PHÁP HÀNH THIỀN ĐỊNH QUYỂN 9

GIẢNG GIẢI 40 ĐỀ MỤC THIỀN ĐỊNH

10 Đề-Mục Thiền-Định Tử-Thi Bất-Tịnh (Asubha)

Asubha: Bất tịnh là gì?

Asubha có nghĩa là không tốt đẹp, trong 10 đề-mục thiền-định tử-thi này có ý nghĩa là tử-thi bất-tịnh (asubha), chỉ đề cập đến sự biến đổi của tử-thi của mọi người sau khi chết mà thôi. Cho nên, Asubha nghĩa là đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh.

Trong 40 đề-mục thiền-định, 10 đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh (asubha) này chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi, bởi vì 10 đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh (asubha) này có đối-tượng thô, luôn luôn cần đến chi-thiền vitakka: Hướng tâm đến đối-tượng thiền-định, nên không thể dẫn đến chứng đắc các thiền sắc-giới bậc cao.

10 Đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh (asubha)

10 loại tử-thi biến đổi làm 10 đề-mục thiền-định tử-thi

bất-tịnh là đối-tượng của pháp-hành thiền-định như sau:

1- Uddhumātaka: Đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh sình lên sau khi chết được 2- 3 ngày, thật là đáng ghê tởm.

2- Vinīlaka: Đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh đặc biệt có màu tím thâm lẫn với màu đỏ, màu trắng, thật là đáng ghê tởm.

3- Vipubbaka: Đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh có nước vàng, mủ chảy ra từ chỗ thịt sình nứt nẻ, thật là đáng ghê tởm.

4- Vicchiddaka: Đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh bị chặt ra làm 2 phần, thật là đáng ghê tởm.

5- Vikkhāyitaka: Đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh bị chim kền kền, quạ, diều hâu, chó sói,… cắn xé ăn bỏ rải rác, thật là đáng ghê tởm.

6- Vikkhittaka: Đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh như tay, chân, đầu, mình,… bị vất bỏ rải rác mọi hướng, thật là đáng ghê tởm.

7- Hatavikkhittaka: Đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh bị đâm bằng giáo, bị chặt bằng dao ra thành nhiều mảnh bỏ rải rác khắp mọi nơi, thật là đáng ghê tởm.

8- Lohitaka: Đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh có máu chảy từ các phần của tử-thi thấm ướt đầy máu, thật là đáng ghê tởm.

9- Puḷuvaka: Đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh có giòi bò ra từ tử-thi, thật là đáng ghê tởm.

10- Aṭṭhika: Đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh chỉ còn xương mà thôi, thật là đáng ghê tởm.

Đó là 10 đề-mục thiền-định bất-tịnh (Asubha).

Thực-Hành 10 Đề-Mục Thiền-Định Tử-Thi

2.1- Đề-Mục Thiền-Định Tử-Thi Uddhumātaka

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành-thiền-định với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh uddhu-mātaka sình lên, sau khi chết được 2-3 ngày.

Hành-giả cần phải tìm tử-thi uddhumātaka đồng tính với mình, nghĩa là nam hành-giả tìm tử-thi uddhumātaka nam hoặc nữ hành-giả tìm tử-thi uddhumātaka nữ làm đối-tượng đề-mục thiền-định của mình.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh uddhumātaka sình lên, sau khi chết được 2-3 ngày gọi là đối-tượng parikamma-nimitta là đề-mục thiền-định ban đầu với parikamma-bhāvanā: Tâm-hành ban đầu trong lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm niệm thầm trong tâm rằng:

“Uddhumātakaṃ paṭikūḷaṃ, … Uddhumātakaṃ paṭi-kūḷaṃ, … Uddhumātakaṃ paṭikūḷaṃ, hoặc Tử-thi Uddhumātaka này thật là đáng ghê tởm, … Tử-thi Uddhumātaka này thật là đáng ghê tởm, …” như vậy.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là pari-kammasamādhi: Sơ-định trong đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh uddhumātaka là đối-tượng parikammanimitta ban đầu ấy tiến triển dần dần trở thành đối-tượng uggaha-nimitta là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh uddhumātaka phát sinh rõ ở trong tâm.

Khi đối-tượng uggahanimitta đã phát sinh rõ ở trong tâm, hành-giả không nên hướng tâm đến đối-tượng đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh uddhumātaka bên ngoài nữa, mà chỉ hướng tâm đến đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh uddhumātaka ấy bên trong tâm mà thôi, tiến triển dần dần trở thành đối-tượng paṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh uddhumātaka phát sinh rõ ở trong tâm với upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền sắc-giới, có upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền sắc-giới.

Hành-giả tiếp tục thực-hành hướng tâm đến đối-tượng uddhumātakapaṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh uddhumātaka ấy với tâm-hành tiến triển dần đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền sắc-giới trong sắc-giới lộ-trình-tâm, chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, có appanā-samādhi: An-định trong đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

Ba loại nimitta của đề mục tử-thi uddhumātaka

– Đối-tượng parikammanimitta đó là đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh uddhumātaka (đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh sình lên sau khi chết được 2-3 ngày).

– Đối-tượng uggahanimitta đó là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh uddhumātaka sình lên sau khi chết được 2-3 ngày phát sinh rõ ở trong tâm.

– Đối-tượng paṭibhāganimitta đó là tử-thi bất-tịnh uddhumātaka sình lên sau khi chết được 2-3 ngày phát sinh rõ ở trong tâm, không còn đáng ghê tởm nữa, bởi vì tử-thi bất-tịnh uddhumātaka ấy giống như tượng to lớn mập mạp sạch sẽ trong sáng.

Mặc dù vậy, hành-giả vẫn cảm thấy tử-thi bất-tịnh uddhumātaka ấy thật là đáng ghê tởm.

Tử-thi uddhumātaka là đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh sình lên sau khi chết được 2-3 ngày là đề-mục-thiền-định khó thực-hành hơn đề-mục thiền-định khác, bởi vì tử-thi bất-tịnh sình lên chỉ có 1 ngày hoặc 2 ngày mà thôi, sau ngày đó tử-thi bất-tịnh biến đổi thành tử-thi bất-tịnh vinīlaka, tử-thi bất-tịnh vipubbaka.

Dù trong khoảng thời gian ngắn, tử-thi bất-tịnh uddhumātaka ấy cũng có thể làm cho đối-tượng uggaha-nimitta phát sinh rõ ở trong tâm được, rồi tiến triển dần dần trở thành đối-tượng paṭibhāganimitta phát sinh, dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới.

Tử-thi bất-tịnh uddhumātaka là đề-mục thiền-định có tính chất thô, nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi, không thể chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v… được, bởi vì đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh uddhumātaka này cần đến chi-thiền vitakka: Hướng tâm đến đối-tượng.

Muốn chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v… hành-giả cần phải thay đổi đề-mục thiền-định khác có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới.

2.2- Đề-Mục Thiền-Định Tử-Thi Vinīlaka

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp hành thiền định với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vinīlaka đặc biệt có màu tím thâm lẫn với màu đỏ, màu trắng.

Hành-giả cần phải tìm tử-thi vinīlaka đồng tính với mình, nghĩa là nam hành-giả tìm tử-thi vinīlaka nam hoặc nữ hành-giả tìm tử-thi vinīlaka nữ làm đối-tượng đề-mục thiền-định của mình.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vinīlaka đặc biệt có màu tím thâm lẫn với màu đỏ, màu trắng gọi là đối-tượng parikammanimitta là đề-mục thiền-định ban đầu với parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu trong lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm niệm thầm trong tâm rằng:

“Vinīlakaṃ paṭikūḷaṃ, … Vinīlakaṃ paṭikūḷaṃ, … Vinīlakaṃ paṭikūḷaṃ, … hoặc Tử-thi Vinīlaka này thật là đáng ghê tởm, … Tử-thi Vinīlaka này thật là đáng ghê tởm, …” như vậy.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là parikammasamādhi: Sơ-định trong đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vinīlaka là đối-tượng parikammanimitta ban đầu ấy tiến triển dần dần trở thành đối-tượng uggahanimitta là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vinīlaka phát sinh rõ ở trong tâm.

Khi đối-tượng uggahanimitta đã phát sinh rõ ở trong tâm, hành-giả không nên hướng tâm đến đối-tượng đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vinīlaka bên ngoài nữa, mà chỉ hướng tâm đến đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vinīlaka ấy bên trong tâm mà thôi, tiến triển dần dần trở thành đối-tượng paṭibhā-ganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vinīlaka phát sinh rõ ở trong tâm với upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền sắc-giới, có upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền sắc-giới.

Hành-giả tiếp tục thực-hành hướng tâm đến đối-tượng vinīlakapaṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vinīlaka ấy với tâm-hành tiến triển dần đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền sắc-giới trong sắc-giới lộ-trình-tâm, chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, có appanāsamādhi: An-định trong đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

Ba loại nimitta của đề mục tử-thi vinīlaka

– Đối-tượng parikammanimtta đó là đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vinīlaka đặc biệt có màu tím thâm lẫn với màu đỏ, màu trắng.

– Đối-tượng uggahanimitta đó là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vinīlaka đặc biệt có màu tím thâm lẫn với màu đỏ phát sinh rõ ở trong tâm.

– Đối-tượng paṭibhāganimitta đó là tử-thi bất-tịnh vinīlaka đặc biệt có màu tím thâm lẫn với màu đỏ, màu trắng phát sinh rõ ở trong tâm, không còn đáng ghê tởm nữa, bởi vì tử-thi bất-tịnh vinīlaka ấy giống như tượng sạch sẽ trong sáng.

Mặc dù vậy, hành-giả vẫn cảm thấy tử-thi bất-tịnh vinīlaka ấy thật là đáng ghê tởm.

Tử-thi bất-tịnh vinīlaka là đề-mục thiền-định có tính chất thô, nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi, không thể chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v… được, bởi vì đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vinīlaka này cần đến chi-thiền vitakka: Hướng tâm đến đối-tượng.

Muốn chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v…, hành-giả cần phải thay đổi đề-mục thiền-định khác có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới.

2.3- Đề-Mục Thiền-Định Tử-Thi Vipubbaka

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành-thiền-định với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vipubbaka có nước vàng, mủ chảy ra từ chỗ thịt sình nứt nẻ.

Hành-giả cần phải tìm tử-thi vipubbaka đồng tính với mình, nghĩa là nam hành-giả tìm tử-thi vinīlaka nam hoặc nữ hành-giả tìm tử-thi vinīlaka nữ làm đối-tượng đề-mục thiền-định của mình.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục-thiền-định tử-thi bất-tịnh vipubbaka có nước vàng, mủ chảy ra từ chỗ thịt sình nứt nẻ gọi là đối-tượng parikammanimitta là đề-mục thiền-định ban đầu với parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu trong lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm niệm thầm trong tâm rằng:

“Vipubbakaṃ paṭikūḷaṃ,… Vipubbakaṃ paṭikūḷaṃ, … Vipubbakaṃ paṭikūḷaṃ, … hoặc Tử-thi Vipubbaka này thật là đáng ghê tởm, … Tử-thi Vipubbaka này thật là đáng ghê tởm,…” như vậy.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là parikammasamādhi: Sơ-định trong đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vipubbaka là đối-tượng parikammanimitta ban đầu ấy tiến triển dần dần trở thành đối-tượng uggahanimitta là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vipubbaka phát sinh rõ ở trong tâm.

Khi đối-tượng uggahanimitta đã phát sinh rõ ở trong tâm, hành-giả không nên hướng tâm đến đối-tượng đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vipubbaka bên ngoài nữa, mà chỉ hướng tâm đến đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vipubbaka ấy bên trong tâm mà thôi, tiến triển dần dần trở thành đối-tượng paṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vipubbaka phát sinh rõ ở trong tâm với upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền sắc-giới, có upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền sắc-giới.

Hành-giả tiếp tục thực-hành hướng tâm đến đối-tượng vipubbakapaṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vipubbaka ấy với tâm-hành tiến triển dần đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền sắc-giới trong sắc-giới lộ-trình-tâm, chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, có appanāsamādhi: An-định trong đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

Ba loại nimitta của đề mục tử-thi vipubbaka

– Đối-tượng parikammanimtta đó là đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vipubbaka có nước vàng, mủ chảy ra từ chỗ thịt sình nứt nẻ.

– Đối-tượng uggahanimitta đó là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vipubbaka có nước vàng, mủ chảy ra từ chỗ thịt sình nứt nẻ phát sinh rõ ở trong tâm.

– Đối-tượng paṭibhāganimitta đó là tử-thi bất-tịnh vipubbaka có nước vàng, mủ chảy ra từ chỗ thịt sình nứt nẻ phát sinh rõ ở trong tâm không còn đáng ghê tởm nữa, bởi vì tử-thi bất-tịnh vipubbaka ấy giống như tượng sạch sẽ trong sáng.

Mặc dù vậy, hành-giả vẫn cảm thấy tử-thi bất-tịnh vipubbaka ấy thật là đáng ghê tởm.

Tử-thi bất-tịnh vipubbaka là đề-mục thiền-định có tính chất thô, nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi, không thể chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v… được, bởi vì đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vipubbaka này cần đến chi-thiền vitakka: Hướng tâm đến đối-tượng.

Muốn chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v…, hành-giả cần phải thay đổi đề-mục thiền-định khác có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới.

2.4- Đề-Mục Thiền-Định Tử-Thi Vicchiddaka

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vicchiddaka bị chặt ra làm 2 phần.

Hành-giả cần phải tìm tử-thi vicchiddaka đồng tính với mình, nghĩa là nam hành-giả tìm tử-thi vicchiddaka nam hoặc nữ hành-giả tìm tử-thi vicchiddaka nữ làm đối-tượng đề-mục thiền-định của mình.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vicchiddaka bị chặt ra làm 2 phần gọi là đối-tượng parikammanimitta là đề-mục thiền-định ban đầu với parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu trong lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm niệm thầm trong tâm rằng:

“Vicchiddakaṃ paṭikūḷaṃ,… Vicchiddakaṃ paṭikūḷaṃ, … hoặc Tử-thi Vicchiddaka này thật là đáng ghê tởm,… Tử-thi Vicchiddaka này thật là đáng ghê tởm,…” như vậy.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là parikammasamādhi: Sơ-định trong đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vipubbaka là đối-tượng parikammanimitta ban đầu ấy tiến triển dần dần trở thành đối-tượng uggahanimitta là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vicchiddaka phát sinh rõ ở trong tâm.

Khi đối-tượng uggahanimitta đã phát sinh rõ ở trong tâm, hành-giả không nên hướng tâm đến đối-tượng đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vicchiddaka bên ngoài nữa, mà chỉ hướng tâm đến đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vicchiddaka ấy bên trong tâm mà thôi, tiến triển dần dần trở thành đối-tượng paṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vicchiddaka phát sinh rõ ở trong tâm với upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền sắc-giới, có upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền sắc-giới.

Hành-giả tiếp tục thực-hành hướng tâm đến đối-tượng vicchiddakapaṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vicchiddaka ấy với tâm-hành tiến triển dần đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền sắc-giới trong sắc-giới lộ-trình-tâm, chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, có appanā-samādhi: An-định trong đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

Ba loại nimitta của đề mục tử-thi vicchiddaka

– Đối-tượng parikammanimtta đó là đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vicchiddaka bị chặt ra làm 2 phần.

– Đối-tượng uggahanimitta đó là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vicchiddaka bị chặt ra làm 2 phần phát sinh rõ ở trong tâm.

– Đối-tượng paṭibhāganimitta đó là tử-thi bất-tịnh vicchiddaka bị chặt ra làm 2 phần phát sinh rõ ở trong tâm không còn đáng ghê tởm nữa, bởi vì tử-thi bất-tịnh vicchiddaka ấy giống như tượng sạch sẽ trong sáng.

Mặc dù vậy, hành-giả vẫn cảm thấy tử-thi bất-tịnh vicchiddaka ấy thật là đáng ghê tởm.

Tử-thi bất-tịnh vicchiddaka là đề-mục thiền-định có tính chất thô, nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi, không thể chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v… được, bởi vì đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vicchiddaka này cần đến chi-thiền vitakka: Hướng tâm đến đối-tượng.

Muốn chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v…, hành-giả cần phải thay đổi đề-mục thiền-định khác có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới.

2.5- Đề-Mục Thiền-Định Tử-Thi Vikkhāyitaka

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành-thiền-định với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhā-yitaka bị chim kền kền, quạ, diều hâu, chó sói,… cắn xé ăn bỏ rải rác.

Hành-giả cần phải tìm tử-thi vikkhāyitaka đồng tính với mình, nghĩa là nam hành-giả tìm tử-thi vikkhāyitaka nam hoặc nữ hành-giả tìm tử-thi vikkhāyitaka nữ làm đối-tượng đề-mục thiền-định của mình.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhāyitaka bị chim kền kền, quạ, diều hâu, chó sói,… cắn xé ăn bỏ rải rác gọi là đối-tượng parikammanimitta là đề-mục thiền-định ban đầu với parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu trong lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm niệm thầm trong tâm rằng:

“Vikkhāyitakaṃ paṭikūḷaṃ,…Vikkhāyitakaṃ paṭikūlaṃ ,.. Vikkhāyitakaṃ paṭikūḷaṃ,… hoặc tử-thi Vikkhāyitaka này thật là đáng ghê tởm,…tử-thi Vikkhāyitaka này thật là đáng ghê tởm,…” như vậy.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là parikammasamādhi: Sơ-định trong đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhāyitaka là đối-tượng parikammanimitta ban đầu ấy tiến triển dần dần trở thành đối-tượng uggahanimitta là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhāyitaka phát sinh rõ ở trong tâm.

Khi đối-tượng uggahanimitta đã phát sinh rõ ở trong tâm, hành-giả không nên hướng tâm đến đối-tượng đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhāyitaka bên ngoài nữa, mà chỉ hướng tâm đến đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhāyitaka ấy bên trong tâm mà thôi, tiến triển dần dần trở thành đối-tượng paṭibhāga-nimitta: Quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhāyitaka phát sinh rõ ở trong tâm với upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền sắc-giới, có upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền sắc-giới.

Hành-giả tiếp tục thực-hành hướng tâm đến đối-tượng vikkhāyitakapaṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhāyitaka ấy với tâm-hành tiến triển dần đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền sắc-giới trong sắc-giới lộ-trình-tâm, chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, có appanā-samādhi: An-định trong đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

Ba loại nimitta của đề mục tử-thi vikkhāyitaka

– Đối-tượng parikammanimitta đó là đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhāyitaka bị chim kền kền, quạ, diều hâu, chó sói,… cắn xé ăn bỏ rải rác.

– Đối-tượng uggahanimitta đó là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhāyitaka bị chim kền kền, quạ, diều hâu, chó sói,… cắn xé ăn bỏ rải rác phát sinh rõ ở trong tâm.

– Đối-tượng paṭibhāganimitta đó là tử-thi bất-tịnh vikkhāyitaka bị chim kền kền, quạ, diều hâu, chó sói,… cắn xé ăn bỏ rải rác phát sinh rõ ở trong tâm, không còn đáng ghê tởm nữa, bởi vì tử-thi bất-tịnh vikkhāyitaka ấy giống như tượng sạch sẽ trong sáng.

Mặc dù vậy, hành-giả vẫn cảm thấy tử-thi bất-tịnh vikkhāyitaka ấy thật là đáng ghê tởm.

Tử-thi bất-tịnh vikkhāyitaka là đề-mục thiền-định có tính chất thô, nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi, không thể chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v… được, bởi vì đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhāyitaka này cần đến chi-thiền vitakka: Hướng tâm đến đối-tượng.

Muốn chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v…, hành-giả cần phải thay đổi đề-mục thiền-định khác có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới.

2.6- Đề-Mục Thiền-Định Tử-Thi Vikkhittaka

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhittaka như tay, chân, đầu, mình,… bị vất bỏ rải rác mọi hướng.

Hành-giả cần phải tìm tử-thi vikkhittaka đồng tính với mình, nghĩa là nam hành-giả tìm tử-thi vikkhittaka nam hoặc nữ hành-giả tìm tử-thi vikkhittaka nữ làm đối-tượng đề-mục thiền-định của mình.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhittaka như tay, chân, đầu, mình,… bị vất bỏ rải rác mọi hướng gọi là đối-tượng parikammanimitta là đề-mục thiền-định ban đầu với parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu trong lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm niệm thầm trong tâm rằng:

“Vikkhittakaṃ paṭikūḷaṃ,…Vikkhittakaṃ paṭikūḷaṃ,… Vikkhittakaṃ paṭikūḷaṃ,… hoặc tử-thi Vikkhittaka này thật là đáng ghê tởm,… tử thi Vikkhittaka này thật là đáng ghê tởm,…” như vậy.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là parikammasamādhi: Sơ-định trong đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhittaka là đối-tượng parikammanimitta ban đầu ấy tiến triển dần dần trở thành đối-tượng uggahanimitta là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhittaka phát sinh rõ ở trong tâm.

Khi đối-tượng uggahanimitta đã phát sinh rõ ở trong tâm, hành-giả không nên hướng tâm đến đối-tượng đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhittaka bên ngoài nữa, mà chỉ hướng tâm đến đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhittaka ấy bên trong tâm mà thôi, tiến triển dần dần trở thành đối-tượng paṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhittaka phát sinh rõ ở trong tâm với upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền sắc-giới, có upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền sắc-giới.

Hành-giả tiếp tục thực-hành hướng tâm đến đối-tượng vikkhittakapaṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhittaka ấy với tâm-hành tiến triển dần đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền sắc-giới trong sắc-giới lộ-trình-tâm, chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, có appanāsamādhi: An-định trong đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

Ba loại nimitta của đề mục tử-thi vikkhittaka

– Đối-tượng parikammanimtta đó là đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhittaka như tay, chân, đầu, mình, … bị vất bỏ rải rác mọi hướng.

– Đối-tượng uggahanimitta đó là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhittaka như tay, chân, đầu, mình,… bị vất bỏ rải rác mọi hướng phát sinh rõ ở trong tâm.

– Đối-tượng paṭibhāganimitta đó là tử-thi bất-tịnh vikkhittaka như tay, chân, đầu, mình, … bị vất bỏ rải rác mọi hướng phát sinh rõ ở trong tâm, không còn đáng ghê tởm nữa, bởi vì tử-thi bất-tịnh vikkhittaka ấy giống như tượng sạch sẽ trong sáng.

Mặc dù vậy, hành-giả vẫn cảm thấy tử-thi bất-tịnh vikkhittaka ấy thật là đáng ghê tởm.

Tử-thi bất-tịnh vikkhittaka là đề-mục thiền-định có tính chất thô, nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi, không thể chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v… được, bởi vì đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh vikkhittaka này cần đến chi-thiền vitakka: Hướng tâm đến đối-tượng.

Muốn chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v…, hành-giả cần phải thay đổi đề-mục thiền-định khác có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới.

2.7- Đề-Mục Thiền-Định Tử-Thi Hatavikkhittaka

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh hata-vikkhittaka bị đâm bằng giáo, bị chặt bằng dao ra thành nhiều mảnh bỏ rải rác khắp mọi nơi.

Hành-giả cần phải tìm tử-thi hatavikkhittaka đồng tính với mình, nghĩa là nam hành-giả tìm tử-thi hatavikkhittaka nam hoặc nữ hành-giả tìm tử-thi hatavikkhittaka nữ làm đối-tượng đề-mục thiền-định của mình.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, với đề-mục-thiền-định tử-thi bất-tịnh hatavikkhittaka bị đâm bằng giáo, bị chặt bằng dao ra thành nhiều mảnh bỏ rải rác khắp mọi nơi gọi là đối-tượng parikammanimitta là đề-mục thiền-định ban đầu với parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu trong lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javana-citta) dục-giới thiện-tâm niệm thầm trong tâm rằng:

“Hatavikkhittakaṃ paṭikūḷaṃ, … Hatavikkhittakaṃ paṭikūḷaṃ, … Hatavikkhittakaṃ paṭikūḷaṃ, … hoặc tử-thi Hatavikkhittaka này thật là đáng ghê tởm, … tử-thi Hatavikkhittaka này thật là đáng ghê tởm, …” như vậy.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là parikammasamādhi: Sơ-định trong đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh hatavikkhittaka là đối-tượng parikamma-nimitta ban đầu ấy tiến triển dần dần trở thành đối-tượng uggahanimitta là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh hatavikkhittaka phát sinh rõ ở trong tâm.

Khi đối-tượng uggahanimitta đã phát sinh, hành-giả không nên hướng tâm đến đối-tượng đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh hatavikkhittaka bên ngoài nữa, mà chỉ hướng tâm đến đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh hatavikkhittaka ấy bên trong tâm mà thôi, tiến triển dần dần trở thành đối-tượng paṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh hatavikkhittaka phát sinh rõ ở trong tâm với upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền sắc-giới, có upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền sắc-giới.

Hành-giả tiếp tục thực-hành hướng tâm đến đối-tượng hatavikkhittakapaṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh hatavikkhittaka ấy với tâm-hành tiến triển dần đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền sắc-giới trong sắc-giới lộ-trình-tâm, chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, có appanā-samādhi: An-định trong đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

Ba loại nimitta của đề mục tử-thi hatavikkhittaka

– Đối-tượng parikammanimitta đó là đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh hatavikkhittaka bị đâm bằng giáo, bị chặt bằng dao ra thành nhiều mảnh bỏ rải rác khắp nơi.

– Đối-tượng uggahanimitta đó là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh hatavikkhittaka bị đâm bằng giáo, bị chặt bằng dao ra thành nhiều mảnh bỏ rải rác khắp mọi nơi phát sinh rõ ở trong tâm.

– Đối-tượng paṭibhāganimitta đó là tử-thi bất-tịnh hatavikkhittaka bị đâm bằng giáo, bị chặt bằng dao ra thành nhiều mảnh bỏ rải rác khắp mọi nơi phát sinh rõ ở trong tâm, không còn đáng ghê tởm nữa, bởi vì tử-thi bất-tịnh hatavikkhittaka ấy giống như tượng sạch sẽ trong sáng.

Mặc dù vậy, hành-giả vẫn cảm thấy tử-thi bất-tịnh hatavikkhittaka ấy thật là đáng ghê tởm.

Tử-thi bất-tịnh hatavikkhittaka là đề-mục thiền-định có tính chất thô, nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi, không thể chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v… được, bởi vì đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh hatavikkhittaka này cần đến chi-thiền vitakka: Hướng tâm đến đối-tượng.

Muốn chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v…, hành-giả cần phải thay đổi đề-mục thiền-định khác có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới.

2.8- Đề-Mục Thiền-Định Tử-Thi Lohitaka

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh lohitaka có máu chảy từ các phần của tử-thi thấm ướt đầy máu.

Hành-giả cần phải tìm tử-thi lohitaka đồng tính với mình, nghĩa là nam hành-giả tìm tử-thi lohitaka nam hoặc nữ hành-giả tìm tử-thi lohitaka nữ làm đối-tượng đề-mục thiền-định của mình.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh lohitaka có máu chảy từ các phần của tử-thi thấm ướt đầy máu gọi là đối-tượng parikammanimitta là đề-mục thiền-định ban đầu với parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu trong lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm niệm thầm trong tâm rằng:

“Lohitakaṃ paṭikūḷaṃ, … Lohitakaṃ paṭikūḷaṃ, … Lohitakaṃ paṭikūḷaṃ, … hoặc tử-thi Lohitaka này thật là đáng ghê tởm, … tử-thi Lohitaka này thật là đáng ghê tởm,…” như vậy.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là parikammasamādhi: Sơ-định trong đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh lohitaka là đối-tượng parikammanimitta ban đầu ấy tiến triển dần dần trở thành đối-tượng uggahanimitta là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh lohitaka phát sinh rõ ở trong tâm.

Khi đối-tượng uggahanimitta đã phát sinh, hành-giả không nên hướng tâm đến đối-tượng đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh lohitaka bên ngoài nữa, mà chỉ hướng tâm đến đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh lohitaka ấy bên trong tâm mà thôi, tiến triển dần dần trở thành đối-tượng paṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh lohitaka phát sinh rõ ở trong tâm với upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền sắc-giới, có upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền sắc-giới.

Hành-giả tiếp tục thực-hành hướng tâm đến đối-tượng lohitakapaṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh lohitaka ấy với tâm hành tiến triển dần đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền sắc-giới trong sắc-giới lộ-trình-tâm, chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, có appanā-samādhi: An-định trong đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

Ba loại nimitta của đề mục tử-thi lohitaka

– Đối-tượng parikammanimitta đó là đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh lohitaka có máu chảy từ các phần của tử-thi thấm ướt đầy máu.

– Đối-tượng uggahanimitta đó là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh lohitaka có máu chảy từ các phần của tử-thi thấm ướt đầy máu phát sinh rõ ở trong tâm.

– Đối-tượng paṭibhāganimitta đó là tử-thi bất-tịnh lohitaka có máu chảy từ các phần của tử-thi thấm ướt đầy máu phát sinh rõ ở trong tâm, không còn đáng ghê tởm nữa, bởi vì tử-thi bất-tịnh lohitaka ấy giống như tượng sạch sẽ trong sáng.

Mặc dù vậy, hành-giả vẫn cảm thấy tử-thi bất-tịnh lohitaka ấy thật là đáng ghê tởm.

Tử-thi bất-tịnh lohitaka là đề-mục thiền-định có tính chất thô, nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi, không thể chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v… được, bởi vì đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh lohitaka này cần đến chi-thiền vitakka: Hướng tâm đến đối-tượng.

Muốn chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v…, hành-giả cần phải thay đổi đề-mục thiền-định khác có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới.

2.9- Đề-Mục Thiền-Định Tử-Thi Puḷuvaka

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành-thiền-định với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh puḷuvaka có nhiều giòi bò ra từ tử-thi.

Hành-giả cần phải tìm tử-thi puḷuvaka đồng tính với mình, nghĩa là nam hành-giả tìm tử-thi puḷuvaka nam hoặc nữ hành-giả tìm tử-thi puḷuvaka nữ làm đối-tượng đề-mục thiền-định của mình.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh puḷuvaka có nhiều giòi bò ra từ tử-thi gọi là đối-tượng parikammanimitta là đề-mục thiền-định ban đầu với parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu trong lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm niệm thầm trong tâm rằng:

“Puḷuvakaṃ paṭikūḷaṃ, … Puḷuvakaṃ paṭikūḷaṃ, … Puḷuvakaṃ paṭikūḷaṃ, … hoặc tử-thi Puḷuvaka này thật là đáng ghê tởm, … tử-thi Puḷuvaka này thật là đáng ghê tởm, …” như vậy.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là parikammasamādhi: Sơ-định trong đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh puḷuvaka là đối-tượng parikammanimitta ban đầu ấy tiến triển dần dần trở thành đối-tượng uggahanimitta là thô-ảnh tương-tự như đề-mục-thiền-định tử-thi bất-tịnh puḷuvaka phát sinh rõ ở trong tâm.

Khi đối-tượng uggahanimitta đã phát sinh rõ ở trong tâm, hành-giả không nên hướng tâm đến đối-tượng đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh puḷuvaka bên ngoài nữa, mà chỉ hướng tâm đến đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh puḷuvaka ấy bên trong tâm mà thôi, tiến triển dần dần trở thành đối-tượng paṭi-bhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh puḷuvaka phát sinh rõ ở trong tâm với upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền sắc-giới, có upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền sắc-giới.

Hành-giả tiếp tục thực-hành hướng tâm đến đối-tượng puḷuvakapaṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh puḷuvaka ấy với tâm-hành tiến triển dần đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền sắc-giới trong sắc-giới lộ-trình-tâm, chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, có appanāsamādhi: An-định trong đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

Ba loại nimitta của đề mục tử-thi puḷuvaka

– Đối-tượng parikammanimtta đó là đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh puḷuvaka có nhiều giòi bò ra từ tử-thi.

– Đối-tượng uggahanimitta đó là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh puḷuvaka có nhiều giòi bò ra từ tử-thi phát sinh rõ ở trong tâm.

– Đối-tượng paṭibhāganimitta đó là tử-thi bất-tịnh puḷuvaka có nhiều giòi bò ra từ tử-thi phát sinh rõ ở trong tâm, không còn đáng ghê tởm nữa, bởi vì tử-thi bất-tịnh puḷuvaka ấy giống như tượng sạch sẽ trong sáng.

Mặc dù vậy, hành-giả vẫn cảm thấy tử-thi bất-tịnh puḷuvaka ấy thật là đáng ghê tởm.

Tử-thi bất-tịnh puḷuvaka là đề-mục thiền-định có tính chất thô, nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi, không thể chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v… được, bởi vì đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh puḷuvaka này cần đến chi-thiền vitakka: Hướng tâm đến đối-tượng.

Muốn chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v…, hành-giả cần phải thay đổi đề-mục thiền-định khác có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới.

2.10- Đề-Mục Thiền-Định Tử-Thi Aṭṭhika

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành-thiền-định với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh aṭṭhika chỉ còn bộ xương mà thôi. Hành-giả cần phải tìm tử-thi aṭṭhika làm đối-tượng đề-mục thiền-định.

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh aṭṭhika chỉ còn bộ xương mà thôi gọi là đối-tượng parikammanimitta là đề-mục thiền-định ban đầu với parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu trong lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm niệm thầm trong tâm rằng:

“Aṭṭhikaṃ paṭikūḷaṃ, … Aṭṭhikaṃ paṭikūḷaṃ, … Aṭṭhikaṃ paṭikūḷaṃ, … hoặc tử-thi aṭṭhika này thật là đáng ghê tởm, … tử-thi aṭṭhika này thật là đáng ghê tởm, …” như vậy.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là parikammasamādhi: Sơ-định trong đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh aṭṭhika là đối-tượng parikammanimitta ban đầu ấy tiến triển dần dần trở thành đối-tượng uggahanimitta là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh aṭṭhika phát sinh rõ ở trong tâm.

Khi đối-tượng uggahanimitta đã phát sinh rõ ở trong tâm, hành-giả không nên hướng tâm đến đối-tượng đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh aṭṭhika bên ngoài nữa, mà chỉ hướng tâm đến đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh aṭṭhika ấy bên trong tâm mà thôi, tiến triển dần dần trở thành đối-tượng paṭi-bhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh aṭṭhika phát sinh rõ ở trong tâm với upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền sắc-giới, có upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền sắc-giới.

Hành-giả tiếp tục thực-hành hướng tâm đến đối-tượng aṭṭhikapaṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh aṭṭhika ấy với tâm-hành tiến triển dần đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền sắc-giới trong sắc-giới lộ-trình-tâm, chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, có appanāsamādhi: An-định trong đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

Ba loại nimitta của đề mục tử-thi aṭṭhika

– Đối-tượng parikammanimtta đó là đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh aṭṭhika chỉ còn bộ xương mà thôi.

– Đối-tượng uggahanimitta đó là thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh aṭṭhika chỉ còn bộ xương mà thôi phát sinh rõ ở trong tâm.

– Đối-tượng paṭibhāganimitta đó là tử-thi bất-tịnh aṭṭhika chỉ còn bộ xương mà thôi phát sinh rõ ở trong tâm, không còn đáng ghê tởm nữa, bởi vì tử-thi bất-tịnh aṭṭhika ấy giống như tượng sạch sẽ trong sáng.

Mặc dù vậy, hành-giả vẫn cảm thấy tử-thi bất-tịnh aṭṭhika ấy thật là đáng ghê tởm.

Tử-thi bất-tịnh aṭṭhika là đề-mục thiền-định có tính chất thô, nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi, không thể chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v… được, bởi vì đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh aṭṭhika này cần đến chi-thiền vitakka: Hướng tâm đến đối-tượng.

Muốn chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v…, hành-giả cần phải thay đổi đề-mục thiền-định khác có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới.

Tính-chất của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh

10 đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh (asubha) này là những đối-tượng có tính-chất thô, nên chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi.

Tiền-kiếp chứng đắc thiền sắc-giới

– Nếu hành-giả là người đã từng chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh này trong tiền-kiếp gần kiếp hiện-tại, thì khi hành-giả hướng tâm đến tử-thi bất-tịnh nào làm đối-tượng đề-mục thiền-định gọi là parikammanimitta: Đối-tượng đề-mục thiền-định ban đầu, với parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu trong lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm niệm thầm trong tâm đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy, thì đối-tượng uggahanimitta: Thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy mau chóng phát sinh rõ ở trong tâm.

Khi đối-tượng uggahanimitta đã phát sinh rõ ở trong tâm, hành-giả không nên hướng tâm đến đối-tượng đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy bên ngoài nữa, mà chỉ hướng tâm đến đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy bên trong tâm mà thôi, tiến triển dần dần trở thành đối-tượng paṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy phát sinh rõ ở trong tâm với upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền sắc-giới, có upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền sắc-giới.

Hành-giả tiếp tục thực-hành hướng tâm đến đối-tượng paṭibhāganimitta là quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy với tâm-hành tiến triển dần đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền sắc-giới trong sắc-giới lộ-trình-tâm, chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, có appanāsamādhi: An-định trong đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy một cách dễ dàng.

Ngoài ra, đối với các hành-giả khác thực-hành pháp-hành thiền-định khi hướng tâm đến đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh nào thì đối-tượng uggahanimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy cũng có thể chậm phát sinh rõ ở trong tâm, nhưng không chắc chắn.

– Nếu trường hợp hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh nào trong một thời gian lâu, mà chưa thấy đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy phát sinh rõ ở trong tâm, thì hành-giả nên quán xét đề-mục tử-thi bất-tịnh ấy bằng 6 cách như sau:

1- Vaṇṇato: Quán xét màu sắc nên biết rõ tử-thi ấy là người da vàng, da trắng, da đen.

2- Liṅgato: Quán xét 3 thời nên biết rõ tử-thi ấy thuộc thời ấu niên hoặc thời trung niên hoặc thời lão niên.

3- Saṇṭhānato: Quán xét bộ phận nên biết rõ mỗi bộ phận của tử-thi ấy: Đầu, cổ, ngực, tay, chân, v.v…

4- Disato: Quán xét về hướng nên biết rõ tử-thi ấy từ lỗ rún trở lên là phần trên, từ lỗ rún trở xuống là phần dưới. Hoặc biết rõ rằng: “Ta đứng phía này, tử-thi nằm phía kia.”

5- Okāsato: Quán xét nơi chốn nên biết rõ tử-thi ấy rằng: Đầu, mình, tay, chân, v.v… ở nơi ấy. Hoặc biết rõ rằng: “Ta đứng nơi này, tử-thi nằm nơi kia.”

6- Paricchedato: Quán xét mỗi phần nên biết rõ phần trên đỉnh tử-thi ấy đến tóc, phần dưới cùng tử-thi ấy đến bàn chân, toàn phần tử-thi có da bao bọc.

Dù hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy, đã quán xét về 6 cách như vậy, vẫn chưa thấy đối-tượng uggahanimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy phát sinh rõ ở trong tâm.

Vậy, hành-giả nên quán xét đề mục tử-thi bất-tịnh ấy bằng 5 cách nữa như sau:

1- Sandhito: Quán xét chỗ kết nối nên biết rõ rằng: Tử-thi ấy có 14 chỗ kết nối chính là tay phải có 3 chỗ, tay trái có 3 chỗ, chân phải có 3 chỗ, chân trái có 3 chỗ, cổ 1 chỗ, và eo 1 chỗ.

2- Vivarato: Quán xét nơi có lỗ nên biết rõ rằng: Đó là lỗ mắt, lỗ tai, lỗ mũi, lỗ miệng, mở miệng, ngậm miệng, v.v…

3- Ninnato: Quán xét chỗ lõm nên biết rõ rằng: Đó là chỗ lõm sâu mắt, chỗ lõm sâu cổ, chỗ lõm sâu miệng, … Hoặc biết rõ rằng: Ta đứng chỗ cao, tử-thi nằm chỗ thấp.

4- Thalato: Quán xét bề mặt nên biết rõ rằng: Chỗ lồi ấy là đầu gối, trán, ngực,… Hoặc biết rõ rằng: Ta đứng chỗ cao, tử-thi nằm chỗ thấp.

5- Samantato: Quán xét toàn thể nên biết rõ toàn phần tử-thi, nếu nhận thấy rõ tử-thi thuộc loại nào thì hướng tâm đến loại tử-thi ấy.

Ví dụ: Tử-thi Uddhumātaka, hoặc tử-thi Vinīlaka, hoặc tử-thi Vipubbaka, v.v… với parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu trong lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm niệm thầm trong tâm rằng: Uddhumātakaṃ paṭikūḷaṃ, … hoặc Vinīlakaṃ paṭikūḷaṃ, … hoặc Vipubbakaṃ paṭikūḷaṃ, v.v…

Xem xét tử-thi bất-tịnh

Khi hành-giả đứng xem xét tử-thi bất-tịnh, không nên đứng dưới gió, cũng không nên đứng phía trên đầu tử-thi hoặc đứng phía dưới chân tử-thi. Hành-giả nên đứng giữa cách tử-thi một khoảng, không nên gần hoặc xa tử-thi bất-tịnh ấy.

Nếu hành-giả có tánh hay sợ tử-thi khi thực-hành pháp hành thiền-định đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh, thì đối-tượng uggahanimitta dễ phát sinh hơn hành-giả không có tánh sợ tử-thi.

Vì vậy, nếu muốn sắp đặt hoặc di chuyển tử-thi ấy thì hành-giả nên nhờ những người khác đến giúp làm việc ấy. Còn hành-giả tuyệt nhiên không đụng chạm đến tử-thi ấy, bởi vì thường đụng chạm đến tử-thi thì tánh sợ tử-thi không còn nữa.

Nếu không sợ tử-thi thì đối-tượng uggahanimitta khó phát sinh rõ ở trong tâm. Ví như những người làm nghề liên quan đến tử-thi, thường tiếp xúc với tử-thi trải qua thời gian lâu, nhưng không hề có đối-tượng uggaha-nimitta phát sinh trong tâm của họ.

Uggahanimitta có hại đối với người hay sợ

Đối với hành-giả có tánh hay sợ “ma” và không hiểu biết rõ về đối-tượng uggahanimitta thô-ảnh tương-tự như đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh như thế nào, nên sau khi đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh phát sinh rõ ở trong tâm, khi hành-giả đi, đứng, ngồi, nằm lúc nào cũng thấy rõ tử-thi ấy phát sinh trong tâm như dính liền với mắt.

Thật ra, đó là kết quả tốt của pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy của mình, nhưng vì tự mình không hiểu biết đúng đắn như vậy, nên hành-giả phát sinh tâm sợ hãi nghĩ rằng:

“Ta đang bị ‘ma’ theo bên mình.”

Do đó, hành-giả ngủ không được, phát sinh bệnh.

Để tránh sự tai hại, hành-giả có tánh hay sợ “ma”, nếu có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành thiền-định đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh nào thì hành-giả cần phải gần gũi, thân cận với vị Thiền sư chỉ dạy cho hiểu biết rành rẽ về 3 loại nimitta là đối-tượng parikammanimitta, đối-tượng uggahanimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta của mỗi đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy.

Dù vậy, đối với hành-giả có tánh hay sợ, khi thực-hành pháp-hành thiền-định đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy, hành-giả cũng nên gần gũi, thân cận với vị Thiền sư, nếu khi đối-tượng uggahanimitta thô-ảnh tương-tự của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy phát sinh rõ ở trong tâm thì hành-giả nên thưa trình pháp ấy cho vị Thiền sư biết, để được chỉ dạy phương-pháp tiếp tục thực-hành làm cho đối-tượng uggahanimitta tiến triển tốt trở nên đối-tượng paṭibhāganimitta để chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới.

* Sự khác biệt giữa đối-tượng parikammanimitta với đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh như thế nào?

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh dễ nhầm lẫn giữa đối-tượng parikammanimitta với đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy như sau:

– Đối-tượng parikammanimitta là đề-mục thiền-định ban đầu mà hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy, hành-giả đứng mở mắt nhìn xem xét kỹ lưỡng từng bộ phận của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy, rồi ghi nhớ rõ ràng toàn bộ phận tử-thi bất-tịnh trong tâm, đó chưa phải là đối-tượng uggahanimitta của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy, mà chỉ là tưởng tâm-sở (saññācetasita) ghi nhớ đến đối-tượng quá-khứ của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy mà thôi, nên còn là đối-tượng parikammanimitta.

– Đối-tượng uggahanimitta là đối-tượng thô-ảnh tương-tự của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy phát sinh rõ ở trong tâm, dù hành-giả đi, đứng, ngồi, nằm lúc nào đối-tượng thô-ảnh tương-tự của đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy cũng hiện rõ trong tâm mà không phải nhớ tưởng đến đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy.

Đề-mục tử-thi bất-tịnh với đối-tượng uggahanimitta

Trong 10 đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh chia ra 2 loại:

1- Tử-thi bất-tịnh thật đáng ghê tởm nhiều.

2- Tử-thi bất-tịnh thật đáng ghê tởm ít.

* Đối với hành-giả, nếu đề-mục thiền-định tử-thi bất tịnh nào thật đáng ghê tởm nhiều thì đối-tượng uggaha-nimitta dễ phát sinh rõ ở trong tâm.

* Đối với hành-giả, nếu đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh nào thật đáng ghê tởm ít thì đối-tượng uggaha-nimitta khó phát sinh rõ ở trong tâm.

Một cách khác, đề-mục bất-tịnh (asubha) có 2 loại:

– Đề-mục bất-tịnh (asubha) không có sinh-mạng đó là 10 đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh dễ phát sinh đối-tượng uggahanimitta.

– Đề-mục bất-tịnh (asubha) có sinh-mạng đó là thân thể của mình và của người khác khó phát sinh đối-tượng uggahanimitta. Ví dụ như:

– Khi bộ phận trong thân thể bị sưng lên do nguyên nhân nào đó, hành-giả niệm tưởng rằng:

Đó là đề-mục thiền-định bất-tịnh uddhumātaka.

– Khi bộ phận trong thân thể bị thương chảy máu, bị nổi ung nhọt máu mủ chảy ra, hành-giả niệm tưởng rằng:

Đó là đề-mục thiền-định bất-tịnh vipubbaka.

– Khi thân thể bị đứt chân, đứt tay,… do nguyên nhân nào đó, hành-giả niệm tưởng rằng:

Đó là đề-mục thiền-định bất-tịnh vicchiddaka.

– Khi bị tai nạn có nhiều thương tích làm cho máu chảy thấm ướt thân thể, hành-giả niệm tưởng rằng:

Đó là đề-mục thiền-định bất-tịnh lohitaka, v.v…

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục-thiền-định bất-tịnh có sinh-mạng đó là thân thể của mình và của người khác khi đang còn sống, tuy khó phát sinh đối-tượng uggahanimitta, nhưng chư bậc thiện-trí thường thực-hành những đề-mục thiền-định bất-tịnh này.

Cho nên, đề-mục thiền-định bất-tịnh này không chỉ con người sau khi chết, mà còn khi con người đang sống cũng làm đề-mục thiền-định bất-tịnh được.

Thật vậy, thân thể con người vốn là bất-tịnh, không tốt đẹp, đầy ô trọc, thật đáng nhàm chán.

Sở dĩ không nhìn thấy thân thể con người bất-tịnh như vậy, là vì nhìn thấy bên ngoài thân hình con người bị che kín bởi y phục, đồ trang sức quý giá.

Nếu có trí-tuệ thấu suốt lộn ngược bên trong thân ra bên ngoài, bên ngoài thân vào bên trong thì thân thể con người này sẽ như thế nào?

Vì vậy, bậc thiện-trí có trí-tuệ sáng suốt thấy rõ, biết rõ sự thật của thân này bất-tịnh, đầy ô trọc, ngay khi thân này còn sinh-mạng.

Nhận xét về đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh

Đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới mà thôi, bởi vì đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh này là đối-tượng thô, luôn luôn cần đến chi-thiền vitakka: Hướng tâm đến đề-mục thiền-định, nên hành-giả sau khi đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới rồi, muốn chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, hành-giả cần phải thay đổi đề-mục thiền-định khác có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới, v.v…

Nếu hành-giả sau khi chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới với đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh này rồi, không muốn thay đổi sang đề-mục thiền-định khác, thì hành-giả xem xét đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh ấy có màu sắc nào hiện rõ ràng nhất, sử dụng màu sắc ấy trở thành đề-mục thiền-định vaṇṇakasiṇa.

Ví dụ: Màu xanh …

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định màu xanh gọi là nīlakasiṇa mà phương-pháp thực-hành để chứng đắc các thiền sắc-giới bậc cao giống như đề-mục thiền-định nīlakasiṇa đã trình bày trong phần vaṇṇakasiṇa.

Đề-mục-tử-thi bất-tịnh có 2 pháp-hành

Tử-thi bất-tịnh (asubha) là đối-tượng của 2 pháp hành: Pháp-hành thiền-định và pháp-hành thiền-tuệ.

– Pháp-hành thiền-định: Tử-thi bất-tịnh (asubha) có 10 đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh như đã được trình bày trong phần trước.

– Pháp-hành thiền-tuệ: Tử-thi bất-tịnh (asubha) có 9 đối-tượng được Đức-Phật thuyết giảng trong phần thân niệm-xứ trong bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta (kinh Đại-tứ-niệm-xứ) phần Kāyānupassanā navasivathikapabba.

Chín đối-tượng tử-thi bất-tịnh (asubha) trong phần thân niệm-xứ thuộc về sắc-pháp có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền-não, mọi tham-ái, trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, chấm dứt khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

(Xong 10 đề-mục thiền-định tử-thi bất-tịnh)

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app