PHÁP HÀNH THIỀN ĐỊNH QUYỂN 9

ABHIÑÑA: PHÉP THẦN THÔNG

Abhiññā nghĩa là gì?

Định nghĩa: “Visesato jānātīti abhiññā.”

Trí-tuệ nào biết 6 đối-tượng đặc biệt, trí-tuệ ấy gọi là abhiññā. Trí-tuệ abhiññā này đồng sinh với đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm hoặc duy-tác-tâm (tâm của bậc Thánh A-ra-hán), có khả năng biết đặc biệt rất phi thường do năng lực của thiền-định, còn gọi là abhiññācitta: Tâm thần-thông, bởi vì, đệ-ngũ thiền sắc-giới-tâm này phát sinh cùng với abhiññā.

Bình thường đệ ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm hoặc duy-tác-tâm của 12 đề-mục thiền-định là 10 đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa, đề-mục thiền-định ānāpānassati, đề-mục thiền-định niệm rải tâm-xả chỉ có đối-tượng chắc chắn là paññattidhamma: Đối-tượng pháp-chế-định mà thôi, nhưng đệ ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm hoặc đệ ngũ-thiền sắc-giới duy-tác-tâm này phát sinh cùng với abhiññācitta có khả năng đặc biệt biết được 6 đối-tượng gồm cả chế-định-pháp và chân-nghĩa-pháp.

Đề-mục thiền-định luyện tập abhiññā

Trong các đề-mục thiền-định, chỉ có 10 đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa sử dụng luyện tập các phép abhiññā được mà thôi, do 2 nguyên nhân:

1- Năng lực của 10 đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa: Định-tâm trong đệ ngũ thiền sắc-giới-tâm của 10 đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa có nhiều năng lực hơn các đề-mục thiền-định khác.

2- Cửu thiền: Theo bình thường muốn chứng đắc các phép thần-thông abhiññā, hành-giả cần phải chứng đắc đầy đủ 9 bậc thiền là 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới.

1- Năng lực của 10 đề-mục thiền-định kasiṇa

1.1Năng lực của đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa

– Một người hóa ra trở thành hằng trăm, hằng ngàn người hành động khác nhau.

– Chính mình hóa ra trở thành long vương, điểu vương.

– Làm cho hư không, sông, biển trở thành mặt đất, để đi, đứng, ngồi, nằm được.

– Hóa ra cây cối, lâu đài, nhà cửa, chùa tháp, các đồ vật khác nhau theo ý của mình.

– Làm vật nhẹ trở thành vật nặng.

– Làm cho đồ vật ấy đứng vững chắc, không thể di chuyển được, v.v…

– Có khả năng chế ngự được nghịch pháp, và các đối tượng tốt, xấu hiện ra trong tâm, v.v…

1.2- Năng lực của đề-mục thiền-định āpokasiṇa

– Độn thổ, chui xuống đất như lặn xuống nước, rồi trồi lên mặt đất.

– Làm mưa rơi xuống đất.

– Làm mặt đất trở thành sông, hồ, biển.

– Làm nước trở thành sữa, mật ong, dầu ăn.

– Làm cho dòng nước phun ra từ thân của mình.

– Làm cho núi non, lâu đài chuyển động, v.v…

1.3- Năng lực của đề-mục thiền-định tejokasiṇa:

– Làm ngọn lửa phát ra từ thân của mình hoặc từ vật.

– Làm khói phủ bao bọc thân thể không ai thấy.

– Làm cho mưa lửa rơi từ hư không.

– Dòng lửa phát sinh từ phép thần-thông của mình, diệt lửa phát sinh từ phép thần-thông của người khác.

– Có thể thiêu đốt xóm làng, các đồ vật được.

– Làm cho tejodhātu phát sinh thiêu thi thể của bậc Thánh A-ra-hán lúc tịch diệt Niết-bàn.

– Làm ánh sáng phát sinh, để nhìn thấy rõ mọi vật bằng thiên-nhãn-thông, v.v…

1.4Năng lực của đề-mục thiền-định vāyokasiṇa

Bay trên hư không được.

– Có khả năng đi đến nơi chốn mà mình cần đến một cách nhanh chóng nhất.

– Làm vật nặng trở thành vật nhẹ.

– Làm cho bão lớn phát sinh, v.v…

1.5Năng lực của đề-mục thiền-định nīlakasiṇa

Làm đồ vật, đồ dùng hóa thành màu xanh.

– Làm sắt, đồng,… hóa thành ngọc bích.

– Làm cho tối mù phát sinh bất cứ lúc nào.

– Có khả năng chế ngự được nghịch pháp, và các đối tượng tốt, xấu hiện ra trong tâm.

– Làm cho chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn được thuận lợi, v.v…

1.6Năng lực của đề-mục thiền-định pītakasiṇa

Làm đồ vật, đồ dùng hóa thành màu vàng.

– Làm sắt, đồng, … hóa thành vàng.

– Có khả năng chế ngự được nghịch pháp, và các đối tượng tốt xấu hiện ra trong tâm.

– Làm cho chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn được thuận lợi, v.v…

1.7Năng lực của đề-mục thiền-định lohitakasiṇa

Làm đồ vật, đồ dùng hóa thành màu đỏ.

– Làm sắt, đồng, … hóa thành hồng ngọc.

– Có khả năng chế ngự được nghịch pháp, và các đối tượng tốt, xấu hiện ra trong tâm.

– Làm cho chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn được thuận lợi, v.v…

1.8Năng lực của đề-mục thiền-định odātakasiṇa

Làm đồ vật, đồ dùng hóa thành màu trắng.

– Làm sắt, đồng, … hóa thành bạc.

– Chế ngự được tâm buồn chán, buồn ngủ.

– Diệt sự tối tăm, làm cho ánh sáng phát sinh, để nhìn thấy rõ mọi vật bằng thiên-nhãn-thông, v.v…

1.9Năng lực của đề-mục thiền-định ālokakasiṇa

Làm đồ vật, đồ dùng phát ra ánh sáng.

– Làm cho thân thể phát ra ánh sáng hào quang.

– Hóa ra hình dáng khác nhau có ánh sáng chói lọi.

– Chế ngự được tâm buồn-chán, buồn-ngủ.

– Diệt sự tối tăm, làm cho ánh sáng phát sinh, để nhìn thấy rõ mọi vật bằng thiên-nhãn-thông, v.v…

Trong bộ Visudhimagga aṭṭhakathā giảng giải rằng:

3 đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa là tejokasiṇa, odātakasiṇa, ālokakasiṇa có khả năng làm cho ánh sáng phát sinh, để thấy rõ mọi vật bằng thiên-nhãn-thông, thì đề-mục thiền-định ālokakasiṇa là đề-mục đặc biệt hơn cả 2 đề-mục thiền-định kia.”

1.10Năng lực của đề-mục thiền-định ākāsakasiṇa

Làm hiện rõ vật bị che giấu kín đáo được thấy rõ.

– Làm đường hầm ngầm dưới mặt đất, xuyên qua núi, băng qua trong đại dương, để có thể đi lại tự nhiên.

– Có khả năng ra vào, đi lại ngang qua tường thành, vách, núi như đi nơi khoảng trống không, v.v…

Những năng lực đặc biệt của riêng mỗi đề-mục-thiền-định kasiṇa như vậy, còn năng lực phát sinh từ 10 đề-mục thiền-định kasiṇa là:

– Làm che giấu các vật khác, không cho ai thấy được.

– Làm hiện rõ cảnh từ xa, để mọi người nhìn thấy được.

– Làm vật nhỏ trở thành vật lớn.

– Làm vật lớn trở thành vật nhỏ.

– Làm một đoạn đường gần trở thành con đường xa.

– Làm con đường xa trở thành một đoạn đường gần.

– Biến hóa theo ý của mình, v.v…

2- Cửu Thiền

Theo bình thường muốn chứng đắc các phép thần-thông abhiññā, hành-giả cần phải chứng đắc đầy đủ 9 bậc thiền là 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới.

Nếu tiền-kiếp của hành-giả gần kiếp hiện-tại đã từng chứng đắc các phép thần-thông abhiññā thì kiếp hiện-tại chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới cũng có thể chứng đắc phép thần-thông abhiññā được.

Không đủ 9 bậc thiền, chứng đắc phép abhiññā

Hành-giả dù không chứng đắc đủ 9 bậc thiền, cũng có khả năng chứng đắc phép thần-thông abhiññā do nhờ năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật đã tích lũy từ những tiền-kiếp, có 2 nhóm:

– Puthujjanajjhānalābhī: Hạng phàm-nhân chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.

– Ariyapuggala: Bậc Thánh-nhân chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới-tâm.

* Hành-giả là hạng phàm-nhân mà tiền-kiếp đã từng chứng đắc các phép thần-thông (abhiññā) gần kiếp hiện-tại này, khi thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa nào dẫn đến chứng đắc được 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, dù chưa chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, hành-giả cũng có khả năng chứng đắc các phép-thần-thông (abhiññā) được.

Ví dụ: 24.000 vị đạo-sĩ là đệ-tử của vị Đạo-sư Suruci (tiền-kiếp của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta), thực-hành đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa dẫn đến chứng đắc đủ 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi chứng đắc các phép thần-thông (abhiññā), bởi vì, tiền-kiếp gần kiếp hiện-tại của các vị đạo-sĩ đã từng chứng đắc các phép thần-thông (abhiññā).

* Một số bậc Thánh-nhân khi chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, trí-tuệ siêu-tam-giới đồng sinh với Thánh-đạo-tâm có năng lực liên quan đến các phép thần-thông (abhiññā) gọi là Maggasiddhi abhiññā phát sinh do năng lực của pháp-hạnh ba-la-mật đã từng chứng đắc các phép thần-thông trong tiền-kiếp gần kiếp hiện-tại, hoặc do năng lực của pháp-hạnh phát-nguyện ba-la-mật.

Maggasiddhi abhiññā có 2 loại:

1- Heṭṭhimamaggasiddhi abhiññā: Phép thần-thông (abhiññā) thành tựu cùng với 3 Thánh-đạo-tâm bậc thấp.

Ví như trường hợp 500 vị tỳ-khưu lắng nghe Đức-Phật thuyết pháp tích Kuṇālajātaka xong, 500 vị tỳ-khưu đều chứng đắc Nhập-Lưu Thánh-đạo cùng thành tựu phép thần-thông (abhiññā), được trình bày trong chú giải Mahāsamayasuttavaṇṇanā …

2- Arahattamaggasiddhi abhiññā: Phép thần-thông (abhiññā) thành tựu cùng với A-ra-hán Thánh-đạo-tâm.

Ví như trường hợp Ngài Trưởng-lão Ānanda khi chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo-tâm cùng thành tựu phép thần-thông (abhiññā), Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka,…

Luyện tập phép thần-thông (abhiññā)

Hành-giả sau khi đã chứng đắc đầy đủ 9 bậc thiền là 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm xong, nếu muốn chứng đắc các phép thần-thông (abhiññā), hành-giả cần phải luyện tập định-tâm thuần thục trong sự hướng tâm đến 8 đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa (trừ đề-mục thiền-định ākāsakasiṇa và đề-mục thiền-định ālokakasiṇa), nhập 9 bậc thiền thuần thục để luyện tập cho định-tâm có nhiều năng lực bằng cách thực tập 14 phương-pháp như sau:

1- Kasiṇānulomato: Nhập thiền với đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa theo chiều thuận tuần tự từ đầu cho đến cuối nhiều lần.

2- Kasiṇapaṭilomato: Nhập thiền với đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa theo chiều nghịch tuần tự từ cuối cho đến đầu nhiều lần.

3- Kasiṇānulomapaṭilomato: Nhập thiền với đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa theo chiều thuận tuần tự từ đầu cho đến cuối, rồi trở lại theo chiều nghịch từ cuối cho đến đầu nhiều lần.

4- Jhānānulomato: Nhập 9 bậc thiền theo chiều thuận tuần tự từ đầu cho đến cuối nhiều lần.

5- Jhānapaṭilomato: Nhập 9 bậc thiền theo chiều nghịch tuần tự từ cuối cho đến đầu nhiều lần.

6- Jhānānulomapaṭilomato: Nhập 9 bậc thiền theo chiều thuận tuần tự từ đầu cho đến cuối, rồi trở lại theo chiều nghịch tuần tự từ cuối cho đến đầu nhiều lần.

7- Jhānukkantikato: Nhập 9 bậc thiền vượt qua bậc thiền theo tuần tự của bậc thiền nhiều lần.

8- Kasiṇukkantikato: Nhập 9 bậc thiền

vượt qua đề-mục thiền-định kasiṇa theo tuần tự của đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa nhiều lần.

9- Jhānakasiṇukkantikato: Niệm tưởng đề-mục thiền-định vượt qua theo tuần tự, nhập bậc thiền vượt qua theo tuần tự nhiều lần.

10- Aṅgasaṅkantito: Niệm tưởng đề-mục thiền-định kasiṇa nào, rồi nhập 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm vượt qua chi-thiền theo tuần tự nhiều lần.

11- Ārammaṇasaṅkantito: Trong 8 đề-mục thiền-định kasiṇa, niệm tưởng mỗi đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa, chỉ nhập mỗi bậc thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi, nghĩa là nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm theo tuần tự nhiều lần.

12- Aṅgārammaṇasaṅkantito: Niệm tưởng đề-mục thiền-định không trùng nhau, nhập bậc thiền thiện-tâm không theo tuần tự nhiều lần.

13- Aṅgavavaṭṭhāpanato: Quán triệt chi-thiền theo tuần tự của 9 bậc thiền nhiều lần.

14- Ārammaṇavavaṭṭhāpanato: Suy xét biết rõ đề-mục thiền-định của mỗi bậc thiền trong 9 bậc thiền nhiều lần.

Giảng giải:

* Điều 1: Hành-giả niệm tưởng đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa, rồi nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm hoặc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm khác; xả bậc thiền ấy ra, niệm tưởng đề-mục thiền-định āpokasiṇa, rồi nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm hoặc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm khác; xả bậc thiền ấy ra, niệm tưởng đề-mục thiền-định tejokasiṇa, rồi nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm hoặc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm khác; theo chiều thuận tuần tự cho đến đề-mục thiền-định odātakasiṇa, …

Như vậy, gọi là luyện tập định-tâm theo chiều thuận tuần tự của các đề-mục thiền-định kasiṇa.

* Điều 2: Hành-giả niệm tưởng đề-mục thiền-định odātakasiṇa, rồi nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm hoặc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm khác; xả bậc thiền ấy ra, niệm tưởng đề-mục thiền-định lohitakasiṇa, rồi nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm hoặc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm khác; xả bậc thiền ấy ra, niệm tưởng đề-mục thiền-định pītakasiṇa, rồi nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm hoặc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm khác; theo chiều nghịch tuần tự cho đến đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa, …

Như vậy, gọi là luyện tập định-tâm theo chiều nghịch tuần tự của các đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa.

* Điều 3: Hành-giả niệm tưởng đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa theo chiều thuận tuần tự cho đến đề-mục thiền-định odātakasiṇa, như điều 1; và niệm tưởng đề-mục thiền-định odātakasiṇa theo chiều nghịch tuần tự cho đến đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa, như điều 2.

Như vậy, gọi là luyện tập định-tâm theo chiều thuận và chiều nghịch tuần tự của các đề-mục thiền-định kasiṇa nhập các bậc thiền ấy.

* Điều 4: Hành-giả nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm theo chiều thuận tuần tự cho đến đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, gọi là phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm.

Như vậy, gọi là luyện tập định-tâm theo chiều thuận tuần tự nhập 9 bậc thiền.

* Điều 5: Hành-giả nhập đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, gọi là phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm theo chiều nghịch tuần tự cho đến đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

Như vậy, gọi là luyện tập định-tâm theo chiều nghịch tuần tự nhập 9 bậc thiền.

* Điều 6: Hành-giả nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm theo chiều thuận tuần tự cho đến đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm, và nhập đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm theo chiều nghịch tuần tự cho đến đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

Như vậy, gọi là luyện tập định-tâm theo chiều thuận và theo chiều nghịch tuần tự nhập 9 bậc thiền.

* Điều 7: Hành-giả niệm tưởng đề-mục thiền-định kasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả thiền ấy; niệm tưởng đề-mục thiền-định kasiṇa, nhập đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả thiền ấy; niệm tưởng đề-mục thiền-định kasiṇa, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả thiền ấy; niệm tưởng ākāsapaññatti nhập đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là không-vô-biên-xứ thiện-tâm, rồi xả không-vô-biên-xứ thiện-tâm; niệm tưởng natthibhāvapaññatti nhập đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm, rồi xả vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm; …

Cách nhập thiền và xả thiền với đề-mục thiền-định còn lại cũng tương tự như trên.

Như vậy, gọi là luyện tập định-tâm bằng cách nhập thiền theo tuần tự.

* Điều 8: Hành-giả niệm tưởng đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm; niệm tưởng đề-mục thiền-định tejokasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm; niệm tưởng đề-mục thiền-định nīlakasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm; niệm tưởng đề mục-thiền-định lohitakasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

Niệm tưởng đề-mục thiền-định còn lại, nhập 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm còn lại cũng tương tự như trên.

Như vậy, gọi là luyện tập định-tâm bằng cách niệm tưởng đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa vượt qua theo tuần tự.

* Điều 9: Hành-giả niệm tưởng đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; niệm tưởng đề-mục thiền-định tejokasiṇa, nhập đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; niệm tưởng đề-mục thiền-định nīlakasiṇa, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm; niệm tưởng ākāsapaññatti nhập đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là không-vô-biên-xứ thiện-tâm, xả không-vô-biên-xứ thiện-tâm; niệm tưởng natthibhāvapaññatti nhập đệ tam thiền vô sắc gọi là vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm, xả đệ tam thiền vô sắc gọi là vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm, …

Như vậy, gọi là luyện tập định-tâm bằng cách niệm tưởng đề-mục thiền-định vượt qua theo tuần tự, nhập bậc thiền vượt qua theo tuần tự.

* Điều 10: Hành-giả niệm tưởng đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, v.v… cho đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, vượt qua chi-thiền theo tuần tự.

Niệm tưởng 7 đề-mục kasiṇa còn lại, nhập 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, vượt qua chi-thiền theo tuần tự, tương tự như trên.

Như vậy, gọi là luyện tập định-tâm bằng cách niệm tưởng đề-mục thiền-định kasiṇa, nhập 5 bậc thiền sắc-giới tâm vượt qua chi-thiền theo tuần tự.

* Điều 11: Hành-giả niệm tưởng đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; niệm tưởng đề-mục thiền-định āpokasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; niệm tưởng đề-mục thiền-định tejo-kasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; niệm tưởng đề-mục thiền-định vāyokasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; niệm tưởng đề-mục thiền-định nīlakasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; niệm tưởng đề-mục thiền-định pītakasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; niệm tưởng đề-mục thiền-định lohitakasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; niệm tưởng đề-mục thiền-định odātakasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm., rồi xả bậc thiền ấy ra, …

Trong 8 đề-mục thiền-định kasiṇa, khi thay đổi mỗi đề-mục thiền-định kasiṇa, chỉ nhập mỗi bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy mà thôi. Từ đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, cho đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm tương tự như trên.

Như vậy, gọi là luyện tập định-tâm bằng cách niệm tưởng 8 đề-mục thiền-định kasiṇa, mỗi đề-mục thiền-định kasiṇa nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm tương tự như trên.

* Điều 12: Hành-giả niệm tưởng đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa, nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; niệm tưởng đề-mục thiền-định āpokasiṇa, nhập đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; niệm tưởng đề-mục thiền-định tejokasiṇa, nhập đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; niệm tưởng đề-mục thiền-định vāyokasiṇa, nhập đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; niệm tưởng đề-mục thiền-định nīla-kasiṇa, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; niệm tưởng đề-mục thiền-định pītakasiṇa, bỏ pītapaṭibhāganimitta ra, chỉ có ākāsapaññatti, niệm tưởng ākāsapaññatti, nhập đệ nhất thiền vô-sắc-giới gọi là không-vô-biên-xứ thiện-tâm.

Khi xả bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này, niệm tưởng đề-mục thiền-định lohitakasiṇa, bỏ lohitapaṭibhāganimitta ra, chỉ có ākāsapaññatti, nhưng không thích đề-mục thiền-định ākāsapaññatti, mà trở lại hài lòng nơi không-vô-biên-xứ thiện-tâm đã từng phát sinh trong tâm, với tâm hành niệm tưởng rằng: “Viññāṇaṃ anantaṃ”, nhập thức-vô-biên-xứ thiện-tâm; khi xả bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này, niệm tưởng đề-mục thiền-định odāta-kasiṇa, bỏ odātapaṭibhāganimitta ra, chỉ có ākāsa-paññatti, nhưng không thích đề-mục thiền-định ākāsa-paññatti, mà trở lại hài lòng nơi đề-mục natthibhāva-paññatti với tâm-hành niệm tưởng rằng: “Natthi kinci, …”, nhập vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm; khi xả bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này, niệm tưởng đề-mục thiền-định ālokakasiṇa, bỏ ālokakapaṭibhāganimitta ra, chỉ có đề-mục thiền-định ākāsapaññatti, nhưng không thích đề-mục thiền-định ākāsapaññatti, mà trở lại hài lòng nơi vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm đã từng phát sinh trong tâm, với tâm-hành niệm tưởng rằng: “Santaṃ paṇītaṃ” nhập phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm.

Như vậy, gọi là luyện tập định-tâm bằng cách niệm tưởng đề-mục thiền-định không trùng nhau, nhập bậc thiền-tâm không theo tuần tự.

* Điều 13: Hành-giả nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền: Vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā.

Nhập đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 chi-thiền: Vicāra, pīti, sukha, ekaggatā;

– Nhập đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền: Pīti, sukha, ekaggatā;

– Nhập đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền: Sukha, ekaggatā;

– Nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền: Upekkhā và ekaggatā;

– Nhập đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là không-vô-biên-xứ thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; nhập đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là thức-vô-biên-xứ thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; nhập đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra; nhập đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm, rồi xả bậc thiền ấy ra, mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm chỉ có 2 chi-thiền: Upekkhā và ekaggatā.

Như vậy, gọi là luyện tập định-tâm bằng cách quán triệt các chi-thiền trong 9 bậc thiền theo tuần tự.

* Điều 14: Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm phát sinh, nếu có đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa làm đối-tượng thì hành-giả suy xét rằng: “Đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa này là đối-tượng của đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm”.

Nếu có đề-mục thiền-định āpokasiṇa, hoặc đề-mục-thiền-định tejokasiṇa, v.v… cho đến đề-mục thiền-định odātakasiṇa thì hành-giả suy xét rằng: “Đề-mục thiền-định āpokasiṇa, đề-mục thiền-định tejokasiṇa, v.v…hoặc đề-mục thiền-định odātakasiṇa này là đối-tượng của đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, cho đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm”.

Cách suy xét tương tự như đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

Khi không-vô-biên-xứ thiện-tâm phát sinh, hành-giả suy xét rằng: “Đề-mục thiền-định ākāsapaññatti là đối-tượng của không-vô-biên-xứ thiện-tâm”.

Khi thức-vô-biên-xứ thiện-tâm phát sinh, hành-giả suy xét rằng: “Đề-mục thiền-định ākāsānañcāyatanakusala-citta là đối-tượng của thức-vô-biên-xứ thiện-tâm”.

Khi vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm phát sinh, hành-giả suy xét rằng: “Đề-mục thiền-định natthibhāvapaññatti là đối-tượng của vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm”.

Khi phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm phát sinh, hành-giả suy xét rằng: “Đề-mục thiền-định ākiñcañ-ñāyatanakusalacitta là đối-tượng của phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm”.

Như vậy, gọi là luyện tập định-tâm bằng cách suy xét đề-mục thiền-định là đối-tượng của mỗi bậc thiền trong 9 bậc thiền.

Tóm lại, 14 phương-pháp luyện tập này có một mục đích làm cho hành-giả luyện tập thuần thục niệm tưởng các đề-mục thiền-định nhất là đề-mục thiền-định kasiṇa, thuần thục nhập trong 9 bậc thiền, đó là điều quan trọng giúp cho định-tâm vững chắc là nhân làm cho đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm với phép thần-thông phát sinh.

Phép thần-thông (abhiññā) là trí-tuệ thần-thông biết 6 đối-tượng đặc biệt. Trí-tuệ abhiññā này đồng sinh với đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm hoặc đệ ngũ thiền sắc-giới duy-tác-tâm (tâm của bậc Thánh A-ra-hán), có khả năng biết đặc biệt rất phi thường do năng lực của thiền-định, còn gọi là abhiññācitta: Tâm thần-thông, bởi vì, đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm này phát sinh cùng với abhiññā.

Phép thần-thông (abhiññā) có 2 loại:

– Lokiya abhiññā: Tam-giới thần-thông.

– Lokuttara abhiññā: Siêu-tam-giới thần-thông.

* Lokiya abhiññā: Tam-giới thần-thông

Tam-giới thần-thông có 5 loại:

1- Iddhividha abhiññā: Đa-dạng-thông.

2- Dibbasota abhiññā: Thiên-nhĩ-thông.

3- Paracittavijānana abhiññā: Tha-tâm-thông.

4- Pubbenivasānussati abhiññā: Tiền-kiếp-thông.

5- Dibbacakkhu abhiññā: Thiên-nhãn-thông.

Tam-giới thần-thông 5 loại này có chi-pháp là trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm hoặc đệ ngũ thiền sắc-giới duy-tác-tâm đặc biệt.

* Lokuttara abhiññā: Siêu-tam-giới thần-thông

Siêu-tam-giới thần-thông chỉ có 1 loại:

*Āsavakkhaya abhiññā: Trầm-luân-tận-thông, phép thần-thông này có khả năng đặc biệt diệt tận tất cả 4 loại phiền-não trầm-luân không còn dư sót trong tâm nữa, có chi-pháp là trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với A-ra-hán Thánh-Đạo-tâm.

Như vậy, phép thần-thông (abhiññā) gồm có 6 loại.

Giảng giải:

1- Iddhividha abhiññā: Đa-dạng-thông

Định nghĩa: “Iddhiyā viya yassā’ti Iddhividhaṃ.”

Phép thần-thông (abhiññā) thành tựu nhiều phép, cho nên gọi là đa-dạng-thông (iddhividha abhiññā).

Đa-dạng-thông có 3 loại:

1.1- Adhiṭṭhānā iddhi: Đa-dạng-thông thành tựu do năng lực phát nguyện trở thành nhiều phép thần-thông như sau:

– Một người phát nguyện trở thành hằng trăm người, hằng ngàn người,…

– Hằng trăm người, hằng ngàn người phát nguyện trở thành một người.

– Hiện hình đến một nơi do ý muốn.

– Tàng hình không cho ai thấy.

– Hiện hình cho mọi người đều thấy.

– Đi xuyên ngang qua tường thành, như đi chỗ trống.

– Đi xuyên ngang qua núi đá, như đi chỗ trống.

– Làm cho mặt đất trở thành mặt biển, rồi lặn xuống.

– Làm cho mặt biển trở thành mặt đất, đi lại được.

– Bay nhanh trên hư không, như các loài chim.

– Chui xuống mặt đất, như lặn xuống nước.

– Tay sờ đụng mặt trăng, mặt trời.

– Xuất hiện lên cõi trời dục-giới, cõi trời sắc-giới.

– Phép thần-thông này có khả năng phát nguyện trở thành ra nhiều phép khác nhau, v.v…

1.2- Vikubbanā iddhi: Đa-dạng-thông thành tựu do năng lực biến hóa ra nhiều loài chúng-sinh, biến hóa ra loại nào, hành-giả trở thành loại ấy, như sau:

– Biến hóa ra trở thành đứa trẻ con, ông già,…

– Biến hóa ra trở thành chư-thiên, phạm-thiên, v.v…

– Biến hóa ra trở thành long nam, voi, ngựa, v.v…

– Biến hóa thành rừng, núi, sông, hồ, đại dương, chùa, tháp, xóm nhà, v.v…

– Phép thần-thông này có khả năng biến hóa ra trở thành nhiều phép khác nhau, v.v…

1.3- Manomayā iddhi: Đa-dạng-thông thành tựu do năng lực của tâm như sau:

– Hóa ra người khác hoạt động tự nhiên phát xuất từ tâm của mình, còn hành-giả vẫn là tự nhiên, không có gì thay đổi.

2- Dibbasota abhiññā: Thiên-nhĩ-thông

Định nghĩa: “Dibbasotaṃ viyā’ti dibbasotaṃ.”

Phép thần-thông (abhiññā) có khả năng nghe được mọi âm thanh, mọi thứ tiếng từ xa không giới hạn và vi-tế nhất như tai của chư-thiên, phạm-thiên, cho nên gọi là thiên-nhĩ-thông (dibbasota abhiññā).

Nhĩ-tịnh-sắc (sotapasādarūpa) của chư-thiên bậc cao trong 6 cõi trời dục-giới là sắc-pháp phát sinh do đại-thiện-nghiệp cao quý hoặc chư phạm-thiên trong các cõi trời sắc-giới là sắc-pháp phát sinh do sắc-giới thiện-nghiệp cao quý, nên nhĩ-tịnh-sắc là hoàn toàn trong sáng thanh-tịnh, không có một thứ gì làm dơ bẩn. Vì vậy, nhĩ-tịnh-sắc là hoàn toàn thanh khiết đặc biệt làm nhân phát sinh nhĩ-thức-tâm có khả năng nghe được âm thanh, tiếng nói nhỏ nhất từ xa bao nhiêu không giới hạn, thật là phi thường.

Thật vậy, trong các bộ Chú-giải giải rằng: Cõi người vô cùng cách xa với cõi trời dục-giới hoặc cõi trời sắc-giới, chư-thiên ở trên cõi trời dục-giới, hoặc chư phạm-thiên ở trên cõi trời sắc-giới, có khả năng nghe rõ được âm thanh, tiếng nói nhỏ nhất của con người, mà không có gì ngăn cản được cả, thậm chí tiếng nhỏ nhất như tiếng những con kiến, con mối, con rận, v.v…

Như tích Tissattheravatthu được tóm lược như sau:

Ngài Trưởng-lão Tissa có được một tấm y, phát sinh tâm hài lòng hoan hỷ tấm y ấy, Ngài nghĩ rằng: “Sve dāni naṃ pārupissāmi” Ngày mai ta sẽ mặc tấm y ấy.

Trong đêm hôm ấy, Ngài Trưởng-lão Tissa có tâm hài lòng tấm y ấy, nên sau khi Ngài Trưởng-lão Tissa chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau làm con rận nằm trong tấm y ấy (tasmiṃ yeva cīvare ūkā hutvā nibbatti).

Chư tỳ-khưu làm lễ hoả táng thi thể của Ngài Trưởng-lão xong, đem những thứ vật dụng của Ngài Trưởng-lão phân chia đến các tỳ-khưu, nhưng khi đụng đến tấm y ấy, con rận ở trong tấm y bò qua bò lại khóc than rằng: “Ime mama santakaṃ vilumpanti” “Những vị tỳ-khưu này chiếm đoạt của tôi”.

Khi ấy, Đức-Thế-Tôn đang ngự ngôi chùa Jetavana nghe tiếng khóc than của con rận bằng thiên-nhĩ-thông, nên gọi Ngài Trưởng-lão Ānanda truyền dạy rằng:

– Này Ānanda! Con nên đến bảo các tỳ-khưu ấy hãy để tấm y ấy tại chỗ cũ. 7 ngày sau, mới được đem chia đến tỳ-khưu khác.

Qua 7 ngày, con rận ấy chết, đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau làm thiên nam trên cõi trời Tusita: Đâu-suất-đà-thiên.

Thiên-nhĩ-thông là phép thần-thông có khả năng nghe âm thanh, tiếng nói dù xa, dù nhỏ bao nhiêu cũng nghe rõ được như tai của chư-thiên, phạm-thiên.

Cho nên gọi là Thiên-nhĩ-thông (Dibbasota abhiññā).

3- Paracittavijānana abhiññā: Tha-tâm-thông

Định nghĩa:

“Paresaṃ cittaṃ vijānātī’ti paracittavijānanā.”

Phép thần-thông (abhiññā) có khả năng biết được tâm của người khác, cho nên gọi là tha-tâm-thông (para-cittavijānanā abhiññā).

Paracittavijānana abhiññā này còn có tên gọi là cetopariya abhiññā: Phép thần-thông (abhiññā) biết rõ chính xác tâm của người khác.

Cách luyện tập phép tha-tâm-thông (paracittavijānana abhiññā), nếu hành-giả chưa có sự thuần thục trong phép tha-tâm-thông này thì nên thực tập phép thiên-nhãn-thông (dibbacakkhu abhiññā) trước, để suy xét màu của máu có trong tim, nếu tính chất của tâm như thế nào thì màu của máu cũng bị thay đổi như thế ấy.

Ví dụ: Nếu người có tính-tham thì máu có màu đỏ đậm; nếu người có tính-sân thì máu có màu đen; nếu người có tính-si thì máu có màu như nước rửa thịt; nếu người có tính-suy-diễn thì máu có màu đậu đen; nếu người có tính-tín thì máu có màu vàng; nếu người có tính-giác thì máu có màu hồng trong sáng,…

Khi hành-giả có phép thiên-nhãn-thông thấy màu máu của người ấy mà suy đoán tâm của họ.

Về sau, đã thuần thục cách luyện tập phép tha-tâm-thông, hành-giả chỉ cần phát nguyện rằng:

“Xin cho tôi biết rõ tâm của người ấy.”

Hành-giả nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ấy ra, đồng thời lộ trình tâm phép-tha-tâm-thông, paracittavijānana abhiññā-vīthicitta phát sinh, biết rõ chính xác tâm của người khác.

Khi đã thuần thục cách luyện tập phép tha-tâm-thông rồi, hành-giả không cần thực tập phép thiên-nhãn-thông (dibbacakkhu abhiññā) trước nữa, mà chỉ luyện tập phép-tha-tâm-thông mà thôi.

4- Pubbenivasānussati abhiññā: Tiền-kiếp-thông

Định nghĩa:

“Pubbenivāsānaṃ anussati pubbenivāsānussati.”

Phép thần-thông (abhiññā) nhớ lại nơi sinh và ngũ uẩn v.v… đã từng sinh, đã từng gặp trong tiền-kiếp, cho nên phép thần-thông (abhiññā) này gọi là tiền-kiếp-thông (pubbenivāsānussati abhiññā).

Tiền-kiếp-thông có 2 loại:

4.1- Ajjhāvutthapubbenivāsa: Tiền-kiếp của mình đã từng sinh trong các cõi-giới: Nghĩa là tiền-kiếp của mình có ngũ uẩn, kiếp chúng-sinh, tên, dòng dõi, gia đình, giai cấp, v.v… đã từng sinh trong các cõi-giới.

4.2- Ārammaṇapubbenivāsa: Tiền-kiếp của chúng-sinh khác là đối-tượng để biết tiền-kiếp của họ: Nghĩa là tiền-kiếp của chúng-sinh khác có ngũ uẩn, kiếp chúng-sinh, tên, dòng dõi, giai cấp, v.v… trong các cõi-giới mà hành-giả đã từng gặp, từng thấy trong tiền-kiếp của mình.

Hành-giả luyện tập phép tiền-kiếp-thông (pubbe-nivāsānussati abhiññā) này có khả năng nhớ rõ, biết rõ được 2 loại tiền-kiếp-thông này.

Hành-giả có khả năng nhớ rõ, biết rõ những tiền-kiếp được nhiều hoặc ít hoàn toàn tùy thuộc vào năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật của hành-giả.

5- Dibbacakkhu abhiññā: Thiên-nhãn-thông

Định nghĩa:

“Dibbacakkhu viyā’ti dibbacakkhu.”

Phép thần-thông (abhiññā) có khả năng thấy rõ đối-tượng từ xa không giới hạn và thấy rõ đối-tượng vô cùng vi-tế nhất như mắt của chư-thiên, phạm-thiên, cho nên gọi là thiên-nhãn-thông (dibbacakkhu abhiññā).

Nhãn-tịnh-sắc (sotapasādarūpa) của chư-thiên bậc cao trong 6 cõi trời dục-giới là sắc-pháp phát sinh do đại-thiện-nghiệp cao quý hoặc chư phạm-thiên trong các tầng trời sắc-giới phạm-thiên là sắc-pháp phát sinh do sắc-giới thiện-nghiệp cao quý, nên nhãn-tịnh-sắc là hoàn toàn trong sáng thanh-tịnh, không có một thứ gì làm dơ bẩn. Vì vậy, nhãn-tịnh-sắc là hoàn toàn thanh khiết đặc biệt làm nhân phát sinh nhãn-thức-tâm có khả năng nhìn thấy được đối-tượng từ xa không giới hạn và vô cùng bé nhỏ, thật là phi thường.

Thật vậy, trong các bộ Chú-giải giải rằng: Cõi người vô cùng cách xa với cõi trời dục-giới hoặc tầng trời sắc-giới phạm-thiên, chư-thiên ở trên cõi trời dục-giới, hoặc chư phạm-thiên ở trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên, có khả năng nhìn thấy rõ từ xa không giới hạn và thấy vật vô cùng bé nhỏ nhất không có gì che khuất được cả, thậm chí những vật nhỏ nhất được bao bọc kỹ kín đáo, thế mà chư-thiên, phạm-thiên đều có khả năng nhìn thấy rõ được.

Thiên-nhãn-thông ((Dibbacakkhu abhiññā) là phép thần-thông có khả năng nhìn thấy rõ những vật dù xa, dù nhỏ bao nhiêu, dù bao bọc kín đáo cũng nhìn thấy rõ được như mắt của chư-thiên, phạm-thiên, cho nên gọi là thiên-nhãn-thông (dibbacakkhu abhiññā).

Thiên-nhãn-thông (Dibbacakkhu abhiññā) này còn có 2 loại:

5.1- Yathākammūpaga abhiññā: Phép thần-thông này có khả năng thấy rõ, biết rõ chúng-sinh sinh trong cõi-giới ấy theo nghiệp của họ.

Hành-giả có phép thần-thông (abhiññā) này thấy rõ, biết rõ đại-thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp của tất cả chúng-sinh đã cho quả tái-sinh trong các cõi-giới khác nhau, và thấy rõ, biết rõ chúng-sinh ấy đang hưởng quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp của họ hoặc đang chịu quả khổ của ác-nghiệp của họ đã tạo trong kiếp trước.

5.2- Anāgataṃsa abhiññā: Phép thần-thông này có khả năng thấy rõ, biết rõ kiếp vị-lai:

Hành-giả có phép thần-thông (abhiññā) này có khả năng thấy rõ, biết rõ chính mình và chúng-sinh khác trong kiếp vị-lai, nghiệp nào sẽ cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới nào, và còn thấy rõ, biết rõ kiếp ấy thuộc loài chúng-sinh nào, hưởng quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp của họ, hoặc chịu quả khổ của ác-nghiệp của họ.

* Đối với Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, thì thiên-nhãn-thông này có 2 loại trí-tuệ đặc biệt là:

1- Cutūpapātañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ sự tử và sự tái-sinh của tất cả chúng-sinh.

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ này nên thấy rõ, biết rõ tất cả chúng-sinh sau khi chết, nghiệp nào cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới nào, hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp của họ như thế nào, hoặc chịu quả khổ của ác-nghiệp của họ như thế nào, v.v…

2- Anāgataṃsañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ kiếp vị-lai của tất cả chúng-sinh.

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ này nên thấy rõ, biết rõ kiếp vị-lai của tất cả chúng-sinh, cho nên Đức-Phật thọ ký chúng-sinh ấy còn lại thời gian bao nhiêu a-tăng-kỳ nữa sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, hoặc Đức-Phật-Độc-Giác, hoặc bậc Thánh thanh-văn-giác của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu nào trong thời-kỳ vị-lai ấy.

* Lokuttara abhiññā: Siêu-tam-giới thần-thông

6- Āsavakkhaya abhiññā: Trầm-luân-tận-thông

Āsavakkhaya abhiññā: Trầm-luân tận-thông là phép thần-thông có khả năng đặc biệt diệt tận được 4 loại phiền-não trầm-luân (āsava) theo tuần tự năng lực của 4 bậc Thánh-đạo-tuệ:

– Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ.

– Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ.

– Bất-lai Thánh-đạo-tuệ.

– A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ chắc chắn diệt tận được mọi phiền-não trầm-luân không còn dư sót.

(Xem giảng giải trong phần II, Pháp-hành thiền-tuệ)

Phương pháp thực-hành mỗi phép thần-thông

Muốn phép thần-thông (abhiññā) nào được phát sinh, hành-giả cần phải biết thực-hành để cho phép thần-thông ấy phát sinh theo như ý của hành-giả.

Trước tiên, hành-giả nên biết phương-pháp thực-hành theo tuần tự để cho thần-thông lộ-trình-tâm phát sinh:

– Nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm.

– Xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi phát nguyện theo sự mong muốn của hành-giả.

– Sau khi phát nguyện xong, nhập trở lại đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm một lần nữa.

– Khi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm lần thứ nhì, thần-thông lộ-trình-tâm (abhiññāvīthicitta) phát sinh, thành tựu phép thần-thông đúng theo ý nguyện của hành-giả.

1- Đồ biểu nhập đệ ngũ thiền sắc-giới lộ-trình-tâm

Giải thích:

Hành-giả trước tiên nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm theo lộ-trình-tâm jhānasamāpattivīthicitta như sau:

“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupaccheda, manodvārāvajjanacitta, parikamma, upacāra, anuloma, gotrabhū, pañcamajjhānakusalacitta (phát sinh nhiều sát-na-tâm), bhavaṅgacitta,… chấm dứt nhập đệ ngũ thiền sắc-giới lộ-trình-tâm.

Nhập đệ ngũ thiền sắc-giới lộ-trình-tâm

1- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm trước, viết tắt ( bha)

2- Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động, vt (na)

3- Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt, vt (na)

4- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm, vt (ma)

5- Parikamma: Tâm chuẩn bị đệ ngũ thiền, vt (pari)

6- Upacāra: Tâm cận đệ ngũ thiền, vt (upa)

7- Anuloma: Tâm thuận theo đệ ngũ thiền vt (upa)

8- Gotrabhu: Tâm chuyển cõi giới, vt (got)

9- Pañcamajjhānakusalacitta: Đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, vt (jha)

10- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm sau, vt (bha)

Chấm dứt nhập đệ ngũ thiền sắc-giới lộ-trình-tâm.

Hành-giả nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm theo lộ-trình-tâm jhānasamāpattivīthicitta có các loại tâm sinh rồi diệt theo tuần tự như sau:

– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm trước sinh rồi diệt.

– Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động sinh,diệt.

– Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt sinh, diệt.

– Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm 1 sát-na tiếp nhận đối-tượng paṭibhāganimitta sinh rồi diệt.

– Parikamma: Tâm chuẩn bị cho đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm có đối-tượng paṭi-bhāganimitta.

– Upacāra: Tâm cận đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm có đối-tượng pathavīpaṭibhāga-nimitta sinh rồi diệt, làm duyên cho sát-na-tâm.

– Anuloma: Tâm thuận theo đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm có đối-tượng paṭibhāga-nimitta sinh rồi diệt.

– Gotrabhu: Tâm chuyển từ dục-giới thiện-tâm lên sắc-giới thiện-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm có đối-tượng paṭibhāganimitta sinh rồi diệt.

– Jhānacitta đó là đệ ngũ thiền sắc-giới-thiện-tâm (pañcamajjhānakusalacitta) có đối-tượng paṭibhāga-nimitta phát sinh liên tục nhiều sát-na-tâm sinh rồi diệt.

– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm sau chấm dứt đệ ngũ thiền sắc-giới lộ-trình-tâm.

* Sau khi xả đệ ngũ thiền sắc-giới lộ-trình-tâm, thần thông lộ-trình-tâm phát sinh như sau:

2- Đồ biểu thần-thông lộ-trình-tâm

“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupaccheda, manodvārāvajjanacitta, parikamma, upacāra, anuloma, gotrabhū, abhiññācitta (1 sát-na-tâm), bhavaṅgacitta, …chấm dứt thần-thông-lộ-trình-tâm.

Giải thích:

Thần-thông lộ-trình-tâm có các tâm phát sinh theo tuần tự từ Bhavaṅgacitta cho đến sát-na-tâm gotrabhu diệt liền abhiññācitta: Thần-thông-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm, tiếp theo bhavaṅgacitta chấm dứt thần-thông-lộ-trình-tâm, đồng thời thành tựu phép thần-thông theo ý nguyện của hành-giả.

Cách luyện tam-giới thần-thông (Lokiya abhiññā)

Tam-giới thần-thông có 5 loại:

1- Iddhividha abhiññā: Đa-dạng-thông

Đa-dạng-thông là phép thần-thông thành tựu nhiều dạng do ý nguyện của hành-giả, có 3 loại:

* Adhiṭṭhānā iddhi: Đa-dạng-thông thành tựu do năng lực của lời phát nguyện:

Hành-giả chỉ hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāga-nimitta của đề-mục thiền-định kasiṇa nào, rồi nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, để cho định-tâm vững chắc, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra.

Hành-giả phát nguyện theo điều mong muốn của mình tiếp theo nhập trở lại đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm lần thứ nhì.

Khi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, thì đa-dạng-thông lộ-trình-tâm (abhiññāvīthicitta) có đối-tượng chân-nghĩa-pháp hoặc chế-định-pháp đúng như điều đã phát nguyện phát sinh theo tuần tự như sau:

“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupaccheda, manodvārāvajjanacitta, parikamma, upacāra, anuloma, gotrabhū, abhiññācitta (1sát-na-tâm), (vt.bhi), bhavaṅga-citta,… chấm dứt thần-thông-lộ-trình-tâm.

Adhiṭṭhānā iddhi: Đa-dạng-thông thành tựu do năng lực phát nguyện trở thành nhiều phép khác nhau như sau:

Nếu muốn phép-đa-dạng-thông loại nào thì hành-giả cần phải hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục thiền-định kasiṇa có khả năng phát sinh phép đa-dạng-thông loại ấy. Ví dụ:

– Nếu muốn độn thổ, chui xuống dưới đất, rồi trồi lên mặt đất, như lặn xuống dưới nước, rồi trồi lên mặt nước thì hành-giả cần phải hướng tâm đến đối-tượng paṭi-bhāganimitta của đề-mục thiền-định āpokasiṇa, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, hành-giả phát nguyện rằng:

“Mặt đất này hãy trở thành nước.”

– Nếu muốn đi kinh hành ngang qua giữa núi, ngang qua thành,… như đi qua chỗ trống thì hành-giả cần phải hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục thiền-định ākāsakasiṇa, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, hành-giả phát nguyện rằng:

“Núi, thành này hãy trở thành hư không, chỗ trống.”

– Nếu muốn đi kinh hành trên hư không, như đi trên mặt đất thì hành-giả cần phải hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, hành-giả phát nguyện rằng:

“Hư không này hãy trở thành mặt đất.”

– Nếu muốn bay lên hư không như máy bay thì hành-giả cần phải hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục thiền-định vāyokasiṇa, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, hành-giả phát nguyện rằng:

“Xin cho tôi bay lên hư không, bay nhanh như gió.”

– Nếu muốn cho người khác nhìn thấy cõi địa-ngục hoặc cõi trời dục-giới, thì hành-giả cần phải hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục thiền-định ākāsakasiṇa, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra.

– Nếu cho người khác nhìn thấy cõi địa ngục thì hành-giả phát nguyện rằng:

“Mặt đất này hãy trở thành hư không, chỗ trống.”

– Nếu cho người khác nhìn thấy cõi trời dục-giới thì hành-giả phát nguyện rằng:

“Xin cõi trời dục-giới hiện rõ cho nhìn thấy được,…”

Adhiṭṭhānā iddhi: Đa-dạng-thông thành tựu do năng lực phát nguyện trở thành nhiều phép khác nhau.

Muốn phép đa-dạng-thông phép nào, hành-giả cần phải hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục thiền-định kasiṇa có khả năng phát sinh phép đa-dạng-thông phép ấy, hợp với điều phát nguyện của hành-giả.

Cho nên, hành-giả nên xem năng lực đặc biệt của mỗi đề-mục thiền-định kasiṇa trong phần trước.

* Vikubbanā iddhi: Đa-dạng-thông thành tựu do năng lực biến hóa ra nhiều loài chúng-sinh.

Đa-dạng-thông thành tựu do năng lực biến hóa ra nhiều loại chúng-sinh, nếu biến hóa ra loại chúng-sinh nào thì thân của hành-giả trở thành loại chúng-sinh ấy.

Ví dụ:

– Nếu biến hóa ra đứa bé thì thân của hành-giả trở thành đứa bé.

– Nếu biến hóa ra long vương thì thân của hành-giả trở thành long vương.

– Nếu biến hóa ra chư-thiên thì thân của hành-giả trở thành chư-thiên.

– Nếu biến hóa ra con voi thì thân của hành-giả trở thành con voi, v.v…

Vikubbanā iddhi: Đa-dạng-thông thành tựu do năng lực biến hóa này, phương-pháp thực-hành để phát sinh đa-dạng-thông lộ-trình-tâm (abhiññāvīthicitta), theo tuần tự giống như adhiṭṭhānā iddhi.

* Manomayā iddhi: Đa-dạng-thông thành tựu do năng lực của tâm. Ví dụ:

– Hành-giả hóa một người ra thành hằng trăm người, hằng ngàn người mà mỗi người có hành động khác nhau. Còn chính hành-giả vẫn bình thường tự nhiên không có gì thay đổi.

– Như trường hợp Ngài Trưởng-lão Cūḷapaṇḍaka.

Để thành tựu manomayā iddhi này, hành-giả cần phải thực-hành 2 lần phát nguyện, 2 lần thực-hành phép-đa-dạng-thông (abhiññā) như sau:

– Lần thứ nhất, hành-giả hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiền-tâm ra, hành-giả phát nguyện rằng:

“Xin cho thân thể của tôi có chỗ trống.”

Tiếp theo nhập trở lại đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm lần thứ nhì. Khi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, thì đa-dạng-thông lộ-trình-tâm (abhiññāvīthicitta) thành tựu trong thân thể của mình có chỗ trống.

– Lần thứ nhì, hành-giả hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục thiền-định pathavīkasiṇa, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiền-tâm ra, hành-giả phát nguyện rằng:

“Xin cho tôi có hằng trăm, hằng ngàn người.”

Tiếp theo nhập trở lại đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm lần này. Khi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, thì đa-dạng-thông lộ-trình-tâm (abhiññāvīthicitta) thành tựu như ý nguyện, có hằng trăm, hằng ngàn người giống như mình, mỗi người đều hành động khác nhau. Còn hành-giả là người chính vẫn tự nhiên.

Phép-đa-dạng-thông (abhiññā) ấy được tồn tại suốt thời gian hạn định, khi đến hết thời gian ấy, phép-đa-dạng-thông ấy tự biến mất.

– Nếu hành-giả không hạn định thời gian thì phép-đa-dạng-thông vẫn tồn tại như vậy, không biến mất.

– Nếu muốn phép-đa-dạng-thông ấy biến mất thì hành-giả cần phải nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, hành-giả phát nguyện rằng:

“Phép-đa-dạng-thông này hãy biến mất.”

Tiếp theo nhập trở lại đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm lần thứ nhì. Khi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, đa-dạng-thông lộ-trình-tâm có đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma) phát sinh theo tuần tự như sau:

“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupaccheda, manodvārāvajjanacitta, parikamma, upacāra, anuloma, gotrabhū, abhiññācitta (1sát-na-tâm), bhavaṅgacitta,… chấm dứt thần-thông lộ-trình-tâm.

Ngay khi ấy, phép-đa-dạng-thông ấy bị biến mất đồng thời cùng một lúc với sát-na-tâm abhiññācitta sinh rồi diệt.

2- Dibbasota abhiññā: Thiên-nhĩ-thông

Trước khi luyện tập thiên-nhĩ-thông (dibbasota abhiññā), hành-giả cần phải thực tập lắng tai nghe những âm thanh, tiếng nói từ thô, dần dần đến vi-tế, từ gần cho đến xa dần khắp cả mọi nơi, mọi hướng.

Muốn chứng đắc thiên-nhĩ-thông (dibbasota abhiññā), trong rừng, hành-giả hướng tâm với parikammasamādhi: Sơ-định giai đoạn đầu trong đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục thiền-định vāyokasiṇa hoặc đề-mục thiền-định ākāsakasiṇa, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, hướng tâm lắng tai nghe các âm thanh, tiếng kêu của các con thú rừng, đó là những thứ âm thanh loại thô, dần dần tập lắng tai nghe những âm thanh càng thêm vi-tế, như tiếng con mối, con kiến, v.v… từ gần đến xa dần trong mọi phương hướng, với parikammasamādhi: Sơ-định giai đoạn đầu đồng sinh với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ.

Khi lắng tai nghe các âm thanh, tiếng nói ấy với parikammasamādhi ấy, rồi mới luyện tập thiên-nhĩ-thông (dibbasota abhiññā) tiếp theo:

Luyện tập để chứng đắc thiên-nhĩ-thông (dibbasota abhiññā), hành-giả hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāga-nimitta của đề-mục thiền-định vāyokasiṇa hoặc đề-mục thiền-định ākāsakasiṇa, rồi khai triển đối-tượng paṭi-bhāganimitta ấy rộng dần ra mà tai có khả năng lắng nghe được âm thanh trong phạm vi rộng lớn ấy, dần dần dù khai triển cho đến khắp mặt đất, phía trên có các cõi trời dục-giới, … phía dưới có các cõi địa-ngục, tai vẫn còn lắng nghe được các loại âm thanh, tiếng nói khắp mọi nơi trở nên ồn ào không phân biệt được từng mỗi thứ tiếng.

Nếu khi muốn nghe một thứ tiếng nào thì hành-giả nên phát nguyện rằng:

“Tôi chỉ muốn nghe thứ tiếng ấy mà thôi.”

Hành-giả thực-hành theo phương-pháp chứng đắc thiên-nhĩ-thông (dibbasota abhiññā), chỉ có nghe thứ tiếng ấy mà thôi, …

Khi lắng nghe các thứ tiếng ấy, có thứ tiếng hiểu rõ ý nghĩa, có thứ tiếng không hiểu rõ ý nghĩa. Nếu muốn hiểu rõ ý nghĩa thứ tiếng nào thì hành-giả cần phải thực-hành theo phương-pháp chứng đắc phép tha-tâm-thông (paracittavijānana abhiññā), để hiểu rõ tâm của người nói ra thứ tiếng ấy.

3- Paracittavijānana abhiññā: Tha-tâm-thông

Muốn chứng đắc tha-tâm-thông (paracittavijānana abhiññā), hành-giả hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāga-nimitta của đề-mục thiền-định ālokakasiṇa, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới-thiện-tâm ra, hành-giả phát nguyện rằng:

“Xin biết rõ tâm của người ấy.”

Tiếp theo nhập trở lại đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm lần thứ nhì. Khi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, thì tha-tâm-thông lộ-trình-tâm (abhiññāvīthicitta) phát sinh, có khả năng biết rõ được tâm của người ấy.

Tha-tâm-thông (paracittavijānana abhiññā) có khả năng biết rõ tâm của tất cả chúng-sinh, Chư-thiên cõi trời dục-giới, kể cả chư phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên.

(Phương pháp thực-hành đã được trình bày ở phần trước.)

4- Pubbenivasānussati abhiññā: Tiền-kiếp-thông

Pubbenivasānussati abhiññā: Tiền-kiếp-thông có 2 loại:

– Ajjhāvutthapubbenivāsa: Tiền-kiếp của mình đã từng sinh trong các cõi-giới:

Trước khi luyện tập phép tiền-kiếp-thông (pubbe-nivasānussati abhiññā) này, để nhớ tiền-kiếp của mình đã từng sinh trong các cõi-giới nào, hành-giả cần phải thực tập hồi tưởng ghi nhớ lại những thân hành-động, khẩu nói-năng, ý suy-nghĩ từ ngay ở hiện-tại, theo tuần tự trở lui về thời quá-khứ, bằng cách hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāganimitta của 1 trong 3 đề-mục: Đề-mục thiền-định tejokasiṇa, hoặc đề-mục thiền-định odāta-kasiṇa hoặc đề-mục thiền-định ālokakasiṇa.

Nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, để cho định-tâm vững chắc, sau đó xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, rồi hồi tưởng ghi nhớ lại những thân-nghiệp, khẩu-nghiệp, ý-nghiệp của mình đã tạo kể từ ngay khi ấy, trở lui dần dần về thời quá-khứ theo tuần tự thời gian cho đến khi còn nằm trong bụng mẹ, rồi từ đó, trở lại hồi tưởng ghi nhớ theo tuần tự thời gian cho đến ngay lúc hiện-tại này, theo chiều nghịch và chiều thuận như vậy với parikammasamādhi: Sơ-định giai đoạn đầu đồng sinh với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ.

Nếu hồi tưởng ghi nhớ lại tiền-kiếp như vậy không được thì hành-giả cần phải nhập trở lại đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, thực-hành như trước theo chiều nghịch và chiều thuận như vậy, cho đến khi hồi tưởng ghi nhớ lại được, mới luyện tập phép tiền-kiếp-thông (pubbenivasānussati abhiññā) tiếp theo:

Muốn luyện tập phép tiền-kiếp-thông (pubbenivasā-nussati abhiññā), hành-giả hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāganimitta của 1 trong 3 đề-mục: Đề-mục thiền-định tejokasiṇa hoặc đề-mục thiền-định odātakasiṇa hoặc đề-mục thiền-định ālokakasiṇa, khai triển paṭibhāga-nimitta ấy rộng ra bao trùm khắp toàn cõi-giới, rồi nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, sau đó xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, hành-giả phát nguyện rằng:

“Xin cho nhớ những tiền-kiếp của tôi sống trong thời quá-khứ.”

Rồi nhập trở lại đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm lần thứ nhì. Khi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, thì tiền-kiếp-thông lộ-trình-tâm (abhiññāvīthicitta) phát sinh, thành tựu nhớ đến những tiền-kiếp của mình như ý nguyện.

Nếu tiền-kiếp-thông lộ-trình-tâm (abhiññāvīthicitta) chưa phát sinh thì hành-giả cần phải nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, hành-giả thực-hành như trước, cho đến khi tiền-kiếp-thông lộ-trình-tâm (abhiññāvīthicitta) phát sinh, thành tựu sự biết đến những tiền-kiếp của mình như ý nguyện.

– Ārammaṇapubbenivāsa: Tiền-kiếp của chúng-sinh khác là đối-tượng để biết tiền-kiếp của họ.

Trường hợp biết tiền-kiếp của người khác, phương-pháp thực-hành cũng tương tự như biết tiền-kiếp của mình, nhưng chỉ khác đối-tượng là tiền-kiếp của người khác, hoặc chúng-sinh khác mà thôi.

Người khác hoặc chúng-sinh khác đó là đối-tượng mà hành-giả

đã từng gặp, từng thấy trong tiền-kiếp của mình. Hành-giả hồi tưởng ghi nhớ từ kiếp hiện-tại của người ấy, hoặc chúng-sinh ấy, trở lui tuần tự thời gian trải qua các kiếp quá-khứ, rồi hồi tưởng ghi nhớ trở lại từ kiếp quá-khứ đến kiếp hiện-tại này, theo chiều nghịch và chiều thuận như vậy. Hành-giả phát nguyện rằng:

“Xin cho tôi nhớ được tiền-kiếp của người ấy.”

Phương-pháp thực-hành tương tự như biết tiền-kiếp của mình, nhưng chỉ khác đối-tượng người khác mà thôi, cho đến khi tiền-kiếp-thông lộ-trình-tâm (abhiññāvīthi-citta) phát sinh, thành tựu sự nhớ đến những tiền-kiếp của người khác, chúng-sinh khác như ý nguyện.

Nếu hành-giả là bậc Thánh A-ra-hán chứng đắc phép tiền-kiếp-thông (pubbenivasānussati abhiññā) thì cũng có khả năng biết được người ấy là bậc Thánh A-ra-hán đã tịch diệt Niết-bàn.

Hành-giả chứng đắc phép tiền-kiếp-thông (pubbe-nivasānussati abhiññā) này nhớ lại tiền-kiếp của mình được nhiều hoặc ít tùy năng lực của pháp-hạnh ba-la-mật của mỗi hành-giả như sau:

* Đối với Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác nhớ lại tiền kiếp của Đức-Phật về thời gian không có giới hạn, không cần nhớ tuần tự mỗi kiếp.

* Đối với Đức-Phật Độc-Giác nhớ lại tiền-kiếp của Đức-Phật trong khoảng thời gian 2 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất.

* Đối với 2 vị Thánh Tối-thượng-Thanh-văn-giác nhớ lại tiền-kiếp của Ngài trong khoảng thời gian 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất. Ngài không cần nhớ tuần tự mỗi kiếp.

* Đối với chư Thánh Đại-Thanh-văn-giác nhớ lại tiền-kiếp của Ngài trong khoảng thời gian 100 ngàn đại-kiếp trái đất.

* Đối với chư Thánh thanh-văn-giác hạng thường nhớ lại tiền-kiếp của Ngài trong khoảng thời gian từ 100 cho đến 1000 đại-kiếp trái đất.

Hai hạng Thánh thanh-văn-giác trên nhớ lại tiền-kiếp của Ngài, cần phải nhớ tuần tự từng mỗi kiếp, bắt đầu (tái-sinh) và cuối cùng (chết) của mỗi kiếp của Ngài.

* Đối với các đạo-sĩ ngoài Phật-giáo có khả năng nhớ lại tiền-kiếp của mình trong khoảng thời gian chỉ có 40 đại kiếp trái đất mà thôi. Họ cần phải nhớ tuần tự từng mỗi kiếp, bắt đầu (tái-sinh) và cuối cùng (chết) của mỗi kiếp của mình.

Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt đối với số hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định chưa chứng đắc đầy đủ các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và hạng người thường không thực-hành pháp-hành thiền-định, không chứng đắc phép tiền-kiếp-thông (pubbenivāsānussati abhiññā), nhưng họ vốn có jātissarañāṇa: Trí-tuệ nhớ rõ lại, biết rõ tiền-kiếp của họ, có khả năng nhớ rõ lại tiền-kiếp của họ từ 1 đến 7 kiếp, nhờ năng lực của tưởng tâm-sở (saññācetasika) đặc biệt phát sinh do năng lực phát nguyện trong tiền-kiếp của họ.

Tiền-kiếp của họ, sau khi đã tạo phước-thiện nào xong, rồi họ phát nguyện rằng:

“Do nhờ năng lực của phước-thiện này, xin cho kiếp sau của tôi có trí-tuệ jātissarañāṇa nhớ rõ lại tiền-kiếp của tôi.”

Như trường hợp tỳ-khưu ni trẻ trong tích Chaddanta-jātaka, Thái tử Temiya trong tích Temiyajātaka, v.v…

* Cũng có những trường hợp đứa bé sinh ra lớn lên, vừa biết nói, nó nhớ lại kiếp trước vừa qua của nó, nên nó nói cho mẹ biết về kiếp trước vừa qua của nó, gia đình, bà con, nhà cửa, chỗ ở, v.v… Đòi mẹ bồng đến thăm gia đình kiếp trước vừa qua của nó.

Theo yêu cầu của con, cha mẹ bồng đến chỗ ấy, thì đúng theo sự thật như đứa bé đã nhớ, bởi vì, kiếp trước gần kiếp hiện-tại không lâu, nên đứa bé nhớ lại được.

Khi đứa bé lớn lên trưởng thành, thì không còn nhớ như trước được nữa, bởi vì, tâm của nó không trong sáng như khi còn nhỏ.

5- Dibbacakkhu abhiññā: Thiên-nhãn-thông

Trước khi luyện tập phép thiên-nhãn-thông (dibba-cakkhu abhiññā) này, hành-giả hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāganimitta của 1 trong 3 đề-mục: Đề-mục thiền-định tejokasiṇa hoặc đề-mục thiền-định odātakasiṇa hoặc đề-mục thiền-định ālokakasiṇa, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, để cho định-tâm vững chắc, sau đó xả đệ ngũ thiền sắc-giới tâm ra, rồi hướng tâm đến nhìn thấy các vật bị che giấu kín đáo xung quanh chỗ ở của mình với parikammasamādhi, sơ-định giai đoạn đầu đồng sinh với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ.

Nếu không nhìn thấy thì nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, hướng tâm đến nhìn như vậy nữa, cho đến khi thấy rõ các thứ vật bị che giấu kín đáo ấy với parikamma-samādhi được rồi, hành-giả luyện tập thiên-nhãn-thông tiếp theo:

Muốn luyện tập phép thiên-nhãn-thông (dibbacakkhu abhiññā), hành-giả hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāga-nimitta của 1 trong 3 đề-mục: Đề-mục thiền-định tejo-kasiṇa hoặc đề-mục thiền-định odātakasiṇa hoặc đề-mục thiền-định ālokakasiṇa, khai triển paṭibhāganimitta ấy rộng ra quanh chỗ ở của mình, rồi lan rộng khắp quận, huyện, tỉnh, trong nước, ngoài nước, khắp cõi-giới, cho đến toàn khắp cõi-giới chúng-si

nh, phía trên đến 6 cõi trời dục-giới, 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên, phía dưới các cõi địa ngục, v.v…nhìn thấy theo ý của mình, rồi hành-giả nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, sau đó xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, hành-giả phát nguyện rằng:

“Xin cho tôi thấy rõ vật ấy.”

Rồi nhập trở lại đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm lần thứ nhì. Khi xả đệ ngũ thiền sắc-giới tâm ra, thì thiên-nhãn-thông lộ-trình-tâm (abhiññāvīthicitta) phát sinh, thành tựu sự thấy rõ vật ấy như ý nguyện.

Nếu thiên-nhãn-thông lộ-trình-tâm chưa phát sinh thì hành-giả cần phải nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới tâm ra, hành-giả thực-hành như trước, cho đến khi thiên-nhãn-thông lộ-trình-tâm phát sinh, thành tựu sự thấy rõ vật ấy như ý nguyện.

Luyện tập 2 phép thần-thông: Yathākammupaga abhiññā và anāgataṃsa abhiññā, phương pháp thực-hành giống như phép thiên-nhãn-thông (dibbacakkhu abhiññā), hành-giả hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāga-nimitta của 1 trong 3 đề-mục: Đề-mục thiền-định tejo-kasiṇa hoặc đề-mục thiền-định odātakasiṇa hoặc đề-mục thiền-định ālokakasiṇa, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả phát nguyện điều muốn thấy, muốn biết, rồi nhập đệ ngũ thiền sắc-giới tâm lần thứ nhì. Khi xả đệ ngũ thiền sắc-giới tâm, thì thần-thông lộ-trình-tâm ấy phát sinh, thành tựu điều ấy như ý nguyện.

Đó là phương pháp thực-hành để chứng đắc các phép thần-thông tam-giới (lokiya abhiññā).

Đối-tượng của các phép thần-thông

1- Iddhividha abhiññā có 3 loại abhiññā phát sinh trong 7 đối-tượng: Cõi dục-giới, cõi sắc-giới, hiện-tại, quá-khứ, vị-lai, bên trong mình, bên ngoài mình.

2- Dibbasota abhiññā phát sinh trong 4 đối-tượng: Cõi dục-giới, hiện-tại, bên trong mình, bên ngoài mình.

3- Paracittavijānana abhiññā phát sinh trong 8 đối-tượng: Cõi dục-giới, cõi sắc-giới, Thánh-đạo, Thánh-quả, hiện-tại, quá-khứ, vị-lai, bên ngoài mình.

4- Pubbenivāsanussati abhiññā phát sinh trong 7 đối-tượng: Cõi dục-giới, cõi sắc-giới, siêu-tam-giới, quá-khứ, bên trong mình, bên ngoài mình, chế-định-pháp.

5- Dibbacakkhu abhiññā phát sinh trong 4 đối-tượng: Cõi dục-giới, hiện-tại, bên trong mình, bên ngoài mình.

6- Yathākammūpaga abhiññā phát sinh trong 5 đối-tượng: Cõi dục-giới, cõi sắc-giới, quá-khứ, bên trong mình, bên ngoài mình.

7- Anāgataṃsa abhiññā phát sinh trong 7 đối-tượng: Cõi dục-giới, cõi sắc-giới, siêu-tam-giới, vị-lai, bên trong mình, bên ngoài mình, chế-định-pháp.

Iddhi: Pháp thành-tựu

Iddhi trong danh từ Iddhividha abhiññā có nghĩa là pháp thành-tựu. Iddhi có 10 loại:

1- Adhiṭṭhānā iddhi: Pháp thành-tựu phát sinh do năng lực phát nguyện.

2- Vikuppanā iddhi: Pháp thành-tựu phát sinh do phép thần-thông biến hóa.

3- Manomayā iddhi: Pháp thành-tựu phát sinh do năng lực của tâm thiền-định.

4- Ñāṇavipphārā iddhi: Pháp thành-tựu phát sinh do năng lực A-ra-hán Thánh-đạo chắc chắn sẽ chứng đắc trong kiếp chót.

5- Samādhivipphārā iddhi: Pháp thành-tựu phát sinh do năng lực của thiền-định.

6- Ariyā iddhi: Pháp thành-tựu phát sinh do năng lực của bậc Thánh A-ra-hán.

7- Kammavipākajā iddhi: Pháp thành-tựu phát sinh do năng lực của quả của nghiệp.

8- Puññavato iddhi: Pháp thành-tựu phát sinh do năng lực của phước-thiện.

9- Vijjāmayā iddhi: Pháp thành-tựu phát sinh do năng lực của phép-thuật.

10- Tattha tattha sammāpayogapaccayā iddhi: Pháp thành-tựu phát sinh do năng lực của sự tinh-tấn không ngừng trong môn học chân chính nào đó.

Giảng giải

1- Adhiṭṭhānā iddhi: Pháp thành-tựu phát sinh do năng lực phát nguyện:

Adhiṭṭhānā iddhi này thành tựu do phát nguyện.

Ví dụ: Một người phát nguyện trở thành hằng trăm người, hằng ngàn người; hoặc hằng trăm người, hằng ngàn người phát nguyện trở thành một người; hiện hình đến một nơi chốn do ý muốn của mình; tàng hình để không có ai thấy được, v.v…

Adhiṭṭhānā iddhi này thành tựu do phát nguyện có nhiều loại theo ý nguyện của mình.

2- Vikuppanā iddhi: Pháp thành-tựu phát sinh do phép thần-thông biến hóa.

Vikuppanā iddhi này biến hóa thân hình trở thành thế nào, hành-giả là thế ấy.

Ví dụ: Ngài Trưởng-lão Mahāmoggallāna biến hóa trở thành long vương đấu phép với long vương Nandopananda; Đức-vua trời Sakka hiện xuống cõi người, biến hóa trở thành ông cụ già nghèo khổ đón để bát cúng dường vật thực đến Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa đi khất thực, v.v…

3- Manomayā iddhi: Pháp thành tựu phát sinh do năng lực của tâm thiền-định:

Manomayā iddhi này, hành-giả hóa ra nhiều người như mình, còn hành-giả vẫn tự nhiên không có gì thay đổi.

Ví dụ: Ngài Trưởng-lão Cūḷapanthaka sau khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán, Ngài Trưởng-lão hóa ra nhiều vị giống như Ngài, mà mỗi vị làm phận sự khác nhau trong ngôi chùa Ambavana tại kinh-thành Rājagaha, v.v…

4- Ñāṇavipphārā iddhi: Sự thành-tựu phát sinh do năng lực A-ra-hán Thánh-đạo chắc chắn sẽ chứng đắc trong kiếp chót:

Ñāṇavipphārā iddhi phát sinh hộ trì kiếp chót do năng lực A-ra-hán Thánh-đạo chắc chắn sẽ chứng đắc trong kiếp ấy, cho nên không có một tai họa nào có thể gây ra tai hại đối với Ngài được.

Ví dụ: * Tóm lược tích Ngài Trưởng-lão Bākula, kiếp chót Ngài sinh trong gia đình ông bà phú hộ Kosambī, khi Ngài mới sinh ra, các bà nhũ mẫu ẵm Ngài xuống sông Gaṅgā làm lễ tắm.

Một con cá lớn tưởng miếng mồi, nên nuốt Ngài vào trong bụng, nó nóng nảy bơi nhanh đến kinh-thành Bāraṇasī, con cá lớn ấy bị đám dân chài bắt được, đem bán cho bà phú hộ Bāraṇasī không con. Bà tự tay mổ con cá ấy, nhìn thấy Ngài nằm an toàn trong bụng con cá như nằm trong phòng sang trọng, bà vô cùng hoan hỷ kêu lên rằng: “Tôi được một quý tử!” liền báo cho ông phú hộ hay tin mừng này.

Gia đình ông bà phú hộ Kosambī nghe tin như vậy, nên bà phú hộ liền đi xe cùng với đoàn tùy tùng lên đường đến kinh-thành Bāraṇasī, tìm đến ngôi nhà ông bà phú hộ Bāraṇasī không con, xin đón nhận lại đứa con của mình, nhưng gia đình phú hộ Bāraṇasī khẳng định rằng: “Đó là đứa con của họ được từ trong bụng con cá, không phải là đứa con của bà”. Bà không chịu trao cho.

Hai bên tranh chấp nhau, không rõ thuộc về bên nào, cuối cùng tất cả họ bồng đứa trẻ đến chầu Đức-vua, xin Đức-vua phán xét.

Đức-vua truyền bảo rằng:

– Này các ngươi! Đứa bé này là con của hai gia đình.

Tuân lệnh của Đức-vua, hai gia đình đều vui mừng hoan hỷ đều chấp thuận đứa bé là con chung của hai gia đình, nên đặt tên là “Bākula” có nghĩa là con của hai gia đình phú hộ.

Công tử Bākula được hai gia đình phú hộ nuôi dưỡng, trưởng thành hưởng mọi sự an-lạc trong đời suốt 80 năm. Công tử Bākula phát sinh tâm nhàm chán ngũ dục (sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, xúc dục) trong đời.

Từ đó, công tử Bākula từ bỏ gia đình, đi xuất gia trở thành tỳ-khưu trong Phật-giáo, không lâu, Ngài thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Ngài Trưởng-lão Bākula duy trì sinh-mạng suốt 80 hạ, Ngài tịch diệt Niết-bàn năm 160 tuổi, chấm dứt tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

* Tóm lược tích Ngài Trưởng-lão Saṃkicca, kiếp chót Ngài đầu thai trong bụng người mẹ thuộc gia đình giàu có trong kinh-thành Sāvatthī.

Khi Ngài còn nằm trong bụng mẹ, thì mẹ của Ngài bị lâm bệnh, rồi chết. Gia đình đem thi thể của bà đưa ra nghĩa địa, đặt trên giàn hỏa thiêu, tất cả các phần khác đều bị cháy, duy chỉ còn phần bụng hoàn toàn không bị cháy mà thôi. Nhóm người thợ thiêu đến mổ bụng ra, thấy đứa trẻ vẫn nằm mở mắt, nên họ ẵm Ngài trở về giao cho người thân trong gia đình. Họ vô cùng hoan hỷ đón nhận Ngài, đặt tên là Saṃkiccakumāra: Công tử Saṃkicca.

Công tử Saṃkicca được nuôi dưỡng đầy đủ sung túc, được hưởng mọi sự an-lạc. Đến khi lên 7 tuổi, công tử Saṃkicca suy xét thân phận cuộc đời của mình như vậy, nên Ngài không muốn sống tại gia mà Ngài muốn xin đi xuất gia.

Nghe Ngài xin đi xuất gia, toàn thể gia đình bà con đều hoan hỷ cho phép Ngài được như ý. Gia đình vốn là người thường hộ độ cúng dường Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, nên dẫn công tử Saṃkicca đến đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão, kính xin Ngài tế độ công tử Saṃkicca, cho phép xuất gia. Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta hoan hỷ chấp thuận tế độ công tử Saṃkicca.

Trong buổi lễ xuất gia cho công tử Saṃkicca, trước tiên lễ cạo tóc, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta truyền dạy giới tử Saṃkicca pháp-hành thiền-định căn bản gốc (mūlakammaṭṭhāna) đó là “Tacapañcakakammaṭṭhāna” pháp-hành niệm tưởng 5 thể trọc (trược) trước khi xuất gia Sa-di rằng:

“Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco (anuloma).

Taco, dantā, nakhā, lomā, kesā.” (paṭiloma).

Nghĩa:

Tóc, lông, móng, răng, da (theo chiều thuận).

Da, răng, móng, lông, tóc (theo chiều nghịch).

Trong khi Ngài Đại-Trưởng-lão đang làm lễ cạo tóc cho giới tử, và giới tử Saṃkicca đang niệm tưởng 5 thể trọc theo chiều thuận và chiều nghịch, giới tử Saṃkicca chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tứ tuệ paṭisambhidā đặc biệt, đồng thời cùng một lúc lễ cạo tóc xong, không trước không sau, v.v …

5- Samādhivipphārā iddhi: Sự thành tựu phát sinh do năng lực của thiền định:

Samādhivipphārā iddhi phát sinh hộ trì do năng lực thiền-định, cho nên không có một tai họa nào có thể gây ra tai hại đến hành-giả được.

Ví dụ: * Chuyện cận sự nữ Uttarā là bậc Thánh Nhập-lưu đang niệm rải tâm từ đến cô kỹ nữ Sirimā, dù cô bị tạt gáo dầu bơ nóng vẫn không gây tai hại nào cả.

Chuyện như vầy: Cận sự nữ Uttarā là con của ông phú hộ Puṇṇa; chồng của cô không có đức-tin nơi Tam-bảo, là con của ông phú hộ Rājagaha. Hằng ngày đêm, cô phải lo phục vụ chồng, nên không có thì giờ rảnh rỗi.

Muốn có thì giờ để tạo phước-thiện bố-thí cúng dường đến Đức-Phật cùng chư Đại-Đức-Tăng và nghe chánh-pháp, cận-sự-nữ Uttarā thuê mướn kỹ nữ Sirimā đến phục vụ chồng của cô, giá một ngày đêm với số tiền 1.000 kahāpana trong suốt 15 ngày đêm, tổng số tiền là 15.000 kahāpana; kỹ nữ Sirimā liền chấp thuận ngay.

Khi ăn ở phục vụ chồng của cận-sự-nữ Uttarā, suốt 14 ngày đêm qua trong gia đình phú hộ đầy đủ tiện nghi, kỹ nữ Sirimā lại phát sinh tâm ganh tị với cận-sự-nữ Uttarā.

Hôm ấy, tại nhà bếp, cận-sự-nữ Uttarā đang sắp đặt mọi người lo mọi công việc nấu nướng các món ăn thức uống, để tạo phước-thiện cúng dường đến Đức-Phật cùng chư Đại-Đức-Tăng.

Cận-sự-nữ Uttarā nhìn từ xa thấy kỹ nữ Sirimā tỏ vẻ mặt hầm hầm giận dữ đến chảo dầu bơ đang sôi, múc một gáo dầu bơ, rồi đi thẳng về phía cận-sự-nữ Uttarā. Ngay khi ấy, cận-sự-nữ Uttarā niệm rải tâm từ đến kỹ nữ Sirimā rằng:

“Xin cho cô Sirimā thân tâm thường được an-lạc. Nhờ cô đến phục vụ chồng ta, nên ta mới có cơ hội tạo phước-thiện cúng dường đến Đức-Phật cùng chư Đại-Đức-Tăng và nghe chánh-pháp như thế này.

Vậy, công ơn của cô đối với ta thật là vô lượng. Nếu ta có tâm-sân đối với cô thì gáo dầu bơ kia có hại đến ta; còn nếu ta có tâm-từ đối với cô thật sự thì gáo dầu bơ nóng kia không có hại gì đến ta cả.”

Khi cận-sự-nữ Uttarā đang rải tâm từ và nghĩ như vậy, thì kỹ nữ Sirimā xăm xăm bước đến tạt gáo dầu bơ nóng trên đầu và mặt của cận-sự-nữ.

Do năng lực của tâm từ của cận-sự-nữ Uttarā thật sự, nên gáo dầu bơ nóng kia như là nước lạnh, nên không có tai hại gì đối với cận-sự-nữ Uttarā cả.

Biết tội lỗi của mình, cô kỹ nữ Sirimā đến cúi lạy cận-sự-nữ Uttarā, kính xin bà tha thứ lỗi, nhưng cận-sự-nữ Uttarā không chịu tha lỗi mà chỉ dẫn rằng:

– Này bạn thân mến! Khi nào Đức Từ-Phụ của tôi tha thứ lỗi, thì tôi mới tha thứ lỗi cho bạn được.

Nghe chỉ dẫn như vậy, kỹ nữ Sirimā không biết Đức Từ-Phụ ấy, nên thưa rằng:

– Kính thưa chị, Đức Từ-Phụ là Vị nào vậy?

– Này bạn thân mến! Đức Từ-Phụ chính là Đức-Thế-Tôn. Ngày mai, Đức Từ-Phụ sẽ ngự đến đây cùng chư Đại-Đức-Tăng thọ nhận vật thức. Bạn nên đến đây cúng dường vật thực đến Ngài và kính xin Ngài tha thứ lỗi cho bạn, thì tôi cũng sẽ tha thứ lỗi cho bạn.

Nghe cận-sự-nữ Uttarā chỉ dẫn như vậy, cô kỹ nữ Sirimā trở về nhà, khuyên bảo 500 nữ thuộc hạ lo sắm sửa món ăn thức uống ngon lành ngày hôm sau đem đến cúng dường đến Đức-Thế-Tôn cùng chư Đại-Đức-Tăng.

Ngày hôm sau, cô kỹ nữ Sirimā cùng nhóm 500 nữ thuộc hạ đem vật thực cùng chung với cận-sự-nữ Uttarā thành kính cúng dường đến Đức-Thế-Tôn cùng chư Đại-Đức-Tăng.

Sau khi Đức-Thế-Tôn thọ thực xong, cận-sự-nữ Uttarā dẫn cô kỹ nữ Sirimā đến trình diện Đức-Thế-Tôn.

Cô kỹ nữ Sirimā thành kính đảnh lễ Đức-Phật, xin sám hối tội lỗi của mình, kính xin Đức-Phật tha thứ.

Đức-Thế-Tôn truyền hỏi rằng:

– Này Sirimā con! Con có lỗi gì vậy?

Cô kỹ nữ Sirimā bạch với Đức-Thế-Tôn rõ về tội lỗi của mình đã xúc phạm đến chị Uttarā, người chủ thuê mướn cô.

Đức-Thế-Tôn truyền hỏi cận-sự-nữ Uttarā rằng:

– Này Uttarā con! Điều ấy có đúng sự thật như vậy hay không?

– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, điều ấy là đúng sự thật như vậy. Bạch Ngài.

Khi ấy, Đức-Phật nhận lời sám hối, và tha thứ lỗi cho cô kỹ nữ Sirimā, rồi Ngài thuyết bài kệ dạy cận-sự-nữ Uttarā, đồng thời tế độ cô kỹ nữ Sirimā cùng nhóm 500 nữ thuộc hạ của cô rằng:

“Akkodhena jine kodhaṃ, asādhuṃ sādhunā jine.

Jine kadariyaṃ dānena, saccena nāli kavādinaṃ.”

– Này Ut-ta-rā con!

Bằng tâm không sân hận.

Thắng được người bất-thiện,

Bằng thiện-pháp cao thượng.

Thắng được người keo kiệt,

Bằng phước-thiện bố-thí.

Thắng được người nói dối,

Bằng lời nói chân thật.

Sau khi nghe Đức-Thế-Tôn thuyết bài kệ này, cô kỹ nữ Sirimā cùng nhóm 500 nữ tùy tùng của cô đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

* Chuyện Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī cùng 500 bạn gái thuộc hạ đều là bậc Thánh Nhập-lưu bị Đức-vua Udena truyền lệnh sắp hàng dài, rồi Đức-vua giương cung bắn bằng mũi tên độc, nhưng mũi tên không bay thẳng đến họ mà bay quay lại cắm xuống trước mặt Đức-vua.

Chuyện như vầy: Đức-vua Udena đất nước Kosambī có 3 Chánh-cung Hoàng-hậu là bà Sāmāvatī, bà Suladattā, bà Māgaṇḍiyā.

Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī cùng 500 bạn gái thuộc hạ đều là bậc Thánh Nhập-lưu, có đức-tin trong sạch vững chắc nơi Tam-bảo. Còn Chánh-cung Hoàng-hậu Māgaṇḍiyā đã từng có oan trái nơi Đức-Phật, nên bà bày ra nhiều mưu thâm kế độc để hại Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī, bởi vì bà có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật.

Đức-vua Udena ngự đến mỗi lâu đài nghỉ ngơi với mỗi Chánh-cung Hoàng-hậu theo kỳ hạn 7 ngày.

Thuở ấy, Đức-vua ngự đến lâu đài nghỉ ngơi với Chánh-cung Hoàng-hậu Māgaṇḍiyā đến ngày thứ 7 mãn kỳ hạn, rồi sẽ ngự tiếp đến lâu đài của Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī.

Ngày thứ 7, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Māgaṇḍiyā cho người báo tin với người chú của mình, hãy tìm cho bà một con rắn hổ mang, đem nhổ răng, diệt nọc độc, rồi gửi gấp cho bà. Người chú thi hành theo lời căn dặn của bà.

Đức-vua ngự đến lâu đài của mỗi Chánh-cung Hoàng-hậu, thường đem theo một cây đàn, trong cây đàn có lỗ nhỏ, nên bà bí mật bỏ con rắn hổ mang vào lỗ nhỏ ấy, rồi lấy hoa bịt lại, để lại chỗ cũ.

Dù biết Đức-vua sẽ ngự đến lâu đài nào rồi, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Māgaṇḍiyā vẫn tâu rằng:

-Muôn tâu Hoàng-Thượng, ngày mai Hoàng-Thượng sẽ ngự đến lâu đài của Chánh-cung Hoàng-hậu nào vậy?

– Này Ái-khanh! Ngày mai trẫm sẽ ngự đến lâu đài của Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī.

– Muôn tâu Hoàng Thượng, đêm qua thần thiếp nằm mộng điều không lành. Vậy, kính xin Hoàng-Thượng không nên ngự đến lâu đài của Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī.

Mặc dù Chánh-cung Hoàng-hậu Māgaṇḍiyā tâu như vậy, Đức-vua vẫn ngự đến lâu đài của Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī theo kỳ hạn thường lệ.

– Muôn tâu Hoàng-Thượng, kính xin Hoàng-Thượng cho phép thần thiếp tháp tùng hộ giá Hoàng-Thượng.

Mặc dù ngăn cản không cho bà đi theo nhưng bà cũng vẫn đi theo. Đức-vua mang theo cây đàn ngự đến lâu đài Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī.

Đức-vua được Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī cùng nhóm 500 bạn gái đón rước long trọng, dâng hoa và các vật thơm, Đức-vua thọ nhận, rồi ngự vào phòng, đặt cây đàn trên chỗ nằm. Đức-vua dùng các món ăn thức uống thượng vị, rồi nằm nghỉ.

Khi ấy, bà Māgaṇḍiyā làm bộ như đang săn sóc, nhằm lúc Đức-vua không để ý, bà nhổ bỏ cái hoa bịt lỗ cây đàn, thì con rắn hổ mang từ lỗ cây đàn bò ra. Bà Māgaṇḍiyā la thét lên:

“Rắn! Rắn! Muôn tâu Hoàng Thượng.”

Con rắn hổ mang phùng mang tự vệ. Nhìn thấy con rắn hổ mang như vậy, Đức-vua hoảng sợ, nên nổi cơn thịnh nộ quát lên rằng:

– Các ngươi đã làm tội ác tày trời! Trước đây Trẫm không tin lời của Chánh-cung Hoàng-hậu Māgaṇḍiyā tâu rằng các ngươi đã có hành vi bất tuân theo lệnh của Trẫm. Hôm nay, các ngươi thả rắn hổ mang tại chỗ nằm của Trẫm, rõ ràng có ý ám hại Trẫm.

Khi ấy, bà Māgaṇḍiyā có cơ hội mắng nhiếc Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī cùng nhóm 500 bạn gái tùy tùng của bà một cách thậm tệ.

Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī khuyên dạy nhóm 500 bạn gái tùy tùng của mình rằng:

– Này các em yêu quý! Ta và các em hãy nên niệm rải tâm từ đến Hoàng Thượng cùng Chánh-cung Hoàng-hậu Māgaṇḍiyā. Ta và các em không được nổi tâm sân đến bất cứ một ai cả.

Đức-vua truyền lệnh bắt bà Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī đứng đầu tiếp theo sau 500 bạn gái tùy tùng sắp thẳng hàng, Đức-vua lắp cây tên độc, rồi giương cung nhắm bắn ngay vào ngực của Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī, với mũi tên này có khả năng xuyên qua ngực của bà và ngực của 500 bạn gái tùy tùng của bà cùng một lúc.

Đức-vua kéo dây cung bắn mũi tên bay ra khỏi cung, rồi mũi tên quay đầu trở lại hướng về Đức-vua cắm phập xuống trước mặt, do năng lực tâm từ của Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī và 500 bạn gái thuộc hạ của bà.

Thấy điều phi thường chưa từng có như vậy, Đức-vua hoảng sợ suy xét rằng: “Mũi tên ấy được bắn ra rất mạnh có thể xuyên thủng tảng đá, trong khoảng không gian không có vật cản, tại sao mũi tên lại có thể quay trở lại dường như nhắm thẳng vào tim của ta. Sự thật, mũi tên không có tâm, không phải chúng-sinh, thế mà nó biết được ân-đức của Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī; còn ta là người, sao ta lại không biết đến ân-đức của nàng”.

Đức-vua vội ném cây cung, ngự đến ngồi sát đôi chân của Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī, chắp đôi tay đọc lên bài kệ rằng:

“Trẫm hôn mê lầm lạc,

Trẫm mê muội hoàn toàn.

Đối với Trẫm các hướng,

Đều mờ mịt tối tăm,

Ái khanh Sāmāvatī!

Xin hãy che chở Trẫm,

Là nơi Trẫm nương nhờ.”

Nghe Đức-vua truyền bảo như vậy, Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī vốn là cận-sự-nữ, cũng là bậc Thánh Nhập-lưu Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, nên bà khuyên Đức-vua rằng:

“Tâu Hoàng-Thượng cao cả!

Xin Người chớ nương nhờ,

Nơi thần thiếp thấp hèn,

Thần thiếp đã nương nhờ,

Nơi Đức-Phật cao thượng,

Xin Hoàng-Thượng nương nhờ,

Đức-Phật cao thượng ấy,

Cuộc đời của thần thiếp,

Nương nhờ nơi Đức-Phật,

Xin Hoàng-Thượng cũng vậy.”

Nghe lời khuyên chính đáng của Chánh-cung Hoàng-hậu như vậy, nhưng Đức-vua vẫn còn hổ-thẹn tội-lỗi, nên truyền bảo rằng:

– Này Ái khanh! Trẫm xin nương nhờ nơi ái khanh và cũng nương nhờ nơi Đức-Phật nữa. Trẫm ban ân huệ cho ái khanh. Ái khanh hãy nhận ân huệ của Trẫm.

– Muôn tâu Hoàng-Thượng, thần thiếp cúi xin nhận ân huệ của Hoàng Thượng. Kính xin Hoàng Thượng ban cho ân huệ mà thần thiếp mong muốn là:

Kính thỉnh Hoàng-Thượng đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, xin quy y nương nhờ nơi Đức-Phật-Bảo, Đức-Pháp-Bảo, Đức-Tăng-Bảo.

Kính thỉnh Đức-Phật cùng 500 chư Đại-đức-Tăng ngự vào cung điện, để cho thần thiếp có cơ hội tạo phước-thiện bố-thí cúng dường suốt 7 ngày.

Và kính xin Hoàng-Thượng bạch với Đức-Thế-Tôn, xin Ngài cho phép 500 chư Đại-Đức-Tăng hằng ngày vào cung điện, để chúng thần thiếp có được cơ hội tạo phước-thiện bố-thí cúng dường và nghe chánh-pháp.

Đức-vua chuẩn tấu, ban 3 ân huệ ấy cho Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī, rồi Đức-vua ngự đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, xin quy y nương nhờ nơi Tam-bảo: Đức-Phật-Bảo, Đức-Pháp-Bảo, Đức-Tăng-Bảo, kính xin Đức-Thế-Tôn công nhận Đức-vua là cận-sự-nam đã quy y Tam Bảo trọn kiếp.

Đức-vua kính thỉnh Đức-Thế-Tôn ngự vào cung điện cùng 500 chư Đại-Đức-Tăng, để cho Chánh-cung Hoàng-hậu Sāmāvatī có cơ hội tạo phước-thiện bố-thí cúng dường suốt 7 ngày.

Và hằng ngày, kính xin Đức-Thế-Tôn cho phép Ngài Trưởng-lão Ānanda dẫn 500 chư Đại-đức-Tăng vào cung điện, để cho những người trong hoàng cung tạo phước-thiện bố-thí cúng dường.

Đức-Phật cho phép Ngài Trưởng-lão Ānanda dẫn 500 chư Đại-Đức-Tăng hằng ngày đi vào cung điện như lời thỉnh cầu của Đức-vua Udena, v.v…

6- Ariyā iddhi: Sự thành tựu phát sinh do năng lực của bậc Thánh A-ra-hán.

Ariyā iddhi này phát sinh do năng lực của bậc Thánh A-ra-hán.

Đối với bậc Thánh A-ra-hán không có cảm giác ghê tởm trong vật đáng ghê tởm, bởi vì Ngài thực-hành suy xét về đề-mục tứ-đại: Địa-đại, thuỷ-đại, hoả-đại, phong-đại, nên không có cảm giác đáng ghê tởm. Và cảm thấy nhàm chán trong những vật xinh đẹp đáng say mê, ưa thích, bởi vì Ngài suy xét về đề-mục bất tịnh, hoặc thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.

7- Kammavipākajā iddhi: Sự thành-tựu phát sinh do năng lực của quả của nghiệp.

Kammavipākajā iddhi này phát sinh do năng lực của quả của nghiệp.

Ví dụ: 

* Quả của ác-nghiệp như con chim bay trên hư không, con cá ở dưới nước, v.v…

* Quả của thiện-nghiệp như chư-thiên trong 6 cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên trên các tầng trời sắc-giới phạm-thiên, có thiên-nhãn, thiên-nhĩ, biến hóa ra nhiều thứ khác nhau.

Tuy long vương cùng các long nam, long nữ sinh trong cõi long cung do quả của ác-nghiệp trong thời-kỳ tái-sinh (paṭisandhikāla), nhưng sau thời-kỳ đã tái-sinh (pavatti-kāla) đại-thiện-nghiệp cho quả, nên long vương, long nam, long nữ có khả năng hóa ra người, biến hóa ra nhiều phép, hiện lên cõi trời dục-giới, v.v…

Đó là sự thành-tựu phát sinh do năng lực quả của ác-nghiệp hoặc quả của thiện-nghiệp.

8- Puññavato iddhi: Sự thành-tựu phát sinh do năng lực của phước-thiện.

Puññavato iddhi này phát sinh do năng lực của quả của phước-thiện.

Ví dụ: Đức-vua Chuyển-luân-Thánh-vương có khả năng ngự trên xe báu bay khắp 4 châu cùng với các đoàn binh hộ giá; Ông phú hộ Jotika có lâu đài toàn bằng ngọc maṇi xuất hiện lên từ dưới đất; v.v…

9- Vijjāmayā iddhi: Sự thành tựu phát sinh do năng lực của phép thuật.

Vijjāmayā iddhi này phát sinh do năng lực luyện tập phép thuật.

Ví dụ: Người luyện tập mỗi phép thuật có khả năng đặc biệt biến hóa theo phép thuật ấy, v.v…

10- Tattha tattha sammāpayogapaccayā iddhi: Sự thành tựu phát sinh do năng lực của sự tinh-tấn trong môn học chân chính nào đó.

Tattha tattha sammāpayogapaccayā iddhi này do năng lực của sự tinh-tấn không ngừng trong môn học chân chính trong Phật-giáo như: Pháp-học Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, v.v…

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app