Nội Dung Chính
Thanh Tịnh Đạo
Phẩm Định: Định, Sáu Tuỳ Niệm Ác 2
Niệm Pháp
Một người muốn tu tập đề mục niệm pháp, hãy đi vào độc cư và tưởng niệm những đức tính đặc biệt của Pháp (Luật và kinh tạng cùng chín pháp xuất thế) như sau: “Pháp” được đức Thế tôn khéo giảng, tự chứng ngay hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, có hiệu năng hướng thượng, được người có trí chứng biết”. (M. i, 37; A. iii, 285)
69 Khéo thuyết giảng: mệnh đề này bao gồm pháp của kinh điển cũng như pháp khác, những mệnh đề còn lại ám chỉ riêng pháp xuất thế. Pháp thuộc kinh điển được khéo thuyết giảng, vì tốt đẹp ở chặn đầu, chặn giữa và chặn cuối, và nó tuyên bố đời sống phạm hạnh hoàn toàn viên mãn trong sạch, với đầy đủ ý nghĩa và chi tiết”. (M i, 179) Ngay cả một bài kệ, một đoạn kinh trong giáo lý của đức Thế tôn cũng tốt đẹp ở chặn giữa với những gì nó trình bày, và tốt đẹp ở chặn cuối với kết luận. Một quyển kinh tốt đẹp ở chặng đầu với dẫn nhập, cho biết nơi chốn và lý do (duyên khởi) thuyết kinh, tốt đẹp ở chặn giữa vì thích hợp với những người đáng giáo hoá, vì ý nghĩa không mơ hồ, được lập luận có nhân và dụ, và tốt đẹp ở chặn cuối với kết luận làm khởi tín tâm nơi người nghe.
Cũng vậy toàn bộ giáo lý tốt đẹp ở chặn dầu với giới là sự an lạc bản thân, chặn giữa với định, Tuệ, đạo, quả, và tốt đẹp ở chặn cuối với niết bàn. Hoặc tốt đẹp ở chặn đầu vì giới và định. Tốt đẹp ở chặn giữa vì Tuệ và đạo. Tốt đẹp ở chặn cuối vì quả và Niết bàn. Hoặc, giáo lý tốt đẹp ở chặn đầu vì là sự khám phá tốt đẹp của Ðức Phật. Tốt đẹp ở chặn giữa vì tính chất khéo điều hoà của pháp. Tốt đẹp ở chặn cuối vì đó là đạo lộ tốt mà tăng già đã đi vào.
Do nghe pháp mà những triền cái được trừ khử, đó là tốt đẹp ở chặn đầu. Do thực hành pháp mà có lạc khinh an và tuệ là tốt đẹp ở chặn giữa. Kết quả Pháp ấy đem lại là đạo và quả, đưa đến sự bất động gọi là tốt đẹp ở chặn cuối.
“Ðời sống phạm hạnh” nghĩa là đời sống phạm hạnh theo giáo lý và đời sống phạm hạnh thuộc đạo lộ mà Ðức Thế tôn thuyết giảng, đời sống phạm hạnh ấy là “có ý nghĩa” vì có thể được người trí giảo nghiệm, “có chi tiết” vì gợi niềm tin nơi người thường. Nó có ý nghĩa vì có mục đích sâu xa. Nó có chi tiết vì danh dự rõ ràng. Nó “hoàn toàn viên mãn” vì không có điều gì có thể thêm. Nó “trong sạch” vô cấu vì không có điều gì có thể bớt. Lại nữa, pháp có nghĩa vì nó đem lại quả chứng nhờ thực hành đạo lộ, và có chi tiết vì đem lại sự đa văn nhờ nắm vững kinh điển. Pháp là hoàn toàn viên mãn vì liên tục đến năm pháp uẩn là Giới uẩn, Ðịnh uẩn, Tuệ uẩn, giải thoát uẩn, Giải thoát tri kiến uẩn. “trong sạch” vì không có khuyết điểm, vì nó tồn tại cho mục đích vượt qua bộc lưu luân hồi sinh tử (xemM. i, 134) và vì nó không liên hệ đến những chuyện thế tục.
73 Lại nữa, khéo giảng vì được tuyên bố một cách thích đáng không ngược. Ngoại đạo thì ngược ở chỗ, cái được xem chướng ngại không phải chướng ngại thực, cái được xem là lối thoátkhông phải là lối thoát thực, do đó pháp của ngoại đạo là vụng giảng. Những Pháp Thế tôn giảng thì không ngược như vậy: những Pháp Ngài gọi là chướng ngại thực sự là chướng ngại, những Pháp Ngài gọi là giải thoát thực sự là giải thoát.
Như vậy, trước hết, Pháp của kinh điển là pháp “khéo giảng”.
Pháp xuất thế gian là “khéo thuyết giảng” vì đạo lộ phù hợp với niết bàn, và niết bàn phù hợp với đạo lộ, “con đường đưa đến Niết bàn đã được Thế tôn tuyên bố một cách thích đáng cho các đệ tử, niết bàn và đạo lộ phù hợp nhau. Cũng như nước của sông Hằng gặp và tiếp nối với nước sôngYamunàcũng vậy, con đường dẫn đến niết bàn đã được đức Thế tôn công bố một cách thích đáng cho các đệ tử, niết bàn và đạo lộ gặp gỡ” (D. ii, 225)
Và Thánh đạo, con đường Trung đạo không thiên cực đoan nào, là được “khéo thuyết giảng”. Các quả sa môn cũng được ” khéo thuyết giảng” khi được công bố là những cấu uế đã thanh tịnh. Niết bàn, cũng được khéo giảng khi được công bố bản chất là thường, bất tử, nơi trú ẩn, chỗ nương tựa v.v… Bởi vậy, pháp xuất thế cũng được “khéo thuyết giảng”.
Thiết thực hiện tại,trước hết thánh đạo là “thiết thực hiện tại” vì có thể thấy được bởi một con người cao quý khi đã xa lìa tham dục v.v… Nơi bản thân: “Này Bà-la-môn, khi một người bị nhuốm bởi tham, bị tràn ngập, tâm bị ám ảnh bởi tham, thì nó suy nghĩ hại mình, hại người, hại cả hai, và cảm thọ đau khổ về tâm. Khi tham đã được trừ diệt, nó không suy nghĩ hại mình, hại người, hại cả hai, và không cảm thọ đau khổ về tâm. Ðây, này Bà-la-môn, là pháp thiết thực hiện tại (A. i, 156)
Lại nữa, pháp xuất thế có chín loại cũng là thiết thực hiện tại vì khi một người đã đạt đến đấy, thì pháp ấy tự người này thấy được người tri kiến thẩm sát, không cần nương tựa người khác.
78 Hoặc, kiến (ditthi) thích hợp (pasattha quá khứ của ngữ căn: sams) gọi là sanditthi pháp chinh phục người ta nhờ tính cách có thể thấy được kết quả ngay trong hiện tại, nên gọi là thiết thực hiện tại. Thánh đạo chinh phục được những phiền não nhờ thấy đúng, thánh quả và niết bàn cũng chinh phục phiền não nhờ chánh kiến làm nhân.
Hoặc, cũng có thể giải thích rằng, vì pháp xuất thế (luật) làm ngưng cái vòng khủng khiếp nghiệp v.v… Ngay khi nó vừa được trông thấy nhờ tuệ thể nhập, nên pháp là thiết thực hiện tại vì đáng được thấy.
Không thuộc thời gian:Pháp ấy không có chậm trễ trong việc đem lại kết quả, nên gọi là không có thời gian (akàla). Nghĩa là, thay vì triển hạn một thời gian dài lâu, năm, bảy ngày, mới cho kết quả thì pháp, đem lại kết quả ngay tức thì.
Hoặc, cái gì cần một thời gian để cho kết quả là pháp thế gian về thiện (nghiệp). Nhưng pháp này thì không cần thời gian vì kết quả của nó đến ngay, nên gọi là không thuộc thời gian. Ðiều này được nói về đạo lộ hay con đường.
Ðến để mà thấy:pháp này đáng mời gọi người ta thẩm sát (ehipassa -vidhi) như sau: “hãy đến đây mà thấy pháp này” (ehi passaimamdhammam), cho nên gọi là “đến để mà thấy” (Ehipassika). Tại sao Pháp đáng được mời gọi đến mà thấy? Vì đã được tìm thấy và vì thanh tịnh. Nếu một người bảo có tiền hay vàng trong một nắm tay không (tức là nói láo) thì nó không thể bảo “đến đây mà xem”. Mặt khác, phân tiểu có thể thấy, nhưng ta không thể làm người khác hoan hỉ bằng cách khoe “Ðến mà xem cái này”, trái lại, phải lấy cỏ lá mà che cho khuất con mắt vì bất tịnh. Nhưng, pháp xuất thế với chín thành phần thực sự đã được tìm thấy và thuần tịnh như trăng rằm trong bầu trời không mấy, như ngọc mani trên tấm vải sạch. Bởi thế, Pháp đáng mời gọi ta “đến mà thấy”
Pháp này với bốn đạo bốn quả là đáng dụ dẫn, nói cách khác, đáng khơi dậy trong tâm người ta bằng cách tu tập, dù cho y phục hay đầu của ta đang bốc cháy (xemA iv, 520). Do đó pháp này gọi là “Dẫn tới trước” hay hướng thượng Opanayika. Ðiều này áp dụng cho tám pháp xuất thế vô vi thì đáng trở thành đối tượng của tâm, nên cũng là “dẫn tới trước”, nghĩa là đáng được xem như chỗ trú ẩn của ta bằng cách chứng nhập.
Hoặc cái dẫn dụ (upaneti) người thánh thiện đến niết bàn chính là thánh đạo. Lại nữa, cái có thể dưa đến giác ngộ là Pháp gồm quả và niết bàn.
Ðược người trí chứng biết:Pháp ấy có thể được chứng nghiệm bởi tất cả hạng người trí khởi từ hạng “lợi tuệ” (Xem A. ii, 135) mỗi người tự chứng lấy như sau: “Vì không thể xảy ra cái việc một vị giáo thọ sư tu đạo mà người đồng trú với vị ấy lại từ bỏ được cấu uế, hay người đồng trú được an lạc nhờ vị giáo thọ sư đắc quả, hoặc chứng niết bàn nhờ vị giáo thọ sư đã chứng. Bởi thế, Pháp này không thể được thấy như người ta thấy vật trang sức trên đầu người khác, mà chỉ được thấy trong tự tâm mình, nghĩa là chỉ có người có trí kinh nghiệm, không phải lãnh vực của kẻ ngu.
Lại nữa, Pháp này khéo thuyết giảng vì nó thiết thực hiện tại, vì không bị triển hạn. Nó không bị triển hạn vì mời gọi sự thẩm sát thì có tính cách hướng tới trước.
Khi thiền giả suy nghiệm những đức tính đặc biệt của Pháp như vậy, “thì ngay lúc ấy, tâm vị ấy không bị ám ảnh bởi tham dục, sân nhuế, ngu si, tâm vị ấy ngay lúc đó được ngay thẳng nhờ cảm hứng từ pháp” (A. iii, 285)
Bởi vậy, khi hành giả đã đạt được những triền cái theo cách đã nói (đ. 66), thì những thiền chi khởi lên trong một tâm sát na. Nhưng do tính cách sâu xa của những đức tính đặc biệt của pháp, hoặc vì hành giả bận tâm tưởng niệm nhiều đức tính đặc biệt thuộc nhiều loại, cho nên thiền vị ấy đạt được chỉ là cận hành định, không đạt đến định an chỉ.
Khi một tỷ kheo chuyên tâm tưởng niệm pháp, vị ấy nghĩ: “Trong quá khứ, ta chưa từng gặp một bậc thầy nào dạy một pháp hướng thượng như thế, có tài năng như thế, ta cũng không thấy một bậc thầy nào như đức Thế tôn. Vì thấy những đức đặc biệt của pháp như vậy, vị ấy tôn trọng cung kính đấng đạo sư, tôn trọng pháp và đạt đến viên mãn về tín v.v… Vị ấy được nhiều hạnh phúc và hân hoan. Vị ấy nhiếp phục được sợ hãi khủng bố, có khả năng nhẫn khổ, cảm thấy như thể đang sống với pháp hiện tiền. Và thân của hành giả, khi an trú trong sự niệm pháp, trở thành vật đáng tôn trọng như một điện thờ. Tâm vị ấy hướng đến sự thành tựu Pháp vô tỷ. Gặp phải cơ hội phạm giới, hành giả có ý thức tàm quí mãnh liệt khi tưởng đến pháp. Và nếu hành giả không thâm nhập được cái gì cao siêu hơn, thì ít nhất cũng tiến đến một cõi an lạc.
Người thực sự có trí.
Thì thường xuyên tu tập
Sự tưởng niệm về Pháp
Tối thắng nhiều tiềm năng
Niệm Tăng
Một người tu tập niệm tăng, nên đi vào độc cư để tưởng niệm những đức tính đặc biệt của đoàn thể thánh chúng như sau: “Chúng đệ tử của Thế tôn đã đi vào thiện đạo, trực đạo, chân đạo, chánh đạo, nghĩa là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử này của Thế tôn đáng được cúng duờng, cung kính, chắp tay chào, là phước điền vô thượng của thế gian”. (A. iii, 286)
Ði vào thiện đạo(supatipanna) có nghĩa là hoàn toàn nhập đạo, và đó là đạo lộ chân chính (sammà-patipadà), con đường không thể đảo lộn, con đường phù hợp với chân lý, con đường không có đối lập, con đường được điều hoà bởi pháp. Chúng đệ tử này nghe (sunanti) một cách chăm chú lời dạy của đấng Thế tôn, cho nên gọi chúng là Thanh văn (sàvaka: người nghe) Chúng đệ tử là hội chúng những thanh văn này, cùng chung giới và (chánh) kiến. Ðạo lộ ấy là trực đạo, không bị cong, không có móc, không khuất khúc, gọi là thánh đạo, chân đạo, chánh đạo, bởi vì nó phù hợp (với chân lý)
Những người đứng trên đạo lộ ấy có thể xem là đã thể nhập thiện đạo, vì có chân đạo. Những người an trú trong quả vị có thể xem là đã thể nhập thiện đạo, vì nhờ chân đạo mà họ đã chứng những gì phải chứng.
Lại nữa, hội chúng ấy đãđi vào trực đạolà con đường trung đạo, tránh hai cực đoan, con đường từ bỏ những lỗi của thân cong và lời cong. Hội chúng ấy đi vào chân đạo vì Niết bàn được gọi là “chân thật”, và vì lấy Niết bàn làm mục tiêu. Hội chúng đã đi vào chánh đạo là con đường của những người đáng được tôn trọng.
Bốn đôi: người có đạo thứ nhất và quả thứ nhất là một đôi, theo cách ấy có bốn đôi.Tám vị kể từng người thì đứng ở quả vị thứ nhất là một người, như vậy có tám vị.
Ðáng cúng dường: Những gì đáng được mang (ànotvà) và cho (hunitabha) là một tặng vật (àhuna:vật tế lễ), có nghĩa là những vật được mang từ xa đến và tặng cho những người có giới hạnh. Ðấy là một danh từ chỉ tứ sự cúng dường. Chúng tăng đáng được những tặng vật vì làm cho tặng phẩm có kết quả lớn, nên gọi là đáng cúng dường (àhuneyya).
Cũng như ngọn lửa của Bà-la-môn thờ lửa được gọi là đáng dâng lễ cũng, vì những người này tin tưởng rằng sự cúng tế cho ngọn lửa ấy mang lại kết quả lớn. Chúng tăng cũng vậy, đáng được cúng dường bởi vì những gì cúng dường cho chúng tăng được kết quả lớn.
Dù trải một trăm năm
Thờ lửa tại rừng sâu
Chẳng bằng trong giây lát
Cúng duờng bậc chân tu (Dh. 107)
Xứng đáng sự mời thỉnh (pahuneyya):pàhuna là danh từ chỉ tặng phẩm dành cho khách phương xa đến. Nhưng không có đối tượng nào xứng đáng nhận sự thỉnh mời hơn là tăng chúng, vì Tăng là những vị được gặp trong thời gian giữa hai vị Phật, và Tăng có những đức tính hoàn toàn đáng mến mộ.
97 Cúng dường (dakkhina): tặng phẩm vì lòng tin ở đời sau, gọi là đồ cúng dường. Chúng tăng đáng cúng dường vì làm thanh tịnh những thứ cúng thí bằng cách đem lại quả báo lớn.
Chúng tăng đáng cho toàn thể thế gian chào kính: (anjali- kamma) bằng cách chấp tay lên đầu cho nên gọi là đáng tôn trọng kính chào (anjalikaranìya).
Là ruộng phước vô thượng của thế gian: một nơi không có gì sánh bằng có thế gian, để gieo trồng phước đức. Vì các loại công đức thế gian đưa đến an lạc và hạnh phúc, nếu y cứ vào thánh chúng để tăng trưởng nên chúng tăng là “ruộng phước vô thượng của thế gian”.
Khi hành giả tưởng niệm những đức đặc biệt của Tăng như thế, thì tâm hành giả không bị tham, sân, si ám ảnh, có được sự chất trực, vì cảm hứng từ chúng tăng (A. iii, 286) Sau khi hành giả nhiếp phục những triền cái như đã nói (đ. 66) những thiền chi khởi lên trong một tâm sát na. Nhưng vì tính chất sâu xa của những đức đặc biệt của Tăng, hay vì tâm hành giả bận tưởng đến những đức đặc biệt thuộc nhiều loại, nên thiên đạt được chỉ là cận hành định, mà không phải là định an chỉ.
Khi một tỷ kheo chuyên tâm tu tập sự niệm tăng này, thì vị ấy có thái độ cung kính, tôn trọng đối với chúng tăng. Vị ấy được sự viên mãn về tín v.v… Vị ấy có nhiều hạnh phúc an lạc. Vị ấy nhiếp phục được sợ hãi và khủng bố. Vị ấy có khả năng nhẫn khổ. Vị ấy cảm thấy như mình đang sống với sự hiện diện của chúng tăng. Và thân thể của vị ấy, khi an trú trong sự niệm tăng, trở thành đáng tôn trọng như một ngôi nhà làm lễ bố tát, ở đó chư tăng tụ hội. Tâm vị ấy hướng đến sự thành đạt những đức tính đặc biệt của tăng. Khi hành giả gặp phải cơ hội phạm giới, vị ấy liền có ý thức tàm quý mãnh liệt như đang ở trước mặt chúng tăng. Và nếu hành giả không lên được địa vị nào cao hơn, thì ít nhất cũng hướng đến một cảnh giới hạnh phúc.
Người thực sự có trí
Thì công niệm thường xuyên
Là tưởng niệm Tăng bảo
Có tiềm năng vĩ đại
Niệm Giới
Người muốn tu pháp niệm giới nên đi vào độc cư và tưởng niệm đến những loại giới khác nhau của chính mình, trong những đức tính đặc biệt của chúng như không bị rách v.v… Như sau: “Quả vậy, các loại giới khác nhau của ta đều không bị rách, vá, bị lủng, bị ố, bị lốm đốm, giải thoát, được người trí khen ngợi, không liên hệ, đưa đến định” (A. iii, 286). Cư sĩ niệm giới tại gia, tỷ kheo niệm giới xuất gia.
Dù giới tại gia hay xuất gia, nếu không bị phá huỷ ở chặn đầu hay chặn cuối, không bị rách như miếng giẻ rách ở hai đầu, thì giới ấy gọi là không bị rách. Nếu không một học giới nào bị phá ở chặn giữa thì gọi là giớikhông bị lủng, như miếng vải không bị đâm thủng ở giữa. Khi học giới không bị vi phạm hai ba lần liên tiếp, gọi là giới không bị vá như một con bò có một miếng da khác màu ở lưng hay bụng. Khi giới không bị phá cùng khắp, cách nhau từng thời khoản, thì gọi là giới không bị lốm đốm như con bò có những đốm trên toàn thân.
Hoặc, nói chung, giới không bị rách, bị lủng, bị vá, bị lốm đốm, là khi giới ấy không bị tổn hoại do bảy hệ luỵ thuộc về dục tính (Ch. I, đoạn 44) và do sân, hận, cùng những ác pháp khác. (xem đoạn 59)
Chính những giới ấy làgiải thoátvì chúng giải toả khỏi sự nô lệ cho dục ái. Chúng được người trí tán thán vì được những bậc trí như đáng giác ngộ khen ngợi. Chúng không liên hệ vì không liên hệ (aparàtthattà) với dục và tà kiến, hoặc vì không thể có sự hiểu lầm (paràmattum) rằng “Có khuyết điểm này trong giới của chư vị” Chúng đưa đến định vì hỗ trợ cho định cận hành và định an chỉ, hoặc cho định thuộc đạo và định thuộc quả.
Khi hành giả tưởng đến những giới của mình trong những đức tính đặc biệt của chúng, là không bị rách, v.v… Thì ngay khi ấy, tâm vị ấy không bị tham, sân, si ám ảnh, có được tính chất trực, vì được cảm hứng từ giới: (A. iii, 286). Bởi vậy khi hành giả đã nhiếp phục được những triền cái theo cách đã mô tả (66), thì những thiền chi khởi lên trong một tâm sát na. Nhưng do tính cách sâu xa của những đức đặc biệt của giới, hoặc vì tâm hành giả bận tưởng đến nhiều đức tính đặc biệt, thiền đạt đuợc chỉ là cận hành định, không đạt đến định an chỉ.
106 . Khi chuyên tâm vào việc niệm giới, thì hành giả có sự tôn trọng đối với học pháp. Vị ấy sống hoà hợp với những bạn đồng phạm hạnh. Vị ấy chuyên cần chào đón. Vị ấy không sợ tự mình trách cứ mình v.v… Vị ấy thấy sự sợ hãi trong những lỗi nhỏ. Vị ấy đạt đến viên mãn về tín, v.v… . Vị ấy có nhiều hạnh phúc an lạc. Và dù không đạt đến quả vị gì cao hơm ít nhất vị ấy cũng hướng đến một thiện thú.
Người thật sự có trí
Sẽ thường xuyên niệm giới
Vì việc này tốt đẹp
Với tiềm năng vĩ đại
Niệm Thí
Muốn tu tập niệm thí nên chuyên bố thí một cách tự nhiên, thường cho và san sẻ. Khởi đầu, nên có quyết định: “Từ nay trở đi, lúc nào có người hiện diện để nhận, thì ta sẽ không ăn dù chỉ một miếng, nếu không bố thí một cái gì trước đó”. Và ngay hôm ấy hành giả nên bố thí một vật gì bằng cách san sẻ tùy phương tiện và khả năng, với những người có những đức tính đặc biệt. Khi đã nắm được tướng trong việc này, hành giả nên đi vào độc cư và tưởng niệm đến sự bố thí của mình trong những đức tính đặc biệt của nó là không có lòng tham v.v… Như sau: “Thật sự là lợi lạc cho ta, thật là lợi ích lớn cho ta, rằng trong cuộc đời bị ám ảnh bởi ô nhiễm của lòng tham (biển lận) ta an trú với tâm không bị ô nhiễm bởi tham. Ta bố thí một cách rộng rãi bàn tay rộng mở, thích thú trong sự từ bỏ, mong được kẻ khác yêu cầu và vui mừng được cho được san sẻ” (A. iii, 287)
Ở đây, thật là lợi lạc cho ta:Ta nhất định được những lợi lạc của một người bố thí mà đức Thế tôn đã khen ngợi như sau: “Người cho mạng sống (bằng cách bố thí đồ ăn) thì sẽ được mạng sống hoặc cõi trời hoặc cõi người” (A. iii, 42) và “Một người thường bố thí thì được nhiều người lui tới và mến mộ” (A. iii, 40), và “một người bố thí thì luôn luôn được yêu mến, theo định luật của bậc trí” (A. iii, 41), v.v…
Thật là lợi ích lớn cho ta,lợi ích lớn ở chỗ ta đã được giáo pháp, được thân người, lại được an trú với tâm không ô nhiễm vì xan tham…. Vui thích bố thí và san xẻ.
“Trong cuộc đời bị ám ảnh bởi ô nhiễm của lòng tham” nghĩa là giữa những chúng sanh có tham tràn ngập. Ðời là chúng sanh, có nghĩa đã được sinh ra. Tham là một trong những hắc pháp làm hỏng bản tính trong suốt tự nhiên của tâm (xemA. i, 10). Tham có đặc tính là không thể chịu nổi sự san sẻ hạnh phúc cho người khác.
Ta an trú với tâm không bị ô nhiễm bởi tham: tâm không có tham và những ô nhiễm khác như sân, si v.v… Trong đoạn kinh: “Ta sống đời tại gia với tâm giải thoát” (A. iii, 267; A. v, 331) v.v… Câu này được nói cho người thuộc dòng họSàkya tên Mahànàmà, một người đắc dự lưu quả, khi vị này hỏi về một chỗ trú cho tâm. Trong trường hợp này, ý nghĩa là “Ta sống vượt qua tham”. (sân, si, v.v…)
Bố thí một cách rộng rãi: rộng rãi trong sự bố thí. Với bàn tay rộng mở: với những bàn tay thanh tịnh, luôn luôn rửa sạch để cho tặng quà một cách cẩn trọng bằng chính tay mình. “Ta thích thú trong sự từ bỏ” là thích thú trong việc chuyên tu hạnh xả ly(vessagga). Mong được người khác yêu cầu: (yàcayoga) quen với sự được xin (yàcana-yogga). Nếu đọc yàjayoga thì có nghĩa là chuyên tâm vào (yutta) sự dâng cúng (vàja). “Vui mừng được cho, được san sẻ”, có nghĩa là vị ấy suy nghĩ như sau: “Ta đem cho và san sẻ những gì ta dùng, và ta thích cả hai điều ấy.
Khi hành giả tưởng đến sự bố thí với những đức tính đặc biệt là khỏi có những cấu uế của tham v.v… Thì” ngay khi ấy, tâm hành giả không bị tham, sân si ám ảnh, được sự chất trực do cảm hứng từ hạnh bố thí”. (A. iii, 287)
Bởi thế, khi hành giả đã nhiếp phục những triền cái theo cách đã nói (đ. 66), thì những thiền chi khởi lên trong một sát na. Nhưng do “sự sâu xa của những đức đặc biệt của bố thí, hoặc do hành giả bận tưởng niệm những đức đặc biệt nên thiền đạt đến không phải là định an chỉ mà chỉ là định cận hành.
Khi một tỷ kheo chuyên tâm tưởng niệm về bố thí, vị ấy đâm ra ưa bố thí, thích sự vô tham, hành xử phù hợp với tâm từ, vô uý. Vị ấy có nhiều hạnh phúc an lạc. Và dù không tiến lên quả vị cao, ít nhất hành giả cũng hướng đến một cảnh giới an lạc.
Người thực sự có trí
Thì thường xuyên tưởng niệm
Công đức và bố thí
Ðầy tiềm năng mãnh liệt.
Niệm Thiên
Người muốn tu tập niệm thiên cần phải có những đức tính đặc biệt về tín, v.v… Với chư thiên làm chứng như sau: “Có chư thiên thuộc cõi Tứ thiên vương thiên (devà càtumaha- rajikà), chư thiên thuộc cõi tam thập tam(devà-tàavatimsà), Dạ ma thiên, Ðâu suất thiên (tusitàhài lòng), Hoá lạc thiên (thích biến hoá nimmànarati). Tha hoá tự tại thiên (paramita vasavatti), Phạm chúng thiên (Brahamakayikà) có những chư thiên cao hơn thế nữa. Và chư thiên chúng này có đức tin rằng, sau khi mạng chung ở cõi này, họ sẽ tái sinh ở cõi kia, và đức tin ấy cũng có nơi ta. Và chư thiên chúng ấy có giới… đa văn… Bố thí.. Trí tuệ, cho nên khi mạng chung ở cõi này thì tái sinh ở cõi kia, và trí tuệ ấy cũng có nơi ta. (A. iii, 287)
Tuy nhiên, trong kinh nói: “NàyMahanàma, khi nào một thánh đệ tử niệm tín, niệm giới, niệm văn, niệm thí, niệm tuệ của chính mình và của chư thiên, thì khi ấy tâm vị ấy không bị tham, sân, si ám ảnh… (A. iii, 287). Mục đích là để chứng mimh rằng những đức đặc biệt về giới, v.v… Nơi chính mình cũng là giới, v.v… Nơi chư thiên, lấy chư thiên làm chứng, như Luận có nói: “Vị ấy tưởng niệm những đức tính đặc biệt của mình, lấy chư thiên làm chứng”.
Khi hành giả niệm tín, thí giới, văn, Tuệ của chư thiên, rồi niệm những đức ấy nơi chính mình thì “tâm hành giả không bị dục tham, sân, si ám ảnh được chánh trực, vì được cảm hứng từ chư thiên” (A. iii, 288).Bởi vậy, khi hành giả đã dẹp được những triền cái với cách đã nói (đoạn 66), những thiền chi khởi lên trong một tâm sát-na. Nhưng do tính cách sâu xa của những đức tính v.v… Hoặc vì tâm hành giả bận tưởng niệm nhiều đức đặc biệt, nên chỉ đạt cận hành định, không đắc định an chỉ.
Khi một tỷ kheo chuyên tâm tu tập niệm thiền, vị ấy được chư thiên thương tưởng, có niềm tin sâu xa hơn có nhiều hạnh phúc an lạc. Và dù không đắc quả gì cao, ít nhất vị ấy cũng hướng đến một cảnh giới tốt đẹp.
Người thực sự có trí
Thì việc làm thường xuyên
Là tưởng niệm chư thiên
Nhiều quyền năng an lac.
Tổng Quát
Ðể giải thích chi tiết về những tưởng niệm này, sau câu “Khi ấy tâm hành giả được sự chất trực, vì cảm hứng từ đấng Toàn giác”, được nói thêm rằng: “NàyMàhànàma, khi tâm của một thánh đệ tử chất trực thì ý nghĩa đem lại cảm hứng cho vị ấy, và sự áp dụng pháp làm cho vị ấy hân hoan. Do hân hoan sanh, hỷ sanh nơi vị ấy”. (A. iii, 285).
Câu ý nghĩa đem lại cảm hứng cho vị ấy là sự hài lòng (hỷ túc) do ý nghĩa sau đây được gợi lên: “Ðức Thế tôn là như vầy vì người là bậc A-la-hán” (đoạn 2). Pháp đem lại cảm hứng cho vị ấy là nói đến hỷ túc do kinh điển đem lại. Sự thực hành pháp làm cho vị ấy hân hoan là nói đến cả hai thứ hỷ túc. (xem MA. I, 175)
Và ở trường hợpniệm thiên”có cảm hứng từ chư thiên”, nghĩa là tâm khởi lên trong giai đoạn đầu, cảm hứng từ chư thiên hoặc tâm khởi lên trong giai đoạn sau cảm hứng từ những đức tính đặc biệt giống như đức chư thiên, đưa đến cảnh giới chư thiên (xem đ. 117)
Những tưởng niệm này chỉ thành công ở những thánh đệ tử… Vì những đức tính đặc biệt của đấng Thế tôn, của Pháp, của Tăng, chỉ rõ đối với những vị thánh đệ tử vì họ có giới không bị rách lủng, vá lốm đốm, có thí không ô nhiễm bởi xan tham, và có những đức tính tương tự với đức tính chư thiên.
Trong kinh Mahànàma(A. iii, 285), những tưởng niệm này được Thế tôn trình bày chi tiết chỉ cho một vị Dự lưu một chỗ trú khi vị này hỏi về một chỗ trú.
Cũng thế, trong kinh Godhachúng được giảng giải để dạy một Thánh đệ tử nên tịnh tâm mình nhờ phương tiện các tùy niệm, và do đó đạt đến những thanh tịnh cao hơn trong ý nghĩa tối hậu như sau: Ở đây này các tỷ kheo, một Thánh đệ tử niệm về đức Thế tôn như sau: “Ðức Thế tôn là như vậy vì Ngài đã thành mãn… Tâm vị ấy có sự chất trực khi tưởng niệm như vậy. Vị ấy đã từ bỏ, giải thoát, nổi lên khỏi tham dục, tức năm dục. Có những hữu tình đạt được thanh tịnh nhờ lấy niệm này làm chỗ trú” (A. iii, 321)
Và trong kinh Sambàdhokàsado,tôn giả Mahà- kaccàna giảng dạy những pháp tưởng niệm được giảng là chứng đạt sự rộng mở làm cho tâm được thanh tịnh, và điều này, nói một cách tuyệt đối- chỉ hiện hữu nơi một Thánh đệ tử. “Chư hiền, thật kỳ diệu thay, thật hy hữu thay, Thế tôn, bậc trí giả, bậc kiến giả, bậc A-la-hán, chánh đẳng giác đã chứng ngộ và đạt được sự mở rộng khỏi bị trói buộc, nhờ vậy các loài hữu tình được thanh tịnh, vượt khỏi sầu bi, chấm dứt khổ ưu, đạt đến chánh lý, chứng ngộ niết bàn, đó là sáu tùy niệm xứ. Này chư hiền lấy cái này làm đối tượng, ở đây một số loài hữu tình được thanh tịnh (A. ii, 314-5).
Cũng vậy, trong kinh Uposatha, sáu tùy niệm cũng vậy, trong kinhUposatha sáu tùy niệm được giảng giải để chỉ rõ sự vĩ đại của giới Uposatha kể như một đề mục thiền khiến tâm thanh tịnh, dành cho một Thánh đệ tử tuân giữ giới Upesatha (tám trái giới): “Này Visàkhà, thế nào là Upesatha của bậc thánh? Ðó là sự tuần tự làm cho thanh tịnh tâm còn cấu uế vì những khuyết điểm ở đây, này Visàkhà, một Thánh đệ tử niệm Phật.” (A. i, 206)
126 Và trong sách mười một Pháp khi một thánh đệ tử hỏi: “Bạch Thế tôn, làm thế nào để an trú khi chúng con trú với nhiều cách khác nau?” (A. v, 328) những pháp này được giảng cho vị ấy để chỉ cách an trú như sau: “Này Mahànàma, người có tín thì thành công, không phải người không có tín. Người có tinh tấn… Người có niệm được an trú.. Người có định… Người có Tuệ, này Mahànàma, thành công không phải người không tuệ. Sau khi đã tự mình an trú trong trong nắm ấy, này Mahànàma ngươi nên niệm đức Thế tôn. Ðức Thế tôn là như vậy vì Ngài là bậc đã hoàn mãn (arahata) (A. v, 329-32)
Tuy nhiên, người thường cũng có thể niệm sau này nếu có những đức tính đặc biệt như giới thanh tịnh, v.v… Vì đù chỉ do nghe nói, tâm hành giả cũng được an tịnh nhờ vậy những triền cái lắng xuống. Trong niềm hoan hỉ tối thượng, hành giả phát triển tuệ mà còn đắc quả A-la-hán như Trưởng lão Phussadevatrú tại Kajakandhakàra
128 Một lần Trưởng lão trông thấy hình ảnh Thế tôn do Màra biến hoá. Ngài nghĩ: “Lành thay hình ảnh này, mặc dù còn tham, sân, si huống nữa là sự tốt đẹp của đức Thế tôn khi Ngài hoàn toàn không có tham, sân, si” và trưởng lão đạt được hỉ với Thế tôn là đối tượng, và nhờ tăng trí tuê, Ngài đắc quả A-la-hán.
Chương bảy gọi là “Sáu tùy niệm” trong luận về tu tập Định, trong Thanh tịnh đạo được soạn ra vì mục đích làm hoan hỉ những người lành.