KẾT LUẬN
Bức họa này khuyên dạy và nhắc nhở chúng ta nhiều điểm trong Giáo Pháp đúng theo ý muốn của chư vị Pháp Sư thời xưa. Nếu chúng ta thường xuyên suy niệm về các điểm này, nó sẽ giúp ta thông suốt bản chất thật sự của vòng luân hồi. Nương theo sự trợ giúp ấy, và nhờ công phu thực hành của chính ta, một ngày kia chúng ta sẽ nhận chân được pháp Tùy-Thuộc-Phát-Sanh bên trong mình. Khi đã trải qua suốt các giai đoạn ấy, chúng ta sẽ có thể hưởng tất cả hương vị dồi dào của Giáo Pháp, không phải xuyên qua sách vở hay những cuộc thảo luận, cũng không phải nhờ người khác giải thích…
Đức Thế Tôn dạy:
“Người nào thấy pháp Tùy-Thuộc-Phát-Sanh, thấy Giáo Pháp.
Người nào thấy Giáo Pháp, thấy pháp Tùy-Thuộc-Phát-Sanh.” [^]
-ooOoo-
_________________
Ghi chú:
(¹) Đây là một trong mười tám chi nhánh của hệ phái Hinayàna (Tiểu Thừa) mà ngày nay đã không còn. ^
(²) Bốn lục địa này không có trong bức họa kèm theo sách và trong những bức họa Tây Tạng (Tibetan) hiện đại. Bốn lục địa là những lục địa nằm vào hướng đông, hướng tây, hướng bắc và hướng nam của xứ Ấn Độ, trong bản đồ thời xưa. ^
(³) Trong các bức họa thời hiện đại, luôn luôn là con gà trống. ^
(4) Bản dịch do Đại Đức Tỳ Khưu Pàsàdiko, được trích từ chương mở đầu sách Sahasodgata Avadàna, Divyyàvadàna 21, Mithila Edition, trang 185. ^
(5) Dasa kusala kammapatha, mười phương cách tạo thiện nghiệp (thập thiện nghiệp). ^
(6) Dasa Puñña kiriya vatthu, những hành động có tác dụng thanh lọc tâm. ^
(7) “The Letter of Kindheartedness” do tác giả Àcariya Nàgàrjuna, trong quyển “Wisdom Gone Beyond”, Social Service Association Press of Thailand, Phya Thai Road, BangKok, Siam. ^
(8) Xem “Sixty Songs of Milerapa”, được nhà xuất bản BPS, Kandy, ấn hành theo loại Wheel, số 95-97. ^
-ooOoo-