Thể Nhập Thiền Tuệ (vipassanā) – Đạo Hành Tri Kiến Thanh Tịnh (paṭipadā-ñāṇadassana-visuddhi) – Sự Sanh Khởi Tuệ Hành Xả(saṅkhārupekkhāñāṇa)

The Arising of the Knowledge of Equanimity towards Formations (Saṅkhārupekkhāñāṇa)

Sự Sanh Khởi Tuệ Hành Xả(Saṅkhārupekkhāñāṇa)

He discerns repeatedly the formations, causes and effects in the thirty-one planes of existence by attributing to them the nature of impermanence, the nature of pain, the nature of foulness, the nature of not-self in turn, sometimes internally and sometimes externally, the nature of dissolution of formations becomes apparent very rapidly. He continues defining the three characteristics in turn on the nature of dissolution. Hành giả phân biệt lặp đi lặp lại các hành, các nhân và các quả trong ba mươi mốt cõi hiện hữu bằng cách lần lượt quy cho chúng bản chất vô thường, bản chất khổ, bản chất bất tịnh, bản chất vô ngã, đôi khi bên trong và đôi khi bên ngoài, bản chất hoại diệt của các hành rất nhanh chóng trở nên rõ ràng. Hành giả tiếp tục xác định lần lượt tam tướng trên bản chất của sự hoại diệt.
His meditating mind gradually abandons both terror and delight on formations and becomes equally indifferent and neutral. It becomes calmly established on the dissolution of formations. Tâm thiền của hành giả dần từ bỏ cả kinh sợ lẫn ham thích với các hành và trở nên quân bình, không thiên vị và trung lập. Nó trở nên an trú định tĩnh trên sự diệt của các hành.
Then if the meditating mind remains calm in discerning internal formations, he keeps on discerning materiality and mentality in turn internally. If, on the other hand, the meditating mind remains calm in discerning external formations, he keeps on discerning materiality and mentality in turn externally. Among the three characteristics, he gives priority to the one which he can reflect better. Sau đó, nếu tâm thiền vẫn định tĩnh trong việc phân biệt các hành bên trong, hành giả tiếp tục phân biệt lần lượt sắc và danh bên trong. Nếu, mặt khác, tâm thiền vẫn an tịnh trong việc phân biệt các hành bên ngoài, hành giả tiếp tục phân biệt lần lượt sắc và danh bên ngoài. Trong tam tướng, hành giả đặt ưu tiên cho tướng nào mà hành giả có thể quán xét tốt hơn.
At this stage faith (saddhā) and wisdom (paññā), energy (vīriya) and concentration (samādhi) must be specially balanced by mindfulness (sati). All the five faculties (indriyas) must be balanced to progress to enlightenment. Vào giai đoạn này, tín (saddhā) và tuệ (paññā), tinh tấn (vīriya) và định (samādhi) phải đặc biệt quân bình bằng niệm (sati). Tất cả ngũ căn(indriya) phải được quân bình để tiến đến giác ngộ.
When the meditating mind is calmly established on the dissolution of formations, the meditator will not hear external sound. If the meditating mind that is calmly fixed on the dissolution of formations is inmovable, the insight meditation becomes specially strong. The yogi can keep on discerning the formations which he can discern better, giving priority to the characteristic which he can reflect better. If he observes only the dissolution of mentality without oberving the dissolution of materiality, he concentrates on discerning the dissolution of mentality only. Khi tâm thiền được an trú định tĩnh trên sự hoại diệt của các hành, hành giả sẽ không nghe thấy âm thanh bên ngoài. Nếu tâm thiền định tĩnh gắn chặt với sự hoại diệt của các hành là không lay chuyển, tuệ minh sát trở nên cực kỳ mạnh mẽ. Hành giả có thể tiếp tục phân biệt các hành mà mình có thể phân biệt tốt hơn, đặt ưu tiên cho tướng nào mà hành giả có thể quán xét tốt hơn. Nếu hành giả chỉ quan sát sự hoại diệt của danh mà không quan sát sự hoại diệt của sắc, thì hành giả chỉ phải tập trung phân biệt sự hoại diệt của danh mà thôi.
Bhayañca nandiñca vippahāya sabbasaṅkhāresu udāsino hoti mijjhatto183. Bhayañca nandiñca vippahāya sabbasaṅkhāresu udāsino hoti mijjhatto184.
The meditator, who sees clearly the faults of formations and is undertaking vipassanā by discerning the dissolution of formations with the keen intention to emancipate from all formations, finds nothing that can be cherished as “mine —- I —- my self.” Hành giả, người thấy rõ ràng các khuyết điểm của các hành và thọ trì thiền vipassanā bằng cách phân biệt sự diệt của các hành với ước muốn mãnh liệt là để giải phóng khỏi tất cả các hành, thấy rằng không có gì có thể được yêu mến như là “của ta — ta — tự ngã của ta” nữa.
Abandoning the two extremes of ‘terror’ (bhaya) and ‘delight’ (nandī) towards formations, he becomes indifferent and neutral towards them. He neither takes them as I nor ‘mine’ nor ‘my self; he is like a man who has divorced his unfaithful wife. The knowledge that takes him to this stage of equanimity is the ‘knowledge of equanimity towards formations.’ Từ bỏ hai thái cực là “kinh hãi” (bhaya) và vui thích (nandī) với các hành, hành giả trở nên không thiên vị và trung lập với chúng. Hành giả chẳng lấy chúng là “ta”, cũng chẳng phải “của ta”, cũng chẳng là “tự ngã của ta”; hành giả giống như người đàn ông đã ly dị người vợ không chung thủy. Tuệ đã dẫn hành giả đến giai đoạn quân bình này là “Tuệ Hành Xả”.
This saṅkhārupekkhāñāṇa, if it sees Nibbana, the state of peace, as peaceful, relinquishes all formations and runs into Nibbāna. If it does not see Nibbāna as peaceful, it occurs again and again with formations as its object, like the sailor’s crow returning to the ship again and again if it does not see land.185 Tuệ Hành Xả (saṅkhārupekkhāñāṇa) này, nếu nó thấy Niết-bàn (Nibbāna), trạng thái an tịnh, là an lạc, thì sẽ xả ly tất cả các hành và chạy đến Niết-bàn. Nếu nó không thấy Niết-bàn là an tịnh, đối tượng của nó là các hành lại tiếp tục xuất hiện lặp đi lặp lại, giống như con quạ của người thủy thủ cứ lại quay về với con thuyền nếu nó không thấy đất liền186.
If this knowledge is not mature yet, the meditator keeps on discerning (1) present formations for some time, (2) past formations for some time, (3) future formations for some time, (4) internal formations for some time, (5) external formations for some time, (6) materiality for some time, (7) mentality for some time, (8) causes for some time, (9) effects for some time, (10) impermanence for some time, (11) pain for some time, and (12) not self for some time, to make the knowledge mature. Nếu tuệ này chưa trưởng thành, hành giả tiếp tục phân biệt (1) các hành ở hiện tại một lúc, (2) các hành ở quá khứ một lúc, (3) cách hành ở tương lai một lúc, (4) các hành bên trong một lúc, (5) các hành bên ngoài một lúc, (6) các sắc một lúc, (7) các danh một lúc, (8) các nhân một lúc, (9) các quả một lúc, (10) vô thường một lúc, (11) khổ một lúc, (12) vô ngã một lúc, để làm tuệ này trưởng thành.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app