Nội Dung Chính
Videos 5. Kinh Sakkhibhabba | Thiền Sư U Jatila – Khóa Thiền Năm 2016
KINH SAKKHIBHABBA
Hôm nay là ngày thứ 5 của khóa thiền 10 ngày tại Thiền Viện Phước Sơn 2016. Tối hôm nay Ngài Thiền Sư sẽ giảng bài pháp thoại dựa vào bài kinh Sakkhibhabba thuộc tăng chi bộ kinh Anguttara Nikaya chương 6 pháp.
Bài kinh này với tựa đề Pali là Sakkhibhabba Sutta có nghĩa là tự mình thực hành giáo pháp, tự mình hiểu biết chính mình, không ai có thể làm thay cho mình được, còn bhabba có nghĩa là như thật, như mình đang là. Trước khi giảng bài Pháp thoại này, Ngài sẽ giải thích vì sao chúng ta hành thiền, mục đích tu tập thiền quán Vipassanna có lợi ích gì, để làm gì? Ngài sẽ giải thích rõ ràng, Pháp thoại sẽ rõ ràng hơn và có ý nghĩa hơn để ứng dụng cho mục đích tu tập của tất cả chúng ta.
Mục đích tu tập của việc ứng dụng hành thiền Vippasanna, để thấy được sự vận hành của các Pháp, thấy được sự thật của các Pháp, thấy sự thật của thân và tâm. Thấy được sự thật của thân ngũ uẩn này chúng ta phải phát triển đủ chánh niệm. Để có chánh niệm mạnh mẽ, tốt đẹp, đầy đủ để thấy được sự thật với tuệ giác vipassanna, với tuệ minh sát thì chúng ta phải có chánh niệm liên tục, chánh định đầy đủ, tinh tấn dõng mãnh liên tục.
Khi định đầy đủ, chánh niệm mạnh mẽ và tinh tấn liên tục để chúng ta thấy được sự thật của thân tâm mang tính vô thường, sanh diệt, mang tính bất toại nguyện, khổ đau và vô ngã. Với chánh niệm liên tục và hành thiền một cách tinh tấn thì tuệ giác sẽ phát sanh. Nhờ tuệ giác phát sanh loại trừ được các phiền não ô nhiễm tâm, tham lam, ái dục, sân hận, si mê, tà kiến, ngã mạn… đoạn tận những ô nhiễm tâm, những Kilesa phiền não trong tâm, chúng ta có thể đạt được thánh qủa Magga, Pala, Nibbana
Mục đích của hành thiền là giải thoát chứng đắc Niết Bàn. Lộ trình tu tập là Tứ Niệm Xứ, quán sát đầy đủ, tinh tấn, chánh niệm liên tục trên thân, thọ, tâm, pháp theo kinh Đại Niệm Xứ.
Trong lúc chúng ta hành thiền hành giả cần ghi nhận liên tục phồng xẹp là đề mục chính, trong lúc đi kinh hành chúng ta phải chánh niệm trên các bước chân, dỡ, bước, đạp và trong sinh hoạt hàng ngày phải chánh niệm hay biết những gì xảy ra trên thân và tâm trong giây phút hiện tại, hay biết một cách liên tục. Đó là tiến trình tu tập Tứ niệm xứ và mục đích tu tập thiền Vippassanna.
Theo bài kinh Sakkhibhabba Sutta là baì kinh dạy chúng ta phương pháp tu tập. Hàng ngày Thiền Sư đã cho pháp thoại mỗi tối để hướng dẫn phương pháp hành thiền, làm thế nào để ghi nhận, chánh niệm trên thân và tâm. Mỗi ngày hai lần trình Pháp, trong lúc trình Pháp Ngài sẽ hướng dẫn và chỉ dạy cho mỗi cá nhân, những thắc mắc, những vướng mắc trong quá trình hành thiền và Ngài cũng nhấn mạnh rằng: việc hành thiền phải chánh niệm liên tục trong khi ngồi thiền, đi kinh hành hay trong sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta cố gắng ghi nhận khít khao, tinh tấn liên tục để chánh niệm liên tục. Khi ngồi thì ghi nhận phồng xép, khi đi thì ghi nhận dỡ, bước, đạp còn trong sinh hoạt hàng ngày ghi nhận càng nhiều càng tốt, quán sát nơi thân tâm này những gì khới lên, chúng ta phải nhận biết, phải ghi nhận liên tục, chánh niệm khi nó vừa khởi lên, khi vừa biến mất. chúng ta phải biết rõ nên làm gì, phải kiểm tra mình, đang tu tập có tiến bộ hay không, có bị gián đoạn hay bị khó khan, thì mỗi hành giả phải biết chính mình.
Aṅguttara Nikāya 6
7. Devatāvagga
Sakkhibhabbasutta
Chahi, bhikkhave, dhammehi samannāgato bhikkhu abhabbo tatra tatreva sakkhibhabbataṁ pāpuṇituṁ sati sati āyatane.
Này các tỳ kheo, vị tỳ kheo nào thành tựu và có 6 Pháp này hay 6 yếu tố này thì vị ấy sẽ không có khả năng thấy được (biết được) những chứng nhân hay về chính mình, hay quả chứng này hay quả chứng khác.
Katamehi chahi? Idha, bhikkhave, bhikkhu ‘ime hānabhāgiyā dhammā’ti yathābhūtaṁ nappajānāti, ‘ime ṭhitibhāgiyā dhammā’ti yathābhūtaṁ nappajānāti, ‘ime visesabhāgiyā dhammā’ti yathābhūtaṁ nappajānāti,
Vậy 6 yếu tố đó là gì?
Ở đây, này các tỳ kheo, vị tỳ kheo không như thật rõ biết những pháp này, vị ấy sẽ đưa đến thối đọa. Vị ấy không như thật biết được, không thể đạt được, không thể như thật biết được rằng các Pháp này sẽ đưa ta đến sự thối đọa, sự sa đọa.
Này các tỳ kheo, vị tỳ kheo ở đây những pháp vị ấy đang thực hành sẽ đưa đến thối đọa, sa đọa, nên việc tu tập hành thiền của vị ấy sẽ không tiến bộ. Nếu vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, hay hành giả đang thực hành thiền, không biết rõ những gì mình đang thực hành sẽ không đưa đến sự phát triển, không đưa đến sự tiến bộ trong tu tập.
Nếu chúng ta biết quán sát, biết cách tu tập đúng như lời hướng dẫn của Thiền sư, cả ngày chúng ta có rất nhiều đề mục khởi lên trong thân và tâm của chúng ta. Trong một ngày chúng ta có bao nhiêu đề mục, bao nhiêu thời tọa thiền, đi kinh hành, trong sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta phải biết rõ phương pháp chúng ta đang tu tập là cả ngày chúng ta cố gắng chánh niệm, tinh tấn liên tục quán sát những pháp đang sanh khởi trong thân và tâm của chúng ta. Chúng ta tu tập đúng theo hướng dẫn thì sẽ tiến bộ rất nhanh. Những người làm rất chậm nhưng khi thiền sư hỏi thì vị ấy không trả lời được sự quán sát, ghi nhận và làm chậm là do thói quen mà thôi. Trong một giờ chúng ta, ngồi quán sát phồng xẹp làm đề mục chính, thì chúng ta phải biết được trong một tiếng đồng hồ chúng ta đã ghi nhận được bao nhiêu, hay suy nghĩ và phóng tâm khởi chúng ta có biết hay không? Và quán sát các đề mục có rõ ràng hay không? Chánh niệm có liên tục với sự ghi nhận phồng xẹp, các đề mục phụ như phóng tâm, suy nghĩ, tê, ngứa …khởi lên chúng ta có ghi nhận kịp hay không? Khi ghi nhận phồng xẹp khi nó sanh khởi hay biến mất hay không? Nếu chúng ta không chánh niệm liên tục khi ngồi thiền, đi kinh hành, hay sinh hoạt, thì chánh niệm không liên tục thì việc hành thiền sẽ không tiến bộ nhanh. Khi ngồi thiền thì đề mục không rõ ràng, phồng xẹp không rõ ràng, phóng tâm liên tục khởi lên. Vị ấy không ghi nhận được phồng xẹp hoặc vị ấy rơi vào trạng thái buồn ngủ, dã dượi, vì sao? Vì vị ấy không có chánh niệm liên tục khi ngồi, khi đi kinh hành, trong sinh hoạt, chánh niệm bị gián đoạn, bị yếu ớt. Do đó chúng ta phải biết cách quán sát, biết được phương pháp thực hành, nếu thực hành tinh tấn dõng mãnh theo đúng Ngài hướng dẫn thì chỉ 4, 5 ngày chúng ta đã đạt được rất nhiều lợi ích và tiến bộ rất nhanh. Phải tự biết mình trong 5 ngày qua chúng ta đã tiến bộ được bao nhiêu, tại sao chúng ta vẫn buồn ngủ, dã dượi không tiến bộ, chúng ta phải tự kiểm tra lại.
Này các tỳ kheo, vị tỳ kheo ko như thật biết rõ rằng: những Pháp này sẽ đưa đến an ổn, đưa đến ổn định. Vị này không biết an trú, ổn định, vị này nổ lực tinh cần một cách liên tục chánh niệm. ngồi thiền một giờ vị ấy không ghi nhận, quán sát phồng xẹp nơi bụng, khi đi kinh hành vị ấy không ghi nhận bước chân dỡ, bước đạp, trong khi sinh hoạt hàng ngày không tinh tấn nổ lực ghi nhận đi tới, đi lui, khi ăn, khi uống, chánh niệm không được an trú, không vững vàng, không nằm trên đề mục.
Này các tỳ kheo, ở đây, vị tỳ kheo không như thật rõ biết những pháp này đưa đến thù thắng, những pháp này sẽ đưa đến cao thượng. Vì vị Tỳ Kheo, hay những hành giả đang tu tập thiền quán đang hành thiền , vị ấy không biết mình hành thiền có tiến bộ hay không? Vị ấy không biết rõ mình chánh niệm có vững vàng hay không? Do không thấy rõ sự tiến bộ trong việc tu tập hành thiền, không thấy rõ chánh niệm của mình, không liên tục, không thấy rõ sự thật của các Pháp, không thấy sự thật của thân và tâm. Không thấy rõ sự tiến bộ và không biết mình có tiến bộ hay không. Do đó vị này không loại trừ được 5 triền cái là phóng tâm, nghi ngờ, trạo hối, hôn trầm, tham dục và những ô nhiễm tâm vị ấy không thể giảm, không thể loại trừ ra khỏi tâm mình. Do đó vị ấy không thể thấy được Pháp, không thấy mình có tiến bộ hay không?
Này các tỳ kheo, vị tỳ kheo không như thật rõ biết những Pháp này sẽ đưa đến thể nhập, đưa đến chứng ngộ sự giải thoát, chứng ngộ Thánh đạo,Thánh quả và chứng ngộ Niết Bàn. Vị Tỳ kheo không biết được đúng sai trong sự thật hành của mình nên vị ấy không thể chứng đắc Thánh đạo, Thánh quả, và Niết Bàn.
Trong khóa thiền 10 ngày như vậy mà vị ấy không thực hành một cách nghiêm túc, không nổ lực tinh tấn, không ghi nhận một cách chánh niệm liên tục trên đề mục, tinh tấn thì vị ấy không thể chánh niệm và tiến bộ trong giáo Pháp và vị ấy không thể thấy được Pháp. Vị ấy không chọn cho mình một phương pháp thích hợp, một người thầy thích hợp, không chọn được nơi chốn thích hợp, do đó vị ấy không thể tiến bộ trong khóa thiền.
Này các tỳ kheo, vị tỳ kheo nào có thực hành 6 Pháp này (hay 6 yếu tố này) thì vị ấy không thể đạt được những địa vị chứng nhân, những quả chứng này hay quả chứng khác. Có nghĩa là vị tỳ kheo không như thật rõ biết rằng những Pháp này nếu thực hành sẽ đưa đến sa đọa. Vị tỳ kheo không biết được rằng những Pháp này nếu mình thực hành sẽ đưa đến an ổn, bình vững trong việc tu tập. Vị tỳ kheo không như thật biết rõ rằng những Pháp này sẽ đưa đến thù thắng, nếu chúng ta tu tập thực hiện. Vì tỳ kheo không như thật biết rõ rằng những Pháp này sẽ đưa đến Thánh đạo, thánh quả và Niết bàn. Vị tỳ kheo không như thật biết rõ biết rằng mình không tu tập nghiêm túc, không tiến bộ trong việc hành thiền. Vị tỳ kheo không như thật biết rõ biết rằng những gì phù hợp với mình, những gì nên làm và phương pháp nào thì thích hợp cho mình trong tu tập và người thầy nào sẽ thích hợp cho mình theo đuổi và học hỏi trong việc tu tập. vị ấy không làm việc nên làm, do đó vị ấy không đem lại lợi ích trong việc tu tập.
Ở đây, Này các tỳ kheo, vị tỳ kheo biết rõ được 6 Pháp này như thật rõ biết thì vị ấy sẽ tiến bộ, sẽ đạt được địa vị chứng nhân, đạt được quả chứng này hay quả chứng khác. Và gì là 6 pháp?
Này các tỳ kheo, vị tỳ kheo như thật rõ biết những Pháp đưa đến thối đọa. Vị ấy biết việc hành thiền của mình đang tiến bộ hay không tiến bộ. Mục đích quan trọng của việc hành thiền là để chánh niệm, là để thấy được sự thật của các Pháp. Do đó, trong khóa thiền 10 ngày chúng ta cố gắng chánh niệm liên tục trong khi ngồi thiền, trong khi đi kinh hành trong sinh hoạt hàng ngày. Phải liên tục như vậy thì việc hành thiền của chúng ta sẽ tiến bộ, khóa thiền 10 ngày, 20 ngày,1 tháng, 3 tháng, 6 tháng…,chúng ta có nhiều cơ hội để tu tập ghi nhận quán sát thân tâm với chánh niệm tỉnh giác trong khi ngồi thiền, khi đi kinh hành và trong sinh hoạt hàng ngày để đạt mục đích của việc hành thiền. Tức là chúng ta phải có được chánh niệm liên tục, chánh định liên tục, tinh tấn liên tục thì chúng ta sẽ thấy được sự thật của thân và tâm, sự thật của các pháp với tính chất của nó là sự sanh diệt, vô thường, sự khổ đau, bất toại nguyển, vô ngã. Tức là thấy được Anicca, Dukkha, Anatta, vô thường, khổ, vô ngã. Do thấy được sự thật của các pháp nên thấy được các phiền não lậu hoặc Kilesa trong tâm ta được đoạn trừ, được giảm bớt hoặc đoạn tận, do giảm bớt các phiền não chúng ta chứng đắc được Thánh đạo, Thánh quả và Niết bàn. Có nhiều vị dù hành thiền trong nhiều năm nhưng tham lam, sân hận, si mê, tà kiến, ngã mạn, ganh tị …và những ô nhiễm tâm vẫn còn rất nhiều không giảm bớt. Chúng ta phải kiểm tra lại mình xem tại sao chúng ta không tiến bộ, không phát triển, không loại trừ được tham lam, ngã mạn, ái dục, ganh tị…. vì sao? Chúng ta phải tự biết, chúng ta phải kiểm tra lại xem phương pháp hành thiền của chúng ta có đúng không? Người thầy của chúng ta có giỏi không? Nơi chốn của chúng ta đang tu tập hành thiền có thích hợp không? Tự kiểm tra lại mình có tinh tấn, có nổ lực, có chánh niệm có liên tục không? Mỗi chúng ta phải tự kiểm tra, biết rõ mình, việc hành thiền của mình đang ở mức độ nào, đang tiến bộ hay đang lùi lại, do việc chánh niệm không liên tục mà chúng ta không thấy được sự thật các Pháp với vô thường, khổ đau, vô ngã, không loại trừ được 5 triền cái, không loại trừ khổ đau ra khỏi tâm mình, do đó việc hành thiền không tiến bộ.
Ngài dạy rằng do việc tu tập thấy được sự thật các Pháp, khổ đau vô ngã mà vị ấy chứng đắc được Thánh quá Sotapanna Thánh quả thứ 1 cho đến Thánh quả A ran hán. Thì khi chúng ta đạt được đến Thánh quả thứ 3 tức là Anagami thì sẽ đoạn hết tham lam,và không còn sân hận trong tâm ta. Do đó chúng ta cố gắng hành thiền để đạt được các Thánh quả cho đến rốt ráo Thánh quả A ra hán thì tất cả các lậu hoặc, Kilesa sẽ đoạn tận, không trở lại.
Chúng ta phải xem chánh niệm của mình có liên tục không, định của mình có vững vàng không? Hay phóng tâm liên tục và khi biết mình tu tập thiền tập vững vàng nhờ có chánh niệm liên tục trong hành thiền, đi kinh hành, sinh hoạt hàng ngày thì vị tỳ kheo ấy như thật rõ biết rằng các Pháp này,các phương pháp này. sự thực hành thiền của mình đang dự phần vào sự an trú, chánh niệm rõ ràng.
Tiếp theo, vị tỳ kheo ấy như thật biết rõ ràng với những Pháp này, với sự tinh tấn dõng mãnh liên tục này, với chánh niệm liên tục trên các đề mục khi đi kinh hành, khi ngồi thiền, hay trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó vị Tỳ kheo chánh niệm vững vàng và thấy được sự thật các Pháp, anicca, anatta, dukkha tức là vô thường, vô ngã, khổ và do đó vị ấy giảm dần và loại dần những sân hận, tham lam, ngã mạn, ganh tị… và vị ấy vững vàng trong tu tập và chánh niệm, đoạn tận những lậu hoặc, những ô nhiễm tâm,do thấy được sự thật nên vị ấy tinh tấn trong việc hành thiền. Việc hành thiền của vị ấy tiến bộ. Đức tin của vị ấy vững vàng trong giáo Pháp, vị ấy tin tưởng rằng mình đang đi đúng phương pháp, vị ấy tin tưởng rằng việc hành thiền của mình đưa đến Thánh đạo, Thánh quả và Niết Bàn. Do tin tưởng, đức tin mạnh mẽ vững vàng vị ấy không dừng lại trong tu tập và vị ấy biết rõ chính mình đang tiến bộ trong việc hành thiền.
Này các tỳ kheo, vị Tỳ kheo như thật biết rõ rằng những Pháp này sẽ đưa đến sự cao quý, thù thắng, vị ấy biết rõ rằng những Pháp này sẽ đưa đến Thánh đạo, Thánh quả và Niết bàn, vị ấy dõng mãnh tu tập, tinh tấn trong việc hành thiền. Do vậy, vị ấy đạt được nhiều lợi ích, do thấy được sự tiến bộ trong việc tu tập. Vị tỳ kheo ấy như thật rõ biết rằng những Pháp ấy đúng đắn, ta đã thực hành tiến bộ trong giáo Pháp và những Pháp này đưa đến thể nhập đưa đến Thánh đạo, Thánh quả và Niết Bàn. Vị ấy nổ lực tu tập, tinh tấn một cách nghiêm túc. Khi tu tập một cách nghiêm túc, vị ấy tu tập tiến bộ trong việc hành thiền của mình và vị ấy như thật biết rõ ràng những Pháp này đem lại cho ta nhiều lợi ích, biết rõ rằng những gì nên làm và những gì thích hợp cho chính mình. Vị ấy đã chọn đúng người thầy, chọn đúng phương pháp tu tập, vị ấy không làm những gì không đem lại lợi ích và luôn luôn tinh tấn trong việc nổ lực tu tập hành thiền để đem lại lợi ích cho mình để đem lại lợi ích trong việc chứng đắc THánh đạo, Thánh quả và Niết bàn.
Ở đây, này các tỳ kheo, vị tỳ kheo sau khi đã như thật biết rõ rằng những Pháp này sẽ đưa đến không thối đọa, an trú vững vàng trong tu tập. Vị tỳ kheo như thật biết rõ rằng những Pháp này sẽ đưa đến thù thắng cao thượng. Vị tỳ kheo như thật rõ biết rằng những Pháp ấy thể nhập chứng đắc Thánh đạo, Thánh quả và Niết bàn. Vị ấy như thật rõ biết rằng vị ấy đang tu tập một cách nghiêm túc và có tiến bộ trong việc hành thiền. Vị ấy như thật rõ biết rằng những việc này nên làm, thích hợp cho mình, mình đã thực hành đúng phương pháp, mình sẽ tiến bộ và chứng đắc thẳng tới Niết Bàn. Và này các tỳ kheo do vị ấy đã thành tựu và có được 6 pháp này, vị ấy có thể đạt đến địa vị chứng nhân, chứng quả này hoặc chứng quả khác tức là vị ấy có thể chứng đạo từ Sotapanna quả Tu đà Hoàn thứ 1 đến quả vị A la Hán do nổ lực tu tập của vị ấy.
Đức Phật dạy bài kinh này để nhắc nhở và chỉ dạy chúng ta tự kiểm tra, tự biết chính mình. Mục đích của việc hành thiền là để phát triển chánh niệm, chánh định, tinh tấn liên tục. Vì có chánh niệm, chánh định, tinh tấn liên tục nên việc hành thiền của chúng ta có tiến bộ. Do có tiến bộ trong việc hành thiền, chúng ta thấy được sự thật khổ đau, vô thường, vô ngã. Do thấy được các Pháp như thật với tính chất của nó, ta loại trừ được những ô nhiễm , Kilesa, những tham lam, sân hận, ngã mạn, tà kiến, tham ái.., do đoạn trừ những lậu hoặc, những phiền não ô nhiễm tâm, vị ấy có thể chứng đắc Thánh đạo, Thánh quả và Niết bàn. Nhưng tại sao chúng ta đã tu hành, thực hành thiền nhiều năm nhưng chúng ta không thấy được sự thật của thân tâm với sự thật vô thường, khổ đau và vô ngã. Chúng ta phải nhìn lại mình, nhìn lại phương pháp chúng ta thực hành có đúng không, có phù hợp không, người thầy hướng dẫn có đúng với phương pháp hay hướng dẫn như thế nào, nơi chốn tu tập có thích hợp không, có hổ trợ cho việc tu tập có tiến bộ không. Chúng ta phải tự biết mình, việc mình tu tập có nghiêm túc, có tinh tấn không, chính mình phải tự biết lấy mình thì như vậy mình mới biết được việc mình nên làm thì như vậy việc hành thiền của chúng ta đạt được mục đích. Và nhờ như vậy, việc hành thiền của mình có tiến bộ hay không? Ngài nhắc rằng, mình là người quan trọng nhất, tiến bộ hay không tiến bộ, hay sa đọa là do chính mình. Nếu chúng ta thấy mình không tiến bộ thì tham gia những khóa tu dài hạn hơn, lâu hơn, nổ lực nhiều hơn, cho việc hành thiền tiến bộ cho mình thấy được sự thật của các Pháp. Không ai có thể giúp bạn thấy được Pháp chỉ có mình, chính mình phải nổ lực để chúng ta thấy được giáo pháp, thấy được sự thật của các Pháp, chứng ngộ đạo quả Niết Bàn. Ngài không thể làm thay cho chúng ta được. Và chính mình phải tự nổ lực, tự mình tu tập để chứng đắc Thánh đạo, Thánh quả và Niết bàn.
Và Ngài kết thúc bài Pháp thoại hôm nay.
(Bản text do Tôn Tâm đánh máy)
BỘ VIDEOS KHÓA THIỀN VIPASSANA NĂM 2016 – THIỀN SƯ U JATILA