Nội Dung Chính
CÁCH NGƯỜI THIỆN-TRÍ QUY-Y TAM-BẢO & THỌ TRÌ NGŨ GIỚI
Người thiện-trí có đức-tin nơi Tam-bảo, có trí-tuệ sáng suốt hiểu biết về giáo-pháp của Đức-Phật, đặc biệt hiểu biết rõ 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo, có nhận thức đúng đắn rằng: “Đức- Phật cao thượng, Đức-Pháp cao thượng, Đức-Tăng cao thượng”, hiểu biết phép quy-y Tam-bảo.
Người thiện-trí có ý nguyện muốn trở thành người cận-sự-nam (upāsaka) hoặc cận-sự-nữ (upāsikā) trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, người thiện-trí ấy đến hầu Ngài Đại-Trưởng-lão hoặc Ngài Trưởng-lão hoặc vị tỳ-khưu, hoặc vị sa-di, (hoặc thậm chí người cận-sự- nam, cận-sự-nữ thiện-trí hiểu biết giáo-pháp của Đức- Phật), kính thỉnh quý Ngài chứng minh buổi lễ xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới theo cách thời xưa và thời nay.
* Nếu người thiện-trí ấy có khả năng hiểu biết rõ cách thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới thì chỉ thỉnh Ngài Đại-Trưởng-lão chứng minh mà thôi (không thỉnh Ngài Đại-Trưởng-lão hướng dẫn thọ phép quy-y Tam- bảo và thọ trì ngũ-giới).
Còn người thiện-trí ấy tự mình xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới (hoặc bát-giới uposathasīla, hoặc cửu-giới uposathasīla) từ đầu đến cuối.
Bắt đầu đọc 3 bài sám hối Tam-bảo, rồi tuần tự bài kệ cầu nguyện, đảnh lễ Đức-Phật, thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới xong, tiếp theo đọc 3 bài kệ khẳng định chỉ quy-y nương nhờ nơi Tam-bảo: quy-y nương nhờ nơi Đức-Phật-bảo, quy-y nương nhờ nơi Đức-Pháp- bảo, quy-y nương nhờ nơi Đức-Tăng-bảo mà thôi, ngoài ra, không nương nhờ nơi nào khác.
Cuối cùng người thiện trí ấy đọc câu kính xin Ngài Đại-Trưởng-lão có tâm từ công nhận mình là người cận- sự-nam hoặc cận-sự-nữ đã quy-y Tam-bảo kể từ đó cho đến trọn đời.
Người nam thiện-trí hoặc người nữ thiện-trí tự mình xin thọ phép quy-y Tam-bảo, đó là cách quy-y Tam-bảo giống như thời xưa, mà tự mình sử dụng lời lẽ theo cách quy-y Tam-bảo phổ thông thời nay, nên không kính thỉnh Ngài Đại-Trưởng-lão hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới, mà chỉ kính thỉnh Ngài Đại-Trưởng- lão chứng minh và công nhận buổi lễ thọ phép quy-y Tam- bảo và thọ trì ngũ-giới của người thiện-trí ấy mà thôi.
Nghi Thức Xin Thọ Phép Quy-Y Tam-Bảo
Người thiện-trí ấy tự làm đúng nghi thức theo tuần tự như sau:
* Bậc thiện-trí ấy đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão, rồi bạch rằng:
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, kính xin Ngài nhận biết những lời sám hối Tam-bảo chân thành của con và kính thỉnh Ngài chứng minh lễ thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới của con.
1- Kệ Sám Hối Tam-Bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ,
Pādapaṃsuṃ varuttamaṃ.
Buddhe yo khalito doso,
Buddho khamatu taṃ mama. (đảnh lễ 1 lạy)
Uttamaṅgena vande’haṃ,
Dhammañca duvidhaṃ varaṃ.
Dhamme yo khalito doso,
Dhammo khamatu taṃ mama. (đảnh lễ 1 lạy)
Uttamaṅgena vande’haṃ,
Saṃghañca duvidhuttamaṃ.
Saṃghe yo khalito doso,
Saṃgho khamatu taṃ mama. (đảnh lễ 1 lạy)
2- Bài Kệ Cầu Nguyện
Iminā puññakammena, sabbe bhayā vinassantu.
Nibbānaṃ adhigantuṃ hi, sabbadukkhā pamuccāmi.
(đảnh lễ 1 lạy)
3- Đảnh Lễ Đức-Phật
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. (3 lần) (đảnh lễ 1 lạy)
4- Tự Thọ Phép Quy-Y Tam-Bảo
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ.
5- Tự Thọ Trì Ngũ-Giới
– Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
– Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
– Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
– Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
– Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
6- Kệ Khẳng Định Quy-Y Tam-Bảo
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Buddho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena,
Hotu me jayamaṅgalaṃ.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Dhammo me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena,
Hotu me jayamaṅgalaṃ.
Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena,
Hotu me jayamaṅgalaṃ.
7- Kính Xin Ngài Công Nhận
* Nếu là người nam thì đọc câu chót:
– Esāhaṃ Bho Mahāthera, Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi, Dhammañca, Saṃghañca, upāsakaṃ maṃ mahāthero dhāretu, ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ.
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, kính xin Ngài công nhận con là người cận-sự-nam (upāsaka) đã quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới, kể từ nay cho đến trọn đời.
* Nếu là người nữ thì đọc câu chót:
– Esāhaṃ Bho Mahāthera, Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi, Dhammañca, Saṃghañca, upāsikaṃ maṃ mahāthero dhāretu, ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ.
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, kính xin Ngài công nhận con là người cận-sự-nữ (upāsikā) đã quy-y Tam- bảo và thọ trì ngũ-giới, kể từ nay cho đến trọn đời.
* Nếu có 2 người nam trở lên thì câu chót là:
– Ete mayaṃ Bho Mahāthera, Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāma, Dhammañca, Saṃghañca, upāsake no mahāthero dhāretu, ajjatagge pāṇupete saraṇaṃ gate.
– Kính bạch Ngài Ngài Đại-Trưởng-lão, kính xin Ngài công nhận chúng con là những người cận-sự-nam đã quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới, kể từ nay cho đến trọn đời.
* Nếu có 2 người nữ trở lên thì câu chót là:
– Etā mayaṃ Bho Mahāthera, Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāma, Dhammañca, Saṃghañca, upāsikāyo no mahāthero dhāretu, ajjatagge pāṇupetā saraṇaṃ gatā.
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, kính xin Ngài công nhận chúng con là những người cận-sự-nữ đã quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới, kể từ nay cho đến trọn đời.
Như vậy, sau khi đã tự làm lễ đúng theo nghi thức tự thọ phép quy-y Tam-bảo và tự thọ trì ngũ-giới, trước sự hiện diện chứng minh của Ngài Đại-Trưởng-lão, kính thỉnh Ngài Đại-Trưởng-lão chứng minh và công nhận xong, ngay khi ấy, người thiện-trí ấy chính thức trở thành người cận-sự-nam (upāsaka), hoặc cận-sự-nữ (upāsikā) đã quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới trọn đời, trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, đồng thời trở thành một vị thanh-văn đệ-tử trong tứ chúng: tỳ-khưu (bhikkhu), tỳ-khưu-ni (bhikkhuni), cận-sự-nam (upāsaka), cận-sự-nữ (upāsikā) của Đức-Phật Gotama.
Hương Tam Quy Và Ngũ-Giới
Trong bài kinh Gandhasutta(1) được tóm lược như sau:
Một hôm, Ngài Trưởng-lão Ānanda, sau khi làm phận sự thị giả phục vụ Đức-Phật xong, trở về chỗ nghỉ của mình, Ngài Trưởng-lão tư duy rằng: “Trong đời này, hương thơm có 3 loại : Hương thơm của rễ cây, hương thơm của lõi cây, hương thơm của các loài hoa, những hương thơm này tỏa ra bay thuận theo chiều gió, không thể bay ngược chiều gió. Vậy, có thứ hương thơm nào có thể tỏa ra bay ngược chiều gió hay không?”
Để giải đáp điều thắc mắc của mình, Ngài Trưởng-lão Ānanda đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn xong ngồi một nơi hợp lẽ, bèn bạch hỏi Đức-Thế-Tôn rằng:
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, có loại hương thơm nào tỏa ra bay thuận chiều gió cũng được, tỏa ra bay ngược chiều gió cũng được, loại hương thơm ấy có trong đời này hay không? Bạch Ngài.
– Này Ānanda! Trong đời này có loại hương thơm tỏa ra bay thuận theo chiều gió cũng được, tỏa ra bay ngược chiều gió cũng được.
Ngài Trưởng-lão Ānanda bạch tiếp rằng:
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, loại hương thơm nào mà có thể tỏa ra bay thuận theo chiều gió cũng được, tỏa ra bay ngược chiều gió cũng được? Bạch Ngài.
– Này Ānanda! Trong đời này, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ nào ở trong xóm, trong làng, trong tỉnh, … nào, là người có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, quy-y nương nhờ nơi Đức-Phật-bảo, quy-y nương nhờ nơi Đức-Pháp-bảo, quy-y nương nhờ nơi Đức-Tăng-bảo.
Là người có tác-ý đồng sinh với đại-thiện-tâm tránh xa sự sát-sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự tà- dâm, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi (thất niệm) trong mọi thiện-pháp.
Là người có giới hạnh trong sạch và trọn vẹn, có thiện-pháp phát triển, không có tâm keo kiệt bủn xỉn trong của cải của mình, có đại-thiện-tâm hoan hỷ trong việc làm phước-thiện bố-thí, với đôi bàn tay dịu dàng, đáp ứng đúng với nhu cầu của những người thọ thí.
Đối với người cận-sự-nam, cận-sự-nữ ấy được các sa- môn, bà-la-môn khắp mọi nơi, mọi phương hướng, đều tán dương ca tụng giới đức của họ rằng:
“Người cận-sự-nam, cận-sự-nữ ấy ở trong xóm, trong làng ấy, … là người quy-y nương nhờ nơi Đức-Phật- bảo, quy-y nương nhờ nơi Đức-Pháp-bảo, quy-y nương nhờ nơi Đức-Tăng-bảo.
Là người có tác-ý đồng sinh với đại-thiện-tâm tránh xa sự sát-sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự tà-dâm, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự thất niệm (dể duôi) trong mọi thiện-pháp.
Là người có giới hạnh trong sạch và trọn vẹn, có thiện-pháp phát triển, không có tâm keo kiệt bủn xỉn trong của cải của mình, có đại-thiện-tâm hoan hỷ trong việc làm phước-thiện bố-thí với đôi bàn tay dịu dàng, đáp ứng đúng với nhu cầu của những người thọ thí”.
Chư-thiên khắp mọi nơi cũng đều tán dương ca tụng người cận-sự-nam, cận-sự-nữ ấy, cũng như các sa-môn, bà-la-môn đã tán dương ca tụng như vậy.
– Này Ānanda! Đó là loại hương thơm có thể tỏa ra bay thuận theo chiều gió cũng được, tỏa ra bay ngược chiều gió cũng được như vậy.
Đức-Phật thuyết dạy bài kệ Dhammapadagāthā rằng:
54- “Na pupphagandho paṭivātameti,
Na candanaṃ tagaramallikā vā.
Satañca gandho paṭivātameti,
Sabbā disā sappuriso pavāyati.
55- Candanaṃ tagaraṃ vāpi, uppalaṃ atha vassikī.
Etesaṃ gandhajātānaṃ, sīlagandho anuttaro.”
54- Hương thơm các loài hoa,
Tỏa ra thuận chiều gió,
Không ngược chiều bao giờ!
Hương trầm, hương lõi khác,
Cũng không bay ngược chiều.
Nhưng hương bậc thiện-trí, Đức-Phật, chư Thánh-Tăng,
Lan tỏa ra mọi nơi,
Thuận chiều lẫn ngược chiều,
Khắp bốn phương, tám hướng.
55- Hương trầm, hương lõi cây,
Hương sen, hương hoa lài,
Tất cả mọi mùi hương,
Không sánh được hương-giới,
Hương của giới cao thượng,
Hơn tất cả mọi hương.
(Hương của giới có nghĩa là giới-đức của bậc thiện- trí được biểu hiện ra ở thân và khẩu, nên người khác có trí-tuệ nhận thức biết được. Còn các đức khác như định- đức, tuệ-đức, giải-thoát-đức, giải-thoát tri-kiến-đức ở trong tâm, nên người khác khó biết được, chỉ có bậc Thánh-nhân mới có khả năng biết được mà thôi.)
Nghi Thức Lễ Thọ Phép Quy-Y Tam-Bảo Và Bát-Giới
Người cận-sự-nam (upāsaka) hoặc cận-sự-nữ (upāsikā) có ngũ-giới là thường-giới, còn có bát-giới uposathasīla vào những ngày giới hằng tháng nữa.
Nếu người cận-sự-nam hoặc cận-sự-nữ có khả năng thọ trì bát-giới uposathasīla vào những ngày giới hằng tháng, theo nghi thức lễ thọ phép quy-y Tam-bảo và bát- giới uposathasīla, phần đầu hầu hết giống như nghi thức lễ thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới, chỉ có khác phần xin thọ trì bát-giới uposathasīla mà thôi.
Trước tiên, cận-sự-nam, cận-sự-nữ làm lễ đọc 3 bài kệ sám hối Tam-bảo:
Bài Kệ Sám Hối Đức-Phật-bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ,
Pādapaṃsuṃ varuttamaṃ.
Buddhe yo khalito doso,
Buddho khamatu taṃ mama.
Nghĩa:
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Bụi trần dưới bàn chân cao thượng Đức-Phật,
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Đức-Phật-bảo,
Cúi xin Đức-Phật-bảo xá tội ấy cho con.
(đảnh lễ một lạy)
Bài Kệ Sám Hối Đức-Pháp-Bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ,
Dammañca duvidhaṃ varaṃ.
Dhamme yo khalito doso,
Dhammo khamatu taṃ mama.
Nghĩa:
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Hai hạng Đức-Pháp-bảo: Pháp học và pháp-hành,
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Đức-Pháp-bảo,
Cúi xin Đức-Pháp-bảo xá tội ấy cho con.
(đảnh lễ một lạy)
Bài Kệ Sám Hối Đức-Tăng-Bảo
Uttamaṅgena vande’haṃ,
Saṃghañca duvidhuttamaṃ.
Saṃghe yo khalito doso,
Saṃgho khamatu taṃ mama.
Nghĩa:
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,
Hai bậc Đức-Tăng-bảo: Thánh-Tăng và phàm-Tăng,
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Đức-Tăng-bảo,
Cúi xin Đức-Tăng-bảo xá tội ấy cho con.
(đảnh lễ một lạy)
Bài Kệ Cầu Nguyện
Iminā puññakammena, sabbe bhayā vinassantu.
Nibbānaṃ adhigantuṃ hi, sabbadukkhā pamuccāmi.
Nghĩa:
Do nhờ năng lực đại-thiện-tâm sám hối này,
Cầu xin mọi tai họa hãy đều bị tiêu diệt,
Mong chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn,
Con mong sớm giải thoát khổ tử sinh luân-hồi.
Xin Thọ Phép Quy-Y Tam-Bảo Và Thọ Trì Bát-Giới
Sau khi đọc 3 bài kệ sám hối Tam-bảo và bài kệ cầu nguyện xong, mọi người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đồng thanh đọc bài xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì bát- giới uposathasīla như sau:
– Mayaṃ Bhante, tisaraṇena saha, aṭṭhaṅgasamannā- gataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ yācāma, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha no, Bhante.
– Dutiyampi, mayaṃ Bhante, tisaraṇena saha, aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ yācāma anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha no, Bhante.
– Tatiyampi, mayaṃ Bhante, tisaraṇena saha, aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ yācāma anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha no, Bhante.
Nghĩa:
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, chúng con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì bát-giới uposathasīla.
Kính bạch Ngài, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì bát-giới uposathasīla cho chúng con.
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, chúng con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì bát-giới uposathasīla.
Kính bạch Ngài, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì bát-giới uposathasīla cho chúng con, lần thứ nhì.
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, chúng con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì bát-giới uposathasīla.
Kính bạch Ngài, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì bát-giới uposatha- sīla cho chúng con, lần thứ ba.
Phép Quy-Y Tam-Bảo Và Bát-Giới Uposathasīla
Hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì bát- giới uposathasīla bằng tiếng Pāḷi có nghĩa tiếng Việt.
Ngài Đại-Trưởng-lão truyền dạy rằng:
Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadetha (vadehi).
Sư hướng dẫn từng chữ từng câu như thế nào, các con hãy nên lặp lại đúng từng chữ, từng câu như thế ấy.
Tất cả mọi người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đồng thanh thưa rằng:
Csn: Āma! Bhante.
Dạ! Xin vâng. Kính bạch Ngài.
Đảnh Lễ Đức-Phật
Ntl: Namo tassa Bhagavato Arahato Sammā-sambuddhassa. (3 lần)
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác. (3 lần)
Thọ Phép Quy-Y Tam-Bảo
– Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật.
– Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp.
– Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng.
– Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ nhì.
– Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ nhì.
– Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ nhì.
– Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật, lần thứ ba.
– Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ ba.
– Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ ba.
Ntl: Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ. (Phép quy-y Tam-bảo trọn vẹn bấy nhiêu!)
Csn: Āma! Bhante.
Dạ, xin vâng. Bạch Ngài.
Thọ Trì Bát-Giới Uposathasīla
Sau khi thọ phép quy-y Tam-bảo xong, tiếp theo thọ trì bát-giới uposathasīla:
1- Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát-sinh.
2- Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm-cắp.
3- Abrahmacariyā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ trì điều giới,có tác ý tránh xa sự hành-dâm.
4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói-dối.
5- Surā meraya majjap pamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự uống rượu bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi.
6- Vikālabhojanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa dùng vật thực phi thời.
7- Nacca gīta vādita visūkadassana mālāgandha Vilepana maṇḍana vibhūsanaṭṭhānā veramaṇi- sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đánh đàn, xem nhảy múa, nghe ca hát, đeo tràng hoa, làm đẹp bằng phấn son, xức nước hoa là nhân sinh tham-ái.
8- Uccāsayana mahāsayanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
Ntl: Tisaranena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposathasīlaṃ dhammaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sampādetha.
Phép quy-y Tam-bảo và thọ trì bát-giới uposathasīla xong, các con nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch trọn vẹn bằng pháp không dể duôi (thất niệm), để làm nền tảng cho mọi thiện-pháp phát sinh.
Csn: Āma! Bhante.
Dạ! Xin vâng. Kính bạch Ngài.
Ntl: Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā. Sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye.
Chúng-sinh tái-sinh cõi trời, nhờ giữ giới Chúng-sinh đầy đủ của cải, nhờ giữ giới Chúng-sinh giải thoát Niết-bàn, nhờ giữ giới Vậy, các con giữ giới cho được trong sạch!
Csn: Sādhu! Sādhu! Sādhu! Lành thay! Lành thay!
Sau khi đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì bát-giới uposathasīla xong, tiếp theo nên đọc 3 bài kệ khẳng định không có quy-y nương nhờ nơi nào khác, chỉ có quy-y nơi Đức-Phật-bảo, nơi Đức-Pháp-bảo, nơi Đức-Tăng- bảo mà thôi, để làm tăng trưởng đức-tin vững chắc nơi Tam-bảo như sau:
Bài Kệ Khẳng Định Quy-Y Tam-Bảo
* Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Buddho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena,
Hotu me jayamaṅgalaṃ.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Đức-Phật-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con.
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
* Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Dhammo me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena,
Hotu me jayamaṅgalaṃ.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Đức-Pháp-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con.
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
* Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,
Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ.
Etena saccavajjena,
Hotu me jayamaṅgalaṃ.
Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,
Đức-Tăng-bảo nơi nương nhờ cao thượng của con.
Do nhờ năng lực của lời chân thật này,
Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.
Hoàn thành xong lễ thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì bát-giới uposathasīla bằng tiếng Pāḷi có nghĩa tiếng Việt. (1)