Videos 12. Kinh Kunkali | Thiền Sư U Jatila – Khóa Thiền Năm 2016

 

 

KINH KUNKALI

Trước khi đi vào chương trình pháp thoại và sau pháp thoại, quý Phật tử hoặc quý chư Tăng có thể hỏi đáp những gì còn thắc mắc hoặc những gì cần sự giúp đỡ của Ngài. Trước khi vào chương trình, cũng như thường lệ xin giới thiệu đôi nét vắn tắt về ngài thiền sư Jatila

Ngài thiền sư Jatila người Miến Điện. Đây là lần thứ năm ngài về Việt Nam và dạy thiền tại thiền viện Phước Sơn và một vài ngôi chùa thỉnh Ngài về. Chuyến này Ngài về Việt Nam 14 ngày và đã dạy thiền ở 2 nơi là chùa Phước Sơn 10 ngày và chùa Tường Quang 3 ngày. 

Để bắt đầu khóa tu, chúng con xin được đôi nét giới thiệu về Ngài. Ngài Jatila sanh ngày 29 tháng 8 năm 1965 tại Thượng Phần Miến Điện, tức là tỉnh Sagai thuộc đất nước Miến Điện. Ngài xuất gia và thọ Sadi lúc ngài 9 tuổi năm 1974 và Ngài đã học chương trình Phật Pháp căn bản tại tu viện ở (Pali, 1:26 ) trong vòng 7 năm. Năm 1983, lúc ngài 17 tuổi, ngài tiếp tục học chương trình Phật học nâng cao tại học viện (Pali, 1:40) trong 5 năm. Năm 20 tuổi, năm 1986 Ngài thọ giới cụ túc tỳ kheo dưới sự truyền giới là ngài đại lão Hòa thượng (Pali, 1:58) tức là ngài Tam Tạng thứ tư, người uyên thâm kinh luật luận và ngài Tam Tạng thứ tư này cũng là người anh chú bác của Ngài thiền sư Jatila. 

Năm 22 tuổi, 1988 Ngài tiếp tục tu học và theo chương trình Phật học cao cấp tại học viện (Pali, 2:23) trong 7 năm. Như vậy, ngài đã xuyên suốt học Tam Tạng và Thánh điển Pali trong suốt 16 năm. Năm 1996, khi Ngài 29 tuổi, Ngài tham dự khóa thiền tích cực chuyên sâu tại thiền viện (Pali, 2:46 – 2:48), Ngài đã có kết quả tiến triển rất tốt trong việc hành thiền của mình. Sau khi đã thành tựu các pháp học cũng như pháp hành ngài đã được bổ nhiệm làm thiền sư phụ tá với ngài đại lão trưởng lão (Pali, 3:06) trong 5 năm từ năm 1997 – 2001. 

Khi 35 tuổi, Ngài được bổ nhiệm chính thức là thiền sư dạy thiền tại Như Lai thiền viện tại California, Hoa Kỳ (Pali, 3:16 – 3:24) trong 3 năm 6 tháng. Năm 39 tuổi, Ngài đóng vai trò là một thiền sư dạy thiền tích cực trong những khóa giảng thiền và quản lí tại thiền viện  (Pali, 3:39 – 3: 42) ở trong rừng ….. Năm 43 tuổi, sau 4 năm thể hiện lòng tri ân với cố hòa thượng Mahashi và thiền sư trưởng lão (Pali, 3:56) bằng cách truyển trao sở học cũng như sở hành uyên bác của mình cho nhiều người hành giả, người Miến cũng như người nước ngoài, trong và ngoài nước và sau đó Ngài đã trở về quê nhà và được dân làng cúng cho thiền viện (Pali,  4:14 -4:22). Và tại nơi đây, ngài đã thành lập trường quốc tế (Pali, 4:28), hiện tại có rất nhiều thiền sinh trong và ngoài nước đến tu học. Mùa an cư năm nay thì có 95 tăng và ni của nhiều đất nước đến tu học và nhập hạ tại đây. 

Chúng con một lần nữa thật tri ân Ngài đã dành thời gian quý báu để về Việt Nam cũng như đến thăm viếng chùa Giác Hoàng để hướng dẫn và chỉ dạy phương pháp tu tập thiền. Một lần nữa kính đảnh lễ và tri ân thiền sư. 

Sadhu Sadhu Sadhu.

Ngài thiền sư cũng hoan hỉ được đến đây được gặp và thăm viếng quý chư Tăng tại chùa Giác Hoàng cũng như gặp gỡ và chia sẻ pháp thoại đến toàn thể những yogi hành giả trong buổi sáng hôm nay. Đặc biệt, Ngài hoan hỉ và tán thán công đức của thượng tọa Thiện Minh đã vì Phật Pháp, thượng tọa đã phát triển Phật giáo ở nhiều nơi để Phật tử có nơi để trở về tu học và đặc biệt trở về đây để tu tập thiền quán Vipassana. 

Và hôm nay, Ngài thiền sư sẽ cho bài pháp thoại chia sẻ đến toàn thể đạo tràng của chúng ta bài pháp thoại dựa vào bài kinh (Pali 6:05 – 6:20). Bài kinh này nằm trong (Pali, 6:43) tức là trong Tương ưng bộ kinh. Bài kinh này được chính Đức Phật chỉ dạy và nói rằng phương pháp tu tập chính Ngài đã thực hành cũng như Ngài hướng dẫn lại cho các vị tỳ kheo và nhũng đệ tử của Ngài tu tập theo thiền quán và có nhiều lợi ích thành đạo, thánh đạo, thánh quả và Niết Bàn. 

Trước khi vào pháp thoại thì Ngài cũng nhắc lại đôi điều về giáo pháp của Đức Phật. Tất cả lời dạy của Đức Phật trong 45 năm thuyết pháp Ngài đã để lại 5 bộ Nikaya (Pali 6:58- 7:05). Tất cả những lời dạy đó đã được truyền thừa từ các vị thánh tăng trong thời Đức Phật, 500 thánh tăng A La Hán là những vị trong cuộc kết tập lần đầu tiên sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn chỉ hơn 3 tháng. Cuộc kết tập đó chỉ đọc tụng lại tất cả những lời dạy của Đức Phật và được các thánh tăng A La Hán như ngài Anan, ngài  (Pali, 7:36) đọc tụng với sự chứng mình và chấp thuận, đồng thuận của 500 vị thánh A La Hán. 

Và cuộc kiết tập lần thứ 2 cũng tại Ấn Độ, cuộc kiết tập thứ ba được tổ chức tại đất nước Srilanka tức là Tích Lan và trong cuộc kiết tập này thì tất cả những thánh điển được các vị thánh tăng đọc tụng, ghi nhớ và ghi lại. Và dần dần đến cuộc kiết tập lần thứ tư, lần thứ năm và lần thứ sáu. Sau đó tất cả các cuộc kiết tập những lời dạy của Đức Phật trong 45 năm đã được ghi trên lá bối, sau đó được khắc lên đá và ngày nay được in ra thành kinh sách đầy đủ tất cả những lời dạy của Đức Phật trong kinh điển Pali.

Chúng ta biết rằng, tất cả những lời dạy của Đức Phật mặc dù ngày nay cách Đức Phật đã 2600 năm nhưng chúng ta hãy tin tưởng rằng đó là những lời dạy thuần túy chính Đức Phật và các thánh tăng đã nói. Vì được các vị thánh tăng cũng như những chư tăng, trưởng lão am tường về Pháp học đã kiết tập trong 6 kì kiết tập và ghi lại những lời dạy đó. Do đó, ngày nay chúng ta có cơ hội để đọc, tụng và thực hành theo đúng như lời dạy của Đức Phật. Do đó những bài kinh này được trích trong kinh tạng Pali là chính những lời dạy mà Đức Phật đã dạy khi Ngài còn tại thế. 

Bài kinh này có tên là  (Pali 9:27- 9:34), đây là tên của vị hỏi Đức Phật bài Pháp thoại này, do đó bài kinh này được lấy tên của vị này. 

Lúc bấy giờ, Đức Phật đang cư trú tại thành phố (Pali 9:55 – 10:00) thuộc Vườn Nai, và bấy giờ có vị ẩn sĩ tên là (Pali, 10:03)  đến viếng Đức Phật. Sau khi đảnh lễ Đức Thế Tôn, vị ấy ngồi sang một bên, sau khi đã ngồi xuống vị ấy thưa Đức Phật và  thỉnh Đức Phật thuyết giảng pháp thoại. Và bấy giờ, vị ẩn sĩ  (Pali 10:20) sau khi đã đảnh lễ và hỏi Đức Thế Tôn rằng (Pali 10:28), vị ẩn sĩ này không phải là đệ tử Đức Phật, không phải là học trò của Đức Phật, vị ấy là ngoại đạo do đó cách xưng hô đối với Đức Phật là (Pali 10:46) tức là “này hiền giả” và vị này cũng chưa hiểu gì vể lời dạy của Đức Phật nên cách xưng hô của ông ta không giống như những người đệ tử của Đức Phật. Do đó ông đã xưng Đức Phật là (Pali, 11:02)

Ông nói rằng tôi là những người ẩn sĩ lang thang rày đây mai đó, hôm nay ở đây ngày mai đi nơi khác và tôi đi bộ. Trong quá trình đi nơi này nơi khác tôi đã thấy và nghe những vị sa môn, những vị tu tập và họ hỏi đáp nhiều câu hỏi, họ bàn luận nhiều vấn đề và họ phê bình, tranh luận người khác. Người này tu phương pháp này, người kia tu phương pháp kia và trong lòng của con sinh sự nghi ngờ, không biết là người nào đúng người nào không đúng, người nào thuộc chánh pháp, người nào không thực tập theo chánh pháp và thưa hiền giả Gotama, có lợi ích gì cho việc tu tập những lời dạy giáo pháp của Ngài, cả một ngày những đệ tử của Ngài làm gì và thực hành theo phương pháp gì hay làm như thế nào, xin Ngài hãy nói cho tôi rõ. Và thưa Ngài, Ngài sống như thế nào và dạy các đệ tử của Ngài như thế nào. Đức Phật mới dạy rằng ta sống và dành thời gian để có những kinh nghiệm trong Niết Bàn và ta dạy những đệ tử của ta cũng tu tập để chứng đạt Niết Bàn. 

Khi nghe Đức Thế Tôn trả lời như vậy thì vị ẩn sĩ (tên ẩn sĩ 12:54) sanh tâm phấn khởi thú vị và hỏi tiếp: bạch hiền giả Gotama, như vậy để hưởng được sự Niết Bàn an tịnh thì chúng con phải làm gì? Chúng con phải tu tập như thế nào xin ngài hãy chỉ dạy. Và Đức Phật nói rằng này ẩn sĩ (tên 13:15) nếu muốn chứng đạt thánh đạo, thánh quả, Niết Bàn, muốn có những kinh nghiệm trải nghiệm về Niết Bàn an tịnh thì hãy tu tập và thực hành theo thất giác chi, 7 yếu tố để đưa đến thành tựu thành đạo thánh quả, Niết Bàn). Để thành tựu được Thất giác chi này thì chúng con phải tu tập như thế nào xin ngài hãy chỉ dạy. Để thánh tựu bảy Thất giác chi này thì người đó phải thực hành và tu tập Tứ Niệm Xứ tức là tu tập theo Tứ Niệm Xứ (Pali 14:06 -14:14), là quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp. 

Để thành tựu trọn vẹn tu tập Tứ Niệm Xứ thì chúng con phải làm gì, chúng con phải tu tập những gì, phải thực hành đầy đủ những gì? Để tu tập thành tựu Tứ Niệm Xứ thì vị ấy cần phải thành tựu hai pháp căn bản, đó là thành tựu ứng xử, đối xử, thành tựu sự trong sạch về thân, tu tập, hoàn thiện về tâm. Và để thành tựu thanh tịnh trong sạch về thân tâm thì chúng con phải làm gì, phải tu tập như thế nào. 

Để có được thân tâm trong sạch thanh tịnh, loại trừ mọi nhiễm ô thì vị ấy phải biết chế ngự và thu thúc sáu căn của mình, tức là vị ấy phải biết chánh niệm và biết thu thúc khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, miệng nếm vị, thân xúc chạm và ý suy nghĩ, vị ấy phải chế ngự sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần. 

Đến đây thì vị ẩn sĩ (tên 15:35) đã không còn biết hỏi gì hơn và bấy giờ vị ấy mới hỏi rằng làm sao để chúng con có thể chế ngự, có thể thu thúc và tu tập sáu căn, làm sao chúng con có thể chế ngự và chánh niệm sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần. Đức Thế Tôn dạy rằng khi vị tỳ kheo hoặc vị hành giả tu tập thiền quán Vipassana Tứ Niệm Xứ, khi thấy đối tượng khởi sanh, khi nhìn đối tượng thì vị ấy phải ghi nhận chánh niệm ngay lập tức, vì sao, vì khi đối tượng tốt, đối tượng hài lòng, đối tượng lôi cuốn, hấp dẫn nếu không chánh niệm thì vị ấy tâm tham sẽ sinh khởi, sự dính mắc, sự tham ái và ái dục sẽ sinh khởi trên đối tượng hài lòng khả ái . 

Với sự chánh niệm vị ấy ghi nhận thấy thấy thấy, và tâm chỉ biết và ghi nhận với sự thấy thấy thấy thì như vậy tâm sẽ được bảo vệ với sự chánh niệm và vị ấy sẽ chế ngự được khi mắt thấy sắc, vị ấy chánh niệm và khi chánh niệm mạnh mẽ tuệ giác sẽ phát sanh nơi tâm vị ấy. Với tuệ giác phát sanh vị ấy không bị đối tượng lôi cuốn, vị ấy không khởi tâm tham, không khởi tâm dính mắc, tham luyến và vị ấy nhìn  các pháp với tuệ giác minh sát. 

Ngược lại khi thấy đối tượng không hài lòng, không vừa ý, đối tượng không tốt thì nếu không chánh niệm vị ấy sẽ khởi sự bực bội, khó chịu và vị ấy khởi tâm sân – dosa, thì như vậy với chánh niệm tuệ giác vị ấy chỉ nhìn và ghi nhận khi thấy đối tượng, với chánh niệm vị ấy sẽ ngăn ngừa và không khởi tâm sân.

 Như vậy khi  một vị tỳ kheo hành giả luôn chánh niệm khi thấy cảnh sắc vị ấy sẽ xa lìa và không có khởi tham, sân và si mê, do đó vị ấy thoát khỏi (18:06 -18:14) và các ô nhiễm được loại trừ nơi tâm vị ấy. 

và này các tỳ kheo và các hành giả khi tai nghe âm thanh, hoặc là âm thanh tốt hoặc không tốt, âm thanh hài lòng hoặc không hài lòng khi mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm êm ấm, khả ái hoặc là ý suy nghĩ tư duy, vị ấy luôn khi nhận chánh niệm và nhờ sự ghi nhận chánh niệm và chánh niệm trở nên mạnh mẽ, vị ấy sẽ loại ra khỏi mình tâm tham khi đối tượng hài lòng và tâm sân khi đối tượng không hài lòng. Vị ấy loại trừ ra khỏi tâm mình với những ô nhiễm (Pali, 19:06), vị ấy do nhờ chánh niệm liên tục khi sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần vị ấy sống có chánh niệm, tỉnh giác và vị ấy loại trừ ra khỏi mình những ô nhiễm tâm. 

Này các tỳ kheo và các hành giả, khi vị áy chánh niệm quán sát các đối tượng khởi sanh nơi sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần, nhờ có chánh niệm vị ấy thoát khỏi và loại trừ những tâm ô nhiễm, vị ấy không còn khởi lên những tham tâm ái dục, khởi lên sự bực bội, sân hận và khởi lên sự mê mờ tà kiến. Vị ấy có được sự chế ngự và thanh tịnh sáu căn của mình khi tiếp xúc với sáu trần. Nhờ có chế ngự sáu căn, biết thu thúc sáu căn vị ấy có những cử chỉ tốt đẹp khởi lên nơi thân, nơi khẩu và nơi ý của mình. Vị ấy có giới trong sạch và vị ấy có chánh niệm mạnh mẽ và do đó vị ấy trong sạch và tiến bộ trong việc tu tập của mình. 

Và này (Pali 20:22), bằng cách như vậy hành giả đã chế ngự và thanh tịnh sáu căn và có những cử chỉ tốt đẹp nơi thân, nơi khẩu, nơi ý và giới vị ấy trở nên trong sạch và vị ấy tu tập Tứ Niệm Xứ nơi thân, thọ, tâm, và pháp.

Này (20:48) những vị ấy do nhờ  có chánh niệm và đã thành tựu trong sạch nơi giới của mình và những hành giả do tu tập chánh niệm, vị ấy luôn có thân khẩu ý trong sạch. Vị ấy không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm và vị ấy luôn giữ nơi thân khẩu ý với chánh niệm tỉnh giác. Do đó khi vị ấy nói ra hoặc những cử chỉ nơi thân khẩu ý, lời nói của vị ấy nhẹ nhàng ái ngữ. Vị ấy không nói những lời thô bạo, không nói những lời ác khẩu, không nói dối và vị ấy giữ gìn giới trong sạch nơi thân cũng như nơi khẩu. Tâm vị ấy luôn được chánh niệm tỉnh giác. Do giữ gìn chánh niệm tỉnh giác nên vị ấy không tham lam ái dục, không khởi lên sự sân hận và không khởi lên sự tà kiến ngả mạn… Tâm vị ấy trong sạch và do đó thân vị ấy cũng trong sạchvà suy nghĩ, tư tưởng của vị đó cũng trong sạch. Vị ấy tu tập tứ niệm xứ như thế nào để thành tựu Thất giác chi, vị ấy tu tập nơi thân, quán thân, ghi nhận chánh niệm tỉnh giác, trong lúc ngồi thiền vị ấy ghi nhận đề mục nơi thân như là đề mục phồng xẹp để chánh niệm và ghi nhận một cách chặt chẽ, liên tục mạnh mẽ với quyết tâm mạnh mẽ với tự nỗ lực tinh tấn, vị ấy đi kinh hành ghi nhận những bước chân của mình như là dở bước đạp một cách liên tục với chánh niệm, với tinh tấn, và vị ấy chánh niệm trong sinh hoạt hàng ngày như là giơ tay, duỗi tay, mặc y, mang bát, khi ăn, khi uống, khi đi vệ sinh…vị ấy luôn giữ chánh niệm một cách liên tục và khít khao. 

Trong cuộc sống cũng như trong lúc hành thiền, vị ấy ghi nhận chánh niệm với tất cả cảm thọ khởi lên nơi thân cũng như nơi tâm, vị hành giả đó luôn luôn chánh niệm và ghi nhận những cảm thọ khởi lê, hoặc là cảm thọ an lạc hạnh phúc hoặc là những cảm thọ khổ đau những cảm thọ không hài lòng, bất như ý, hoặc là những cảm thọ trung tánh không khổ không vui, vì ấy đều ghi nhận và chánh niệm tỉnh giác, nhờ ghi nhận với chánh niệm tỉnh giác liên tục vị ấy tiến bộ trong việc hành thiền của mình do nhờ sự tinh tấn nỗ lực và chánh niệm liên tục.Vị hành giả cũng ghi nhận những tiến bộ trong việc hành thiền của mình do nhờ sự tinh tấn nỗ lực và chánh niệm liên tục. 

Vị hành giả cũng ghi nhận chánh niệm tất cả những tâm những trạng thái tâm khởi lên nơi mình, với những tâm tâm vui vẻ, tâm hạnh phúc, tâm khổ đau, tâm lo lắng, tâm sầu muộn… tất cả những trạng thái tâm khởi lên vị ấy ghi nhận khi nó bắt đầu khởi và vị ấy chánh niệm tất cả các loại tâm, những trạng thái tâm khởi lên do chánh niệm vị ấy được loại trừ những ô nhiễm trong tâm của mình và vị hành giả với nỗ lực tinh tấn mạnh mẽ, sự chánh niệm liên tục, vị ấy chánh niệm tất cả những pháp khởi lên nơi vị ấy gọi là (24:36), tất cả những pháp như khi thấy, nghe ngửi, nếm, xúc chạm, suy nghĩ, bao gồm tất cả những trạng thái sanh khởi nơi tâm vị ấy như là (24:53) tức là năm triền cái ví dụ như là tham dục, sân hận, trạo cử, dã dượi, hôn trầm, buồn ngủ (24:56 -25:02) hay là nghi ngở, sanh những cái tâm hối hận…những trạng thái trong lúc hành thiền khởi lên trong tâm vị ấy. Vị ấy cũng chánh niệm liên tục và hay biết. Do nhờ chánh niệm vị ấy không bị ô nhiễm và vị ấy thoát khỏi trạng thái tâm tham, tâm sân và tâm si, ô nhiễm tâm được thoát khỏi tâm vị ấy trong lúc ghi nhận với chánh niệm. 

Này (Pali 25:28) khi vị hành giả tu tập Tứ Niệm Xứ bẳng cách này, bằng cách quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp, thân thọ tâm pháp. Vị ấy với tinh tấn nỗ lực dũng mãnh, với chánh niệm liên lục mạnh mẽ vị ấy sẽ thành tựu được Thất giác chi. Và khi vị hành giả thực tập Tứ Niệm Xứ một cách đầy đủ thì vị ấy sẽ thành tựu Thất giác chi. Với thành tựu đẩy đủ Thất giác chi vị ấy sẽ chứng ngộ Niết Bàn. Nhờ chánh niệm liên tục với tinh tấn mạnh mẽ, vị ấy thành tựu Thất giác chi, chánh niệm giác chi,  tinh tấn giác chi đến xả giác chi (Pali 26:22). Do nhờ chánh niệm mạnh mẽ, tinh tấn liên tục, vị ấy thành tựu được Thất giác chi và vị ấy thấy được tất cả sự thật của các pháp cũng như thấy được sự thật của thân tâm này với tính chất như thật đó là (Pali 26:43) thấy được tâm tướng, tức là sự sanh diệt liên tục nơi thân và tâm, thấy được sự bất toại nguyện của khổ đau nơi thân và tâm, thấy được tính vô ngã nơi thân và tâm cũng như các pháp, không có chủ thể, không thể điều khiển theo ý mình và vị ấy như thật tuệ giác, vị ấy đã thấy sự thật của các pháp với tính chất (Pali 27:11). 

Và Ngài cũng dạy rằng, những hành giả tu tập thiền thì phải chánh niệm liên tục ghi nhận đối tượng khi sanh khởi như là khi chúng ta ngồi thiền chúng ta phải ghi nhận chánh niệm nơi phồng xẹp làm đề mục chính và khi đi kinh hành phải ghi nhận chánh niệm từng bước chân như dở bước đạp và trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta cũng phải chánh niệm những gì đang sinh khởi nơi thân và tâm của mình. Do nhờ có sự chánh niệm liên tục thì vì ấy sẽ có được lợi ích và thấy được sự thật của các pháp, sự vận hành của thân và tâm.

Ngài đưa ra một ví dụ có hình ảnh rằng giống như một viên sỏi ném vào một hồ nước thì viên sỏi sẽ lắng và chìm xuống đáy hồ nước, cũng vậy khi tâm của chúng ta đã có sự chánh niệm liên tục, tâm định mạnh mẽ với sự nỗ lực liên tục, tinh tấn liên tục thì khi tâm hướng đến đối tượng tâm sẽ nằm trên đối tượng, không bị dao động, không đi nơi khác và tâm có thể định một cách dễ dàng, và nhờ tâm có định và nằm trên đối tượng thì vị ấy sẽ đạt thành tựu (Pali 28:39), tức là thành tựu được định giác chi. Do nhờ vị ấy tinh tấn với nỗ lực mạnh mẽ thì những dòng suy nghĩ dễ dàng cắt đứt ,những vọng tâm những tạp niệm không sanh khởi nơi vị ấy, vị ấy tiến đến đối tượng, chà sát nằm trên đối tượng, hiểu rõ đối tượng , khi vị ấy hướng tân để quán sát đối tượng thì vị ấy hiểu được sự thật và biết được với sự thật đang vận hành của thân tâm này thì vị ấy có chánh niệm và hiểu biết được đối tượng khi quán sát, thì như vậy vị ấy đã có được (Pali 29:24) tức là niệm giác chi. 

Khi 5 uẩn vận hành và sự vận hành của 5 uẩn hay sự vận hành của thay đổi của thân tâm này thay đổi liên tục trong từng sát na, vị ấy biết được sự sanh diệt của thân tâm và vị ấy với chánh niệm liên tục với sự tinh tấn mạnh mẽ vị ấy thấy được sự sanh diệt và vị ấy đã thành tựu được trạch pháp giác chi (Pali, 29:56 – 3:00). 

Do nhờ tinh tấn liên tục vị ấy đã liên tục quán sát đề mục nơi thân và tâm này, như vậy là vị ấy hướng tâm mạnh mẽ, dũng mãnh liên tục, ghi nhận đề mục, không có nghĩa vị ấy chỉ ghi nhận rồi nghỉ mà luôn luôn ghi nhận một cách liên tục do đó vị ấy đã thành tựu được (30:27), tức là tinh tấn giác chi do nhờ quán sát liên tục trên đối tượng. Do nhờ liên tục ghi nhận tinh tấn như vậy, vị ấy có sức định và nơi vị ấy khởi lên sự an tịnh gọi là sự tịnh tâm (Pali 30:49). Và khi nhờ sự an tịnh thì vị ấy khởi lên một cái tâm 31:02 tức là hỷ lạc nơi tâm và vị ấy không bị quấy nhiễu bởi những tạp niệm, nhũng ô nhiệm tâm. Vị ấy thành tựu định tâm (Pali 30:14) và vị ấy thành tựu được những tâm xả ly (Pali 30:20), đối với những đối tượng tốt xấu, những cảm thọ tốt xấu… những tâm khởi lên, bất cứ đối tượng gì khởi lên vị ấy với chánh niệm tinh tấn dũng mãnh, với chính  niệm mạnh mẽ vị ấy chỉ ghi nhận với tâm xả ly với tâm chấp nhận tất cả các đối tượng đến và đi và vị ấy đã thành tựu (31:53). Và khi đã thành tựu đầy đủ Thất giác chi, vị ấy chắc chắn sẽ đạt đến Niết Bàn. 

Và như vậy Đức Phật đã trả lời cho vị ẩn sĩ  (Pali: 32:06), đó là cách sống của Ngài cũng như các đệ tử của Ngài trong giáo pháp, trong lời dạy của Ngài. 

Như vậy, để hướng đến Niết Bàn, vị ấy phải thanh tịnh trong sạch nơi giới của mình. Vị ấy phải biết chế ngự sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần. Vị ấy phải biết tu tập để phát triển chánh niệm. Do nhờ phát triển với chánh niệm liên tục, vị ấy có thân khẩu ý trong sạch và thành tựu tứ niệm xứ. vị ấy biết ghi nhận quán sát nơi thân, nơi thọ, nơi tâm nơi pháp. Do quán sát và tu tập đầy đủ Tứ Niệm Xứ vị ấy thành tựu Thất giác chi. Do thành tựu đầy đủ Thất giác chi và vị ấy sẽ chứng ngộ thánh đạo thánh quả và Niết Bàn. 

Sau khi lằng nghe lời dạy của Đức Phật thì vị ẩn sĩ (Pali, 33:00) đã nói lên lời tán thán, hoan hỉ như vầy: “ Bạch Thế Tôn, thưa Ngài (lúc này ông đã đổi cách xưng hô là bạch Đức Thế Tôn), Ngài đã chỉ dạy bằng nhiều cách, đưa ra nhiều hình ảnh rõ ràng và đã chỉ dạy cho con phương pháp tu tập, lời dạy của Ngài thật rõ ràng, lời dạy của Ngài thật chân thật và lợi ích cho con, như Ngài đã dựng lại những gì đã ngã xuống, như là Ngài đã đem ánh sáng vào bóng tối, con rất hoan hỉ và xin Ngài hãy nhận con làm người đệ tử, trọn đời con luôn xin quy y Phật Pháp và tăng chúng của Ngài. Xin ngài hãy chấp nhận cho con làm người đệ tử và vị ấy hoan hỉ tất cả và để đảnh lễ Đức Thế Tôn. 

Và Đức Phật nói rằng, nếu muốn thấy được giáo pháp, muốn tiến bộ trong việc tu tập thì những hành giả đang tu tập thiền Tứ Niệm Xứ, đang tu tập phương pháp chánh niệm hãy chế ngự và thu thúc sáu căn của mình khi tiếp xúc với sáu trần, tức là khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, miệng nếm vị, thân xúc chạm và ý suy nghĩ, hãy chánh niệm và thu thúc chế ngự sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần để tâm được bảo vệ bởi chánh niệm, để tâm thoát khỏi những ô nhiễm, để tâm không bị tham ái, không bị sân hận, không bị si mê tà kiến. 

Do đó, để chánh niệm liên tục, vị ấy phải ngồi thiền, ghi nhận phồng xẹp nơi bụng, ghi nhận đi kinh hành khi bước tới bước lui, với dở bước đạp, vị ấy phải chánh niệm trong sinh hoạt hàng ngày. 

Do nhờ chánh niệm liên tục trong các oai nghi vị ấy với nỗ lực tinh tấn, vị ấy liên tục duy trì chánh niệm và khi chánh niệm mạnh mẽ vị ấy sẽ thấy được sự thật của các pháp với tính chất (Pali 35:34) tức là thấy được các pháp sinh diệt liên tục, tính chất thay đổi vô thường, thấy được các pháp với tính chất khổ đau, bất toại nguyện, thấy được tính chất của các pháp của thân và tâm này, với tình chất vô ngã (35:53). 

Khi thấy được tính chất, sự thật của các pháp thì vị ấy sẽ đầy đủ và thành tựu được Thất giác chi, khi đầy đủ thành tựu được Thất giác chi vị ấy đã gần với Niết Bàn, không ai hoặc không một cái gì có thể ngăn cản vị ấy tiến đến Niết Bàn. Và bất cứ khi nào, Niết Bàn cũng có thể thành tựu nơi vị ấy. 

Như vậy chúng ta thấy lời dạy của Đức Phật thật đơn giản, thật rõ ràng và rất lợi ích. Ngài mong rằng, tất cả những hành giả tại chùa Giác hoàng này sẽ nỗ lực tinh tấn theo lời dạy của Đức Phật để có nhiều lợi ích trong việc tu tập và Ngài mong rằng tất cả chúng ta sớm thành tựu, thành đạo, thánh quả và sớm chứng đắc Niết Bàn. 

Ngài kết thúc bài Pháp thoại hôm nay.

 

(Bản text do Giáo Nguyễn đánh máy)

 

BỘ VIDEOS KHÓA THIỀN VIPASSANA NĂM 2016 – THIỀN SƯ U JATILA

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app