Trưởng Lão Buddhaghosa – Đặc Tính Bách Khoa Trong Các Tác Phẩm Của Buddhaghosa

Trưởng Lão Buddhaghosa

Đặc Tính Bách Khoa Trong Các Tác Phẩm Của Buddhaghosa

Buddhaghosa không những chỉ là một nhà siêu hình học. Ông còn có kiến thức uyên bác và thâm sâu. Thông tin của ông cũng không kém phần mênh mông. Các tác phẩm của ông có thừa những kiến thức liên quan đến lịch sử, địa lý, thiên văn, khiêu vũ, âm nhạc, giải phẫu, đời sống chim chóc, trò tung hứng v.v… ông cũng còn có kiến thức rộng về thế giới thực vật.

Thiên văn học

Buddhaghosa không phải là không có hiểu biết gì về thiên văn. Kiến thức thiên văn của ông đã được minh chứng rõ ràng về cách đo đạc kích cỡ của Rahu và Dragon. [1]

Kiến thức văn phạm

Người ta cho là trong tác phẩm VisuddhimaggaBuddhaghosa là một nhà văn phạm đại tài, và một nhà thơ vĩ đại, và kèm theo cả một nhà phân tích thơ ca rất nổi tiếng. Hình như ông đã học kiến thức văn phạm vĩ đại của Pānimi. Trong tác phẩm Visuddhimagga (P.T.S. xuất bản, trang 491-492, Indriyasaccaniddeso) chúng ta đọc thấy: “Ko pana nesaṃ indriyaṭṭho nāmāti? Indaliṅgaṭṭho indrivaṭṭho; indadesitaṭṭho indriyaṭṭho; indadiṭṭhaṭṭho indriyaṭṭho; indasiṭṭaṭṭho indriyaṭṭho; indajuṭṭaṭṭho indriyaṭṭho: so sabbo pi idha yathāyogam yujjati. Bhagavā hi sammāsaṃbuddho paramissariyabhāvato indo, kusalākusalañ ca kammaṃ, kammesu kassaci issariyābhāvato. Ten”ev”ettha / kammasañjanitāni / tāva / indriyāni kusalākusalakammaṃ ullingenti. Tena ca siṭṭhānīti indalingaṭṭhena indasiṭṭhaṭṭhena ca indriyāni. Sabbān’eva pan’etāni Bhagavatā yathābhūtato pakāsitāni abhisaṃbuddhāni cā ti indadesitaṭṭhena indadiṭṭhaṭṭhena ca indriyāni. Ten”eva Bhagavatā munindena kānicigocarāsevanāya, kānici bhāvanāsevanāya sevitānīti indajuṭṭhaṭṭhenāpi etāni indriyāni.”

Buddhaghosa tiếp tục nói như sau:

“Api ca ādhipaccasaṅkhātena issariyaṭṭhenā pi etāni indriyāni. Cakkuviññāṇādippavattiyaṃ hi cakkhādīnaṃ siddhaṃ ādhipaccaṃ, tasmin tikkhe tikkhattā, mande mandattāti. ayaṃ tāv” ettha atthato vinicchayo.”

Phần giải thích về các thành phần cơ quan “Indriya” như trên đã rõ ràng cho thấy có liên quan đến ngôn ngữ Pāṇini, V. 2, 93, (Indriyaṃ indraliṅgaṃ indradṛṣṭaṃ indrajuṣṭaṃ indradattaṃ iti vā) [2]

Trong văn phạm tiếng Pāṇini, có đề cập đến “āpatti” theo nguyên nghĩa là prāptiāpatti đã thấy xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm Samantapāsādikā. Điều này hình như cũng chứng tỏ cho thấy Buddhaghosa am hiểu rất rõ và sử dụng thành thạo tác phẩm viết bằng tiếng Pāṇini.

Kiến thức Địa Lý

Kiến thức về địa lý của ông cũng không phải là nghèo nàn như đã được làm rõ trong câu sau đây:

Ông đã định rõ Dakshiṇāpatha hay Deccan là một dải đất rộng nằm về phía nam sông Hằng [3] ông cũng ghi lại là Godāvari tạo thành làn biên giới giữa các lãnh thổ của hai vị vua Andhra (Dvinnaṃ và Andhakarājānaṃ) có nghĩa là giữa thời vua Assaka và Aḷaka [4] vào thời Buddhaghosa Assaka và Aḷaka có hai vị vua Andhra hay chính xác hơn là có hai vương quốc Andhra. Sự quen biết cá nhân của ông với các vương quốc Andhra hiển nhiên xuất phát từ những chi tiết được tường trình về một quần đảo nằm giữa vùng Godāvarī. [5] về phía Bắc sông Hằng và Godāvarī về phía nam là điều quan trọng hơn hết trong tư tưởng của ông. [6] Tuy nhiên về các quốc gia nằm phía dưới Godāvarī, thì hình như ông không có được mấy hiểu biết về vùng này.

Về phía Bắc Ấn Độ, đặc biệt là phía Đông Bắc theo truyền thống để lại là nơi sinh của Buddhaghosa, nên ông đã có được nhiều thông tin hơn và được ghi trong các tác phẩm của ông. Trong tác phẩm Sumaṅgalavilāsinī, có đề cập đến thành phố Campa, thủ phủ vương quốc Aṅga, ông cho biết cách thành phố đó không xa, có hồ chứa nước Gaggarā, tên hồ gọi như vậy là vì hồ do Hoàng Hậu tên là Gaggarā đào. Trên bờ bao quanh hồ có một cánh rừng lớn gồm toàn những cây Campaka trang trí với nhiều sắc hoa năm màu, xanh, v.v… [7] tuy nhiên, bài tưởng thuật về Campa này không có mảy may giá trị địa dư nào cả. Ông cũng cung cấp cho chúng ta chính cách giải nghĩa của từ Aṅga. Theo ông thì được gọi như vậy là vì sắc đẹp các công chúa của vương quốc này. [8] Giải thích như vậy xem ra hơi kỳ lạ. Ông đề cập đến Magadha như là một vương quốc của các vị hoàng tử được biết đến với tên gọi là Māgadhas. [9] Trong tác phẩm Sumaṅgalavilāsinī có viết về Mahāli Sutta trong sách Dīgha NikāyaBuddhaghosa cho chúng ta biết trong một bài tường thuật rất thú vị về Mahāvana tại vùng bên Vaiśālī và tại tịnh xá (vihāra) có hai dãy hành lang gần kề ngay đó. Về việc chú giải từ “Mahāvana” ông cho biết; “Bên ngoài thành phố trên một dải đất dài đến tận dãy Himalayas, có một cánh rừng nguyên sơ che phủ suốt một vùng trải dài có các cánh rừng nhỏ hơn che phủ, được gọi là Mahāvana.” [10] Buddhaghosa cũng cho chúng ta biết nguồn gốc tên gọi Kūṭāgārasālā, “trong cánh rừng đó có một Saṅghārāma còn gọi là thiền viện khổ tu khắc khổ được thiết lập.” Một Pāsāda hay là một tòa nhà lầu cũng được xây dựng trên nhiều chiếc cột trụ. Một ngôi tháp nhọn được xây trên đó thành một Kūṭāgārasālā giống như một lâu đài Devas (devavimāna) là tòa lâu đài đó, tất cả các Saṅgharamas hay là các thiền viện khổ tu khắc khổ đó được biết đến với những tên gọi là Kūṭāgārasālās.” [11] điều này khớp với những gì đã được Fa-Hiên mô tả và cung cấp thêm thông tin, Thiền viện đó (Vihāra) lại có hai đường hầm. Nhà chú giải Kinh Phật của chúng ta đã tỏ ra ông rất quen biết thành phố Vesālī; và các nhà lãnh đạo của thành phố này và những thần dân Licchavis, ông đã đưa ra nhiều thông tin rất giá trị.

Tường thuật về các giáo phái Ấn Độ

Ông hiểu biết khá tốt về lịch sử của nhiều giáo phái tu hành khổ hạnh. Ông đã rất quen thuộc với nhiều ý kiến của người Ājivikas và người Nigaṇṭhas, xuất phát từ những quan sát của ông liên quan đến quan điểm của họ về linh hồn sau khi chết. [12] Ông cũng đã cung cấp cho chúng ta một ít tư liệu lịch sử về cuộc sống của các vị thiền sư thuộc nhiều giáo phái khác nhau đã được nêu lên trong Luật (Vinaya) và Kinh (Nikāyas). Ông cũng đề cập đến Pūraṇa Kassapa như là một trong số các thiền sư đang chủ trương lõa thân. [13] Pūraṇa là tên của nhà sư và Kassapa là tên họ hay là tên Gotra. Ông này trốn vào rừng và ông đã bị bọn cướp tước đoạt hết quần áo của mình. Trong trạng thái lõa lồ ông đi vào một ngôi làng gần đó ông được coi như là một vị thánh khất thực (Sumaṅgalavilāsinī, Vol. I, P. 142)

Còn những chi tiết liên quan đến Kaccāyana, chúng ta được biết là ông ấy không dùng nước lạnh, ông chỉ dùng nước nóng và cháo gạo dành cho người ốm. (Sumaṅgalavilāsinī, P. 144)

Còn về GosālaBuddhaghosa cho biết. Theo ý ông mọi sự xảy ra y hệt như phải xảy đến vậy. Điều gì không cần xuất hiện thì đã không xuất hiện. (Sumaṅgalavilāsinī, pp 160-065) Makkhali là tên riêng cá nhân của nhà thiền sư này và người ta thường gọi ông với tên Gosāla vì ông sinh ra trong một chuồng bò. Một ngày kia người ta ra lệnh cho ông mang một bình dầu đi ngang qua một con đường sình lầy trơn trượt. Người thầy của ông nói với ông, “Tāta, mā khalīti.” Nhưng chân ông bị trơn vì lơ đễnh; và vì sợ ông thầy của mình nên ông bắt đầu bỏ chạy. Sư phụ túm lấy gấu áo của ông. Nhưng ông đã chạy mình trần bỏ lại chiếc áo đang mặc trên người. (Sumaṅgalavilāsinī, pp. 144)

Về cuốn AjītakesakambalinBuddhaghosa cho biết Ajīta là một tên riêng. Tên cúng cơm của ông ta là Kesakambalin (mảng tóc) vì ông thường dùng một chiếc chăn làm bằng tóc người, chiếc chăn này, theo như Buddhaghosa, là một bộ quần áo tồi nhất, lạnh vào mùa đông và nóng vào mùa hè và là bộ đồ rẻ nhất mặc vào thấy ráp rúa khó coi và xông ra một mùi nồng nặc rất khó chịu. (Sumaṅgalavilāsinī, p. 144)

Buddhaghosa còn cho biết sau khi một căn hộ được xây trong công viên Hoàng hậu Mallikā tại Savaṭṭhī, những người cư ngụ gần đó cũng xây dựng để ghi nhớ đến các vị thiền sư nổi tiếng nhưng một nhóm các tòa nhà được xây lên và có tên gọi là “Phòng Hội”, tại đó nhiều người Brahmins, Nigaṇṭhas, Acelakas, Paribbājakas và các thiền sư khác thường gặp nhau để giải trình hay tranh luận về quan điểm của họ. [14]

Buddhaghosa còn ghi lại trong tác phẩm Sumaṅgalavilāsinī (tr. 138-139) một bài tường trình vì Devadatta yêu cầu Đức Phật ban cho ông quyền lãnh đạo Tăng già (Saṅgha) các Tỳ-khưu nhưng đã ông đã bị họ từ chối. Ông lại đến với Đức Phật và xin được giới thiệu một số giới luật khổ tu nghiêm khắc và chay tịnh buộc các Tỳ-khưu không được ăn cá và thịt, họ phải mặc áo cà sa và phải sống ngoài trời và tuyệt đối luôn luôn sống nhờ của khất thực mà thôi v.v… nhưng Đức Phật đã không đáp ứng theo những yêu cầu của ông. Điều này làm ông không hài lòng, ông đã qui tụ một số đồ đệ và lập ra một Tăng Già (Saṅgha) tách biệt khỏi Saṅgha của Đức Phật. Các Saṅgha của ngài Devadatta phát triển được ít lâu, sau đó Devadatta đã để mất hết uy tín. Ông ta đã thuyết phục Ajātaśatru trở thành đồ đệ của mình, bằng cách cho hắn chứng kiến một phép lạ màu do ông thực hiện, cũng chính ông ta đã đưa Ajātaśatru đến hành hung cha của mình là Bimbisāra đến chết và trở thành hoàng đế Magadha. Chính hắn đã nhiều lần thử ra tay ám hại Đức Phật, nhưng không thành công. Cuối cùng hắn muốn đảnh lễ Đức Phật, nhưng đã bị đất nuốt sống bên cạnh một ao hồ tại Jetavana.

Bản tường thuật về các bộ tộc Ấn Độ

Buddhaghosa còn cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin quan trọng và hấp dẫn hơn nữa về những người dân Mallas, Sākyas, Koliyas và Lichias v.v… Ông cho biết người Mallas và Ksatriyas [15] lập thành một tập đoàn thống trị tại Rājā. [16]

Còn đối với người Sākyas, ông cho biết họ là một bộ tộc lớn gồm những người Gotoma các quan hệ giữa họ gồm tám ngàn gia đình theo phụ hệ và một con số như thế theo mẫu hệ. [17] Chúng tôi nghĩ con số này không có một giá trị lịch sử nào cả: có điều hiển nhiên là nó được dùng để chỉ một con số rất lớn. Trong tác phẩm Sumaṅgalavilāsinī, chúng ta có một bản tường trình về nguồn gốc người Sākyas và các quan hệ hôn nhân của họ với người Koliyas. [18] Điều này được ghi lại là những người Sākyas không tôn trọng người Brahmins [19]. Tác phẩm Pāsādika Suttanta trong Trường Bộ Kinh (Dīgha Nikāya) cho chúng ta hay là Đấng được Tôn Dương đã có lần lưu lại chỗ những người Sākyas tại một trường cao đẳng kỹ thuật của họ. Buddhaghosa còn cung cấp cho chúng ta những thông tin về ngôi trường đó là một tòa nhà có lầu được xây dựng cho những người học nghề. [20]

Còn về người Licchavis, nhà chú giải vĩ đại cũng cho chúng ta biết một số thông tin rất hấp dẫn viết trong tác phẩm Paramatthajotika nói về Khuddakapatha, ông tách tên Licchia thành Linachavi = Lichavi = Nicchavi. Ông cho là những gì trong dạ dày của họ hình như bị gắn chặt với “Chavi” hay là da của họ, và vì thế họ được gọi là Licchavis [21] theo ông thì đã có một lễ nghi nơi người Licchavis được gọi là Sabbarattivāra hay là Sabbaratticāra. Trong lễ nghi đó các bài hát được tấu lên, kèn đồng trổi lên, trống và các dụng cụ âm nhạc khác được dùng cùng với cờ quạt được treo lên. Các vị vua, các vị hoàng tử, và các vị tổng tư lệnh tham gia vào lễ hội và các cuộc vui suốt đêm [22] các phụ nữ không bị loại ra ngoài các buổi tụ tập yến tiệc. Có điều khẳng định trong tác phẩm Dhammapadaṭṭhakathā là những người Licchavis thường đi đến các ngôi vườn với những cảnh quan đẹp trong thành phố. [23] (nagarasobhini)

Trong tác phẩm Sumaṅgalavilāsinī, [24] chúng ta còn đọc thấy có một cảng gần sông Hằng và một ngọn núi không xa đấy lắm, ở chân núi có một mỏ đá quí. Một số đá quí bị nước sông Hằng cuốn trôi đi và đã có một thoả thuận giữa người Licchavis và Nhà vua Ajātaśatru nước Magadha là họ sẽ chia phần đá quí đó thành hai phần bằng nhau. Nhưng người Licchavis hám lợi tham lam không giữ giao kèo đã được thoả thuận với nhau, điều đó đã làm cho nhà vua Ajātaśatru phát điên lên. Nhà vua nghĩ cách trừng phạt họ vì hành động phản bội này. Tuy nhiên ông nhận ra là người Licchavis mạnh hơn về dân số, rất có thể ông sẽ không thể thực hiện nổi ý định của mình. Ông đã cố gắng kết thân với dân Licchavis, nhưng ông phải bỏ ý định của mình. Cuối cùng ông đã phải sử dụng đến phương kế gây bất hòa giữa họ và ông đã thành công. Qua mưu đồ của ông mối đoàn kết của người Licchavis hầu như tan vỡ, kết quả là những người nghèo trong xứ Licchavis bắt đầu thù ghét người giàu và những người mạnh lại hạ giá người yếu. Chớp ngay thời cơ tâm lý đó nhà Vua Ajātaśatru tận dụng lợi thế sự chia rẽ trong nội bộ người Licchavis và xâm chiếm phần lãnh thổ Vajjian của họ. Những người Licchavis yếu hơn từ chối không chống lại nhà vua và nói, “Cứ để cho những người Licchavis khỏe hơn tiến lên và đè bẹp nhà vua.” Vì thế nhà Vua Ajātaśatru đã dễ dàng chiến thắng và chiếm được Vesāli, thủ phủ của lãnh thổ Vajjians.

Buddhaghosa cũng cung cấp thêm những chi tiết khác thật thú vị về người Licchavis. Nếu một người Licchavis cảm thấy bị ốm thì những người Licchavis khác sẽ đến thăm. Tính đoan trang không thể được vi phạm bằng bạo lực. Những nghi thức cổ xưa được nắm giữ. Toàn bộ, bộ lạc sẽ cùng nhau tham gia bất kỳ một nghi thức thuận lợi nào được cử hành tại nhà của người Licchavi đó. Khi có vị vua nước bạn đến thăm vương quốc của người Licchavis, họ thường trốn ra ngoài đường phố thành từng đoàn người đông đảo để tiếp đón nhà vua và tỏ lòng tôn kính. Nếu có kẻ xâm lăng xuất hiện họ sẽ điều động ngay quân đội để chống lại quân xâm lược. Về vấn đề quản trị tài chánh của người LicchavisBuddhaghosa cho biết họ chống lại việc áp đặt thuế mới. Những sắc thuế cũ được tuân thủ. Những người Vajjians thường tham gia học tại các Rājanīti hay khóa học nghề thủ công của nhà nước do những công dân có kinh nghiệm truyền dạy. Họ thường tham gia những cuộc họp trong đó nhiều vấn đề liên quan đến nhiều lãnh vực khác nhau trong nước được lắng nghe và bàn thảo. Cuộc họp được thông báo bằng những hồi trống và mọi người đều cố gắng đến tham dự và mọi công việc được chia nhau thực hiện và rồi tất cả giải tán cùng một lúc. [25] Ngoài những vấn đề chính trị, những vấn đề có liên quan đến mọi công dân như tôn giáo sẽ được thảo luận tại những cuộc họp như vậy.

Trong tác phẩm Sumaṅgalavilāsinī cũng kể rằng Sīha, một tập sự, đã thấy một cộng đoàn người Licchavis lớn lao và đã có suy nghĩ như sau, “Chắc chắn Đấng Giác Ngộ được chúc phúc sẽ luôn hài lòng giảng Giáo Pháp tại công đoàn này.” [26] Trong tác phẩm Sanantapasadika, Buddhaghosa lại khẳng định chư Thiên này giống như chư Thiên của Tāvatiṃsa devas. [27]

Trong tác phẩm Sumaṅgalavilāsinī của ông, nhà chú giải Kinh Phật ghi lại một câu tục ngữ của Mahāli, một công dân Licchavi như sau: “Tôi là một người Kṣatriya, Đức Phật cũng vậy, nếu như hiểu biết của Ngài tăng thêm và ngài trở thành thông suốt mọi sự trên đời, thì tại sao điều đó lại không xảy đến với tôi.” [28] Cũng trong tác phẩm ấy chúng ta có được một hình ảnh về ngành tư pháp của người Licchavis được điều hành ra sao. Khi kẻ trộm bị bắt, người ta sẽ đưa hắn tới quan tòa, vị này có thể tha bổng tên trộm nếu như ông ta cho là tên trộm vô tội, nhưng nếu quan tòa xử thấy tên trộm có tội, ông ta vẫn không có quyền bắt tên trộm phải chịu hình phạt, nhưng quan tòa sẽ giao hắn cho một Vohārika, nếu như người này cảm thấy hình phạt là cần thiết để trừng trị tên trộm, đến lượt ông ta lại giao hắn cho Senāpati nếu ông ta bị thuyết phục về tội lỗi của tên trộm, ông này lại giao hắn cho một vị Uparājā, nếu như người này cho là tên trộm có tội, ông lại giao hắn cho một nhà vua Rājā, rồi vị Rājā này, với tư cách là quan toà cao nhất, ông ta có quyền ra hình phạt cho tên trộm chiếu theo sách luật Paveṇipotthaka, nghĩa là sách ghi các quyết định xử phạt. [29]

Tường trình về các vua chúa và dân quí tộc Ấn Độ

Buddhaghosa cho chúng ta biết về lai lịch của vua Bimbisāra, vua nưóc Magadha. Theo ông, nhà vua là Lãnh Chúa của người Māgadhi. Nhà vua được gọi là “Seniya” vì nhà vua liên kết với một quân đội rất lớn, nhà vua được gọi với tên là Bimbisāra, vì ngọc thể nhà vua giống như vàng. (“Bimbi” có nghĩa là màu vàng) nhà chú giải cũng còn ghi lại là Ajātaśatru, con của ông hoàng Bimbisāra, gây ra một rắc rối cho Vaidehī, [30] con gái nhà vua Kośala. [31]

Người dân Papañcasūdanī [32] lại gọi MahāRājā Mahākośala là vua của Kośala, Bihbisara là vị vua cùng thời với Magadha. Nhà vua nước Kośala đã gả con gái là Vaidehī làm vợ nhà vua Bimbisāra. Sau khi Mahākośala chết, Pasenadī lên ngôi cai trị Kośala, có Sāvatthi là thủ phủ. Khi Đức Phật đi hoằng đạo đến Rājāgaha, nhà vua Bimbisāra đã qui Phật và cùng với hoàng gia trở thành đồ đệ của Đức Phật.

Trong bản chú giải của mình về tác phẩm Majjhima-NikāyaBuddhaghosa đã cung cấp một bản tường trình chi tiết về nhà vua Pasenadī là nhà cầm quyền nước Kosala, ngay vào thời điểm Đức Phật hoằng đạo. Buddhaghosa đã phải tìm nguồn thông tin từ các bản chú giải Aṭṭhakathās hay từ nhiều nguồn lưu trữ chính thức khác, vì thế đây có thể là một số thông tin lịch sử xác thực.

Danh tiếng của Đức Phật lan tỏa khắp nơi và đến tai nhà vua Pasenadī, ông này rất ganh tị với người thầy vĩ đại. Thoạt tiên nhà vua đã về phe với những người ly giáo chống lại Đức Phật. Cũng chính vì nhà vua xúi dục mà một số người ly giáo đã rao truyền một tin đồn thất thiệt. Họ đưa ra một xác chết của một cô gái rất đẹp và nói với Đức Phật Cồ Đàm, để có thể che dấu tội lỗi của mình nhà vua đã giấu xác của cô gái dưới một đống hoa khô gần Gandhakuṭi, nhưng sự gian trá sớm bị phát hiện và danh tiếng của Đức Phật ngày càng tăng. Nhà vua Pasenadī và Đức Phật cùng tuổi với nhau, nhà vua rất thích yêu người Brahmin và đã ban cho họ rất nhiều ruộng đất.

Để có thể chấm dứt những việc bất chính của bọn ly giáo, Đức Phật đã phái ngài Sāriputta đến nhà vua Pasenadī, thoạt tiên nhà vua không chịu tiếp ông. Sau đó nhà vua đã Quy Phật và đã thực hiện biết bao nhiêu điều tốt lành cho chư Tăng (Shaṃgha). Các thành viên nữ trong hoàng gia cũng tham gia vào việc trợ giúp Đức Phật. Chính hoàng hậu Mallikā cũng tự nguyện phục vụ dài hạn cho Đức Phật. Đức tin của vương quốc Kośalan nơi Đức Phật đã trở nên quá vững mạnh đến nỗi nhà vua yêu cầu Đức Phật giúp đỡ mọi việc to nhỏ trong vương quốc ngài. [33]

Mahākośala đã ban tặng một ngôi làng rộng lớn [34] để giải quyết những chi phí cho người Vaidehī. Dân Pasenadī bất mãn với Ajātaśatru, con trai của Vaidehī, vì hắn đã lên ngôi vua xứ Magadha sau khi giết cha mình và đã dùng võ lực chiếm lại ngôi làng đó và một trận chiến lớn đã nổ ra giữa cậu cháu. Pasenadī liên tiếp bị thua trận, nhưng cuối cùng ông ta đã đánh bại được quân Ajātaśatru và bắt được ông làm tù bình.

Trong suốt thời Pasenadī trị vì, vương quốc Kosala đã bị quân Aṅgulimāla, là một băng cướp lớn quấy phá rất nhiều. Nhiều người đã phải bỏ xứ ra đi. Nhà vua đã xuất quân với 500 kỵ binh để vây bắt bọn cướp. Trước tiên ông đến gặp Đức Phật tại tại Tịnh xá Jetavana, đấng đáng kính đã nhìn thấy đoàn quân liền hỏi: tại sao nhà vua đến đây với quân lính đông đến vậy. Nhà vua cho biết là chỉ một mình ngài cũng có thể dẹp tan băng trộm đó cơ mà. Vào thời đó Aṅgulimāla đã cùng đi với Đức Phật và ngài đã giới thiệu ông như sau, “Ôi, Mahārāja, đây chính là Aṅgulimāla,” vừa nghe thấy điều đó thì nhà vua đã quá hoảng sợ. [35]

Vua Pasenadī thường đến thăm Đức Phật và nghe những lời huấn dụ về tôn giáo. Trong tác phẩm Saṃyutta Nikāya, chúng ta có thấy một chương gọi là “Kasola-Saṃyutta,” đặc biệt được dành để viết về những lời tranh luận liên quan đến vấn đề tôn giáo giữa Đức Phật và nhà vua Pasenadī. Trong lời chú giải về đề tài này, Buddhaghosa kể lại câu chuyện sau:

Trước tiên nhà vua Pasenadī gặp Đức Phật tại Jetavana. Nhà vua đã hỏi Đức Phật tại sao ngài được gọi là Sammāsaṃbuddha trong khi Pūraṇa Kassapa, Makkhali Gosāla và Nigaṇṭha Nāthaputta lớn tuổi hơn Đức Phật rất nhiều mà vẫn còn sống. Đức Thế Tôn trả lời nhà vua rằng: chúng ta không nên khinh chê người Ksatriya, Uraga, Agñi và Arahat, cho dù họ có ít tuổi hơn. “Có ai trên trần gian này lại không trở nên già cả hoặc chết hay sao?” là câu hỏi nhà vua Kośalan đã hỏi Đức Phật, ngài đã đưa ra một câu hỏi thích đáng.

Có một cuộc thảo luận giữa nhà vua Pasenadī và Đức Phật có liên quan đến linh hồn, “Người ta đã yêu linh hồn quá độ” – đó là vấn đề được bàn cãi.

Ngay cả sau việc khai tâm của nhà vua Pasenadī, nhà vua vẫn không coi thường những vị thánh Ấn giáo và các vị ẩn sĩ, có nghĩa là những người JaṭilasNigaṇṭha và Acelaka hay là các vị khổ tu lõa thẻ. Đó là Ekasaṭaka và Paribbājaka. Một lần kia nhà vua đã hỏi Đức Phật, “Ai là người tốt nhất trong số các vị A-la-hán?” Đức Phật đã trả lời. “ngài là một vị chủ nhà, ngài tìm được vui thú giác quan thế nên ngài không thể hiểu được câu hỏi này.” Ngay sau đó nhà vua Pasenadī lại hỏi Đức Phật, “Những lời giảng thuyết của ngài thật tuyệt vời, ngài vô cùng có lý.” [36]

Đức Phật lại giảng cho nhà vua Kosala về ích lợi của giàu sang.

Như đã được công bố trong tác phẩm Sumaṅgalāsinī là nhà vua Pasenadī nước Kosala đã dâng cúng rất nhiều đất cho Brahmin Pokkharasāti, một thiền sư có học thức Phệ-đà nước Ukkaṭṭhanagara, tại vương quốc Kosala. Nhà vua sống rất an nhàn tại đó và rất phấn khởi (p. 246)

Theo tác phẩm Papañcasūdanī, một bản chú giải của Buddhaghosa bàn về Majjhima Nikāya, một nhà buôn có tên là Sudatta làm một chủ ngân hàng tại Śrāvastī. Ông ta đến nhà người chị tại Rājagaha và nghe được những lời dạy của Đức Phật. Vì ông ta muốn đem đức Phật sang thành phố quê hương của ông ta và chăm sóc cho ngài theo ý của ông. Rất tiếc là không có chỗ nào thích hợp cho Đức Phật lưu lại tại Śrāvastī cả và ông ta quyết định xây một tu viện trong thành phố đó. Người Sudatta này là người Anāthapiṇḍika.

Buddhaghosa cũng đề cập đến Visākhā, một người đàn bà giàu có nhất, rất ngưỡng mộ Đức Phật. Bà ta đã xây cho Đức Phật một thiền viện gọi là PubbārāmaBuddhaghosa nói bà ta là con gái một nhân viên ngân hàng tại một thành phố có tên là Bhaddiya tại quốc gia Aṅga và là con dâu của nhân viên ngân hàng tại Śrāvastī.

Buddhaghosa thường pha trộn sự kiện và dụ ngôn mà không có bất kỳ phân biệt nào. Trong tập chú giải DhammapadaAṭṭhakathā, cuốn I, phần II, ông ghi lại là có một ông vua sống tại Kosāmbi tên là Parantapa. Một ngày nọ ông ngồi dưới ánh mặt trời với một người vợ của mình đang mang thai đang đắp trên mình một chiếc mền đỏ. Vào thời đó một con chim tên Haṭṭhilinga cứ tưởng nàng là một miếng thịt, đã xà xuống và cắp nàng đi trong nanh vuốt của nó. Những con chim này có sức mạnh bằng năm con voi. Bà hoàng suy nghĩ là trước khi đàn chim ăn thịt mình bà có thể kêu tướng lên và chúng có thể hoảng lên và rời bỏ nàng. Đó chính là thói quen quay trở lại thói cũ, bà hoàng la lên và con chim bỏ nàng. Vào lúc đó trời mưa nặng hạt và liên tục suốt đêm. Ngay sáng sớm, khi mặt trời mới mọc, nàng sinh một con trai. Một nhà tu khổ hạnh tiến tới gần nàng là chỗ nàng vừa sinh con trai và nhận ra đó là hoàng hậu nằm trên cây Nigrodha cách thiền viện không xa mấy. Khi bà hoàng tự giới thiệu mình là hoàng hậu nước Kṣatriyānī, vị tu sĩ đem đứa trẻ xuống khỏi cây. Bà hoàng đi đến thiền viện với tu sĩ. Đi kèm bà hoàng với đứa con trai mới sanh. Bà hoàng thành công cám dỗ vị tu sĩ nhận nàng làm vợ và họ sống như vợ chồng. Một ngày kia vị tu sĩ nhìn ngắm các vì sao trên trời và nhìn thấy ngôi sao Parantapa biến dạng. Vị tu sĩ báo cho nàng về cái chết của Parantapa Kosāmbi. Bà hoàng la lên và nói với vị tu sĩ: ông ấy là chồng tôi, tôi là hoàng hậu. Nếu con trai tôi sống trong hoàng cung thì ắt hẳn nó sẽ trở thành hoàng đế.” Vị tu sĩ bảo đảm với nàng là ông sẽ giúp con nàng giành lại vương quốc. Cuối cùng thì con trai nàng cũng trở thành hoàng đế được biết đến với cái tên là Udayaṇa. Nhà vua mới lên ngôi cưới Sāmāvatī, con gái của người giữ kho bạc KosāmbiBuddhaghosa cũng ghi lại một bài tường trình về người trốn đi theo trai tại Vāsavadattā với Udayaṇa, như chúng ta thấy điều đó tại Svapnavāsavadattā do Bhāṣa Udayaṇa lại có một người vợ khác tên là Māgandiyā, con gái của một brahmin tại vương quốc của người Kurūs. (Udena Vatthu p. 161 …)

Tường trình về Anāthapiṇḍika

 Theo những gì ghi trong tác phẩm chú giải Pháp cú Dhammapadaaṭṭhakathā, thì Anāthapiṇḍika xây thiền viện Jetavana cho Đức Phật tiêu tốn hết 54 kotis kahāpaṇa (Catupaṇṇāsa koṭidhanaṃ vissajjetvā. D.P bình luận P.T.S., cuốn I tr. 4-5). Một nhân viên ngân hàng giàu có lần đầu tiên gặp Đức Phật tại Rājāgaha ngay trong nhà người chị của ông. Ông rất vui mừng được biết Đức Phật, ông đã mời Ngài về Sāivatthī. Ông ta xây Tịnh xá Jetavana làm chỗ ở cho Đức Phật. Vị trí của thiền viện cúng dường được mua của Hoàng tử Jeta và Đức Phật lưu lại đó trong vòng 19 năm. Đó là tịnh xá đầu tiên được xây cho Đức Phật. Trong nhà Anāthapiṇḍika, hàng ngày vật thực được đem đến dâng cúng để nuôi đến hai ngàn Tỳ-khưu. Dần dà ông trở nên nghèo khổ. Một công chúa thuộc gia đình Anāthapiṇḍika đến thăm vương quốc Sātavāhana và nàng công chúa đã dâng cúng thức ăn cho các Tỳ-khưu. Với gạo thu gom từ các khala. Một vị Đại Hòa thượng (Māhathera) đã thông báo cho nhà vua Sātavāhana về điều đó và cuối cùng công chúa đã trở thành vị hoàng hậu của vương quốc (Dhammapadaaṭṭhakathā, nhà xuất bản Miến Điện, p.333)

Tường thuật về Bodhirājakumāra

Trong bản chú giải về tác phẩm Pháp cú Dhammapada của mình, Buddhaghosa đã kể một câu chuyện nói về một vị thầu khoán xây một tòa lâu đài, ông đã thoát chết bằng cách bay lên không trung. Người ta kể lại rằng Bodhirājakumāra có một tòa nhà lâu đài do một nhà thầu khoán số một vào thời đó xây dựng. Người ta hỏi vị kỹ sư xem trước kia anh ta đã từng xây một tòa nhà nào như vậy chưa. Bodhirājakumāra suy nghĩ nếu như người kỹ sư còn sống, anh ta sẽ xây một căn nhà giống như của mình và trong trường hợp đó, tòa nhà của mình sẽ mất đi sức hấp dẫn. Ông ta suy nghĩ hoặc là nhà thầu xây dựng phải chết hoặc phải chặt tay chân ông ta. Người kỹ sư nghe được điều đó và để tự cứu mình, anh đã leo lên lầu cao nhất của lâu đài và khi ông chủ hỏi xem anh ta đã xây xong căn nhà chưa, anh ta đã xin vị hoàng tử cung cấp cho mình một số gỗ nhẹ. Với số gỗ trên anh đã sửa soạn làm một con chim Garuḍa, có đủ chỗ để chở vợ và các con anh. Hoàng tử Bodhi canh giữ tòa lâu đài rất kỹ không để cho người kỹ sư thoát ra ngoài. Khi người kỹ sư đã hoàn tất công việc “chế một con chim, anh ta đã vào và ngồi trong bụng con chim với vợ và các con của mình. Và thoát thân bằng cách bay qua cửa sổ của tòa lâu đài. (bản chú giải Dhammapada, Vol III. P 134. . . Bodhirājakumāravatthu).

Hệ động vật và thực vật

Buddhaghosa rất ngưỡng mộ vẻ đẹp của đời sống chim chóc và hiệu quả của tiếng chim hót ảnh hưởng đến trí tuệ con người ra sao. Ông cho biết khi chim hót một bài giống như tiếng sáo trúc sau khi mổ ăn mật và quả soài, tiếng hót truyền ra một sức quyến rũ Orpheus nơi tất cả những người nghe. [37] tuy nhiên, ông cũng sẵn sàng tin tưởng vào những câu chuyện huyền thoại về chim chóc. Trong cuốn DhammapadaAṭṭhakathā, ông đã đề cập đến một loại chim có tên là Hatthiliṅga được mô tả như là một con vật có sức mạnh bằng năm con voi cộng lại. Chim đó có thói quen hay quay trở lại nhìn vào dấu vết nó đã đi. (Tập I phần II, Udena Vatthu). Kiến thức của ông về vương quốc thực vật được chứng minh qua việc ông hay đề cập đến thảm thực vật được chia ra làm năm loại khác nhau. [38]

Những minh họa về cách xử thế thời xưa

Thỉnh thoảng trong khi giải thích những từ ngữ cũng như các thành ngữ trong bản văn, Buddhaghosa cũng cho chúng ta thấy một cái nhìn khái quát về cuộc sống xã hội Ấn Độ cổ đại. Ông cũng đề cập đến những mưu mẹo các nghệ sĩ tung hứng biểu diễn và cho biết ông đã khám phá ra ba cách họ thường sử dụng. [39] Ông cũng có một chút kiến thức về âm nhạc v.v… điều này ta đã thấy rõ trong những chú giải về Vetālam và Pekkham diễn ra trong Kinh Sutta Brahmajāla. Từ Pekkham, được Buddhaghosa giải thích là naṭasamajjā, có nghĩa là biểu diễn trên sân khấu, pekkham đồng nghĩa với từ tiếng Phạn prekṣā. Ông cũng biết khiêu vũ một chút và về trang trí các phông cảnh dùng trong khiêu vũ. Ông cũng hiểu biết đôi chút về ngón biểu diễn nhào lộn điêu luyện như đã được biết nơi những lời chú giải của ông về việc nhào lộn trên xà treo. [40]

Hồi ký về đảo quốc Tích Lan

Ở đây chúng ta cũng có thể đề cập đến một số đoạn trong đó Buddhaghosa chứng tỏ ông rất am tường về đảo quốc Tích Lan. Ông đã đề cập đến một vị Hòa thượng (thera) tên là Mahānāga cư ngụ tại thành phố Kāḷavallimaṇdapa và các vị Tỳ-khưu đang trụ trì tại tịnh xá ở Colombotittha mà lòng trí lúc nào cũng hướng về Kammaṭṭhāna, họ đang đi bước chân không, rảo bước khắp nơi đi đến một ngôi làng gần đó, họ lấy từng vốc nước một để uống, trên đường đi họ bắt gặp nhiều người hay cãi cọ lẫn nhau và với tâm địa hết sức độc ác, họ gặp cả những chú voi hung dữ, những con ngựa chứng v.v… được thấy nhan nhản trên đường đi, lẫn lộn trong đám người đó họ thường đi chung một con đường với nhau [41] Buddhaghosa đã đề cập đến câu chuyện kể về vị Hòa thượng Mahānāga đang rời khỏi làng Nakulanagara sau khi đã hoàn tất công việc khất thực tại đó Ngài đã nhìn thấy một Ni Sư (their) và mời nàng dùng bữa với mình. [42] Ông cũng viết một bài tường thuật về Ngài Abhaya trong tác phẩm Atthasālinī, Ngài tỏ ra rất mến khách với bất kỳ ai có thể tụng được Kinh (Dīgha Nikāya) tại thị trấn Cetiyapabbata. Có một câu chuyện kể về những tên trộm đã lợi dụng lòng mến khách này để trộm cắp những đồ vật trong chùa. [43] Tác phẩm Atthasālini cũng đề cập đến một Hòa thượng tên là Piṅgalabuddharakkhita đang trụ trì trong tịnh xá Arubariya ông là người thường thuyết pháp về giới luật Phật giáo [44]. Buddhaghosa cũng còn đề cập đến một vị Hòa thượng khác sống tại Cittalapabbata có một người hầu là một vị ẩn tu lớn tuổi. Một ngày nọ người hầu này đang rảo bước theo sau vị Hòa thượng, tay cầm bát khất thực và áo cà sa, người hầu nói với vị Hòa thượng như sau: “Thưa ngài đáng kính, bọn người Ariyas dạo này ra sao rồi?” Ông nhận được câu trả lời: những cư dân Ariyas là những con người rất khó có thể biết được họ ra sao. [45] Ngài Buddhaghosa cũng còn đề cập đến Cakkana Upāsaka là một hòn đảo xinh đẹp thuộc đảo quốc Tích Lan. [46]

Trong tác phẩm Sāraṭṭhapakāsinī, ta cũng được biết là trên đảo quốc Tích Lan, tại nhà khách của các ngôi làng khác nhau, không có ghế dành cho các vị Tỳ-khưu, họ phải dùng cháo hoa nếu như vị Tỳ-khưu này chưa trở thành một A-la-hán. [47] Buddhaghosa cũng đề cập đến một thị trấn được xây dựng dành chỗ cho một vị vua chính trực được cư ngụ trong đó cho đến khi nào vị vua đó còn trị vì đất nước. [48] Buddhaghosa cũng cho biết thêm là tại tịnh xá Sāratthapakāsinī có một cái sân tên gọi là Mahācetiya Laṅkā, các Tỳ-khưu trẻ đang bận bịu ngồi học thuộc lòng bài học của mình, ngồi đàng sau họ có các Tỳ-khưu ni nghe và nhắc lại các bài tụng kinh, một trong số các Tỳ-khưu dang tay ra và đụng phải một Tỳ-khưu ni và họ đã phải hoàn tục trở thành gia chủ hay là hoàn tục thành người dân thường, [49] Trong các phẩm AtthasāliniBuddhaghosa có viết một bản chú giải về Dhammasaṅgaṇi và ông cũng đề cập đến Penaṃbaṅgaṇa là môt tỉnh lỵ tại Tích Lan, địa danh này là nơi rất nổi tiếng với tinh thần từ bi hỉ xả lúc nào cũng rất phong phú v.v…  [50]

Tác phẩm Visuddhimagga, một tác phẩm để đời của Buddhaghosa có rất nhiều đoạn nói về đảo quốc Tích Lan. Ông cũng đề cập đến Ngài Mahā Tisa ở thành Cetiyapabbata là người thường có thói quen đi từ Cetiyapabbata đến Anurādhapura để khất thực, [51] cũng còn có hai thành viên của một gia đình được nói đến trong tác phẩm Visuddhimagga đã rời khỏi Anurādhapura và dần dà được xuất gia tại Thūpārāma. [52] Lại có một Hòa thượng khác tên là Nāga thành Karaḷiyagiri đã thực hiện nhiều bài thuyết pháp cho các vị Tỳ-khưu về dhātukatha. [53] Buddhaghosa cũng còn đề cập đến một vị Hòa thượng tên gọi là Cūḷabhaya thường làm kệ về Tam tạng (Piṭakas), và rất thông thạo về Aṭṭhakathā. [54] Trong tác phẩm Visuddhimagga ta còn thấy Buddhaghosa đề cập rất nhiều lần đến Anurādhapura. [55]

Kiến thức giải phẫu học của Buddhaghosa

Kiến thức giải phẫu học của Buddhaghosa cũng không đến nỗi tồi. Như đã được thể hiện trong bản tường trình về ba mươi hai phần cơ thể của con người, được ghi lại trong tác phẩm Visuddhimagga. [56] Theo Buddhaghosa, thân thể con người ta gồm có 32 điều như ông kể ra sau đây thuộc loại không tinh khiết đó là: kesa (tóc), loma (Lông), nakha (móng tay móng chân), danta (răng) taca (da), maṃsa (thịt), nahāru (bắp thịt), aṭṭhi (xương), aṭṭhimiñjaṃ (tuỷ), vakkaṃ (phổi), hadayaṃ (tim), yakanaṃ (gan), kilomakaṃ (mỡ), pihakaṃ (dạ dày), papphāsaṃ (lá phổi), antaṃ (ruột già), antagunaṃ (ruột non), udariyaṃ (nhũ chấp), karīsaṃ (phân), matthaluṅgaṃ (óc), pittaṃ (mật), semhaṃ (đờm rãi), pubbo (mủ), lohitaṃ (máu), sedo (mồ hôi), medo (mỡ), assu (lệ), vasā (mồ hôi), keḷo (nước miếng), singhāṇikā (nước mũi), lasikā (chất bôi trơn ở khủy xương) và muttaṃ (nước tiểu).

Chúng ta được biết Kesa là tóc có màu đen và mọc trên đầu được mô tả là vật không tinh khiết về màu sắc, hình thể và mùi vị. Chúng ta cũng được biết một con người tự nhiên không thích một bát cơm rất ngon hay một tô cháo nếu như người ấy thấy một cọng tóc trong đó.

Loma có nghĩa là lông trên cơ thể. Tự nhiên lông có nhiều màu pha trộn lẫn nhau một sự hòa trộn giữa màu đen và màu vàng đỏ hoe. Mọc trên da bao phủ trên toàn thân thể con người trừ trên đầu đã có tóc mọc.

Nakhā là móng tay móng chân đếm đủ hai mươi cái (mười ngón tay và mười ngón chân) có màu trắng, có hình thể giống như những vẩy cá (maccha-sakalikā)

Dantā (răng) bình thường có 32 cái đối với những người có bộ răng đầy đủ. nhưng đôi khi cũng có những ngoại trừ. Bốn cái răng giữa ở hàm dưới trông giống như những hạt bí được gieo trên một qua cầu đất xét sốp thành một hàng, cái này theo sau cái kia. Bên cạnh bốn răng của đó có hai cái răng mỗi cái chỉ có một chân và một đầu có hình dáng giống như những chiếc nụ hoa Mallikā. Ngay bên cạnh hai chiếc răng đó lại có hai răng có hai chân và hai đầu hình dáng giống như giá đỡ chiếc xe ngựa. Tiếp theo mỗi bên lại có hai cặp răng có ba chân và ba đầu và ngay hai bên mấy chiếc đó còn hai cặp nữa có đến bốn chân và bốn đầu.

Taca nghĩa là da của thân thể con người, da bao bọc toàn thân. Màu da được gọi là Chavi, da che phủ toàn bộ thân thể con người. Nếu da của thân thể bị co dúm lại dưới dạng một khối u lên thì sẽ giống như hạt một quả mận. Da có màu trắng, màu trắng sẽ thấy rõ hơn khi phơi ra sức lửa nóng, hình dạng của da giống như thân hình ta. Da của ngón chân giống như vỏ bao lưỡi kiếm. Da ở phần trên bàn chân giống như đôi dép lê băng gỗ bao phủ bằng da. Da đầu gối giống như một đĩa cơm hay là lá dừa. Da đùi giống như một túi đựng đầy gạo. Da của những phần đàng sau giống như một túi của một bác lái đò có đầy nước. Da lưng giống như một cái tủ gỗ được phủ kín bằng da.

Maṃsa có nghĩa là thịt và gồm có chín trăm miếng. Tất cả các miếng thịt đều có màu đỏ giống như một chiếc hoa Kiṃsuka. Thịt đầu gối giống như một đĩa cơm hay một lá dừa. Thịt của những phần để cản trở giống như chóp một lò lửa, thịt lưng lại giống một miếng đường thốt nốt. Thịt cạnh sườn giống như một đống vữa trét bùn trên bụng của một tượng thần, thịt ngực lại giống một miếng đất xét được che kín. Thịt của cánh tay giống như hai con chuột to.

Nahāru là các bắp thịt gồm đến chín trăm chiếc. Tất cả các bắp thịt có màu đỏ và có rất nhiều hình dạng khác nhau, có khoảng hai mươi bắp thịt lớn. Năm cái bên trái, năm cái bên phải, năm cái nằm bên lưng và năm cái ở phía trước. Trải dài xuống từ cổ và tỏa ra trên toàn thân. Có khoảng 10 bắp thịt ở mỗi bàn tay năm ở phần trên và năm ở phần dưới. Bắp thịt chân cũng như vậy. Có khoảng 60 bắp thịt to nhỏ trên toàn bộ thân thể chúng ta. Chúng có chức vụ nâng đỡ cho toàn thể thân thể chúng ta. Cũng có những bắp thịt nhỏ hơn trông giống như những putilatā (cocculus cordifolius) cũng còn có một số bắp thịt nhỏ hơn trông như cây đàn luýt lớn. Những cơ bắp nhỏ nhất có dạng như sơị chỉ dầy. Bắp thịt thuộc các phần khác nhau của cơ thể có nhiều hình dạng khác nhau.

Aṭṭhi có nghĩ là xương. Ngoài ba mươi hai xương răng còn có đến ba trăm cái xương nơi thân thể con người kể cả sáu mươi bốn xương ở hai tay và sáu mươi bốn xương ở chân. Sáu mươi bốn xương ngắn hơn có dính cả thịt trong đó, có hai xương lòng bàn tay, bốn xương gót chân, hai xương đùi, hai xương đầu gối, mười tám xương lưng, hai mươi bốn xương sườn, mười bốn xương ngực, một xương tim, hai xương mắt, hai xương kottha, hai xương cánh tay, bốn xương cẳng tay, bảy xương cổ, hai xương hàm, một xương mũi, hai xương cổ, hai xương tai, một xương trán và chín xương sọ. Hình dạng khác nhau của các xương cũng được mô tả, và ông cho biết là xương dầu tựa trên xương cổ lại xương sống, đỡ xương sống có xương háng, đỡ xương đùi có xương đầu gối, rồi lại tựa vào xương gót chân, xương này lại tựa trên xương chân v.v…

Aṭṭhimiñjā có nghĩa là tủy của ba trăm xương, có màu trắng, có hình dáng như xương tủy nằm trong đó.

Vakkaṃ là hai lá phổi bằng thịt nối lại với nhau bằng một cái cuống. Màu sắc hơi đỏ. Hình dạng giống như hai quả xoài gắn lại với nhau thành một miếng. Nằm quanh vùng thịt tim, hai miếng này được nối với nhau bằng một giây thần kinh lớn từ cổ xuống; giây thần kinh lớn này lại chia thành hai phần.

Hadayaṃ – có nghĩa là trái tim bằng thịt (hadaya-maṃsa) có màu đỏ tương tự như phần trái của chiếc lá sen, hình dáng giống hệt như một lá sen lật ngược. Hình dáng bên ngoài nhẵn thín nhưng bên trong nháp giống như một trái kosātakī. Tim của người thông minh thì mở rộng, tim của người ngu đồn lại khép kín. Bên trong trái tim có một lỗ lớn bằng quả hạch đào, trong đó chứa đựng độ một vốc tay máu. Trí tuệ và ý thức trí tuệ lại tùy thuộc vào lượng máu này có màu đỏ trong trường hợp người có tính tình sôi nổi. Và màu đen trong trường hợp người có tính nóng giận. Trong trường hợp người giở hơi máu có màu như nước rửa thịt, trường hợp những người hay tranh cãi máu lại có màu giống như màu chó công Kulatta. Trong trường hợp người có niềm tin, máu có màu như hoa kaṇikāra. Trong trường hợp là người khôn ngoan máu lại trong sáng và không chút vẩn đục. Trái tim tọa lạc bên trong giữa hai vú.

Yakanaṃ – Gồm một cặp hai cục thịt có màu đỏ giống như mặt trái chiếc lá hoa Lily. Hình dáng giống như chiếc lá kovilāra. Người ngu có gan to. Người khôn có hai hoặc ba lá gan nhỏ hơn. Gan ở giữa hai vú gần với phía bên phải hơn.

Kilomako mỡ có hai loại mỡ, một loại kín và một loại hở, cả hai loại đều có màu trắng giống như miếng vải trắng. Loại mỡ hở, xuất hiện ở cả phần trên lẫn phần dưới cơ thể của ta, loại mỡ kín che phủ tim và phổi (Hadayaṃ và Vakkaṃ) và loại hở trải khắp cơ thể ta ngay dưới làn da của ta vây quanh thịt của toàn cơ thể.

Pihakaṃ người ta gọi nó là lưỡi dạ dày. Có màu xanh giống như hoa nigguṇḍi. Kích thước khoảng độ 7 inches. Gan nằm tại bên trái của tim, gần phần cao nhất của phần lưỡi dạ dày. Nếu gan vuột ra khỏi vị trí của nó vì bị đấm, con vật sẽ chết.

Papphāsaṃ – đây là phần thịt của phổi chia ra làm 32 miếng nhỏ. Màu giống như màu quả vải chín mùi. Hình dáng như là một cái bánh nướng cắt không đều. Phần bên trong thì khô và nó nằm ở vị trí giữa hai vú bên trong treo trên trái tim và gan và chùm kín cả hai bộ phận đó.

Antaṃ – có nghĩa là ruột. Chiều dài khoảng độ ba mươi hai Cubit (cubit=45,72cm) nằm cuộn tròn tại hai mươi một địa điểm, có màu trắng giống như màu trắng sỏi cuội. Hình dáng trông như con rắn không đầu nằm cuộn tròn trong một bình máu. Trải dài từ cổ kéo dài xuống đến cửa bài tiết (hậu môn).

Antaguṇaṃ – có nghĩa là ruột non. Nằm ngay vị thế phần ruột lớn hơn cuộn tròn lại. Chúng có màu trắng như rễ được rửa sạch trong nước, hình dáng như rễ vậy.

Udariyaṃ – nhũ chấp là những thứ tích lũy trong dạ dày khi ta ăn uống, ăn chay.v.v… màu sắc là màu đồ ăn đã được đưa vào dạ dày. Hình dáng giống như một loại cơm nghiền trong một cái rây lọc nước đi. Nhũ chấp lưu lại trong dạ dày giống như bọt bóng để trong một miếng vải ướt rồi lấy tay vặn. Bên ngoài thì dạ dầy rất nhẵn bên trong hơi nháp như một loại hoa pavāraka. Có khoảng ba mươi hai loại vi sinh vật trong dạ dày như là gaṇḍuppādakātakkoṭṭakā, v.v… nếu những vi sinh vật này không tìm được đồ ăn chúng nhảy lên và đụng vào tim. Chúng di chuyển trong dạ dày. Chúng trông cũng bẩn thỉu như là con giun đất. Di chuyển đây đó trong đống rác khi nước mưa rơi xuống. Đồ ăn được đưa vào trong dạ dày sẽ được sử dụng theo năm cách khác nhau. Một phần do các vi sinh vật ăn mất. Một phần bị đốt cháy do lửa có trong dạ dầy. Một phần trở thành nước tiểu, một phần trở thành những chất bài tiết phần còn lại sẽ trở thành một chất dung dịch và sẽ biến thành thịt và máu.

Karisaṃ – có nghĩa là phân, màu của phân giống như thứ thức ăn đưa vào dạ dày. Hình dáng của phân giống như hình dáng chỗ nó xuất phát ra ngoài.

Mattahuṅgaṃ – có nghĩa là óc bên trong xương sọ trên đầu, màu trắng, giống hệt như một mảng nấm hay giống như loại sữa phẩm chất xấu đã chuyển sang sữa đặc không đúng cách. Hình dáng của óc giống như cái sọ người tương tự như bốn cái bánh khâu vào nhau.

Pittaṃ – có hai loại pitta (mật) một loại gọi là Baddhapitta (mật đặc) và một loại khác gọi là avaddhapitta (mật loãng) màu loại thứ nhất giống như một loại dầu đặc, hay mật ong, loại thứ nhì thì giống một loại hoa cổ ākuli. Hình dáng cả hai loại giống như một cái keo đựng chúng ở bên trong. Loại baddbapitta thì ở phần trên của cơ thể và avaddhapitta lại có ở cả hai phần trên và dưới của cơ thể. Loại mật avaddhapitta tồn tại giống như một giọt dầu trong nước nơi toàn bộ các phần cơ thể loại trừ có những phần không có thịt như kesa, loma, dantānakhā và phần da khô và cứng. Nếu mật avaddhapitta quá dư thừa thì mắt trở nên vàng và di chuyển, thân thể rung lên, và cảm thấy ngứa ngáy. Loại mật loãng baddhapitta thì nằm trong túi mật như một loại vỏ bọc mahākosātakī và nằm ở giữa tim và phổi, ngay bên cạnh gan. Nếu loại mật này quá dư thừa thì sinh vật trở thành ngớ ngẩn, trí thông minh mất tỉnh táo và bắt đầu mất hết cảm giác mắc cỡ, làm điều không nên làm nói điều không nên nói, và nghĩ những gì không nên suy nghĩ.

Semhaṃ – có nghĩa là đờm rãi có một túi đầy rãi trong cơ thể con người, có màu trắng và giáng vóc giống như cái hũ có rãi ở trong đó. Rãi phát triển nhiều ở phần trên cơ thể và ở bên trong dạ dày. Khi đồ ăn được đưa vào dạ dày, một phần nước miếng di chuyển và ngay lập tức nó lại trở về vị trí cũ của nó.

Pubbo – có nghĩa là mủ và gồm nhiều loại máu đã bị hư. Màu sắc giống như cái lá khô, hình dáng như là cái hũ đựng trong đó. mủ có thể xuất hiện trên toàn bộ phận cơ thể. Nó không có vị trí nào nhất định cả, mủ xuất hiện nơi các ung nhọt bằng cách tích lũy phần máu trong các phần cơ thể đã bị thương hay cháy bỏng.

Lohita – có nghĩa là máu. Có hai loại máu. Sannicitalohita (máu tích động) và Saṃsāranalohita (máu chạy trong cơ thể). Loại máu thứ nhất giống như màu của một loại dung dịch đặc sệt sữa và màu của loại thứ hai thì giống như là một loại sữa tố. Chúng có hình thù y hệt như trong mạch máu chứa máu bên trong. Loại máu đặc có thể thấy ở phần trên cơ thể. Còn loại thứ hai thì thấy ở cả phần trên lẫn phần dưới, Saṃsāramalohita đi ngang qua các mạch máu trên khắp cơ thể trừ những phần không có thịt kesa, loma, dantānakhā và phần da khô cứng. Và phần máu Sannicitalohita thì ở phần dưới gan, hộp sọ với lượng lớn, máu làm cho tim ướt và cả thận và phổi nữa và nếu máu không thực hiện được điều này thì sinh vật cảm thấy khát nước.

Sedo – có nghĩa là một loại nước thoát ra khỏi các lỗ chân lông, trên da. Màu của mồ hôi giống như một loại dầu trong sesamum và có thể thoát ra trên mọi phần cơ thể không có một chỗ xuất phát nhất định nào cả.

Medo – có nghĩa là một loại dầu đặc. Có màu giống như loại bột củ nghệ. Hình giáng giống như một loại giẻ rách màu vàng nằm ở giữa thịt và da cuả một sinh vật béo phì và trong trường hợp một người gầy còm thì hình dáng lại giống như một giẻ rách có hai hoặc ba sọc màu vàng nằm dưới lớp thịt và da ở đầu gối. Đùi và xương cổ và thịt ở thắt lưng. Nó phát triển ở phần trên và phần dưới thân thể.

Assu – Lệ có nghĩa là nước mắt chảy ra từ mắt. Màu giống như loại dầu sesamum trong. Hình dáng giống như túi đựng nước mắt và chỉ có ở phần trên cơ thể. và nó nằm ở tuyến lệ trong mắt. Không luôn luôn lúc nào cũng có trong mắt. Khi một người cảm thấy súng sướng trong lòng và cười vang, và ngay cả khi họ khóc và la hét. Khi họ ăn phải đồ ăn không thích hợp và khi mắt họ bị bụi bặm bay vào hay là bị khói v.v… và rồi mắt đầy nước mắt chảy ra.

Vasā – mồ hôi có nghĩa là một loại dầu nhẹ. Có màu giống như dầu dừa. Hình dáng như từng giọt nước. Có ở phần trên phần dưới thân thể và được thấy chủ yếu ở lòng và mu bàn tay, phàn dưới chân, trong lỗ mũi, trên trán và trên vai. Khi ánh sáng mặt trời soi nóng hay có lưa đốt.v.v.

Keḷo – có nghĩa là nước miếng. Có màu trắng như bọt hình thù thì giống như chỗ ta thấy. Có ở phần trên cơ thể có trong lưỡi hai bên má.

Siṅghānikā – có nghĩa là nước nhầy của não. Màu giống như màu bí ngô hình thù như nằm trong ống dẫn chiếm toàn bọ lỗ mũi nó không thường xuyên có trong lỗ mũi nhưng khi khóc hoặc ăn đồ ăn không thích hợp hay khí hậu, những yếu tố thể chất bị giao động thế rồi nước mũi chảy ra qua lỗ mũi và tích tụ ở đó.

Lasikā – có nghĩa là tủy một loại dầu nhờn bên trong các chỗ khớp trong thân thể, màu giống như màu hoa kaṇikāra hình giống như chỗ khớp có cả phía trên và phía dưới thân thể. Nó xuất hiện ở chỗ khớp của tám mươi khớp xương trong cơ thể và bôi trơn cho các khớp đó. Nếu tủy có số lượng ít con người ta sẽ mất hoạt động và cảm thấy mệt sau khi đi bộ một hay hai yojanas. Nhưng chúng ta trở thành sinh động trở lại và không cảm thấy mệt sau khi đi bộ nếu như loại tủy này có một số lượng nhiều.

Muttaṃ – có nghĩa là nước tiểu. Màu như nước chúng ta rửa đậu ở trong đó. Hình thù giống như nước đựng trong bình lột ngược lại. Nước tiểu chỉ có ở phần dưới cơ thể và nằm trong bọng đái. Cho dù ta thấy không có lối vào bọng đái tuy nhiên nước tiểu vẫn đổ vào bọng đái qua ống dẫn nước tiểu và lối thoát ra ngoài bọng đái, khá rộng.

—–*—–

[1] Kindred Sayings, p. 72.

[2] J.P.T.S. 1906-07, pp. 172-173.

[3] Sumaṅgalavilāsinī, Vol. I, p. 265, “Dakkhiṇa patho ti pākaṭaṃ Gaṅgāya dakkhiṇato pākaṭa-janapadaṃ.”

[4] Paramatthajotikā, Sutta Nipāta Commentary, II, p. 581.

[5] Sutta-Nipāta Commentary, p. 581.

[6] Atthasālinī (P.T.S.) p. 140. “Tato nikkhanattā pana akusalaṃ pi Gaṅgāya nikkhantā nadī Gaṅgā viya Godāvarito nikkhantā Godāvarī viya ca paṇḍaram tveva vuttaṃ”

[7] Sumaṅgalavilāsinī, pt. I, pp. 279-80- “Tassa Campā-nagarassa avidūre Gaggarāya nāma rāja-mahesiyā khāṇitattā Gaggarā ti laddha-vohārā pokkharaṇī atthi. Tassa tīre samantaro nīlādi-pañca-vaṇṇa-kusuma-paṭimaṇḍitaṃ mahantaṃ campaka vanaṃ.”

[8] Ibid. p. 279. “Aṅgā nāma aṅga-pāsādikatāya evaṃ laddha-vohārā jānapadino rāja-kumārā.”

[9] Sumaṅgalavilāsinī, p. 294. “Magadhā nāma jānapadino rāja-kumārā. Tesaṃnivāso eko pi janapado rūḷhisaddena Magadhā ti vuccati.”

[10] Sumaṅgalavilāsinī, pt. I, p. 309, “Bahinagare Himavantena saddhiṃ ekābadd haṃ hutvā ṭhitaṃ sayañ-jāta-vanaṃ atthi, yaṃ mahantabhaven’eva Mahāvanaṃti vuccati.”

[11] Ibid., p. 309. “Tasmiṃ vana-saṇḍe samghārāmaṃ patiṭṭhāpesuṃ. Tattha kaṇṇikaṃ yojetvā thambhānaṃ upari kūṭāgāra-sālā-saṃkhepena deva-vimāna-sadisaṃ pāsādaṃ akaṃsu. Taṃ upādāya sakalo pi saṃghārāmo Kūṭāgāra-sālā ti paññāyittha.”

[12] Dialogues of the Buddha, pt, I, p. 44 f.n.

[13] Ibid., p. 69 f.n.

[14] Dialogues of the Buddha, p. 244 f.n.

[15] Dialogues of the Buddha, pt. II, p. 141.

[16] Ibid., pt. III, p. 201.

[17] Ibid., pt. I, p. 147.

[18] p. 258 foll.

[19] Sumaṅgalavilāsinī, p. 256. “Ime Sakyā na brāhmaṇe sakkaronti.”

[20] Dialogues of the Buddha, pt. III, p. 111.

[21] P.T.S., p. 159, “Sibetvā ṭhapitā viya nesaṃ aññamaññaṃ linā chavi ahosi.”

[22] Dhammapada-aṭṭhakathā. Vol. III, p. 460.

[23] P.T.S., Vol. III, pp. 279-280.

[24] Sumaṅgalavilāsinī, (Burmese edition, Simon Hewavitarne’s Bequest Series, No. 1. Revised by Nanissara, p. 99.)

[25] Sumaṅgalavilāsinī (Burmese edition), pp. 103-105.

[26] p. 310.

[27] Sarnantapāsādikā (Burmese edition), p. 338.

[28] Sumaṅgalavilāsinī, pt. I, p. 312.

[29] Porāṇaṃ Vajjidhammanti-ettha pubbe kira vajjirājāno ayaṃ ‘coro’ ti ānetva dassite, gaṇhatha taṃ coran ti āvatvā vinicchayamahāmattānaṃ denti. Te pi vinicchinitvā sace acoro hoti, vissajjenti, sace core hoti, attano kiñci avatvā Vohārikānaṃ denti, tepi vinicchinitvā acoro ce vissajjenti, coro ce Suttadharā (different reading, Antokārikā-Burmese manuscript) nāma honti, tesam denti; te pi vinicchinitvā acoro ce vissajjenti, coro ce Aṭṭhakulikānaṃ denti, te pi tath’eva katvā Senāpatissa, Senā pati Uparājassa, Uparājā Rañño, rājā vinicchinitvā acoro ce vissajjenti; sace panacoro hoti, “Paveṇipotthakaṃ” vācāpeti, tattha “yena idaṃ nāma katam, tassa ayaṃ nāma daṇḍo ti likhitaṃ” rājā tassa kiriyam tena samānetvā tadanucchavikaṃ daṇḍam karotīti eva poraṇam Vajjidhammaṃ. Sumaṅgalavilāsinī edited by Dhammakitti Siri Devamitta Mahāthera, Vol. I, p. 356 (Simon Hewavitarṇe Bequest Series, Colombo.)

[30] Dialogues of the Buddha, Pt. I, p. 65.

[31] Rhys Davids in his Buddhist India, p. 3, speaks of Ajātaśatru as the son of Bimbisāra by a Videha lady from Mithilā. But Buddhaghosa in his Sumaṅgalavilāsinī, pt. I, p. 139, distinctly says that he was the son of the daughter of the king of Kośala and not of the king of Videha. The princess was called Vaidehī because of her scholarship (“Vedehi-putto ti ayaṃ Kosalarañño dhītāya putto, na Videha-rañño Vedehīti pana paṇḍitādhivacanaṃ etaṃ”).

[32] MSS. Of this work kindly lent to me by Revd. A. Dhammapāla.

[33] Cf. Kosala-Saṃyutta, Saṃyutta N. (P.T.S.), Book III, pt. I, pp. 68 foll.

[34] Not a large village but the city of Benares (Kāśī).

[35] Majjhima Nikāya, Vol. II, p. 101.

[36] Saṃyutta-Nikāya, pt. I, pp. 78-79.

[37] Dialogues of the Buddha, pt. I, p. 6 f.n.

[38] Ibid., pt. I, p. 15 f.n.

[39] Ibid., pt. I, p. 16 f.n.

[40] Ibid., pt. I, p. 10, f.n. 10.

[41] Sāraṭṭhapakāsinī (mss.), pp. 132-133. “Evaṃ Kāḷavalli maṇḍapavāsī Mahānagathero viya-Kalamba (Ciaḷamba) tittha vihāre vassūpagata-bhikkhū viya ca Kammaṭṭhānayutteneva cittena padaṃ uddharanto gāmasamīpaṃ gantvā udakagaṇḍusaṃ katvā vithityo sallakkhetvā yatthasurā-soṇḍadhuttādayo kalahakārakā caṇḍahatthi assādayo va n’atthi tam vithiṃ paṭipajjati.”

[42] Aṭṭhasālinī (P.T.S.), p. 399. “…Mahānāgatthero Nakulanagaragāme piṇḍāya caritvā nikkhamanto theriṃ disvā bhattena āpucchi.”

[43] Aṭṭhasālinī, p. 399. “Uppannalābhathāvarakaraṇe Dīghabhāṇakā Abhayattherassa hatthato paṭisaṅthāraṃ labhitvā Cetiyapabbate corehi bhaṇḍakassa aviluttabhāve vatthuṃ kathetabbaṃ.”

[44] Ibid., p. 103, “Ambariyavihāravāsī-Piṅgalabuddharakkhitattherassa santike sikkhāpadāni gahetvā…”

[45] Aṭṭhasālinī, p. 350, “Cittalapabbatavāsike kira khīnāsavattherassa upaṭṭhāko buddhapabbajito ekadivasaṃ therena saddhim piṇḍāyacaritvā therassa pattacīvaraṃ gahetvā piṭṭhito āgacchanto theraṃ pucchi: ‘Bhante ariyā nāma kidisā ti? …dujjanā āvuso ariyā.”

[46] Ibid., p. 103, “…Sīhaladīpe Cakkana-upāsakassa viya.”

[47] Sāraṭṭhapakāsinī, p. 131.

[48] Cf. also the Chapter XXVI which deals with the consecration of Maricavaṭṭi Vihāra as described in the Mahāvaṃsa. “Icchānaṅgalavanasaṇḍe Sīlakkhanda vāraṃ bandhitvā samādhikontaṃ ussāpetvā sabbaññutañānasaraṃ parivattavamāno dhammarājā yathābhirticitena vihārena viharati.”

[49] Saratthapakāsinī, p. 137. Mahācetiyaṅgaṇa appears to be the courtyard of Mahācetiya of Anurādhapur in Ceylon. It occurs in many places in the Mahāvaṃsa. For its description sç Parker’s “Ruined cities of Ceylon.” “Atthepanasati pi sappāya sappāyaṃ pariganetvā sappāya pariggakihanaih sappāya sampajaññaṃ tatāyaṃ nayo: Mahācetiyaṅgane kira daharabhikkhū sajjhāyaṃ ganhanti. Tesaṃ piṭṭhipasse daharā bhikkhuniyo dhammaṃ suvanti. Tatreko daharo hatthaṃ pasārento kāyasamsaggaṃ patvā teneva kāranena gihījāto.”

[50] Aṭṭhasālinī, P.T.S., p. 399.

[51] Visuddhimagga, Vol. I., p. 20, “Cetiyapabbatavāsī Mahā Tissattheroviya…theraṃ…Cetiyapabbatā Anurādhapuraṃ piṇḍdācāratthaya…”

[52] Ibid., Vol. I, p. 90.

[53] Ibid., Vol. I, p. 96.

[54] Ibid., Vol. I, p. 96.

[55] Ibid., Vol. I, p. 72.

[56] Vol. I (P.T.S.), pp. 249-265. See also Visuddhimagga, Vol. I, pp. 353-363. Cf. Paramatthajotikā on the Khuddakapāṭha, Vol. I., pp. 41-68; cf Sammohavinodanī (Sinhalese edition), pp. 49-63.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app