC NGỘ (Bodhipakkhiyadhamma)

 

“Quá khứ không truy tầm,
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã trôi qua,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại ,
Tuệ quán chính là đây
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?”
(Majjhima Nikāya, III, 187)

 

Bodhipakkhiyadhamma là gì?

 

Bodhipakkhiyadhamma là ba mươi bảy pháp góp phần hay hỗ trợ cho sự giác ngộ. Về cơ bản, ba mươi bảy pháp này dẫn hành giả đến sự chứng ngộ Tứ Thánh Đế, bắt đầu với Tứ Niệm Xứ (Sātipaṭṭhāna) và chấm dứt với Bát Thánh Đạo.

 

  1. Tứ Niệm Xứ (Sātipaṭṭhāna)

 

Tứ Niệm Xứpháp hành dựa trên sự chánh niệm vào bốn loại đối tượng, được sử dụng trong hầu hết các hệ thống thiền hiện nay và được Đức Phật khẳng định:

 

“Này các tỳ kheo, con đường duy nhất dẫn đến sự tịnh hóa các chúng sanh, vượt quasầu, bi, đoạn tận khổ, ưu, đạt đến chánh đạo và dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn, chính là Tứ Niệm Xứ”. (Dighā Nikāya, Sātipaṭṭhāna-sutta)

 

Bốn đối tượng chánh niệm ở đây muốn nói đến là Thân (Kāya), Thọ (Vedanā), Tâm (Citta), và Pháp (Dhamma).

 

Đồ Hình 1

 

Niệm xứ có 44 đối tượng, mỗi loại đều có thể dẫn đến A-la-hán đạo. Chẳng hạn, Ngài Ananda trở thành bậc A-la-hán trong pháp niệm thân (kāyanupassanā) ở oai nghiphụ. (Kinh nói rằng, lúc Ngài đang nằm xuống thì sự giác ngộ xảy ra).

 

Hành Tứ Niệm Xứ cũng giống như hành Bát Thánh Đạo, hoặc ngược lại, hành BátThánh Đạo cũng là hành Tứ Niệm Xứ — bởi vì cả hai đều là Trung Đạo. Đức Phật nói tất cả 37 Pháp Trợ Bồ Đề này đều là Trung Đạo. Tứ Niệm Xứcăn bản hay nền tảng của cấu trúc Bodhipakkhiyadhamma, dẫn đến trí tuệ minh sátgiải thoát khổ.

 

1.1 Những điều kiện cần thiết của pháp hành Tứ Niệm Xứ:

 

  1. a) Phải lấy thân, thọ, tâm hay pháp làm đối tượng.

 

  1. b) Đối tượng phải được quán sát trong sát-na hiện tại, với chủ thể quán sát là ba Danh (hay còn gọi là Yogavacara)tinh tấn (āpati), chánh niệm (sāti), tỉnh giác(sampajañña). Đây là Tứ Niệm Xứ thật sự, hay là Giới, Định, Tuệ và là Bát Thánh Đạo.

 

  1. c) Hai điều kiện này làm nhiệm vụ hủy diệt tham (abhijjha) và sân (domanassa) trong Năm uẩn, đem lại lợi ích tối thượng là diệt si, chứng ngộ Tứ Thánh Đế, đoạn tận khổ.

 

Ngoài các điều kiện kể trên, còn hai yếu tố quan trọng khác hỗ trợ cho pháp hànhTác ý chân chánh (Yonisomanasikāra – liên quan đến sự hiểu biết lý do khi làm một điều gì và ngăn ngừa phiền não), và Quán sát pháp hành (Sikkhati – xem xét pháp hành đang đi đúng hướng hay sai). Tác ý chân chánh và quán sát pháp hành sẽ làm phát sanh tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, và cuối cùng dẫn đến Niết Bàn, đoạn tận mọi khổ đau.

 

1.2 Các đối tượng của pháp hành Tứ Niệm Xứ:

 

Hành Tứ Niệm Xứ chỉ nên thấy một pháp duy nhất trong mỗi đối tượng thiền mà thôi. Khi hành giả thấy thân, thì niệm xứ ấy chỉ là thân, chứ không phải tâm biết nó. Không nên quán danh và sắc cùng một lần. Chẳng hạn, đừng lẫn lộn thân và thọ; thân và tâm; hay thân và pháp. Chỉ thấy “thân trong thân”, “thọ trong thọ”, v.v… Nếu hành giả lẫn lộn các đối tượng khác (niệm xứ) thì cũng giống như đang đọc trang này của một cuốn sách lại bắt qua đọc một trang khác — chúng ta sẽ không thể hiểu nội dung của cuốn sách đó. Đối với pháp hành cũng vậy, hành giả phải thực hành đúng theo tinh thần của Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhāna-sutta). Ngoài cách ấy ra, thật khó thấy thực tánh pháp — tức thấy trạng thái vô ngã trong danh và sắc — bằng bất kỳ cách nào khác.

 

  1. a) Thân (kāya). Ở đây, hành giả chỉ quán “thân trong thân”. Có 14 loại thân tùy quán (kāyanupassanā), nhưng trong pháp hành này chỉ sử dụng hai là các oai nghichính và phụ của thân. Hành giả sơ cơ chỉ nên sử dụng các oai nghi chính và phụ của thân là đủ, bởi vì thân dễ thấy hơn danh. Khi thân (sắc) được thấy một cách rõ ràngkhông xen lẫn với phiền não, và trí tuệ minh sát khởi lên, lúc ấy, hành giả sẽ thấy được danh. Giống như lau một tấm gương cho thật bóng, lúc ấy, bạn có thể thấy mọi thứ một cách rõ ràng.

 

Hơn nữa, hiện nay, pháp hành quán niệm thân là thích hợp cho căn tánh của mọi người, nhất là những người có nhiều tham ái đối với ngũ dục mà sự hiểu biết lại kém cỏi. Quán thânbất tịnh, đáng nhờm gớm, sẽ giúp hành giả thay đổi tà kiến cho rằng thân là khả ái… Thực sự trong 14 loại đối tượng thuộc thân quán, chỉ có ba loại để hành minh sát là các oai nghi chính, các oai nghi phụ và các yếu tố của thân (tứ đại). Và quán các oai nghi chính và phụ thì dễ thấy khổ hơn các loại khác.

 

  1. b) Thọ (vedanā). Có 9 loại thọ tùy quán (vedananupassanā). Đừng bao giờ quán thọ trong sắc, chỉ quán thọ trong thọ. Chẳng hạn, khi sắc có sự đau nhức, đừng quán danh biết sự đau nhức ấy, làm vậy chỉ dẫn đến những rắc rối. Thọ như một đối tượng của Tứ Niệm Xứ có thể rất khó quán bởi vì có đến 9 loại thọ – kể cả thọ xả, được xem là rất khó thấy. Người có nhiều tham ái mà sự hiểu biết cũng nhiều thì thích hợp với pháp hành này, nó sẽ giúp hành giả thay đổi tà kiến cho rằng danh và sắc là lạc.

 

  1. c) Tâm(citta).Có 16 tâm tùy quán (cittanupassanā) như tâm có tham, tâm khôngtham, tâm có sân, tâm không sân, tâm có si, tâm không si,… Người có tà kiến cho rằng Danh-Sắc là thường, lại ít sự hiểu biết thì nên hành pháp này.

 

  1. d) Pháp(dhamma). Có 5 pháp tùy quán (dhammanupassanā) là Năm Triền Cái, Năm Uẩn, Mười Hai Xứ (6 căn và 6 trần), Thất Giác Chi, Tứ Thánh Đế. Người có tà kiến cho rằng Danh-Sắc là Ta và có nhiều sự hiểu biết thì thích hợp với pháp hànhnày.

 

1.3 Những điều kiện thích hợp để hành Tứ Niệm Xứ:

 

  1. a) Trú xứ thích hợp (sappāya) cho việc thực hành là một nơi yên tĩnh, không thuộc về sở hữu của ai, nhờ vậy không dấy khởi phiền não do sự luyến ái.

 

  1. b) Pháp (dhamma) thích hợppháp hành hợp với căn tánh của hành giả như đã nêu ở phần trên.

 

  1. c) Bậc thầy thích hợp là bậc thầy mà lời dạy cần phải trực tiếp hướng đến sự đoạn tận khổ, bắt đầu với phần lý thuyết về Tứ Niệm Xứ, nhờ vậy hành giả sẽ tự biết có đúng là mình đang hành vipassanāhay không. Việc thực hành đúng sẽ dẫn đến việc thấy thực tánh pháp (sabhāva) – tức đến Tuệ thứ nhất (Nāmarūpa-paricchedañāa– Danh-Sắc phân tích trí). Bậc thầy cần phải biết đặt những câu hỏi để tẩy trừ hoài nghihành giả có thể có.

 

  1. d) Thức ăn thích hợpthức ăn không quá nhiều chất béo. Đối với những hành giả cá biệt cũng cần chuẩn bị những mức độ ăn kiêng cần thiết.

 

Đức Phật dạy rằng, có nơi hành thiền thích hợp, thức ăn đầy đủ, nhưng hành giảkhông tiến triển trong pháp hành (tức không thấy pháp) thì nên rời xa nơi ấy. Nếu trú xứ không được thích hợpthức ăn không đầy đủ, nhưng hành giả tiến triển trong pháp hành thì nên ở lại nơi ấy. Dù có khó khăn bao nhiêu thì cũng nên ở những nơi thực sự làm cho việc hành thiền phát triển.

 

  1. e) Thời tiết thích hợpthời tiết không quá nóng hay quá lạnh.

 

1.4 Kết quả của sự thực hành Tứ Niệm Xứ

 

Theo Đức Phật, sự thực hành đúng Tứ Niệm Xứ sẽ đem lại các kết quả như hành giảkhông còn ảo tưởng về Danh-Sắc, dẫn đến xả ly và diệt trừ phiền não hay mọi tham ái, đạt đến chánh trí hay đạo quả, chứng ngộ Tứ Thánh Đế và đưa đến Niết Bàn. Khi Bà-la-môn Potthapāda hỏi đức Thế Tôn, tại sao Ngài từ chối không trả lời thế gian này thường hay không thường, … thay vào đó lại nói về Tứ Thánh Đế, Ngài nói:

 

“Này Potthapàda, Như Lai cho rằng, bởi vì nó đem lại lợi ích, liên quan đếnpháp, là căn bản của đời phạm hạnh, dẫn đến yếm ly, ly tham, dẫn đến tịch diệt, đến thắng trí, đến giác ngộ, đến Niết Bàn. Vì vậy, Ta nói đến Tứ Thánh Đế.” (Dīghā Nikāya, Sīlakhandhavagga)

 

  1. Tứ Chánh Cần (Sammapadhāna)

 

Tứ Chánh Cần là bốn yếu tố được phối hợp với nhau để phát triển Giới — Định — Tuệ trong Bát Thánh Đạo. Chúng được phối hợp trong khi quán một đối tượng nào đó (danh hay sắc) trong Tứ Niệm Xứ, để ngăn ngừa các bất thiện tâm và phát triển các thiện tâm. Tứ Chánh Cần chính là nhiệt tâm trừ bỏ phiền não đang tồn tại và không để cho nó phát triển thêm nữa. Bốn yếu tố đó là:

 

Tinh tấn loại trừ các bất thiện tâm.
Tinh tấn ngăn ngừa các bất thiện tâm.
Tinh tấn phát triển các thiện tâm
Tinh tấn duy trì các thiện tâm ấy.

 

Hai pháp đầu muốn nói đến các phiền não trong tâm gọi là các triền cái (nivarana). Hai pháp sau muốn nói đến việc đạt đến các tuệ giácduy trì các tuệ giác ấy. Cả bốn pháp này đều tùy thuộc vào sự duy trì sát-na hiện tại.

 

Thực ra đối với pháp hành Tứ Niệm Xứ chỉ cần yếu tố thứ ba – tức tinh tấn phát triển các thiện tâm là đủ. Nếu có yếu tố này, hai yếu tố đầu sẽ tự dộng diệt, lúc đó dùng yếu tố thứ tư để duy trì sát-na hiện tại.

 

  1. Tứ Như Ý Túc (Iddhipāda)

 

Dục (chanda) — ước muốn hay nguyện vọng để đoạn tận khổ.
Cần (viriya) — nhiệt tâm đoạn khổ.
Tâm (citta) — tâm có định để đoạn khổ.
Thẩm (vimamsā) — trí tuệ đoạn khổ.

 

  1. Ngũ căn (Indriya)

 

Tín căn (saddhindriya). Ở trạng thái này tâm trở nên mạnh mẽ, không có sự buồn chán. Hành giả tin pháp hành Tứ Niệm Xứcon đường chân chánh đưa đến đoạn tận khổ.

 

Tấn căn (viriyindriya): tinh tấn trong pháp hành, loại trừ sự dễ duôi.

 

Niệm căn (satindriya): chánh niệm vững chắc, không quên đối tượng.

 

Định căn (samādhindriya): ổn định đối tượng trong sát-na hiện tại.

 

Tuệ căn (paññindriya): diệt si mê, kiểm soát tâm, nhờ vậy mà biết toàn bộ oai nghi hiện tại.

 

  1. Ngũ lực (Bala)

 

Ngũ lực có cùng phận sự như ngũ căn nhưng mạnh hơn.

 

Tín lực (saddhābala): phát triển đức tin trong pháp hành, tin chắc rằng pháp hành mình đang theo là đúng.

 

Tấn lực (viriyabala): tâm với tấn lực sẽ mạnh hơn và có thể chiến thắng phiền não (như với “danh thấy”, biết chắc rằng đó không phải là “ta thấy”, …). Tấn lực có thể ngăn ngừa phóng tâm và ngăn các triền cái.

 

Niệm lực (sātibala): tâm duy trì ở sát-na hiện tại.

 

Định lực (samādhibala): tâm thấy sắc ngồi rất rõ.

 

Tuệ lực (paññābala): trí tuệ trở nên bén nhạy, có thể chuyển đổi được tà kiếnnghĩ rằng “ta đang ngồi” thành “sắc ngồi”. Tuệ lực có thể tẩy trừ phiền não, bởi vì lúc này tuệ mạnh hơn phiền não.

 

Thông thường khi mới thực hành, vô minhtham ái (ta) rất mạnh. Song đến giai đoạn phát triển ngũ lực, vô minhtham ái đã giảm đi. Sau Tuệ đầu tiên (Nāmārūpaparicchedañāa, Danh-Sắc Phân Tích Trí), định và tuệ mới trở nên quân bình. Trước đó, định luôn luôn mạnh hơn tuệ.

 

  1. Thất Giác Chi(Bojjhanga)

 

Thất giác chitrí tuệ kiên định đưa tới sự khởi đầu của Bát Thánh Đạo, dẫn đến sự giác ngộ.

 

Niệm giác chi (Sāti sambojjhanga). Niệm trong thất giác chi trở nên rất mạnh, hành giả chắc chắn rằng mình sẽ đạt đến Tứ Thánh Đế, trở thành bậc Thánh nhân(Ariyapuggala). Muốn niệm được trọn vẹn, hành giả phải:

 

– Có chánh niệmtỉnh giác trong Tứ Niệm Xứ;
– Không tiếp xúc với người không hành thiền;
– Luôn luôn sống trong sát-na hiện tại, tức là lúc nào cũng theo dõi các oai nghi và Danh-Sắc.

 

Trạch pháp giác chi (Dhammavicaya sambojjhanga): Thẩm xét hay suy xét các pháp. Đây là trí tuệ nhận ra các pháp Danh-Sắc là vô thường, khổ và vô ngã. Trí tuệnày cần phải được hoàn thiện. Chẳng hạn:

 

Pháp hành phải giữ quân bình. Nếu đức tin quá mạnh, tham ái có thể xen vào. Nếu tuệ quá mạnh, hoài nghi cũng sẽ lớn theo; Tinh tấn và định cũng phải được quân bình. Nếu quá nhiều tinh tấn, trạo cử (uddhacca) sẽ tăng trưởng. Nếu có quá nhiều định, nghị lựctinh tấn sẽ giảm. Hành giả có thể trở nên tự mãn, bị mắc kẹt ở Tuệ thứ mười hai, cứ phải bắt đầu lại mãi.

 

– Chỉ nên tiếp xúc với những người đã thấy thực tánh pháp (sabhāva).

 

Tinh tấn giác chi (Viriya sambojjhanga): Tinh tấn trở nên mạnh hơn. Mười một pháp cần phải được kiện toàn. Chẳng hạn:

 

– Phải tinh tấn nhiều hơn để duy trì pháp hành, bởi vì ở cấp độ này, hành giảsuy nghĩ rằng, thật không lợi ích gì nếu phải tái sanh nơi bốn đường ác đạo.

 

Hành giả cũng cần tinh tấn hơn nữa bởi vì giờ đây hành giả chắc rằng Tứ Niệm Xứcon đường duy nhất để đoạn khổ.

 

Hỷ giác chi (Pīti sambojjhanga). Hỷ này nảy sanh từ tuệ minh sát và nó không phải là loại hạnh phúc thế gian được tạo ra bởi phiền não. Mười một pháp cần phải được kiện toàn. Chẳng hạn, hành giả niệm tưởng đến những ân đức của Phật, Pháp, Tăng, Giới và Niết Bàn.

 

An tịnh giác chi (Passaddhi sambojjhanga). Trí tuệ này có ba đặc tính của danh và sắc (vô thường, khổ, vô ngã) như đối tượng của nó. Bảy pháp cần phải được kiện toàn. Chẳng hạn:

 

Hành giả phải luôn luôn có chánh niệmtỉnh giác, nghĩa là duy trì trong sát-na hiện tại.

 

– Chỉ nên tiếp xúc với những người tâm đã an tịnh và hiểu được thực tánh pháp.

 

Thọ dụng thức ăn chỉ để duy trì sức khỏe của thân, để hành minh sát và đoạn tận khổ.

 

Định giác chi (Samādhi sambojjhanga). Bảy pháp cần phải được kiện toàn. Một số trong những pháp ấy là:

 

– Tín và tuệ phải được quân bình.

 

– Tấn, tuệ và hỷ cần phải rất mạnh để đưa hành giả đến Bát Thánh Đạo.

 

Chánh niệmtỉnh giác phải được duy trì trong từng sát-na và ở mọi oai nghi.

 

Xả giác chi (Upekkhā sambojjhanga). Năm pháp phải được kiện toàn. Chẳng hạn:

 

Hành giả phải nhận ra rằng Danh-Sắc là thực tánh pháp — “không phải đàn ông, không phải đàn bà”, và Danh-Sắc ấy là kết quả của nghiệp (kamma) — không thể khác hơn.

 

Chánh niệmtỉnh giác trong từng sát-na và trong mọi oai nghi.

 

GHI NHỚ:

 

– Mỗi giác chi phải có Tam Tướng (vô thường, khổ, vô ngã) như đối tượng của nó.

 

– Mỗi giác chi phải xuất phát từ Tứ Niệm Xứ, sau đó nó sẽ phát triển mạnh hơn và trở thành Tuệ. Khi tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác (yogavacara) hành Tứ Niệm Xứ này đạt đến mức các giác chi trở nên hoàn hảo, lối vào Thánh đạo (Ariyamagga) sẽ tự động mở, dẫn đến sự giác ngộ.

 

  1. Bát Thánh Đạo

 

Đây là tám yếu tố cuối cùng của 37 Pháp trợ giác ngộ (Bodhipakkhiyadhamma). Bát Thánh Đạo vừa là pháp thế gian (lokiya), vừa là pháp siêu thế (lokuttara). Khi các chi phần giác ngộ (thất giác chi) được thực hành viên mãn, nó tự động chuyểnsang Lokuttara (Thánh đạo – Ariyamagga). Ở điểm này, Niết Bàn trở thành đối tượng.

 

Điều quan trọng cần phải hiểu ở đây là Bát Thánh Đạo được chứng, không chỉ như một sự kiện tiếp nối. Chẳng hạn, sau khi Thất giác chi được viên mãn, tám Thánh đạosẽ viên mãn, dẫn đến chứng ngộ Tứ Thánh Đếđạt đến Niết Bàn. Chính pháp hành Tứ Niệm Xứ chứng ngộ Tứ Thánh Đế này. Đó là lý do tại sao Tứ Niệm Xứ đi đầu trong 37 Pháp trợ giác ngộ. Tứ Niệm Xứ là nhân và khi Bát Thánh Đạo được thực hành viên mãn, nó vẫn là hiệp thế, nó chỉ trở thành siêu thế khi Tứ Thánh Đế được chứng ngộ. Trong Tương Ưng Kinh (Samyutta Nikāya), Đức Phật dạy:

 

“Giáo pháp của ta về Tứ Thánh Đế thực là sâu xa và khó chứng ngộ. Giáo lý ấy vượt thế gian (siêu thế) và rỗng không tự ngã (suññatā). Trong tương lai, các vị tỳ kheo sẽ không còn nghe được giáo pháp này, bởi nó rất khó hiểu đối với họ. Bao lâu vàng thực — chân lý — còn hiện hữu, vàng giả sẽ biến mất. Nhưng khi vàng thật không còn, vàng giả sẽ xuất hiện. Đây là lý do tại sao Đạo Phật suy đồi.”

 

–ooOoo–

 

 

[1] có 8 bậc Thiền: 4 thuộc Sắc Giới (Rūpa) và 4 thuộc Vô Sắc Giới (Arūpa)

 

[2] Citta được hiểu: 1. Tâm; 2. Tâm sở; 3. Các loại tâm (khi tâm và tâm sở cùng sanh — citta-cetasika)

 

[3] Sắc giới là một cảnh giới vẫn còn sắc thân nhưng vi tế hơn nhân loại. Vô sắc giớicảnh giới chỉ có danh. Cả hai kiết sử (6,7) này muốn nói đến sự luyến ái đối với các cảnh giới chư thiên.

 

[4] Đồ hình 1

 

 

____________________

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app