Nội Dung Chính
Videos 9. Mục Đích Của Tu Tập – Lợi Ích Hành Thiền Vipassana | Thiền Sư U Jatila – Khóa Thiền Năm 2016
MỤC ĐÍCH CỦA TU TẬP – LỢI ÍCH CỦA HÀNH THIỀN VIPASSANA
….và do đó Ngài sẽ hướng dẫn phương pháp và cách thức để tu tập thiền, và khi tu tập thì mình cũng muốn biết mục đích tu tập để làm gì và tu thiền có những lợi ích gì.
Như chúng ta đã biết. tâm nếu không có phương pháp rèn luyện, tâm sẽ không dừng một chỗ, tâm sẽ đi đây đó qua sáu giác quan, tâm của chúng ta sẽ phóng ra khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi xúc chạm, những vị thức ăn và thân xúc chạm, nóng lạnh, cứng mềm, sự êm ấm và ý suy nghĩ tư tưởng. Thì như vậy, tâm của chúng ta luôn phóng ra ngoài với sáu giác quan, tiếp xúc với sáu căn và khi tiếp xúc như vậy với những gì chúng ta thích thú thì tâm tham sanh khởi lên, nó dính mắt, muốn duy trì và hưởng thụ trạng thái êm ấm, thích thú đó. Còn những gì nếu không hài long, không vừa ý thì tâm sân sẽ khởi lên và chúng ta muốn đẩy đối tượng đó đi và muốn từ chối và bực bội, khó chịu.
Tâm của chúng ta luôn buồn bực, lo sợ, suy nghĩ, tính toán, v.v… Ngay cả thân của chúng ta nằm nghỉ ngơi, tâm cũng vẫn không nghỉ ngơi, tức là tâm vẫn đi đây đó, vẫn suy tính, vẫn lo lắng, vẫn nghĩ việc này, việc kia. Nếu chúng ta để ý và nhìn lại tâm mình thì nó luôn lăng xăng lộn xộn, nó đi đây đi đó, nó có muôn ngàn hình thức. Do đó, để bớt vọng Tâm, bớt những tạp niệm, để cho Tâm dừng lại một chỗ, Tâm có lối thoát, tâm nghỉ ngơi, tâm được an lạc chúng ta phải thực tập thiền và làm sao để thực tập thiền, thì hôm nay ngài sẽ hướng dẫn cho tất cả chúng ta.
Chúng ta cũng đã nghe nhiều người nói và chúng ta cũng đã công nhận rằng thiền đem lại rất nhiều và rất nhiều lợi ích. Mặc dù chúng ta chưa hành thiền nhưng chúng ta cũng có ý thức và biết rằng thiền đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Nhiều lợi ích nhưng hôm nay Ngài chỉ nói những căn bản, lợi ích của thiền.
Chúng ta biết rằng tất cả những người trên toàn thế giới, nhất là những người châu Âu mà ngày xưa họ không biết nhiều về thiền cũng như không có nghiên cứu về Phật giáo. Nhưng ngày nay ở nước Mỹ, Anh, Úc, Đức và các nước tiến bộ họ đã trở về và tu tập, học thiền rất nhiều, vì sao, vì họ thấy được rất nhiều lợi ích trong việc tu tập về bản thân họ và những người thực hành về phương pháp thiền. Những nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Đức, v.v… họ đã có rất nhiều phương pháp để trị bệnh và những phương pháp đều là những phương pháp cao cấp để trị bệnh, tức là các bệnh viện để trị bệnh thân của những người bệnh nhân. Họ bệnh thân, họ có nhiều những công cụ và phương pháp để điều trị nhưng họ vẫn chưa có phương pháp hoặc thuốc gì để trị bệnh tâm của con người. Do đó, sau khi thực hành và học thì có những vị ở phương Tây đã mở ra những khóa thiền tại bệnh viện để điều trị thân bệnh và điều trị tâm bệnh, và trong việc huấn luyện của quân đội, quân y, họ cũng cho phương pháp hành thiền để quân bình thân tâm.
Thì chúng ta biết nếu mà không hành thiền thì một người rất là dễ nóng giận, rất là dễ bực bội, khi mà những sự việc gì xảy ra mà chúng ta không hài lòng và như vậy việc hành thiền trước nhất là giảm sự sân hận, bực bội, khó chịu nơi tâm của chúng ta, và như vậy lợi ích rất là nhiều, khi tâm của chúng ta biết cân bằng cuộc sống của chúng ta sẽ được an lạc và khi mà tâm của chúng ta được an lạc mát mẻ nhờ phương pháp thanh lọc bằng tu tập thiền chánh niệm tỉnh giác thì cách cư xử của mình đối với những người xung quanh, với những người trong công ty của mình cũng như đối với những người bạn của mình gần gũi, mình sẽ nhẹ nhàng, tốt đẹp và như vậy mọi người đều muốn gần ta, quý mến ta và thương yêu ta nhiều hơn.
Thiền không phải mất tiền, Thiền cũng không tốn như khi chúng ta bệnh thì chúng ta tốn rất nhiều tiền để mà trị bệnh cho cái thân của mình. Nhưng Thiền thì không phải tốn tiền cho cha, chỉ có việc là bỏ thời gian ra thanh lọc tâm, tu tập tâm của mình thì chúng ta sẽ có một cái tâm rất an lạc, cuộc sống của chúng ta rất là an lạc và hạnh phúc.
Để tăng trưởng sự định tâm của mình, để phát triển sự tỉnh giác, chánh niệm thì Ngài nói rằng chúng ta phải ngồi thiền, ngồi thanh lọc tâm và ngồi một tiếng đồng hồ, phải quyết tâm ngồi một tiếng đồng hồ và trong một tiếng đồng hồ đó mình làm gì, mình hít thở và ghi nhận, ghi nhận sự phồng xẹp như một đề mục chính để tâm loại trừ những tạp niệm, để tâm có định tĩnh, tâm có sáng suốt và lắng đọng những suy nghĩ, những tư tưởng, những vọng tưởng, những tạp niệm trong mình và chỉ ghi nhận hít thở và để sự chú ý phồng xẹp nơi bụng, để biết được sự căng cứng, phồng xẹp, lấy phồng xẹp bụng là đề mục thiền, là đề mục chính để tâm an trú và tâm có định tĩnh.
Và việc hành thiền là khi ngồi thiền chúng ta hướng tâm quán sát ghi nhận sự phồng xẹp của bụng, khi hít vào bụng phồng ra và chúng ta niệm trong tâm và hay biết một cách tỉnh giác là phồng phồng phồng cho đến phồng căng cứng và sau khi phồng thì bụng sẽ xẹp vào thì ta sẽ niệm xẹp xẹp xẹp cho đến khi xẹp hết bụng. Và như vậy chúng ta cứ ghi nhận một cách liên tục với chánh niệm tỉnh giác sự phồng xẹp, hít thở tự nhiên để tâm chú ý và ghi nhận sự di chuyển phồng xẹp của bụng như là đề mục chính. Trong lúc quán sát sự phồng xẹp như vậy một cách tự nhiên, không hít thở mạnh, không hít thở nhẹ để tự nhiên nhưng có sự chú tâm và hay biết và do duy trì một cách liên tục và định sẽ thiết lập, tâm sẽ lắng xuống tạp niệm sẽ sẽ bớt đi.
Và khi như vậy khi định đã được thiết lập và chánh niệm hay biết cũng được mạnh mẽ, việc hành thiền trở nên dễ dàng. Mặc dù đối với những vị mới bắt đầu tu, tâm chưa được định tĩnh, chánh niệm chưa mạnh mẽ thì dĩ nhiên tâm chúng ta còn phóng đây, phóng đó. Nhưng không sao, khi tâm phóng đi, mình niệm biết rằng mình đang phóng tâm, niệm phóng tâm, phóng tâm hoặc suy nghĩ, suy nghĩ. Sau khi niệm hay biết như vậy, mình đem sự chú ấy trở về phòng xẹp và nhờ sự tinh tấn liên tục, hướng tâm chú niệm sự phồng xẹp liên tục như vậy, dần dần các tạp niệm, những suy nghĩ, những lo toan sẽ lắng dịu sẽ giảm bớt và tâm của ta bắt đầu có định tĩnh.
Có hai khó khăn khi thiền sinh bắt đầu tu tập? Một là tâm sẽ phóng đi, hai là tâm sẽ rơi vào trạng thái buồn ngủ, nhưng không sao. Càng tu tập, tâm của chúng ta sẽ được huấn luyện, sẽ được quen dần và nó sẽ được định tĩnh.
Và bây giờ để bắt đầu thiền Ngài yêu cầu tất cả chúng ta ngồi xếp bằng thư giãn thẳng lưng. Ngài nói rằng là mình ngồi thư giãn, có thể ngồi kiết già, bán già hoặc không cần bán già kiết già, ngồi chân này chân kia giống như kiểu các vị Miến Điện, ngồi thư giãn và tay nên để vào nhau, có thể tay phải đặt lên tay trái hoặc có thể tay trái đặt lên tay phải theo cách nào mình thấy thuận và mình để gần chân của mình và cảm thấy thoải mái nhất.
Và tất cả đạo tràng của chúng ta bắt đầu nhắm mắt, nhắm một cách tự nhiên, giống như mình nhắm mình ngủ, nhắm mắt lại để sự tập trung dễ dàng hơn và điều chỉnh thân của mình cho ngay, ngồi thẳng lưng, cổ thẳng, lưng thẳng nhưng mà ngồi thẳng một cách thoải mái, không gồng, không có cố gắng, ngồi thoải mái điều chỉnh lưng và cổ thẳng và thở một cách tự nhiên. Khi mình thở vào bụng sẽ có sự phồng lên và thở ra bụng sẽ xẹp xuống. Nhưng để có sự định tâm dễ dàng, mình hướng tâm vô bụng, không theo hơi thở từ mũi, để tâm hay biết ngay bụng của mình, nơi nào bụng phồng căng, khi bụng phồng di chuyển phồng và mình ghi nhận với sự tỉnh giác hay biết, niệm thầm trong tâm phồng phồng và khi xẹp xuống niệm xẹp xẹp xẹp và tiếp tục duy trì ghi nhận như vậy một cách liên tục.
Khi bụng di chuyển phồng, mình niệm bằng tâm, nhớ là niệm bằng tâm không phải niệm ra tiếng. Niệm bằng tâm tức là mình lấy tâm ghi nhận và biết và niệm thầm phồng phồng và mình biết bụng căng cứng như thế nào, mình phải ghi nhận bằng tâm để tâm mình rõ ràng với hiện tượng đang xảy ra ở bụng và niệm phồng phồng cho đến phồng hết và khi hết phồng rồi đến xẹp mình cũng niệm xẹp xẹp cho đến xẹp hết bụng và cứ tiếp tục như vậy niệm phồng phồng xẹp xẹp
Tuy nhiên, nếu việc niệm thầm như vậy làm cản trở hoặc là có những vị không thích hợp thì mình chỉ nhìn nó bằng tâm, dùng tâm chú ý ghi nhận và chỉ hay biết biết như vậy thì cũng được. Tức là mình có thể niệm bằng tâm hoặc có thể nhìn bằng tâm hay biết cái trạng thái như vậy thôi thì cũng được.
Mục đích là loại trừ tạp niệm, phóng tâm, giữ tâm nơi bụng để tạo ra sức định của tâm và ghi nhận một cách cẩn thận, khắn khít để Tâm có sự định nơi phồng và xẹp, phồng đang là đề mục thiền, đang là mục chính để tâm ghi nhận và hay biết với sự định tâm, với sự chánh niệm. Nếu tâm có phóng đi hãy đem trở lại bụng, ghi nhận phồng xẹp. Tâm có suy nghĩ niệm suy nghĩ và đưa về phồng xẹp, phồng xẹp. Hãy tiếp tục ghi nhận phồng xẹp, tâm có suy nghĩ niệm suy nghĩ và đưa về phồng xẹp, liên tục ghi nhận để tâm được định, tâm có suy nghĩ đưa tâm trở về bụng, ghi nhận ngay bụng.
Trước khi mở mắt hãy hay biết mắt và mở mắt một cách chánh niệm, biết mình đang mở mắt, mí mắt mình mở ra với sự nặng, căng, cứng và hay biết, biết mình và niệm mờ mắt, mở mắt và chúng ta mở mắt ra. Khi mình mở mắt thì mình cũng hay biết, chánh niệm và ghi nhận và biết rằng mình đang mở mắt. Khi mình giơ tay mình chà hoặc mình làm thế nào mình cũng biết mình đang giơ tay và mình đang chà hoặc là mình đang làm cái gì đó thì mình biết với Chánh niệm tỉnh giác.
Vì cơ thể của chúng ta không thể ngồi lâu, để quân bình chúng ta chỉ ngồi một tiếng đồng hồ, sau một tiếng đồng hồ thì mình phải đi kinh hành một tiếng. Bây giờ đích thân Ngài thiền sư sẽ chỉ dạy cách để mình ghi nhận quán sát trong lúc mình đi kinh hành và ngài sẽ hướng dẫn chúng ta đi kinh hành.
Khi mình thiền tập, tọa thiền vừa xong, tức là mình ngồi thiền được một tiếng đồng hồ thì mình vẫn duy trì chánh niệm, đi kinh hành một tiếng đồng hồ tiếp, và trước khi mở mắt mình chánh niệm mình đang mở mắt. Đây là mình đang huấn luyện tâm của mình cho có định và có tuệ, do đó mình phải làm giống như một người bệnh, giống như một người không được khỏe, làm một cách rất chậm chạp. Để làm gì, để tâm mình ghi nhận một cách sít sao, một cách chặt chẽ những gì mình đang làm với chánh niệm tỉnh giác, để huấn luyện tâm mình có sức định, huấn luyện tâm mình có một sự tỉnh giác và khi đứng dậy chúng ta cũng phải khởi thân, đứng một cách chậm chạp, không đứng nhanh như mọi lần.
Mình phải đứng chậm chậm để thấy những chuyển động. Tâm mình phải ghi nhận và quán sát những chuyển động của thân khi đứng dậy, khi ngồi thiền và khi khởi thân đứng dậy mình phải làm càng chậm càng tốt, giống như một người bệnh mà đi đứng rất là chậm chạp và rất là nhẹ nhàng, rất là từ tốn, và khi đi kinh thành thì đi thật chậm để tâm mình khắng khít với đôi chân và khi đi thì đôi chân di chuyển, tức là đề mục chính.
Trong 60 phút đi kinh thành thì 20 phút đầu là mình ghi nhận bước phải mình niệm phải và bước trái niệm trái, mục đích là để tâm mình nằm trên bước chân, tạo ra một sự chú tâm và có sức định, bước phải thì mình niệm phải, mình hay biết mình tỉnh giác bước phải đang bước, rồi để tâm qua bước trái, mình niệm phải trái trong vòng 20 phút. Khi đến đoạn đường mình đã dừng lại thì mình niệm dừng dừng và hay biết toàn thân với tư thế đang đứng. Và khi đứng mình ghi nhận chánh niệm toàn thân đang đứng và khi xoay người để trở lại tiếp tục đi kinh hành thì mình cũng niệm, mình biết trong tâm và ghi nhận mình đang xoay với cơ thể đang di chuyển và niệm thầm trong tâm xoay xoay xoay, và mình đi và để cái tâm hay biết trên bước chân mình đi và sau khi đã ghi nhận phải trái 20 phút để tâm bắt đầu chú ý và có sự định tĩnh nơi bước chân.
Và hai mươi phút tiếp theo mình ghi nhận giở lên mình niệm giở và đạp xuống niệm đạp và đi một cách chậm chạp để tâm mình khắng khít và ghi nhận khớp với những bước chân mình đi, giở, đạp và khi giở thì mình biết cái trạng thái như thế nào, và khi đạp xuống mình biết cái trạng thái như thế nào, mình vẫn niệm và mình vẫn hay biết, giở khác với đạp như thế nào. Khi đạp xuống thì chân chạm, mình hay biết, tức là mình đang tập cái tâm mình có sức định và sự tỉnh giác trong 20 phút mình giở, đạp, rồi bên chân trái để tâm giở đạp và để khắng khít và có sức chánh niệm mạnh mẽ thì mình phải đi một cách chậm chạp để tâm khắng khít và ghi nhận một cách chính xác khi bước chân giở, bước chân đạp và sau khi đứng lại mình cũng biết toàn thân với tư thế đang đứng, hai chân đang chạm đất và khi xoay thì mình cũng biết thân mình đang xoay và ghi nhận xoay xoay xoay cho đến khi xoay xong và đứng lại.
20 phút cuối của một tiếng đồng đi kinh hành thì mình nâng sự tỉnh giác và chú tâm của mình kỹ càng hơn, tức là mình giở, bước tới đạp xuống, thì mình ghi nhận mình niệm giở, giở chân rồi đạp xuống
Bước tới mình niệm bước rồi đạp xuống mình niệm đạp, làm như vậy bước bên chân trái và bên chân phải một cách đều đặn có chánh niệm ghi nhận một cách chặt chẽ và niệm giờ bước đạp, giở bước đạp, mà niệm trong tâm của mình phải khớp và chính xác với cái chân mình đang đi để tạo cho mình một sức định và sự tỉnh giác.
Khác với cuộc sống ở ngoài tại ngôi nhà của mình, khác với cuộc sống đời thường là mình làm một cách nhanh chóng, một cách vội vã, và mình là một cách thất niệm, phóng tâm, vọng tưởng, do đó trong 3 ngày thực tập thiền quán này là mình đang huấn luyện và đang rèn luyện cái tâm mình sống có định tĩnh, sống có chánh niệm, sống có sự tỉnh giác. Do đó mình phải làm chậm lại, mình phải dừng lại để tập cho tâm mình, huấn luyện, rèn luyện nó có một sự định tĩnh, có một sự chánh niệm, do đó khi làm cái gì mình làm một cách chậm lại và hay biết mình đang làm.
Và ví dụ như khi mình giơ tay mình lấy một cái chìa khóa thì mình biết mình đang giơ tay và mình có thể niệm giơ giơ, mình là một cách chậm lại. Và khi lấy một cái cốc nước thì mình cũng biết mình đang duỗi tay để chạm vào cốc nước.
Và khi mình lấy cái cốc nước mình uống mình cũng biết mình đang đưa vào miệng mình và lúc đang uống mình cũng hay biết, tỉnh giác và đang uống, đang uống. Mình hay biết tỉnh giác đang uống, hoặc khi mình giơ tay mình mở chìa khóa, mở cánh cửa, mình bước vào phòng mình nằm xuống mình cũng ghi nhận và hay biết từng cử chỉ, càng ghi nhận hay biết chi tiết những cử chỉ nhỏ nhất đến khi mình mở mắt, nhắm mắt mình hít thở, mình đi vệ sinh, mình vào nhà vệ sinh hoặc là mình làm cái gì mình cũng hay biết thì sự tỉnh giác của mình sẽ được đi vào chi tiết và sự được mạnh mẽ. Do đó, khác với đời thường mình không làm nhanh, mình không làm vội vã. Mình sẽ tập trung và hay biết một cách có chánh niệm tỉnh giác.
(21:05) – (32:05) tất cả thiền sinh đứng dậy và Ngài hướng dẫn kinh hành: lập lại nội dung
(32:06) Ngài nói là sự hướng dẫn của ngài căn bản cho việc ngồi thiền thì mình lấy phồng xẹp làm đề mục. Nếu tâm có phóng đi thì ghi nhận để tâm hướng về phồng xẹp và cứ duy trì như vậy một cách tinh tấn, một cách liên tục để tâm có sức định và chánh niệm.
Khi đi kinh thành thì mình bước phải bước trái 20 phút, rồi giở đạp 20 phút, và giở bước đạp 20 phút, duy trì một tiếng đồng hồ như vậy, để tâm được tiếp tục có sức định và chánh niệm liên tục. Nhờ liên tục tu tập như vậy tâm của chúng ta sẽ có một sức mạnh về định và sự tỉnh giác, chánh niệm. Rồi sau khi về phòng hoặc là đi dùng cơm, trong thời gian chỉ có 2 ngày thôi thì chúng ta cố gắng tập luyện cho tâm mình để sau này khi về nhà mình cũng biết cách thực tập, khi sinh hoạt hằng ngày mình làm gì hãy cố gắng để tâm vào đó để có sự tỉnh giác trong lúc làm việc.
Như vậy, thời pháp thoại hôm nay phương pháp căn bản cũng đã xong.
(Bản text do Đinh Huế đánh máy)
BỘ VIDEOS KHÓA THIỀN VIPASSANA NĂM 2016 – THIỀN SƯ U JATILA