Nội Dung Chính

PHÁP HÀNH THIỀN ĐỊNH QUYỂN 9

GIẢNG GIẢI 40 ĐỀ MỤC THIỀN ĐỊNH

Đề-Mục Thiền-Định Vô-Lượng-Tâm (Appamaññā)

1- Đề-mục niệm rải tâm-từ (mettā) đến chúng-sinh vô-lượng.

2- Đề-mục niệm rải tâm-bi (karuṇā) đến chúng-sinh vô-lượng.

3- Đề-mục niệm rải tâm-hỷ (muditā) đến chúng-sinh vô-lượng.

4- Đề-mục niệm rải tâm-xả (upekkhā) đến chúng-sinh vô-lượng.

Đó là 4 đề-mục vô-lượng-tâm (appamaññā) là pháp-hành thiền-định.

Định nghĩa: Appamaññā

Appamāṇesu sattesu bhavāti: Appamaññā.

Thiện-tâm phát triển đến chúng-sinh vô-lượng, không có giới hạn, gọi là appamaññā.

Hành-giả thực-hành đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm:

– Đề-mục niệm rải tâm-từ đến chúng-sinh vô-lượng.

– Đề-mục niệm rải tâm-bi đến chúng-sinh vô-lượng.

– Đề-mục niệm rải tâm-hỷ đến chúng-sinh vô-lượng.

– Đề-mục niệm rải tâm-xả đến chúng-sinh vô-lượng.

Đề-mục tứ vô-lượng-tâm, khi bắt đầu thực-hành, hành-giả chỉ có thể chọn 1 trong 3 đề-mục vô-lượng-tâm là đề-mục niệm rải tâm-từ đến chúng-sinh vô-lượng hoặc đề-mục niệm rải tâm-bi đến chúng-sinh vô-lượng hoặc đề-mục niệm rải tâm-hỷ đến chúng-sinh vô-lượng, dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm xong, rồi tiếp theo thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến chúng-sinh vô-lượng, để chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm.

Nếu khi hành-giả thực-hành niệm rải tâm-từ, hoặc niệm rải tâm-bi, hoặc niệm rải tâm-hỷ, hoặc niệm rải tâm-xả đến chúng-sinh có giới hạn, đến nơi chốn có giới hạn thì không gọi là thực-hành đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm, không thể chứng đắc các bậc thiền sắc-giới, chỉ gọi là niệm rải tâm-từ, niệm rải tâm-bi, niệm rải tâm-hỷ, niệm rải tâm-xả bình thường mà thôi.

Mặc dù hành-giả niệm rải tâm-từ, niệm rải tâm-bi, niệm rải tâm-hỷ, niệm rải tâm-xả như vậy cũng có được quả báu lớn lao trong kiếp hiện-tại, hành-giả thân tâm thường được an-lạc, được các chúng-sinh yêu mến.

Kiếp vị-lai, sau khi hành-giả chết, dục-giới thiện-nghiệp ấy sẽ cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc cao quý.

Appamaññā: Đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm có tên gọi là Brahmavihāra, bởi vì hành-giả nào đang thực-hành đề-mục vô-lượng-tâm nào, hành-giả ấy có thiện-tâm như vị phạm-thiên. Định nghĩa:

“Brahmānaṃ vihāro’ti Brahmavihāro.”

Thực-hành đề-mục vô-lượng-tâm nào, hành-giả có thiện-tâm như vị phạm-thiên. Vì vậy, đề-mục vô-lượng-tâm ấy gọi là brahmavihāra.

Ý nghĩa khác như:

Brahmavihāra: Sự thực-hành của bậc cao thượng.

“Brahmānaṃ (seṭṭhānaṃ) vihāro (seṭṭhabhūto)’ti Brahmavihāro.”

Đời sống cao thượng với vô-lượng-tâm của bậc cao thượng, gọi là brahmavihāra.

Giảng giải 4 đề-mục thiền-định vô-lượng-tâm (appamaññā)

4.1- Đề-mục thiền-định niệm rải tâm-từ (mettā)

Đề-mục thiền-định niệm rải tâm-từ là đề-mục thiền-định chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi, bởi vì đề-mục thiền-định niệm rải tâm-từ cần có chi-thiền lạc (sukha), nên không có thể chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm.

Mettā: Tâm-từ thương yêu chúng-sinh

Định nghĩa: “Mejjati sinehatī’ti mettā.”

Đại-thiện-tâm nào thương yêu chúng-sinh, mong ước điều an lành đến tất cả chúng-sinh, thiện-tâm ấy gọi là mettā: Tâm-từ, có chi-pháp là adosacetasika: Vô-sân tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm có đối-tượng là piyamanāpasattapaññatti: Chúng-sinh đáng yêu, đáng kính.

Piyamanāpapuggala: Người đáng yêu, đáng kính có 2 nhóm người:

1- Nhóm người đáng yêu, đáng kính bình thường.

2- Nhóm người đáng yêu, đáng kính làm đối-tượng của pháp-hành thiền-định đề-mục niệm rải tâm-từ.

Ban đầu hành-giả thực-hành niệm rải tâm-từ đến đối-tượng nhóm người đáng yêu, đáng kính bình thường, khi tiến triển đến tâm-hành cận-định (upacārabhāvanā), rồi hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-từ đến đối-tượng tất cả chúng-sinh không thương không ghét gồm cả những kẻ thù cũng được ghép chung vào nhóm người đáng yêu, đáng kính bình thường ấy, tâm sân không phát sinh, mà chỉ có tâm-từ vô sân (adosacetasika) phát sinh mà thôi.

– Nếu trường hợp vô-sân tâm-sở (adosacetasika) đồng sinh với dục-giới thiện-tâm trong khi lễ bái Tam-bảo, tụng kinh, nghe pháp, làm các phước-thiện, v.v… không có đối-tượng piyamanāpasattapaññatti: Chúng-sinh đáng yêu, đáng kính thì không gọi là tâm-từ (mettā).

Tâm-từ (mettā): Thương yêu, quý mến mọi người, mong ước những điều an lành đến mọi người, có 2 loại tâm-từ:

1- Mettā adosa: Tâm-từ vô-sân là thương yêu, quý mến, mong ước những điều an lành với đại-thiện-tâm trong sạch không chấp thủ rằng: “Người này là cha tôi, mẹ tôi, thầy, cô giáo, anh chị em, vợ, chồng, con cái, bà con thân quyến, bạn hữu, người thân của tôi, v.v… nào cả.”

Dù người ấy đi nơi khác, hoặc chết, người có tâm-từ vô sân cũng không phát sinh tâm thương tiếc, buồn khổ.

Đó là tâm-từ thật có chi-pháp là vô-sân tâm-sở (adosacetasika).

2- Taṇhāpema: Tham-ái yêu thương là yêu thương, quý mến đến mọi người với tâm tham-ái chấp thủ rằng: “Người này là cha tôi, mẹ tôi, thầy, cô giáo, anh chị em, vợ, chồng, con cái, bà con thân quyến, bạn hữu, người thân của tôi, v.v…”

Khi người thân ấy đi nơi khác, hoặc chết, người có tham-ái yêu thương phát sinh tâm thương tiếc, buồn khổ, khóc than thảm thiết.

Đó là tâm-từ giả, có chi-pháp là tham tâm-sở (lobhacetasika).

Taṇhāpema: Tham-ái yêu thương dù là tâm-từ giả vẫn có năng lực bảo vệ sinh-mạng khỏi mọi điều nguy hiểm.

Như trong bộ Visuddhimagga, một con bò mẹ đang cho bê con bú sữa với tâm-từ yêu thương con của mình, ở trong rừng sâu. Một người thợ săn dùng giáo phóng mạnh đến con bò mẹ ấy, lưỡi giáo không bay đến con bò mẹ, mà găm xuống đất, do năng lực tâm-từ của con bò mẹ yêu thương con của mình.

– Hành-giả có ý nguyện muốn giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, nếu có taṇhāpema thì sẽ bị trở ngại trong việc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, không dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, không thể giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Như trường hợp Ngài Trưởng-lão Channa có taṇhā-pema, yêu thương tha thiết nơi Đức-Thế-Tôn. Khi Đức-Thế-Tôn còn hiện hữu trên thế gian, Ngài Trưởng-lão Channa thực-hành pháp-hành thiền-tuệ không chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, nhưng sau khi Đức-Thế-Tôn tịch diệt Niết-bàn rồi, Ngài Trưởng-lão không còn có taṇhāpema nơi Đức-Thế-Tôn nữa, nên thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Sau đó, Ngài Trưởng-lão Channa tịch diệt Niết-bàn, chấm dứt khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Như vậy, người có taṇhāpema làm cản trở chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn.

Thận trọng đến 6 hạng người

Hành-giả thực-hành đề-mục thiền-định niệm rải tâm-từ, cần phải thận trọng trong 6 hạng người:

A-Không nên niệm rải tâm-từ trước tiên đến 4 hạng người:

1- Appiyapuggala: Hạng người không thương yêu.

2- Atipiyapuggala: Hạng người thương yêu nhiều.

3- Majjhattapuggala: Hạng người không thương không ghét.

4- Verīpuggala: Hạng người là kẻ thù của mình.

Đó là 4 hạng người mà hành-giả không nên thực-hành niệm rải tâm-từ trước tiên, bởi vì tâm-từ khó phát sinh, chỉ làm cho tâm hành-giả cảm thấy không hài lòng, thậm chí còn làm cho tâm sân dễ phát sinh mà thôi.

– Nếu niệm rải tâm-từ đến appiyapuggala trước tiên thì hành-giả cảm thấy không hài lòng, bởi vì hạng người ấy là người không thương yêu.

– Nếu niệm rải tâm-từ đến atipiyapuggala trước tiên, khi người ấy đang bị đau khổ thì hành-giả phát sinh khổ tâm lo âu, bởi vì hạng người ấy là người thương yêu quý mến nhiều.

– Nếu niệm rải tâm-từ đến majjhattapuggala trước tiên thì hành-giả cảm thấy không hài lòng, bởi vì hạng người ấy là người không thương không ghét.

– Nếu niệm rải tâm-từ đến verīpuggala trước tiên thì hành-giả dễ phát sinh tâm sân, bởi vì hạng người ấy là kẻ thù của mình.

B-Không nên niệm rải tâm-từ đến 1 hạng người

5- Liṅgavisabhāgapuggala: Hạng người khác phái với hành-giả.

– Nếu hành-giả là người nam thì không nên niệm rải tâm-từ đến người nữ nào; hoặc nếu hành-giả là người nữ thì không nên niệm rải tâm-từ đến người nam nào, bởi vì đối với người khác phái thì tâm-từ không sinh mà tâm tham phát sinh.

C-Không nên niệm rải tâm-từ đến người đã chết

6- Kālaṅkatapuggala: Hạng người đã chết rồi.

– Nếu hành-giả niệm rải tâm-từ đến hạng người đã chết thì tâm-từ không phát sinh, cận-định và an-định cũng không thể phát sinh được, bởi vì hạng người đã chết rồi.

Hạng người cần phải niệm rải tâm-từ trước tiên

Muốn thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ (mettā), để mong chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới cho đến đệ tứ thiền sắc-giới, hành-giả cần phải niệm rải tâm-từ cho chính mình trước tiên, bởi vì tâm-từ thương yêu người khác dù nhiều bao nhiêu đi nữa, chắc chắn cũng không bằng tâm-từ thương yêu mình.

Thật vậy, Đức-Phật dạy rằng:

Natthi attasamaṃ pemaṃ1. Không có tâm-từ thương yêu ai bằng thương yêu chính mình.

Niệm rải tâm-từ cho mình

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ cho chính mình trước tiên với 4 pháp như sau:

1- Ahaṃ avero homi: Xin cho tôi không có oan trái với tất cả chúng-sinh.

2- Ahaṃ abyāpajjo homi: Xin cho tôi không có khổ tâm sầu não.

3- Ahaṃ anīgho homi: Xin cho tôi không có khổ thân.

4- Ahaṃ sukhī attānaṃ pariharāmi: Xin cho tôi giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.

Sau khi tâm-từ phát sinh, tiến triển có nhiều năng lực đối với chính mình, rồi hành-giả nên suy xét rằng:

“Tâm-từ mong ước những điều an lành đối với chính mình như thế nào, tâm-từ đối với tất cả chúng-sinh khác dù lớn dù nhỏ cũng như thế ấy.”

Đó là tâm-từ cơ bản làm nền tảng hỗ trợ cho tâm-từ dễ dàng phát sinh lên đối với các chúng-sinh khác.

Đức-Phật dạy rằng:

“Sabbā disā anuparigamma cetasā,

Nevajjhagā piyataramattanā kvaci.

Evaṃ piyo puthu attā paresaṃ,

Tasmā na hiṃse paramattakāmo.”

Bậc thiện-trí xem xét,

Tất cả mọi phương hướng,

Không thấy một ai cả,

Yêu người hơn yêu mình,

Bất cứ trường hợp nào,

Chính mình yêu quý nhất,

Chúng-sinh khác cũng vậy,

Cho nên, tự yêu mình,

Chớ nên gây đau khổ,

Chúng-sinh lớn nhỏ khác.

Cách Niệm Rải Tâm-Từ Đến Chúng-sinh

– Nếu hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ đến một người (số ít) với 4 pháp như sau:

1- So avero hotu: Xin cho người ấy không có oan trái với tất cả chúng-sinh.

2- So abyāpajjo hotu: Xin cho người ấy không có khổ tâm sầu não.

3- So anīgho hotu: Xin cho người ấy không có khổ thân.

4- So sukhī attānaṃ pariharatu: Xin cho người ấy giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.

– Nếu hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ đến 2 người trở lên (số nhiều) với 4 pháp như sau:

1- Te averā hontu: Xin cho những người ấy không có oan trái với tất cả chúng-sinh.

2- Te abyāpajjā hontu: Xin cho những người ấy không có khổ tâm sầu não.

3- Te anīghā hontu: Xin cho những người ấy không có khổ thân.

——————————-

1 Saṃ. Bộ Sagāthāvaggapāḷi, Kosalasaṃyutta, Mallikāsutta.

4- Te sukhī attānaṃ pariharantu: Xin cho những người ấy giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.

Niệm rải tâm-từ đến 4 hạng người theo tuần tự

Sau khi thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ cho chính mình, tâm-từ phát triển tốt, có nhiều năng lực vững vàng, hành-giả có thể tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-từ đến 4 hạng người theo tuần tự như sau:

1- Piyapuggala: Hạng người thương yêu.

2- Atipiyapuggala: Hạng người thương yêu nhiều.

3- Majjhattapuggala: Hạng người không thương không ghét.

4- Verīpuggala: Hạng người là kẻ thù của mình.

1- Piyapuggala: Hạng người thương yêu

Hạng người thương yêu đó là những người bạn thân, những người thương yêu nhau, những người bạn cùng làm chung công việc với nhau, những người cùng sống chung với nhau, …

Đó là những hạng người mà hành-giả nên thực-hành niệm rải tâm-từ trước tiên.

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-từ đến một người hoặc nhiều người với 4 pháp như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-từ phát triển có nhiều năng lực.

Tiếp theo, hành-giả thực-hành niệm rải tâm-từ đến một người hoặc nhiều người đã từng là những người bạn thân, đã từng là những người thương yêu nhau, đã từng là những người bạn cùng làm chung công việc với nhau, đã từng là những người cùng sống chung với nhau,… với 4 pháp như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-từ phát triển có nhiều năng lực.

2- Atipiyapuggala: Hạng người thương yêu nhiều

Hạng người thương yêu nhiều đó là cha mẹ, thầy cô giáo, anh chị em, bà con thân quyến, bạn hữu thân thiết, … đó là những người thương yêu, kính yêu nhiều mà hành-giả nên thực-hành niệm rải tâm-từ tiếp theo sau hạng người thương yêu.

Phương pháp thực-hành niệm rải tâm-từ đến một người hoặc nhiều người với 4 pháp như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-từ phát triển có nhiều năng lực.

3- Majjhattapuggala: Hạng người không thương không ghét

Hạng người không thương, không ghét đó là những người quen biết bình thường không ân không oán với nhau, mà hành-giả nên thực-hành niệm rải tâm-từ tiếp theo sau hạng người thương yêu nhiều.

Phương pháp thực-hành niệm rải tâm-từ đến một người hoặc nhiều người với 4 pháp như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-từ phát triển có nhiều năng lực.

4- Verīpuggala: Hạng người là kẻ thù của mình

Hạng người là kẻ thù của mình đó là người đã từng làm khổ mình, gây tai hại đến cho mình hoặc đến gia đình bà con thân quyến của mình, đến những người thân yêu, kính mến nhất của mình.

Nay hành-giả thực-hành niệm rải tâm-từ, để mong chứng đắc các bậc thiền sắc-giới, nên cần phải niệm rải tâm-từ đến hạng người là kẻ thù của mình cuối cùng, sau hạng người không thương, không ghét.

Nếu khi hành-giả thực-hành niệm rải tâm-từ đến hạng người là kẻ thù của mình, tâm-từ không phát sinh, mà tâm sân phát sinh thì hành-giả nên suy xét đến lời giáo huấn trong tích Kāḷayakkhinīvatthu Đức-Phật dạy:

“Na hi verena verāni, sammatī’dha kudācanaṃ.

Averena ca sammanti, esa dhammo sanantano.”

Sự thật trong đời này,

Chẳng bao giờ oan trái,

Dập tắt bằng oan trái,

Oan trái dập tắt được,

Bằng sự không oan trái,

Đó thật sự là pháp,

Bậc trí từ ngàn xưa.

– Suy xét rằng: “Sau khi chúng-sinh chết, rồi bị sa vào trong cõi-địa ngục không phải do kẻ thù, mà sự thật là do tâm-sân của chúng-sinh ấy. Ta vẫn còn phát sinh sân-tâm thù ghét đối với kẻ thù, sau khi ta chết, nếu ác-nghiệp sân-tâm có cơ hội cho quả thì khó tránh khỏi tái-sinh kiếp sau trong cõi địa ngục.”

Suy xét như vậy, nên hành-giả phát sinh đại-thiện-tâm biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, hoặc suy ngẫm lời giáo huấn của Đức-Phật về 5 điều tai hại của sân-tâm không nhẫn-nại và 5 quả báu lợi ích của pháp nhẫn-nại vô-sân như sau:

– Này chư tỳ-khưu! 5 điều tai hại đối với người không có pháp nhẫn-nại:

1- Là người không được phần đông yêu mến.

2- Là người gây oan trái với người khác.

3- Là người tạo nên nhiều tội ác.

4- Là người mê muội lúc lâm chung.

5- Sau khi chết, ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới: Địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc sinh.

– Này chư tỳ-khưu! 5 quả báu lợi ích đối với người có pháp nhẫn-nại vô-sân:

1- Là người được phần đông yêu mến.

2- Là người không gây oan trái với người khác.

3- Là người tạo nên nhiều phước-thiện.

4- Là người không mê muội, có đại-thiện-tâm tỉnh táo lúc lâm chung.

5- Sau khi chết, đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện giới: Cõi người, cõi trời dục-giới.

– Suy xét một cách khác theo Saṃyuttanikāyapāḷi, bộ Nidānavagga, phần Anamataggasaṃyutta.

Đức-Phật dạy rằng:

“Na so bhikkhave, satto sulabharūpo yo na mātā bhūtapubbo, … yo na pitā bhūtapubbo, … yo na bhātā bhūtapubbo, … yo na bhaginī bhūtapubbā, … yo na putto bhūtapubbo, … yo na dhītā bhūtapubbo, …”

“- Này chư tỳ-khưu! Người nào không từng là mẹ; … người nào không từng là cha; … người nào không từng là anh; … người nào không từng là chị;… người nào không từng là con trai; … người nào không từng là con gái của mình; … Chúng-sinh ấy như vậy không dễ có được, bởi vì kiếp tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, từ vô thủy trải qua vô số kiếp cho đến kiếp hiện-tại này.”

Như vậy, hạng người gọi là kẻ thù của mình cũng có thể vốn là người thân, thậm chí là mẹ, cha, … ân nhân của ta trong những tiền-kiếp.

Vậy, ta không nên chấp lỗi, thù hận người ấy nữa.

Sau khi suy xét đúng đắn như vậy, hành-giả phát sinh đại-thiện-tâm thực-hành niệm rải tâm-từ đến hạng người gọi là kẻ thù ấy một cách tự nhiên, tâm-từ phát triển tốt, có nhiều năng lực.

Tuy hành-giả đã cố gắng suy xét bằng nhiều cách như vậy, để thực-hành niệm rải tâm-từ đến hạng người gọi là kẻ thù của mình, nhưng tâm-từ không phát sinh, mà chỉ có tâm sân phát sinh mà thôi.

Nếu như vậy thì hành-giả nên tạm ngưng thực-hành niệm rải tâm-từ đến hạng người gọi là kẻ thù của mình, nên bắt đầu thực-hành niệm rải tâm-từ lại theo tuần tự đến hạng người thương yêu, đến hạng người thương yêu nhiều, đến hạng người không thương không ghét, để cho tâm-từ phát triển tốt, có nhiều năng lực, rồi mới tiếp theo thực-hành niệm rải tâm-từ đến hạng người gọi là kẻ thù của mình, một cách tự nhiên, để cho tâm-từ phát triển tốt, có nhiều năng lực.

Sīmāsambheda: Xóa ranh giới tâm-từ

Sở dĩ hành-giả cần phải cố gắng bằng mọi cách, để thực-hành niệm rải tâm-từ đến hạng người gọi là kẻ thù của mình, là vì hành-giả muốn cho tâm-từ của mình đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-từ, để cho tâm-từ đồng đều nhau, không nhiều không ít đối với 4 hạng người, tâm-từ trở nên samacittatā: Tâm-từ đồng đều dẫn đến chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.

Trạng-thái của tâm-từ Sīmāsambheda

Ví dụ: Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-từ đang ngồi chung với 3 hạng người: Piyapuggala: Hạng người thương yêu, majjhattapuggala: Hạng người không thương không ghét, verīpuggala: Hạng người gọi là kẻ thù của mình. Khi ấy, bọn cướp đến bắt buộc hành-giả phải chỉ cho chúng bắt 1 trong 3 hạng người ấy, để chúng giết chết, lấy máu tế thần lửa.

Gặp trường hợp như vậy, nếu hành-giả còn có tâm thiên vị chỉ cho bọn cướp bắt verīpuggala hoặc majjhatta-puggala hoặc piyapuggala thì tâm-từ của hành-giả chưa đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-từ, thậm chí hành-giả chịu hy sinh sinh-mạng của mình cho bọn cướp bắt giết chết, lấy máu tế thần lửa, để cho 3 hạng người kia được an toàn sinh-mạng.

Như vậy, tâm-từ của hành-giả cũng chưa đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-từ, bởi vì tâm-từ của hành-giả vẫn còn phân biệt ranh giới.

Nếu khi hành-giả có tâm-từ đồng đều với 3 hạng người kia và cả chính mình nữa thì tâm-từ của hành-giả mới đạt đến sīmasāmbheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-từ.

Trong bộ Visuddhimagga: Thanh-tịnh-đạo trình bày 3 bài kệ rằng:

“Attani hitamajjhatte, ahite ca catubbidhe.

Yadā passati nānattaṃ, hitacittova pāṇinaṃ …”

– Khi nào hành-giả còn thấy khác biệt 4 hạng người là chính mình, người thương yêu, người không thương không ghét, và kẻ thù.

Hành-giả nói rằng: Chỉ có đại-thiện-tâm mong ước sự lợi ích, sự tiến hóa, đến tất cả chúng-sinh mà thôi. Khi ấy, chưa dám nói rằng: Hành-giả có tâm-từ phát sinh theo ý của mình và thuần thục niệm rải tâm-từ đến 4 hạng người.

– Khi nào tâm-từ trong 4 hạng người của vị tỳ-khưu hành-giả đồng đều nhau, không còn có ranh giới của tâm-từ, vị tỳ-khưu hành-giả niệm rải tâm-từ đến tất cả chúng-sinh vô-lượng trong toàn cõi-giới chúng-sinh, gồm cả chư-thiên phạm-thiên cả thảy, không còn có ranh giới tâm-từ nữa. Khi ấy, vị tỳ-khưu hành-giả là người đặc biệt cao thượng hơn vị tỳ-khưu ở trên chưa xóa được ranh giới của tâm-từ.

– Khi nào tâm-từ phát sinh rộng rãi đến piyapuggala, majjhattapuggala đồng đều với chính mình, khi ấy tâm-từ của hành-giả có đối-tượng trung-dung, xóa được ranh giới tâm-từ trong verīpuggala, bởi vì đại-thiện-tâm của hành-giả đặt trung-dung trong hạng người là kẻ thù của mình, nên verīpuggala không còn nữa.

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-từ đến hạng người nào, hạng người ấy hiện rõ trực tiếp đến đại-thiện-tâm của hành-giả, làm cho tâm-từ phát sinh trong đối-tượng hạng người ấy.

Vì vậy, phương pháp thực-hành niệm rải tâm-từ không chỉ niệm rải tâm-từ bằng tâm, mà còn phải định-tâm niệm tưởng biết rõ đối-tượng, rồi hành-giả niệm rải tâm-từ đến hạng người ấy.

Cho nên, hành-giả là người có đầy đủ 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ có nhiều năng lực, mới dễ dàng thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ này được.

Để cho tâm-từ phát sinh và tiến triển tốt, hành-giả cần phải theo phương-pháp thực-hành niệm rải tâm-từ cho chính mình trước tiên làm nền tảng, rồi tiếp theo thực-hành niệm rải tâm-từ theo tuần tự 3 hạng người: Piyapuggala, majjhattapuggala, verīpuggala cho đến khi đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-từ, khi tâm-từ đồng đều đối với 4 hạng người (chính mình và 3 hạng người theo tuần tự).

Niệm rải tâm-từ theo Paṭisambhidāmagga

Hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-từ với 4 pháp-từ đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng, theo phương pháp trong bộ Paṭisambhidāmagga.

Bốn pháp rải tâm-từ

1- Sabbe sattā averā hontu: Xin cho tất cả chúng-sinh không có oan trái lẫn nhau.

2- Sabbe sattā abyāpajjā hontu: Xin cho tất cả chúng-sinh không có khổ tâm sầu não.

3- Sabbe sattā anīghā hontu: Xin cho tất cả chúng-sinh không có khổ thân.

4- Sabbe sattā sukhī attānaṃ pariharantu: Xin cho tất cả chúng-sinh giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-từ với 4 pháp-từ đến 12 loại chúng-sinh.

12 loại chúng-sinh

12 loại chúng-sinh được chia ra làm 2 nhóm:

A-Anodhisapuggala: Hạng chúng-sinh chung không có chỉ định, có 5 loại chúng-sinh.

Niệm rải tâm-từ đến 5 loại chúng-sinh không chỉ định:

1- Sabbe sattā: Tất cả chúng-sinh.

2- Sabbe paṇā: Tất cả chúng-sinh có sinh-mạng.

3- Sabbe bhūtā: Tất cả chúng-sinh hiện hữu.

4- Sabbe puggalā: Tất cả hạng chúng-sinh.

5- Sabbe attabhāvapariyāpannā: Tất cả chúng-sinh có ngũ uẩn.

5 loại chúng-sinh này có danh từ riêng gọi khác nhau, nhưng ý nghĩa chung giống nhau, bởi vì tất cả đều là chúng-sinh như nhau cả.

B-Odhisapuggala: Hạng chúng-sinh riêng có chỉ định, có 7 loại chúng-sinh.

Niệm rải tâm-từ đến 7 loại chúng-sinh có chỉ định:

1- Sabbā itthiyo: Tất cả người nữ.

2- Sabbe purisā: Tất cả người nam.

3- Sabbe ariyā: Tất cả bậc Thánh-nhân.

4- Sabbe anariyā: Tất cả hạng phàm-nhân.

5- Sabbe devā: Tất cả chư-thiên.

6- Sabbe manussā: Tất cả nhân-loại.

7- Sabbe vinipātikā: Tất cả nhóm ngạ-quỷ, a-su-ra.

10 phương hướng

Niệm rải tâm-từ đến chúng-sinh trong 10 hướng:

1- Puratthimāya disāya: Hướng Đông.

2- Pacchimāya disāya: Hướng Tây.

3- Dakkhināya disāya: Hướng Nam.

4- Uttarāya disāya: Hướng Bắc.

5- Puratthimāya anudisāya: Hướng Đông Nam.

6- Dakkhināya anudisāya: Hướng Tây Nam.

7- Pacchimāya anudisāya: Hướng Tây Bắc.

8- Uttarāya anudisāya: Hướng Đông Bắc.

9- Heṭṭhimāya disāya: Hướng dưới.

10- Uparimāya disāya: Hướng trên.

Phương-pháp thực-hành niệm rải tâm-từ đến 12 loại chúng-sinh

5 loại chúng-sinh (anodhisapuggala)

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-từ theo tuần tự đến mỗi loại chúng-sinh không chỉ định như sau:

1- Sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

2- Sabbe paṇā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

3- Sabbe bhūtā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

4- Sabbe puggalā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

5- Sabbe attabhāvapariyāpannā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

7 loại chúng-sinh (odhisapuggala)

Hành-giả thực-hành đè-mục niệm rải tâm-từ theo tuần tự đến mỗi loại chúng-sinh có chỉ định như sau:

1- Sabbā itthiyo averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

2- Sabbe purisā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

3- Sabbe ariyā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

4- Sabbe anariyā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

5- Sabbe devā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

6- Sabbe manussā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

7- Sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

10 phương hướng

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-từ đến mỗi loại chúng-sinh trong mỗi phương hướng như sau:

1.1- Puratthimāya disāya, sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Đông, không có oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.

1.2-12- Puratthimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

2.1- Pacchimāya disāya, sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Tây, không có oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.

2.2-12- Pacchimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

3.1- Dakkhināya disāya, sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Nam, không có oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.

3.2-12- Dakkhināya disāya, sabbe paṇā, … sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

4.1- Uttarāya disāya, sabbe sattā averā hontu, abyā-pajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Bắc, không có oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.

4.2-12- Uttarāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā, … sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā,… sabbā itthiyo, … sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

5.1- Puratthimāya anudisāya, sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ parihantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Đông Nam, không có oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.

5.2-12- Puratthimāya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāva-pariyāpannā,… sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

6.1- Dakkhināya anudisāya, sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Tây Nam, không có oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.

6.2-12- Dakkhināya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

7,1- Pacchimāya anudisāya, sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Tây Bắc, không có oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.

7.2-12- Pacchimāya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

8.1- Uttarāya anudisāya, sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Đông Bắc, không có oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.

8.2-12- Uttarāya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

9.1- Heṭṭhimāya disāya, sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng dưới, không có oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.

9.2-12- Heṭṭhimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

10.1- Uparimāya disāya, sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng trên, không có oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.

10.2-12- Uparimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,…

sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu.

Hành-giả niệm rải tâm-từ với 4 pháp-từ đến 12 chúng-sinh từ sabbe sattā, v.v… cho đến sabbe vinipātikā trong 10 phương hướng từ hướng Puratthimāya disāya: Hướng Đông, v.v… cho đến hướng Uparimāya disāya: Hướng trên.

Như vậy, niệm rải tâm-từ với 4 pháp-từ đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng tổng cộng như sau:

* Puggalavārapharaṇāmettā có 4 x 12 = 48 phương pháp niệm rải tâm-từ với 4 pháp-từ đến 12 loại chúng-sinh.

* Disāpharaṇāmetttā có 10 x 48 = 480 phương-pháp niệm rải tâm-từ với 4 pháp-từ đến 48 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng.

Tổng cộng 2 phương-pháp niệm rải tâm-từ 48 + 480 = 528 pharaṇāmettā phương pháp niệm rải tâm-từ.

Đề-mục niệm rải tâm-từ là đề-mục thiền-định có khả năng dẫn đến chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm: Từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm (trừ đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm), cho nên đề-mục niệm rải tâm-từ có 3 loại nimitta, 3 loại bhāvanā, 3 loại samādhi.

Ba loại nimitta

– Khi hành-giả ban đầu thực-hành niệm rải tâm-từ cho att

a: Chính mình làm nền tảng, tiếp theo niệm rải tâm-từ theo tuần tự đến piyapuggala: Hạng người thương yêu, majjhattapuggala: Hạng người không thương không ghét, verīpuggala: Hạng người là kẻ thù của mình gồm có 4 hạng người gọi là đối-tượng parikammanimitta.

– Khi tâm-từ của hành-giả phát triển tốt, có năng lực, trong 4 hạng người: Atta, piyapuggala, majjhattapuggala, verīpuggala, nhưng chưa đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-từ, gọi là đối-tượng uggahanimitta.

– Khi hành-giả thực-hành niệm rải tâm-từ đến 4 hạng người: Atta, piyapuggala, majjhattapuggala, verīpuggala, đã đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-từ, nên tâm-từ đồng đều đối với chính mình và 3 hạng người, gọi là đối-tượng paṭibhāganimitta.

Trong 3 loại đối-tượng nimitta ấy, đối-tượng uggaha-nimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta là đối-tượng nimitta gián tiếp, bởi vì đề-mục niệm rải tâm-từ này là đề-mục thiền-định mà hành-giả thực-hành chỉ niệm biết bằng tâm mà thôi, không thể dùng mắt để nhìn, hoặc dùng thân tiếp xúc, nên đối-tượng uggahanimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta thuộc đối-tượng nimitta gián tiếp.

Ba loại bhāvanā, ba loại samādhi

– Khi hành-giả ban đầu thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ cho chính mình (atta) với dục-giới thiện-tâm niệm rải tâm-từ rằng:

“Ahaṃ avero homi, abyāpajjo homi, anīgho homi, sukhī attānaṃ pariharāmi.”

– Niệm rải tâm-từ theo tuần tự đến hạng người piyapuggala, hạng người majjhattapuggala, hạng người verīpuggala rằng:

“Sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu, v.v… ”

Như vậy, gọi là parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu, và định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm ấy gọi là parikammasamādhi.

– Khi hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-từ với dục-giới thiện-tâm có đối-tượng uggahanimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta, chưa đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-từ, vẫn còn dục-giới thiện-tâm, nên gọi là upacārabhāvanā: Tâm-hành cận đến bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, và định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm ấy gọi là upacārasamādhi.

– Khi hành-giả thực-hành niệm rải tâm-từ có đối-tượng paṭibhāganimitta đã đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-từ, chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, nên gọi là appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm và định-tâm đồng sinh với đệ nhất thiền-sắc-giới thiện-tâm ấy gọi là appanāsamādhi.

* Phương pháp thực-hành để chứng đắc từ đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm hầu hết giống như đề-mục thiền-định hình tròn đất pathavīkasiṇa đã trình bày phần trước.

Nên biết 8 điều về đề-mục niệm rải tâm-từ

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ, nên biết 8 điều về đề-mục niệm rải tâm-từ:

1- Lakkhaṇa: Tâm-từ có trạng-thái biểu hiện bằng hành động, lời nói, ý nghĩ đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc đến tất cả chúng-sinh.

2- Rasa: Tâm-từ có phận sự làm cho chúng-sinh được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc.

3- Paccupaṭṭhāna: Sự hiện hữu của tâm-từ làm tiêu diệt tâm sân-hận.

4- Padaṭṭhāna: Chỉ thấy những điều tốt, điều thiện của chúng-sinh mà thôi, không quan tâm đến điều xấu của chúng-sinh là nguyên nhân gần của tâm-từ.

5- Sampatti: Sự thành tựu của tâm-từ là sự lắng dịu tâm thù-hận.

6- Vippatti: Sự thất bại của tâm-từ là sự phát sinh tâm tham-ái say mê.

7- Āsannapaccatthika: Thù nghịch gần của tâm-từ là tham-dục.

8- Dūrapaccatthika: Thù nghịch xa của tâm-từ là tâm sân hận.

Quả-báu của đề-mục niệm rải tâm-từ

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ, có được 11 quả-báu:

1- Sukhaṃ supati: Ngủ được an-lạc.

2- Sukhaṃ paṭibujjhati: Thức dậy được an-lạc.

3- Na pāpaṃ supinaṃ passati: Không thấy ác mộng.

4-Manussānaṃ piyo hoti: Được mọi người thương yêu.

5- Amanussānaṃ piyo hotu: Được các hàng phi nhân thương yêu.

6- Devatā rakkhati: Được chư-thiên hộ trì.

7- Nassa aggi vā visaṃ vā satthaṃ vā kamati: Lửa hoặc chất độc hoặc các loại khí giới không thể làm hại được.

8- Tuvaṭaṃ cittaṃ samādhiyati: Tâm dễ dàng an-định.

9- Mukhavaṇṇo vippasīdati: Gương mặt tươi sáng.

10- Asammuḷho kālaṃ karoti: Lúc lâm chung không mê muội, đại-thiện-tâm tỉnh táo sáng suốt.

11- Uttarimappaṭivijjhanto brahmalokupago hoti: Đề-mục niệm rải tâm-từ có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới cho đến đệ tứ thiền sắc-giới (trừ đệ ngũ thiền sắc-giới), nếu chưa trở thành bậc Thánh A-ra-hán thì sau khi hành-giả chết, sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên, tùy theo sắc-giới quả-tâm của bậc thiền sở đắc của hành-giả.

(Xong đề-mục niệm rải tâm-từ.)

4.2- Đề-Mục Thiền-Định Niệm Rải Tâm-Bi (Karuṇā)

Đề-mục niệm rải tâm-bi là đề-mục thiền-định chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi, bởi vì đề-mục thiền-định niệm rải tâm-bi cần có chi-thiền lạc (sukha), nên không có thể chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm.

Karuṇā: Tâm-bi thương xót chúng-sinh.

Định nghĩa: “Paradukkhe sati sādhūnaṃ hadaya-kampanaṃ karotī’ti karuṇā.”

Khi thấy chúng-sinh khác đang bị đau khổ, đại-thiện-tâm nào của bậc thiện-trí cảm thấy thương xót chúng-sinh, đại-thiện-tâm ấy gọi là karuṇā: Tâm-bi.

“Kiṇāti vā paradukkhaṃ hiṃsati vināsetī’ti karuṇā.”

Đại-thiện-tâm nào muốn cứu giúp chúng-sinh khác thoát khỏi cảnh khổ, đại-thiện-tâm ấy gọi là karuṇā: Tâm-bi, có chi-pháp là karuṇācetasika: Bi tâm-sở đồng sinh với thiện-tâm có đối-tượng dukkhitasattapaññatti: Chúng-sinh đang khổ.

Karuṇā: Tâm-bi có 2 loại:

1- Tâm-bi thật vô lượng.

2- Tâm-bi giả.

Tâm-bi vô-lượng thật như thế nào?

Tâm-bi vô-lượng thật là tâm-bi thương xót chúng-sinh đang bị đau khổ do bịnh hoạn ốm đau, bị tai nạn, v.v… trong hiện-tại, hoặc chúng-sinh sẽ gặp cảnh đau khổ trong tương lai.

Hành-giả có tâm-bi đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch thương xót, dù có thể cứu giúp chúng-sinh ấy thoát khỏi cảnh khổ, dù không thể cứu giúp chúng-sinh ấy thoát khỏi cảnh khổ, cũng không hề phát sinh tâm lo âu sầu não, không làm cho tâm của mình bị ô nhiễm bởi phiền-não nào cả.

Khi ấy, chỉ có tâm-bi đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch đối với chúng-sinh đang bị khổ mà thôi.

Đó là trạng-thái của tâm-bi vô-lượng thật (karuṇā appamaññā).

Tâm-bi giả như thế nào?

Tâm-bi giả là tâm-bi thương xót chúng-sinh đang bị đau khổ do bịnh hoạn ốm đau, bị tai nạn, v.v… trong hiện-tại, hoặc chúng-sinh sẽ gặp cảnh đau khổ trong tương lai.

Hành-giả có tâm-bi thương xót, cứu giúp chúng-sinh ấy thoát khỏi cảnh khổ, nếu không thể cứu giúp chúng-sinh ấy thoát khỏi cảnh khổ thì phát sinh tâm lo lắng, nóng nảy, sầu não, làm cho tâm bị ô nhiễm bởi phiền-não.

Đó là trạng-thái của tâm-bi giả.

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi vô-lượng có đối-tượng dukkhitapuggala: Người đang bị đau khổ, có 2 nhóm:

1- Người ấy đang bị đau khổ do gặp phải 1 trong 5 điều thiệt hại (byasana):

– Ñātibyasana: Sự thiệt hại thân quyến như cha, mẹ chết, vợ, chồng chết, con cái chết, v.v…

– Bhogabyasana: Sự thiệt hại của cải tài sản do bị thiêu hủy, mất mát, mất danh lợi, v.v…

– Rogabyasana: Sự thiệt hại vì mắc bệnh nan y, gặp phải tai nạn, …

– Sīlabyasana: Sự thiệt hại vì phá giới, đứt giới, …

– Diṭṭhibyasana: Sự thiệt hại do tà-kiến thấy sai, chấp lầm, làm mất chánh kiến, …

2- Người ấy sẽ bị đau khổ do gặp phải 1 trong 5 điều thiệt hại (byasana) trong thời vị-lai, hoặc bị khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài, chắc chắn phải chịu khổ sinh, lão, bệnh, tử mà không thể tránh khỏi được.

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi, nếu không gặp đối-tượng dukkhitapuggala, người bị đau khổ nhóm thứ nhất thì thực-hành niệm rải tâm-bi đến đối-tượng dukkhitapuggala, người bị đau khổ nhóm thứ nhì cũng được.

Hành-giả nên nghĩ rằng: “Hiện-tại, tuy người ấy đang hưởng mọi sự an-lạc do nhờ của cải tài sản, quyền cao chức trọng trong đời, nhưng chắc chắn sẽ gặp phải 1 trong 5 điều thiệt hại trong thời vị-lai, hoặc sẽ phải chịu cảnh khổ sinh, lão, bệnh, tử trong kiếp hiện-tại và kiếp vị-lai không sao tránh khỏi được.”

Phương pháp thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi

Hành-giả thực-hành đề-mục thiền-định niệm rải tâm-bi đến 4 hạng người theo tuần tự như sau:

1- Thực-hành niệm rải tâm-bi cho chính mình.

2- Dukkhitapuggala nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhì thuộc hạng người majjhattapuggala.

3- Dukkhitapuggala nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhì thuộc hạng người piyapuggala.

4- Dukkhitapuggala nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhì thuộc hạng người verīpuggala.

Hành-giả không nên niệm rải tâm-bi đến người khác phái với mình và người chết.

Hành-giả ban đầu thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi cho chính mình trước tiên, bởi vì mình hiện-tại là người đang bị khổ thân, khổ già, khổ bệnh và cuối cùng khổ chết không sao tránh khỏi được, và chắc chắn cũng sẽ gặp phải điều thiệt hại, cho nên, chính mình là người đáng thương xót, mong thoát khỏi khổ.

Sau khi hành-giả thực-hành niệm rải tâm-bi cho chính mình (atta), tâm-bi phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhiều năng lực.

Khi ấy, tiếp theo hành-giả nên thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi đến hạng người majjhattapuggala: Người không thương không ghét, tâm-bi thật dễ dàng phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhiều năng lực.

– Nếu hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi đến hạng người piyapuggala: Người đáng thương yêu trước thì tâm-bi thật không phát sinh, tâm-bi giả phát sinh, bởi vì tâm nóng nảy lo lắng mong sao cho người đáng thương yêu ấy mau chóng khỏi đau khổ.

– Nếu hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi đến hạng người verīpuggala: Người là kẻ thù của mình trước thì tâm-bi sẽ không phát sinh, mà phát sinh tham-tâm đồng sinh với hỷ hài lòng thấy kẻ thù của mình đang khổ.

Vì vậy, hành-giả nên thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi theo tuần tự 3 hạng người: Majjhattapuggala: Người không thương không ghét trước, tiếp theo piyapuggala: Người đáng thương yêu, cuối cùng verīpuggala: Người là kẻ thù của mình, cho đến khi đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-bi.

Khi hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi đến hạng người verīpuggala nhóm thứ nhất đang bị đau khổ thì không để cho tham-tâm đồng sinh với hỷ hài lòng phát sinh, và hạng người verīpuggala nhóm thứ nhì sẽ bị đau khổ, thì không để cho tâm-sân phát sinh.

Phương pháp thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi phần lớn cũng tương tự như phương pháp thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ đã trình bày, chỉ có khác nhau về đối-tượng và các phần nhỏ khác mà thôi.

Hạng người cần phải niệm rải tâm-bi trước tiên

Muốn thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi (karuṇā), để mong chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới-tâm, hành-giả cần phải niệm rải tâm-bi cho chính mình trước tiên (atta), bởi vì tâm-bi thương xót người khác dù nhiều bao nhiêu đi nữa, chắc chắn cũng không bằng tâm-bi thương xót chính mình.

Niệm rải tâm-bi cho mình

Hành-giả thực-hành thiền-định đề-mục niệm rải tâm-bi cho chính mình trước tiên như sau:

“Ahaṃ dukkhā muccāmi.”

Mong cho tôi thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

Sau khi tâm-bi phát sinh, rồi tiến triển có năng lực nhiều, hành-giả nên suy xét rằng: “Tâm-bi mong muốn giải thoát khỏi khổ đối với ta như thế nào thì tâm-bi mong muốn giải thoát khỏi khổ đối với tất cả chúng-sinh khác dù lớn dù nhỏ cũng như thế ấy.”

Đó là tâm-bi cơ bản làm nền tảng hỗ trợ cho tâm-bi có thể phát sinh lên đối với các chúng-sinh khác.

Cách niệm rải tâm-bi đến người khác

– Nếu hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi đến một người (số ít) thì như sau:

So dukkhā muccatu.

Mong cho người ấy thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

Nếu hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi đến 2 người trở lên (số nhiều) thì niệm như sau:

Te dukkhā muccantu.

Mong cho những người ấy thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

Niệm rải tâm-bi đến 3 hạng người theo tuần tự

Sau khi thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi cho chính mình (atta), tâm-bi phát triển tốt, có năng lực vững vàng, hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-bi đến 3 hạng người theo tuần tự như sau:

1- Dukkhitapuggala nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhì thuộc hạng người majjhattapuggala.

2- Dukkhitapuggala nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhì thuộc hạng người piyapuggala.

3- Dukkhitapuggala nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhì thuộc hạng người verīpuggala.

1- Majjhattapuggala: Hạng người không thương không ghét.

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-bi đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người không thương không ghét, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-bi phát triển có nhiều năng lực.

2- Piyapuggala: Hạng người đáng thương xót

Tiếp theo, hành-giả thực-hành niệm rải tâm-bi đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người đáng thương xót, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-bi phát triển có nhiều năng lực.

3- Verīpuggala: Hạng người là kẻ thù

Tiếp theo cuối cùng, hành-giả thực-hành niệm rải tâm-bi

đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người là kẻ thù, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-bi phát triển có nhiều năng lực, để đạt đến sīmā-sambheda: Xóa ranh giới tâm-bi, như đã trình bày trong đề-mục niệm rải tâm-từ.

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-bi đến hạng người nào, hạng người ấy hiện rõ trực tiếp đến đại-thiện-tâm của hành-giả, làm cho tâm-bi phát sinh trong đối-tượng hạng người ấy. Vì vậy, phương pháp thực-hành niệm rải tâm-bi không chỉ niệm rải tâm-bi bằng tâm, mà còn phải định-tâm niệm tưởng biết rõ đối-tượng, rồi hành-giả niệm rải tâm-bi đến hạng người ấy.

Cho nên, hành-giả là người có đầy đủ 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ có nhiều năng lực, mới dễ dàng thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi này được.

Để cho tâm-bi phát sinh và tiến triển tốt, hành-giả cần phải theo phương pháp thực-hành niệm rải tâm-bi cho chính mình trước tiên (atta) làm nền tảng, rồi tiếp theo thực-hành niệm rải tâm-bi theo tuần tự 3 hạng người: Majjhattapuggala, piyapuggala, verīpuggala cho đến khi đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-bi, khi tâm-bi đồng đều đối với 4 hạng người (chính mình và 3 hạng người theo tuần tự).

Niệm rải tâm-bi theo Paṭisambhidāmagga

Tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-bi với 1 pháp-bi đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng, theo phương pháp trong bộ Paṭisambhidāmagga.

1 pháp niệm rải tâm-bi

Sabbe sattā dukkhā muccantu

Mong cho tất cả chúng-sinh thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi với 1 pháp-bi đến 12 loại chúng-sinh.

12 loại chúng-sinh

12 loại chúng-sinh được chia ra làm 2 nhóm:

A-Anodhisapuggala: Hạng chúng-sinh chung không có chỉ định, có 5 loại chúng-sinh.

Niệm rải tâm-bi đến 5 loại chúng-sinh không chỉ định:

1- Sabbe sattā: Tất cả chúng-sinh.

2- Sabbe paṇā: Tất cả chúng-sinh có sinh-mạng.

3- Sabbe bhūtā: Tất cả chúng-sinh hiện hữu.

4- Sabbe puggalā: Tất cả hạng chúng-sinh.

5- Sabbe attabhāvapariyāpannā: Tất cả chúng-sinh có ngũ uẩn.

5 loại chúng-sinh này có danh từ riêng gọi khác nhau, nhưng ý nghĩa chung giống nhau, bởi vì tất cả đều là chúng-sinh như nhau cả.

B-Odhisapuggala: Hạng chúng-sinh riêng có chỉ định, có 7 loại chúng-sinh.

Niệm rải tâm-bi đến 7 loại chúng-sinh có chỉ định:

1- Sabbā itthiyo: Tất cả người nữ.

2- Sabbe purisā: Tất cả người nam.

3- Sabbe ariyā: Tất cả bậc Thánh-nhân.

4- Sabbe anariyā: Tất cả hạng phàm-nhân.

5- Sabbe devā: Tất cả chư-thiên.

6- Sabbe manussā: Tất cả nhân-loại.

7- Sabbe vinipātikā: Tất cả nhóm ngạ-quỷ, a-su-ra.

10 phương hướng

Niệm rải tâm-bi đến chúng-sinh trong 10 phương:

1- Puratthimāya disāya: Hướng Đông.

2- Pacchimāya disāya: Hướng Tây.

3- Dakkhināya disāya: Hướng Nam.

4- Uttarāya disāya: Hướng Bắc.

5- Puratthimāya anudisāya: Hướng Đông Nam. 6- Dakkhināya anudisāya: Hướng Tây Nam.

7- Pacchimāya anudisāya: Hướng Tây Bắc.

8- Uttarāya anudisāya: Hướng Đông Bắc.

9- Heṭṭhimāya disāya: Hướng dưới.

10- Uparimāya disāya: Hướng trên.

Phương pháp thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi đến 12 loại chúng-sinh

5 loại chúng-sinh (anodhisapuggala)

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-bi theo tuần tự đến mỗi loại chúng-sinh như sau:

1- Sabbe sattā dukkhā muccantu.

2- Sabbe paṇā dukkhā muccantu.

3- Sabbe bhūtā dukkhā muccantu.

4- Sabbe puggalā dukkhā muccantu.

5- Sabbe attabhāvapariyāpannā dukkhā muccantu.

7 loại chúng-sinh (odhisapuggala)

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-bi theo tuần tự đến mỗi loại chúng-sinh như sau:

1- Sabbā itthiyo dukkhā muccantu.

2- Sabbe purisā dukkhā muccantu.

3- Sabbe ariyā dukkhā muccantu.

4- Sabbe anariyā dukkhā muccantu.

5- Sabbe devā dukkhā muccantu.

6- Sabbe manussā dukkhā muccantu.

7- Sabbe vinipātikā dukkhā muccantu.

10 phương hướng

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-bi đến mỗi loại chúng-sinh trong mỗi phương hướng như sau:

1.1- Puratthimāya disāya, sabbe sattā dukkhā muccantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Đông, thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

1.2-12- Puratthimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā dukkhā muccantu.

2.1- Pacchimāya disāya, sabbe sattā dukkhā muccantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Tây, thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

2.2-12- Pacchimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā dukkhā muccantu.

3.1- Dakkhināya disāya, sabbe sattā dukkhā muccantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Nam, thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

3.2-12- Dakkhināya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā dukkhā muccantu.

4.1- Uttarāya disāya, sabbe sattā dukkhā muccantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Bắc, thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

4.2-12- Uttarāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā dukkhā muccantu.

5.1- Puratthimāya anudisāya, sabbe sattā dukkhā muccantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Đông Nam, thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

5.2-12- Puratthimāya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāva-pariyāpannā,… sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā, … sabbe vinipātikā dukkhā muccantu.

6.1- Dakkhināya anudisāya, sabbe sattā dukkhā muccantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Tây Nam, thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

6.2-12- Dakkhināya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā dukkhā muccantu.

7.1- Pacchimāya anudisāya, sabbe sattā dukkhā muccantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Tây Bắc, thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

7.2-12- Pacchimāya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā dukkhā muccantu.

8.1- Uttarāya anudisāya, sabbe sattā dukkhā muccantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Đông Bắc, thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

8.2-12- Uttarāya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā dukkhā muccantu.

9.1- Heṭṭhimāya disāya, sabbe sattā dukkhā muccantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng dưới, thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

9.2-12- Heṭṭhimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā dukkhā muccantu.

10.1- Uparimāya disāya, sabbe sattā dukkhā muccantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng trên, thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

10.2-12- Uparimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā dukkhā muccantu.

Hành-giả niệm rải tâm-bi với 1 pháp-bi đến 12 chúng-sinh từ sabbe sattā, v.v… cho đến sabbe vinipātikā trong 10 phương hướng từ hướng Puratthimāya disāya: Hướng Đông, v.v… cho đến hướng Uparimāya disāya: Hướng trên.

Như vậy, niệm rải tâm-bi với 1 pháp-bi đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng tổng cộng như sau:

* Puggalavārapharaṇāmettā có 12 phương pháp niệm rải tâm-bi với 1 pháp-bi đến 12 loại chúng-sinh.

* Disāpharaṇāmetttā có 10

x 12 = 120 phương pháp niệm rải tâm-bi với 1 pháp-bi đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng.

Tổng cộng 2 phương-pháp niệm rải tâm-từ 12 + 120= 132 pharaṇāmettā phương pháp niệm rải tâm-bi.

Đề-mục niệm rải tâm-bi là đề-mục thiền-định có khả năng dẫn đến chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm (trừ đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm), cho nên đề-mục niệm rải tâm-bi có 3 loại nimitta, 3 loại bhāvanā, 3 loại samādhi.

Ba loại nimitta

– Khi hành-giả ban đầu thực-hành niệm rải tâm-bi cho atta: Chính mình làm nền tảng, tiếp theo niệm rải tâm-bi theo tuần tự đến majjhattapuggala: Hạng người không thương không ghét, piyapuggala: Hạng người thương yêu, verīpuggala: Hạng người là kẻ thù của mình gồm có 4 hạng người gọi là đối-tượng parikammanimitta.

– Khi tâm-bi của hành-giả phát triển tốt, có năng lực, trong 4 hạng người: Atta, majjhattapuggala, piyapuggala, verīpuggala, nhưng chưa đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-bi, gọi là đối-tượng uggahanimitta.

– Khi hành-giả thực-hành niệm rải tâm-bi đến 4 hạng người: Atta, majjhattapuggala, piyapuggala, verīpuggala, đã đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-bi, nên tâm-bi đồng đều đối với chính mình và 3 hạng người, gọi là đối-tượng paṭibhāganimitta.

Trong 3 loại đối-tượng nimitta ấy, đối-tượng uggaha-nimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta là đối-tượng nimitta gián tiếp, bởi vì đề-mục niệm rải tâm-bi này là đề-mục thiền-định mà hành-giả thực-hành chỉ niệm biết bằng tâm mà thôi, không thể dùng mắt để nhìn, hoặc dùng thân tiếp xúc, nên đối-tượng uggahanimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta thuộc đối-tượng nimitta gián tiếp.

Ba loại bhāvanā, ba loại samādhi

– Khi hành-giả ban đầu thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi cho chính mình (atta) với dục-giới thiện-tâm niệm rải tâm-bi rằng:

“Ahaṃ dukkhā muccāmi.”

– Niệm rải tâm-bi theo tuần tự đến hạng người majjhatta-puggala, hạng người piyapuggala, hạng người verī-puggala rằng:

“Sabbe sattā dukkhā muccantu, v.v…”

Như vậy, gọi là parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu, và định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm ấy gọi là parikammasamādhi.

– Khi hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-bi với dục-giới thiện-tâm có đối-tượng uggahanimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta, chưa đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-bi, vẫn còn dục-giới thiện-tâm, nên gọi là upacārabhāvanā: Tâm-hành cận đến bậc thiền sắc-giới, và định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm ấy gọi là upacārasamādhi.

– Khi hành-giả thực-hành niệm rải tâm-bi có đối-tượng paṭibhāganimitta đã đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-bi, chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, nên gọi là appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm và định-tâm đồng sinh với đệ nhất thiền-sắc-giới thiện-tâm ấy gọi là appanāsamādhi.

* Phương pháp thực-hành để chứng đắc từ đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm hầu hết giống như đề-mục thiền-định hình tròn đất pathavīkasiṇa đã trình bày phần trước.

Nên biết 8 điều về đề-mục thiền-định niệm rải tâm-bi

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi, nên biết 8 điều về đề-mục niệm rải tâm-bi:

1- Lakkhaṇa: Tâm-bi có trạng-thái biểu hiện bằng thân hành động, lời nói, ý nghĩ cứu giúp chúng-sinh thoát khỏi khổ thân, khổ tâm.

2- Rasa: Tâm-bi có phận sự cứu giúp chúng-sinh thoát khỏi cảnh khổ.

3- Paccupaṭṭhāna: Sự hiện hữu của tâm-bi không làm khổ chúng-sinh.

4- Padaṭṭhāna: Xét thấy chúng-sinh đang rơi vào trong cảnh khổ không nơi nương tựa.

5- Sampatti: Sự thành tựu của tâm-bi là sự lắng dịu được tâm sân làm khổ chúng-sinh.

6- Vippatti: Sự thất bại của tâm-bi là sự phát sinh tâm sầu não.

7- Āsannapaccatthika: Thù nghịch gần của tâm-bi liên hệ đến gia đình.

8- Dūrapaccatthika: Thù nghịch xa của tâm-bi là làm khổ chúng-sinh.

Quả-báu của đề-mục niệm rải tâm-bi

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-bi có 11 quả-báu t ương tự như 11 quả báu của đề-mục niệm rải tâm-từ.

(Xong đề-mục niệm rải tâm-bi.)

4.3- Đề-Mục Thiền-Định Niệm Rải Tâm-Hỷ (Muditā)

Đề-mục niệm rải tâm-hỷ là đề-mục thiền-định chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi, bởi vì đề-mục thiền-định niệm rải tâm-hỷ cần có chi-thiền lạc (sukha), nên không có thể chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm được.

Muditā: Tâm-hỷ vui mừng sự an-lạc của chúng-sinh.

Định nghĩa:

“Taṃ samaṅgino modanti etāyā’ti muditā.”

Bậc thiện-trí phát sinh đại-thiện-tâm hoan hỷ vui mừng sự an-lạc sung túc của chúng-sinh, gọi là muditā: Tâm-hỷ, có chi-pháp là muditācetasika: Hỷ tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm có đối-tượng sukhitasattapaññatti: Chúng-sinh an-lạc.

Muditā: Tâm-hỷ có 2 loại:

1- Tâm-hỷ thật vô lượng. 2- Tâm-hỷ giả.

Tâm-hỷ thật vô-lượng như thế nào?

Tâm-hỷ thật vô-lượng là đại-thiện-tâm hoan hỷ vui mừng đối với chúng-sinh đang hưởng mọi sự an-lạc sung túc, hoặc chúng-sinh sẽ được mọi sự an-lạc sung túc trong thời vị-lai, hành-giả phát sinh đại-thiện-tâm không chấp nhất, không khoe khoang, chỉ có đại-thiện-tâm đồng sinh với hỷ trong sáng mà thôi.

Đó là trạng-thái của tâm-hỷ thật vô-lượng (muditā appamaññā).

Tâm-hỷ giả như thế nào?

Tâm-hỷ giả là đại-thiện-tâm vui mừng hoan hỷ đối với chúng-sinh đang hưởng mọi sự an-lạc sung túc, hoặc chúng-sinh sẽ được mọi sự an-lạc trong thời vị-lai, có tham-tâm hoan hỷ chấp nhất, muốn được hãnh diện đối với mọi người.

Tâm-hỷ giả phát sinh do thấy, biết tin cha mẹ, anh em được chức trọng quyền cao, được giàu sang phú quý, hoặc con trai, con gái học hành giỏi, thi đậu bằng cấp cao, v.v… chấp nhất, khoe khoang rằng: “Người ấy là cha của tôi, mẹ của tôi, con của tôi, …”

Đó là trạng-thái của tâm-hỷ giả.

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ thật vô-lượng có đối-tượng sukhitapuggala: Người đang hưởng sự an-lạc có 2 nhóm:

1- Người đang hưởng mọi sự an-lạc, hoặc sẽ được mọi an-lạc trong thời vị-lai.

2- Người đã từng hưởng mọi sự an-lạc trong quá-khứ. Trong hiện-tại, nếu người ấy đang gặp phải sự thiệt hại thì hành-giả nên nghĩ về quá-khứ của người ấy.

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ, nếu không gặp đối-tượng sukhitapuggala, người đang hưởng mọi sự an-lạc nhóm thứ nhất thì thực-hành niệm rải tâm-hỷ đến đối-tượng sukhitapuggala, người đã từng hưởng mọi sự an-lạc nhóm thứ nhì cũng được.

Hành-giả nên suy xét rằng: “Hiện-tại, tuy người ấy đang gặp phải sự thiệt hại, nhưng trong quá-khứ, người ấy đã từng là người có chức trọng quyền cao, giàu sang phú quý, đã từng hưởng mọi sự an-lạc trong đời.”

Phương pháp thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ

Hành-giả thực-hành đề-mục thiền-định niệm rải tâm-hỷ đến các hạng người theo tuần tự như sau:

1- Thực-hành niệm rải tâm-hỷ đến chính mình.

2- Sukhitapuggala nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhì thuộc hạng người atipiyapuggala.

3- Sukhitapuggala nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhì thuộc hạng người piyapuggala.

4- Sukhitapuggala nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhì thuộc hạng người majjhattapuggala.

5- Sukhitapuggala nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhì thuộc hạng người verīpuggala.

Hành-giả không nên niệm rải tâm-hỷ đến người khác phái với mình và người chết.

Hành-giả ban đầu thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ cho chính mình trước tiên, bởi vì mình hiện-tại là người đang hưởng sự an-lạc.

Sau khi thực-hành niệm rải tâm-hỷ cho chính mình (atta), tâm-hỷ phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhiều năng lực.

– Tiếp theo hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ đến hạng người atipiyapuggala: Người thương yêu nhiều, tâm-hỷ thật dễ dàng phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhi ều năng lực.

– Tiếp theo, hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ đến hạng người piyapuggala: Người thương yêu, tâm-hỷ thật phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhiều năng lực.

– Tiếp theo, hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ đến hạng người majjhattapuggala: Người không thương không ghét, tâm-hỷ thật phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhiều năng lực.

– Tiếp theo cuối cùng, hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ đến hạng người verīpuggala: Người là kẻ thù của mình, để cho tâm-hỷ thật phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhiều năng lực.

Vì vậy, hành-giả cần phải thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ theo tuần tự 4 hạng người: Atta, atipiyapuggala, piyapuggala, majjhattapuggala, và cuối cùng đến hạng người verīpuggala: Người là kẻ thù của mình, để đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-hỷ, giống như đã trình bày trong đề-mục niệm rải tâm-từ.

Khi hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ đến hạng người verīpuggala đang hưởng sự an-lạc nhóm thứ nhất, không để cho tâm-sân phát sinh, và hạng người verīpuggala đã từng hưởng sự an-lạc nhóm thứ nhì, không để cho tâm ganh tỵ phát sinh.

Phương pháp thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ phần lớn cũng tương tự như phương-pháp thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ đã trình bày, chỉ có khác về đối-tượng và các phần nhỏ mà thôi.

Hạng người cần phải niệm rải tâm-hỷ trước tiên

Muốn thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ (muditā), để mong chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả cần phải niệm rải tâm-hỷ cho chính mình trước tiên (atta), bởi vì tâm-hỷ vui mừng người khác dù nhiều bao nhiêu đi nữa, chắc chắn cũng không bằng tâm-hỷ vui mừng chính mình.

Niệm rải tâm-hỷ cho mình

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ cho chính mình trước tiên như sau:

“Ahaṃ yathā laddhasampattito mā vigacchāmi.”

Mong cho tôi đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

Sau khi tâm-hỷ phát sinh, rồi tiến triển có nhiều năng lực, hành-giả suy xét rằng: “Tâm-hỷ mong muốn đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được, đối với ta như thế nào, thì tâm hỷ mong muốn đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đối với tất cả chúng-sinh khác dù lớn dù nhỏ cũng như thế ấy.”

Đó là tâm-hỷ cơ bản của mình làm nền tảng hỗ trợ cho tâm-hỷ phát sinh lên đối với các chúng-sinh khác.

Cách niệm rải tâm-hỷ

– Nếu hành-giả thực-hành đề-mục thiền-định niệm rải tâm-hỷ đến một người (số ít) thì như sau:

“Yathā laddhasampattito mā vigacchatu.”

Mong cho người ấy đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

– Nếu hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ đến 2 người trở lên (số nhiều) thì như sau:

“Yathā laddhasampattito mā vigacchantu.”

Mong cho những người ấy đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

Niệm rải tâm-hỷ đến 4 hạng người theo tuần tự

Sau khi thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ cho atta: Chính mình, tâm-hỷ phát triển tốt, có năng lực vững vàng, hành-giả có thể tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-hỷ đến 4 hạng người theo tuần tự như sau:

1- Sukhitapuggala nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhì thuộc hạng người atipiyapuggala.

2- Sukhitapuggala nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhì thuộc hạng người piyapuggala.

3- Sukhitapuggala nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhì thuộc hạng người majjhattapuggala.

4- Sukhitapuggala nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhì thuộc hạng người verīpuggala.

1- Atipiyapuggala: Hạng người thương yêu nhiều:

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-hỷ đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người thương yêu nhiều như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-hỷ phát triển có nhiều năng lực.

2- Piyapuggala: Hạng người thương yêu:

Tiếp theo hành-giả thực-hành niệm rải tâm-hỷ đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người thương yêu như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-hỷ phát triển có nhiều năng lực.

3- Majjhattapuggala: Hạng người không thương, không ghét:

Tiếp theo, hành-giả thực-hành niệm rải tâm-hỷ đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người không thương, không ghét như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-hỷ phát triển có nhiều năng lực.

4- Verīpuggala: Hạng người là kẻ thù:

Cuối cùng tiếp theo, hành-giả thực-hành niệm rải tâm-hỷ đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người là kẻ thù như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-hỷ phát triển có nhiều năng lực.

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-hỷ đến hạng người nào, hạng người ấy hiện rõ trực tiếp đến thiện-tâm của hành-giả, làm cho tâm-hỷ phát sinh trong đối-tượng hạng người ấy. Vì vậy, phương-pháp thực-hành niệm rải tâm-hỷ không chỉ niệm rải tâm-hỷ bằng tâm, mà còn phải định-tâm niệm tưởng biết rõ đối-tượng, rồi hành-giả niệm rải tâm-hỷ đến hạng người ấy.

Cho nên, hành-giả là người có đầy đủ 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ có nhiều năng lực, mới dễ dàng thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ này được.

Để cho tâm-hỷ phát sinh và tiến triển tốt, hành-giả cần phải theo phương pháp thực-hành niệm rải tâm-hỷ cho chính mình trước tiên (atta) làm nền tảng, rồi tiếp theo thực-hành niệm rải tâm-hỷ theo tuần tự tới 4 hạng người: Atipiyapuggala: hạng người thương yêu nhiều; piya-puggala: Hạng người thương yêu; majjhattapuggala: Hạng người không thương, không ghét; verīpuggala: Hạng người là kẻ thù cho đến khi đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-hỷ.

Như vậy tâm-hỷ đồng đều đối với 5 hạng người (chính mình và 4 hạng người theo tuần tự).

Niệm rải tâm-hỷ theo paṭisambhidāmagga

Tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-hỷ với 1 pháp-hỷ đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng, theo phương pháp trong bộ Paṭisambhidāmagga.

1 pháp niệm rải tâm-hỷ

“Yathā laddhasampattito mā vigacchantu.”

Mong cho tất cả chúng-sinh đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-hỷ với 1 pháp-hỷ đến 12 loại chúng-sinh.

12 loại chúng-sinh

12 loại chúng-sinh được chia ra làm 2 nhóm:

A-Anodhisapuggala: Hạng chúng-sinh chung không có chỉ định, có 5 loại chúng-sinh.

Niệm rải tâm-hỷ đến 5 loại chúng-sinh:

1- Sabbe sattā: Tất cả chúng-sinh.

2- Sabbe paṇā: Tất cả chúng-sinh có sinh-mạng.

3- Sabbe bhūtā: Tất cả chúng-sinh hiện hữu.

4- Sabbe puggalā: Tất cả hạng chúng-sinh.

5- Sabbe attabhāvapariyāpannā: Tất cả chúng-sinh có ngũ uẩn.

5 loại chúng-sinh này có danh từ riêng gọi khác nhau, song ý nghĩa chung giống nhau, bởi vì tất cả đều là chúng-sinh như nhau cả.

B-Odhisapuggala: Hạng chúng-sinh riêng có chỉ định, có 7 loại chúng-sinh.

Niệm rải tâm-hỷ đến 7 loại chúng-sinh:

1- Sabbā itthiyo: Tất cả người nữ.

2- Sabbe purisā: Tất cả người nam.

3- Sabbe ariyā: Tất cả bậc Thánh-nhân.

4- Sabbe anariyā: Tất cả hạng phàm-nhân.

5- Sabbe devā: Tất cả chư-thiên.

6- Sabbe manussā: Tất cả nhân-loại.

7- Sabbe vinipātikā: Tất cả nhóm ngạ-quỷ, a-su-ra.

10 phương hướng

Niệm rải tâm-hỷ đến chúng-sinh trong 10 phương:

1- Puratthimāya disāya: Hướng Đông.

2- Pacchimāya disāya: Hướng Tây.

3- Dakkhināya disāya: Hướng Nam.

4- Uttarāya disāya: Hướng Bắc.

5- Puratthimāya anudisāya: Hướng Đông Nam. 6- Dakkhināya anudisāya: Hướng Tây Nam.

7- Pacchimāya anudisāya: Hướng Tây Bắc.

8- Uttarāya anudisāya: Hướng Đông Bắc.

9- Heṭṭhimāya disāya: Hướng dưới.

10- Uparimāya disāya: Hướng trên.

Phương pháp thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ đến 12 loại chúng-sinh

5 loại chúng-sinh (anodhisapuggala)

Hành-giả thực-hành đề-mục thiền-định niệm rải tâm-hỷ theo tuần tự đến mỗi loại chúng-sinh như sau:

1- Sabbe sattā yathā laddhasampattito mā vigacchantu. 2- Sabbe paṇā yathā laddhasampattito mā vigacchantu. 3- Sabbe bhūtā yathā laddhasampattito mā vigacchantu. 4- Sabbe puggalā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

5- Sabbe attabhāvapariyāpannā yathā laddhasam-pattito mā vigacchantu.

7 loại chúng-sinh (odhisapuggala)

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-hỷ đến mỗi loại chúng-sinh như sau:

1- Sabbā itthiyo yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

2- Sabbe purisā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

3- Sabbe ariyā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

4- Sabbe anariyā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

5- Sabbe devā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

6- Sabbe manussā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

7- Sabbe vinipātikā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

10 phương hướng

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-hỷ đến mỗi loại chúng-sinh ở trong mỗi phương hướng như sau:

1.1- Puratthimāya disāya, sabbe sattā yathā laddha-sampattito mā vigacchantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Đông, đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

1.2-12- Puratthimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

2.1- Pacchimāya disāya, sabbe sattā yathā laddha-sampattito mā vigacchantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Tây, đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

2.2-12- Pacchimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

3.1- Dakkhināya disāya, sabbe sattā yathā laddha-sampattito mā vigacchantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Nam, đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

3.2-12- Dakkhināya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

4.1- Uttarāya disāya, sabbe sattā yathā laddhasam-pattito mā vigacchantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Bắc, đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

4.2-12- Uttarāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā, … sabbe puggalā, … sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

5.1- Puratthimāya anudisāya, sabbe sattā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Đông Nam, đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

5.2-12- Puratthimāya anudisāya, sabbe paṇā,…sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

6.1- Dakkhināya anudisāya, sabbe sattā yathā laddha-sampattito mā vigacchantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Tây Nam, đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

6.2-12- Dakkhināya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbepuggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

7.1- Pacchimāya anudisāya, sabbe sattā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Tây Bắc, đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

7..2-12- Pacchimāya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

8.1- Uttarāya anudisāya, sabbe sattā yathā laddha-sampattito mā vigacchantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng Đông Bắc, đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

8.2-12- Uttarāya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

9.1- Heṭṭhimāya disāya, sabbe sattā yathā laddha-sampattito mā vigacchantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng dưới, đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

9.2-12- Heṭṭhimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

10.1- Uparimāya disāya, sabbe sattā yathā laddha-sampattito mā vigacchantu.

Mong cho tất cả chúng-sinh trong hướng trên, đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

10.2-12- Uparimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,…

sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā yathā laddhasampattito mā vigacchantu.

Như vậy, niệm rải tâm-hỷ với 1 pháp-hỷ đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng tổng cộng như sau:

* Puggalavārapharaṇāmettā có 12 phương pháp niệm rải tâm-hỷ với 1 pháp đến 12 loại chúng-sinh.

* Disāpharaṇāmetttā có 10 x 12 = 120 phương pháp niệm rải tâm-hỷ với 1 pháp đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng.

Tổng cộng 2 phương-pháp niệm rải tâm-hỷ 12 +

120= 132 pharaṇāmettā phương pháp niệm rải tâm-hỷ.

Đề-mục niệm rải tâm-hỷ là đề-mục thiền-định có khả năng dẫn đến chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới: Từ đệ nhất thiền sắc-giới cho đến đệ tứ thiền sắc-giới (trừ đệ ngũ thiền sắc-giới), cho nên đề-mục niệm rải tâm-hỷ có 3 loại nimitta, 3 loại bhāvanā, 3 loại samādhi.

Ba loại nimitta

– Khi hành-giả ban đầu thực-hành niệm rải tâm-hỷ cho atta: Chính mình làm nền tảng, tiếp theo niệm rải tâm-hỷ theo tuần tự đến atipiyapuggala: Hạng người thương yêu nhiều, piyapuggala: Hạng người thương yêu, majjhattapuggala: Hạng người không thương không ghét, verīpuggala: Hạng người là kẻ thù của mình gồm có 4 hạng người gọi là đối-tượng parikammanimitta.

– Khi tâm-hỷ của hành-giả phát triển tốt, có năng lực, trong 5 hạng người: Atta, atipiyapuggala piyapuggala, majjhattapuggala, verīpuggala, nhưng chưa đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-hỷ, gọi là đối-tượng uggahanimitta.

– Khi hành-giả thực-hành niệm rải tâm-hỷ đến 4 hạng người: Atta, atipiyapuggala piyapuggala, majjhatta-puggala, verīpuggala, đã đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-hỷ, nên tâm-hỷ đồng đều giữa mình với 4 hạng người, gọi là đối-tượng paṭibhāganimitta.

Trong 3 loại đối-tượng nimitta ấy, đối-tượng uggaha-nimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta là đối-tượng nimitta gián tiếp, bởi vì đề-mục niệm rải tâm-hỷ này là đề-mục thiền-định mà hành-giả thực-hành chỉ niệm biết bằng tâm mà thôi, không thể dùng mắt để nhìn, hoặc dùng thân tiếp xúc, nên đối-tượng uggahanimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta thuộc đối-tượng nimitta gián tiếp.

Ba loại bhāvanā, ba loại samādhi

– Khi hành-giả ban đầu thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ cho chính mình (atta) với dục-giới thiện-tâm niệm rải tâm-hỷ rằng:

“Ahaṃ yathā laddhasampattito mā vigacchāmi.”

– Niệm rải tâm-hỷ theo tuần tự đến hạng người majjhatta-puggala, hạng người piyapuggala, hạng người verī-puggala rằng:

“Sabbe sattā yathā laddhasampattito mā vigacchantu, v.v… ”

Như vậy, gọi là parikammabhāv

anā: Tâm-hành ban đầu, và định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm ấy gọi là parikammasamādhi.

– Khi hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-hỷ với dục-giới thiện-tâm có đối-tượng uggahanimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta, chưa đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-hỷ, vẫn còn dục-giới thiện-tâm, nên gọi là upacārabhāvanā: Tâm-hành cận đến bậc thiền sắc-giới, và định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm ấy gọi là upacārasamādhi.

– Khi hành-giả thực-hành niệm rải tâm-hỷ có đối-tượng paṭibhāganimitta đã đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-hỷ, chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, nên gọi là appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm và định-tâm đồng sinh với đệ nhất thiền-sắc-giới thiện-tâm ấy gọi là appanāsamādhi.

* Phương pháp thực-hành để chứng đắc từ đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm hầu hết giống như đề-mục thiền-định hình tròn đất pathavīkasiṇa đã trình bày phần trước.

Nên biết 8 điều về đề-mục niệm rải tâm-hỷ

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ, nên biết 8 điều về đề-mục niệm rải tâm-hỷ:

1- Lakkhaṇa: Tâm-hỷ có trạng-thái vui mừng hoan hỷ trong mọi sự an-lạc, chức trọng quyền cao, giàu sang phú quý, … của người khác.

2- Rasa: Tâm-hỷ có phận sự không ganh ghét với mọi sự an-lạc, chức trọng quyền cao, giàu sang phú quý của người khác.

3- Paccupaṭṭhāna: Sự hiện hữu của tâm-hỷ làm tiêu diệt tâm ganh ghét.

4- Padaṭṭhāna: Thấy mọi sự tiến hóa, sự an-lạc của người khác là nguyên nhân gần của tâm-hỷ.

5- Sampatti: Sự thành tựu của tâm-hỷ là sự lắng dịu tâm ganh ghét.

6- Vippatti: Sự thất bại của tâm-hỷ là sự phát sinh tâm tham hãnh diện, khoe khoang.

7- Āsannapaccatthika: Thù nghịch gần của tâm-hỷ là tâm hoan hỷ liên quan đến gia đình.

8- Dūrapaccatthika: Thù nghịch xa của tâm-hỷ là tâm không hài lòng thấy mọi sự tiến hóa, mọi sự an-lạc của người khác.

Quả báu của đề-mục niệm rải tâm-hỷ

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-hỷ có 11 quả-báu tương tự như 11 quả báu của đề-mục niệm rải tâm-từ.

(Xong đề-mục niệm rải tâm-hỷ.)

4.4- Đề-Mục Thiền-Định Niệm Rải Tâm-Xả (Upekkhā)

Đề-mục niệm rải tâm-xả là đề-mục thiền-định có khả năng đặc biệt chỉ dẫn đến chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm bậc cao nhất mà thôi, bởi vì đề-mục niệm rải tâm-xả này cần có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā, nên không thể chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm bậc thấp được.

Như vậy, đề-mục niệm rải tâm-xả là đề-mục thiền-định mà hành-giả không thể thực-hành ban đầu, mà chỉ có thể thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả này sau khi đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm với 1 trong 3 đề-mục thiền-định là niệm rải tâm-từ, hoặc niệm rải tâm-bi, hoặc niệm rải tâm-hỷ mà thôi, bởi vì đề-mục niệm rải tâm-xả cùng có đối-tượng chúng-sinh giống như 3 đề-mục niệm rải tâm từ, bi, hỷ (Chắc chắn không phải từ các đề-mục thiền-định khác).

Upekkhā: Tâm xả trung-dung giữa tâm-từ, tâm-bi, tâm-hỷ đối với tất cả chúng-sinh.

Định nghĩa:

“Averā hontū’ti ādibyāpārappahānena majjhatta-bhāvūpagamanena ca upekkhatī’ti upekkhā.”

Thiện-tâm nào đặt trung-dung giữa tâm-từ, tâm-bi, tâm-hỷ đối với tất cả chúng-sinh, không quan tâm đến niệm rải tâm-từ với “averā hontu, …”, niệm rải tâm-bi với “dukkhā muccantu”, niệm rải tâm-hỷ với “yathā laddhasampattito mā vigacchantu”, mà chỉ có trạng-thái trung-dung đối với tất cả chúng-sinh. Thiện-tâm ấy gọi là upekkhā: Tâm-xả, có chi-pháp là tattaramajjhattatā-cetasika: Trung-dung tâm-sở đồng sinh với thiện-tâm có đối-tượng là majjhattasattapaññatti: Chúng-sinh trung-dung không thương không ghét.

Majjhattapuggala là đối-tượng của upekkhā tâm xả, có 2 nhóm:

1- Nhóm người bình thường là những người không thương không ghét, nên có tâm trung-dung.

2- Nhóm người làm đối-tượng-thiền-định của đề-mục niệm rải tâm-xả đó là hạng người piyapuggala và hạng người verīpuggala mà hành-giả vẫn có tâm trung-dung đối với 2 hạng người ấy.

Trạng-thái trung-dung có 2 loại:

1- Trạng-thái trung-dung do năng lực của tattara-majjhattatācetasika: Trung-dung tâm-sở đồng sinh với thiện-tâm không liên quan với tâm-từ (mettā), tâm-bi (karuṇā), tâm-hỷ (muditā), có đối-tượng majjhattasatta-paññatti: Chúng-sinh trung-dung không thương không ghét.

Đó là trạng-thái của tâm xả thật.

2- Trạng-thái trung-dung do năng lực của si tâm-sở (mohacetasika), như khi gặp vật quý giá mà không biết vật quý giá, gặp bậc đáng tôn kính mà không biết bậc đáng tôn kính.

Ví dụ: Tam-bảo là nơi đáng tôn kính, mà không biết tôn kính Tam-bảo, do năng lực của tâm si-mê, nên có trạng-thái trung-dung không biết Tam-bảo cao thượng.

Đó là trạng-thái của tâm xả giả, còn gọi là añāṇa upekkhā: Si-mê tâm-xả.

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả thật đến tất cả chúng-sinh thuộc đối-tượng majjhattapuggala: Hạng người không thương không ghét.

Tính chất đặc biệt của đề-mục niệm rải tâm-xả

Đề-mục niệm rải tâm-xả là đề-mục thiền-định có những tính chất đặc biệt như sau:

* Đề-mục niệm rải tâm-xả có khả năng đặc biệt chỉ dẫn đến chứng đắc được đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm bậc cao nhất mà thôi, không thể chứng đắc được 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm bậc thấp.

Cho nên, đề-mục niệm rải tâm-xả này hạn chế hành-giả và còn hạn chế đề-mục thiền-định.

Hạn chế hành-giả và đề-mục thiền-định như thế nào?

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả này phải là hành-giả đã chứng đắc đầy đủ 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm bậc thấp là đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm với 1 trong 3 đề-mục thiền-định là niệm rải tâm-từ, hoặc niệm rải tâm-bi, hoặc niệm rải tâm-hỷ mà thôi, chắc chắn không phải là các đề-mục thiền-định khác như 10 đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa, đề-mục thiền-định ānāpānassati.

Tại sao đề-mục niệm rải tâm-xả bị hạn chế hành-giả và còn bị hạn chế đề-mục thiền-định nữa?

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả, chắc chắn phải là hành-giả đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm với 1 trong 3 đề-mục thiền-định là niệm rải tâm-từ hoặc niệm rải tâm-bi hoặc niệm rải tâm-hỷ mà thôi, mới có thể tiếp tục thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả, để chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, bởi vì đề-mục niệm rải tâm-xả cùng có một loại đối-tượng chúng-sinh (sattapaññatti) giống như 3 đề-mục niệm rải tâm-từ, niệm rải tâm-bi, niệm rải tâm-hỷ.

Thật vậy, đề-mục niệm rải tâm-xả có đối-tượng majjhattasattapaññatti, đề-mục niệm rải tâm-từ có đối-tượng piyamanāpasattapaññatti, đề-mục niệm rải tâm-bi có đối-tượng dukkhitasattapaññatti, đề-mục niệm rải tâm-hỷ có đối-tượng sukhitasattapaññatti. Đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm này đều có đối-tượng chúng-sinh chế-định.

Nếu hành-giả đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm với 10 đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa có đối-tượng kasiṇapaññatti, hoặc đề-mục thiền-định ānāpā-nassati, có đối-tượng ānāpānapaññatti thì không thể tiếp tục thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả, để chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới được, bởi vì đối-tượng kasiṇa-paññatti, đối-tượng ānāpānapaññatti của đệ tứ thiền sắc-giới hoàn toàn khác với đối-tượng majjhattasatta-paññatti của đề-mục niệm rải tâm-xả.

Vì vậy, đề-mục niệm rải tâm-xả bị hạn chế hành-giả và bị hạn chế đối-tượng thiền-định.

Phận sự trước khi hành đề-mục niệm rải tâm-xả

Trước khi thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả này, hành-giả cần phải tập luyện 5 pháp-thuần-thục (vasī-bhāva) trong đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm trước, rồi suy xét thấy tính chất thô đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm của đề-mục niệm rải tâm-từ, hoặc niệm rải tâm-bi, hoặc niệm rải tâm-hỷ, và suy xét thấy tính chất vi-tế đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm của đề-mục niệm rải tâm-xả rằng:

“Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm của đề-mục niệm rải tâm-từ, hoặc niệm rải tâm-bi, hoặc niệm rải tâm-hỷ, có chi-thiền sukha thô, và có sự thương yêu đến tất cả chúng-sinh, gần với phiền-não.

Đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm của đề-mục niệm rải tâm-xả có chi-thiền upekkhā rất vi-tế, có tâm trung-đung đối với tất cả chúng-sinh, không thương không ghét trong tất cả chúng-sinh, nên xa với phiền-não.”

Sau khi hành-giả suy xét thấy điều bất lợi của đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm của đề-mục niệm rải tâm-từ, hoặc niệm rải tâm-bi, hoặc niệm rải tâm-hỷ, và suy xét thấy điều thuận lợi của đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm của đề-mục niệm rải tâm-xả.

Tiếp theo, hành-giả suy xét về tử sinh luân-hồi của chúng-sinh do nghiệp của mỗi chúng-sinh rằng:

“Mỗi chúng-sinh được sinh ra trong đời này như thế nào là hoàn toàn do quả của nghiệp mà họ đã tạo trong kiếp quá-khứ, và sẽ tái-sinh kiếp sau thuộc hạng chúng-sinh nào trong 4 loài, cõi nào trong tam-giới cũng chỉ tùy thuộc vào quả của nghiệp mà họ đã tạo trong kiếp hiện-tại hoặc kiếp quá-khứ của họ mà thôi.

Chính ta cũng như vậy, ta được sinh ra trong đời này là do quả đại-thiện-nghiệp của ta, và sẽ tái-sinh kiếp sau như thế nào cũng chỉ do quả của nghiệp của ta mà thôi.

Như vậy, ta mong cho họ thân tâm thường được an-lạc, hoặc mong cho họ thoát khỏi khổ tâm khổ thân, đó là điều không thể làm được, bởi vì, tất cả chúng-sinh đều có nghiệp là của riêng họ, và họ thừa hưởng quả của nghiệp của họ.”

Phương pháp thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến các hạng người theo tuần tự như sau:

1- Thực-hành niệm rải tâm-xả cho chính mình.

2- Hạng người majjhattapuggala.

3- Hạng người piyapuggala.

4- Hạng người atipiyapuggala.

5- Hạng người verīpuggala.

Hành-giả ban đầu thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả cho chính mình trước tiên, bởi vì ta có nghiệp là của riêng ta.

Sau khi thực-hành niệm rải tâm-xả cho chính mình (atta), tâm xả phát sinh, rồi tiến triển tốt, có năng lực.

– Khi ấy, tiếp theo hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến hạng người majjhattapuggala: Người không thương không ghét, tâm-xả phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhi ều năng lực.

– Tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến hạng người piyapuggala: Người thương yêu, tâm-xả phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhiều năng lực.

– Tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến hạng người atipiyapuggala: Người thương yêu nhiều, tâm-xả phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhiều năng lực.

– Tiếp theo cuối cùng, hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến hạng người verīpuggala: Người là kẻ thù của mình, để cho tâm-xả phát sinh, rồi tiến triển tốt, có nhiều năng lực.

Để tâm-xả phát sinh, hành-giả nên thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả theo tuần tự 5 hạng người: Atta, majjhattapuggala, piyapuggala, atipiyapuggala, và cuối cùng đến hạng người verīpuggala: Người là kẻ thù của ta, cho đến khi đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-xả, như đã trình bày trong đề-mục niệm rải tâm-từ.

Khi hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến hạng người verīpuggala, không để cho tâm sân và tâm ganh ghét phát sinh.

Phương pháp thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả phần lớn cũng tương tự như phương-pháp thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ đã trình bày phần trước, chỉ có khác biệt về đối-tượng và phần nhỏ mà thôi.

Cách thực-hành niệm rải tâm-xả

Muốn thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả (upekkhā), để mong chứng đắc từ đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả cần phải niệm rải tâm-xả cho chính mình trước tiên, bởi vì tâm-xả phát sinh với mình làm nền tảng, rồi niệm rải tâm-xả đến người khác.

Niệm rải tâm-xả cho mình

Hành-giả thực-hành đề-mục thiền-định niệm rải tâm-xả cho chính mình trước tiên như sau:

“Ahaṃ kammassako.”

“Tôi có nghiệp là của riêng tôi.”

Sau khi tâm xả thật phát sinh lên với ta, rồi tiến triển có năng lực, hành-giả suy xét rằng:“Tâm xả đối với ta như thế nào, thì tâm xả đối với tất cả chúng-sinh khác dù lớn dù nhỏ cũng như thế ấy.”

Đó là tâm-xả cơ bản làm nền tảng hỗ trợ cho tâm-xả phát sinh lên đối với các chúng-sinh khác.

Cách niệm rải tâm-xả đến người khác

– Nếu hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến một người (số ít) thì như sau:

So kammassako.

Người ấy có nghiệp là của riêng họ.

– Nếu hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả đến 2 người trở lên (số nhiều) thì như sau:

Te kammassakā.

Những người ấy có nghiệp là của riêng họ.

Niệm rải tâm-xả đến 4 hạng người theo tuần tự

Sau khi thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả cho chính mình (atta), tâm-xả phát triển tốt, có năng lực vững vàng, hành-giả có thể tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-xả đến 4 hạng người theo tuần tự như sau:

1- Hạng người majjhattapuggala: Người không thương không ghét.

2- Hạng người piyapuggala: Người thương yêu.

3- Hạng người atipiyapuggala: Người thương yêu nhiều.

4- Hạng người verīpuggala: Người là kẻ thù của mình.

1- Majjhattapuggala: Hạng người không thương không ghét.

– Tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-xả đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người không thương, không ghét (majjhattapuggala) như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-xả phát triển có nhiều năng lực.

2- Piyapuggala: Hạng người thương yêu.

– Tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-xả đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người thương yêu (piyapuggala) như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-xả phát triển có nhiều năng lực.

3- Atipiyapuggala: Hạng người thương yêu nhiều.

– Tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-xả đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người thương yêu nhiều (atipiyapuggala) như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-xả phát triển có nhiều năng lực.

4- Verīpuggala: Hạng người là kẻ thù.

– Cuối cùng tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-xả đến một người hoặc nhiều người thuộc hạng người là kẻ thù như vậy, được lặp đi lặp lại nhiều lần trở nên thuần thục, tâm-xả phát triển có nhiều năng lực.

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-xả đến hạng người nào, hạng người ấy hiện rõ trực tiếp đến đại-thiện-tâm của hành-giả, làm cho tâm-xả phát sinh trong đối-tượng hạng người ấy. Vì vậy, phương pháp thực-hành niệm rải tâm-xả không chỉ niệm rải tâm-xả bằng tâm, mà còn phải định-tâm niệm tưởng biết rõ đối-tượng, rồi hành-giả niệm rải tâm-xả đến hạng người ấy.

Cho nên, hành-giả là người có đầy đủ 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ có nhiều năng lực, mới dễ dàng thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả này được.

Để cho tâm-xả phát sinh và tiến triển tốt, hành-giả cần phải theo phương pháp thực-hành niệm rải tâm-xả cho chính mình trước tiên (atta) làm nền tảng, rồi tiếp theo thực-hành niệm rải tâm-xả theo tuần tự đến 4 hạng người: Majjhattapuggala, piyapuggala, atipiyapuggala, verīpuggala: Hạng người là kẻ thù cho đến khi đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-xả: Khi có tâm-xả đồng đều đối với 5 hạng người (chính mình và 4 hạng người theo tuần tự).

Niệm rải tâm-xả theo paṭisambhidāmagga

Tiếp theo, hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-xả với 1 pháp-xả đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng, theo phương pháp trong bộ Paṭisambhidāmagga.

1 pháp niệm rải tâm-xả

Kammassakā.

Nghiệp là của riêng họ.

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-xả với 1 pháp-xả đến 12 loại chúng-sinh.

12 loại chúng-sinh

12 loại chúng-sinh được chia ra làm 2 nhóm:

A-Anodhisapuggala: Hạng chúng-sinh chung không có chỉ định, có 5 loại chúng-sinh.

Niệm rải tâm-xả đến 5 loại chúng-sinh:

1- Sabbe sattā: Tất cả chúng-sinh.

2- Sabbe paṇā: Tất cả chúng-sinh có sinh-mạng.

3- Sabbe bhūtā: Tất cả chúng-sinh hiện hữu.

4- Sabbe puggalā: Tất cả hạng chúng-sinh.

5- Sabbe attabhāvapariyāpannā: Tất cả chúng-sinh có ngũ uẩn.

5 loại chúng-sinh này có danh từ riêng gọi khác nhau, song ý nghĩa chung giống nhau, bởi vì tất cả đều là chúng-sinh như nhau cả.

B-Odhisapuggala: Hạng chúng-sinh riêng có chỉ định, có 7 loại chúng-sinh.

Niệm rải tâm-xả đến 7 loại chúng-sinh:

1- Sabbā itthiyo: Tất cả người nữ.

2- Sabbe purisā: Tất cả người nam.

3- Sabbe ariyā: Tất cả bậc Thánh-nhân.

4- Sabbe anariyā: Tất cả hạng phàm-nhân.

5- Sabbe devā: Tất cả chư-thiên.

6- Sabbe manussā: Tất cả nhân loại.

7- Sabbe vinipātikā: Tất cả nhóm ngạ-quỷ, a-su-ra.

10 phương hướng

Niệm rải tâm-xả đến chúng-sinh trong 10 phương:

1- Puratthimāya disāya: Hướng Đông.

2- Pacchimāya disāya: Hướng Tây.

3- Dakkhināya disāya: Hướng Nam.

4- Uttarāya disāya: Hướng Bắc.

5- Puratthimāya anudisāya: Hướng Đông Nam.

6- Dakkhināya anudisāya: Hướng Tây Nam.

7- Pacchimāya anudisāya: Hướng Tây Bắc.

8- Uttarāya anudisāya: Hướng Đông Bắc.

9- Heṭṭhimāya disāya: Hướng dưới.

10- Uparimāya disāya: Hướng trên.

Phương pháp thực-hành niệm rải tâm-xả đến 12 loại chúng-sinh

5 loại chúng-sinh (anodhisapuggala)

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-xả đến mỗi loại chúng-sinh như sau:

1- Sabbe sattā kammassakā. 2- Sabbe paṇā kammassakā. 3- Sabbe bhūtā kammassakā. 4- Sabbe puggalā kammassakā.

5- Sabbe attabhāvapariyāpannā kammassakā.

7 loại chúng-sinh (odhisapuggala)

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-xả đến mỗi loại chúng-sinh như sau:

1- Sabbā itthiyo kammassakā.

2- Sabbe purisā kammassakā.

3- Sabbe ariyā kammassakā.

4- Sabbe anariyā kammassakā.

5- Sabbe devā kammassakā.

6- Sabbe manussā kammassakā.

7- Sabbe vinipātikā kammassakā.

10 phương hướng

Hành-giả thực-hành niệm rải tâm-xả đến mỗi loại chúng-sinh ở trong mỗi phương hướng như sau:

1.1- Puratthimāya disāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Đông, có nghiệp là của riêng họ.

1.2-12- Puratthimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

2.1- Pacchimāya disāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Tây, có nghiệp là của riêng họ.

2.2-12- Pacchimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

3.1- Dakkhināya disāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Nam, có nghiệp là của riêng họ.

3.2-12- Dakkhināya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

4.1- Uttarāya disāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Bắc, có nghiệp là của riêng họ.

4.2-12- Uttarāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā, … sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā, … sabbe devā,… sabbe manussā, … sabbe vinipātikā kammassakā.

5.1- Puratthimāya anudisāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Đông Nam, có nghiệp là của riêng họ.

5.2-12- Puratthimāya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

6.1- Dakkhināya anudisāya, sabbe sattā kammassakā

Tất cả chúng-sinh trong hướng Tây Nam, có nghiệp là của riêng họ.

6.2-12- Dakkhināya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāva-pariyāpannā,… sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā, … sabbe vinipātikā kammassakā.

7.1- Pacchimāya anudisāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Tây Bắc, có nghiệp là của riêng họ.

7.2-12- Pacchimāya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

8.1- Uttarāya anudisāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng Đông Bắc, có nghiệp là của riêng họ.

8.2-12- Uttarāya anudisāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

9.1- Heṭṭhimāya disāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng dưới, có nghiệp là của riêng họ.

9.2-12- Heṭṭhimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

10.1- Uparimāya disāya, sabbe sattā kammassakā.

Tất cả chúng-sinh trong hướng trên, có nghiệp là của riêng họ.

10.2-12- Uparimāya disāya, sabbe paṇā,… sabbe bhūtā,… sabbe puggalā,… sabbe attabhāvapariyāpannā, … sabbā itthiyo,… sabbe purisā,… sabbe ariyā,… sabbe anariyā,… sabbe devā,… sabbe manussā,… sabbe vinipātikā kammassakā.

Như vậy, niệm rải tâm-xả với 1 pháp-xả đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng tổng cộng như sau:

* Puggalavārapharaṇāmettā có 12 phương-pháp niệm rải tâm-xả với 1 pháp đến 12 loại chúng-sinh.

* Disāpharaṇāmetttā có 10 x 12 = 120 phương-pháp niệm rải tâm-xả với 1 pháp đến 12 loại chúng-sinh trong 10 phương hướng.

Tổng cộng 2 phương-pháp niệm rải tâm-xả 12 + 120= 132 pharaṇāmettā phương pháp niệm rải tâm-xả.

Đề-mục niệm rải tâm-xả là đề-mục thiền-định có khả năng đặc biệt chỉ dẫn đến chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới mà thôi, cho nên đề-mục niệm rải tâm-xả có 3 loại nimitta, 3 loại bhāvanā, 3 loại samādhi.

Ba loại nimitta

– Khi hành-giả ban đầu thực-hành niệm rải tâm-xả cho atta: Chính mình làm nền tảng, tiếp theo niệm rải tâm-xả theo tuần tự đến majjhattapuggala: Hạng người không thương không ghét, piyapuggala: Hạng người thương yêu, atipiyapuggala: Hạng người thương yêu nhiều, cho đến cuối cùng hạng người verīpuggala: Hạng người là kẻ thù của mình gồm có 5 hạng người gọi là đối-tượng parikammanimitta.

– Khi tâm-xả của hành-giả phát triển tốt, có năng lực, trong 5 hạng người: Atta, majjhattapuggala, piyapuggala, atipiyapuggala, verīpuggala, nhưng chưa đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-xả, gọi là đối-tượng uggahanimitta.

– Khi hành-giả thực-hành niệm rải tâm-xả đến 5 hạng người: Atta, majjhattapuggala, piyapuggala, atipiya-puggala, verīpuggala, đã đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-xả, nên tâm-xả đồng đều giữa mình với 4 hạng người, gọi là đối-tượng paṭibhāganimitta.

Trong 3 loại đối-tượng nimitta ấy, đối-tượng uggaha-nimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta là đối-tượng nimitta gián tiếp, bởi vì đề-mục niệm rải tâm-xả này là đề-mục thiền-định mà hành-giả thực-hành chỉ niệm biết bằng tâm mà thôi, không thể dùng mắt để nhìn, hoặc dùng thân tiếp xúc, nên đối-tượng uggahanimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta thuộc đối-tượng nimitta gián tiếp.

Ba loại bhāvanā, ba loại samādhi

– Khi hành-giả ban đầu thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả cho chính mình với dục-giới thiện-tâm niệm rải tâm-xả rằng:

Ahaṃ kammassako.

– Niệm rải tâm-xả theo tuần tự đến hạng người majjhatta-puggala, hạng người piyapuggala, hạng người verī-puggala rằng:

Sabbe sattā kammassakā. v.v…

Như vậy, gọi là parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu, và định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm ấy gọi là parikammasamādhi.

Khi hành-giả tiếp tục thực-hành niệm rải tâm-xả với dục-giới thiện-tâm có đối-tượng uggahanimitta và đối-tượng paṭibhāganimitta, chưa đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-xả, vẫn còn dục-giới thiện-tâm, nên gọi là upacārabhāvanā: Tâm-hành cận đến bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, và định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm ấy gọi là upacārasamādhi.

Khi hành-giả thực-hành niệm rải tâm-xả có đối-tượng paṭibhāganimitta đã đạt đến sīmāsambheda: Xóa bỏ ranh giới tâm-xả, chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, nên gọi là appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm và định-tâm đồng sinh với đệ ngũ thiền-sắc-giới thiện-tâm ấy gọi là appanāsamādhi.

Nên biết 8 điều về đề-mục niệm rải tâm-xả

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả, nên biết 8 điều về đề-mục niệm rải tâm-xả:

1- Lakkhaṇa: Tâm xả có trạng-thái trung-dung trong tất cả chúng-sinh.

2- Rasa: Tâm xả có phận sự thấy tất cả chúng-sinh đồng đều nhau.

3- Paccupaṭṭhāna: Sự hiện hữu của tâm xả là lắng dịu tâm thương, tâm ghét trong tất cả chúng-sinh.

4- Padaṭṭhāna: Trí-tuệ suy xét thấy tất cả chúng-sinh rằng: “Tất cả chúng-sinh có nghiệp là của riêng của họ”, sự an-lạc hoặc sự thoát khỏi khổ thân khổ tâm, hoặc đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa do tâm mong muốn của người khác, đó là điều không thể được, là nguyên nhân gần của tâm-xả.

5- Sampatti: Sự thành tựu của tâm-xả là sự lắng dịu tâm thương và tâm ghét.

6- Vippatti: Sự thất bại của tâm-xả là sự phát sinh tâm-xả si mê do liên quan đến gia đình.

7- Āsannapaccatthika: Thù nghịch gần của tâm-xả là tâm-xả si mê do liên quan đến gia đình.

8- Dūrapaccatthika: Thù nghịch xa của tâm-xả là tâm tham và tâm sân.

Tâm-xả vô-lượng khác với tâm-xả ba-la-mật

– Hành-giả thực-hành niệm tâm-xả vô-lượng, đặt thiện-tâm trung-dung đối với tất cả chúng-sinh, không liên quan đến tâm-từ, tâm-bi, tâm-hỷ.

– Hành-giả thực-hành pháp-hạnh tâm-xả ba-la-mật đặt đại-thiện-tâm trung-dung với người dù đối xử tốt dù đối xử xấu với mình, hành-giả vẫn không thương người đối xử tốt, vẫn không ghét người đối xử xấu, vẫn giữ thiện-tâm trung-dung đối với hai hạng người ấy, để thực-hành pháp hạnh tâm-xả ba-la-mật.

Quả-báu của đề-mục niệm rải tâm-xả

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm rải tâm-xả được 11 quả-báu tương tự như 11 quả báu của đề-mục niệm rải tâm-từ.

(Xong đề-mục niệm rải tâm-xả.)

Nhận xét về đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm

Tứ vô-lượng-tâm là 4 đề-mục thiền-định: Niệm rải tâm-từ (mettā), niệm rải tâm-bi (karuṇā), niệm rải tâm-hỷ (muditā), niệm rải tâm-xả (upekkhā) có khả năng dẫn đến chứng đắc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, cách thực-hành như đã trình bày ở phần trước.

Tứ vô-lượng-tâm là 4 đức-tính cao thượng mà các bậc thiện-trí thực-hành trong đời sống cao thượng, bởi vì 4 đức-tính cao thượng là đức-tính tâm-từ, đức-tính tâm-bi, đức-tính tâm-hỷ, đức-tính tâm-xả là thiện-pháp có khả năng diệt được 4 ác-pháp là thù-hận (byāpāda), làm-hại (vihiṃsā), ganh-ghét (arati), tham-dục (rāga).

4 ác pháp bị diệt bằng 4 đức-tính cao thượng

– Người có ác-tâm thù-hận (byāpāda) đối với chúng-sinh, làm cho tâm ô nhiễm, tâm thù-hận này bị diệt bằng pháp niệm rải tâm-từ (mettā) mong sự an-lạc, sự tiến hóa cho mình và người, làm cho đại thiện-tâm trở nên trong sạch thanh-tịnh.

– Người có ác-tâm làm-hại người (vihiṃsā), làm cho tâm ô nhiễm, tâm làm-hại này bị diệt bằng pháp niệm rải tâm-bi (karuṇā) mong cho mình và người thoát khỏi khổ tâm khổ thân, làm cho đại-thiện-tâm trở nên trong sạch thanh-tịnh.

– Người có ác-tâm ganh-ghét (arati) làm cho tâm ô nhiễm, tâm ganh-ghét này bị diệt bằng pháp niệm rải tâm-hỷ (muditā) mong cho mình và người đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được, làm cho đại-thiện-tâm trở nên trong sạch thanh-tịnh.

– Người có ác-tâm tham-dục (rāga) làm cho tâm ô nhiễm, tâm tham-dục này bị diệt bằng pháp niệm rải tâm-xả (upekkhā) đặt đại-thiện-tâm trung-dung không thương không ghét đối với tất cả chúng-sinh, làm cho thiện-tâm trở nên trong sạch thanh-tịnh.

Tứ vô-lượng-tâm đối với tất cả chúng-sinh

– Pháp niệm rải tâm-từ (mettā) có đối-tượng piyamanāpa-puggala: Người đáng yêu, đáng mến, mong sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài đến tất cả chúng-sinh vô lượng.

– Pháp niệm rải tâm-bi (karuṇā) có đối-tượng duk-khitapuggala: Người đang khổ, mong cho tất cả chúng-sinh vô lượng thoát khỏi khổ tâm khổ thân.

– Pháp niệm rải tâm-hỷ (muditā) có đối-tượng sukhita-puggala: Người đang hưởng mọi an-lạc, mong cho tất cả chúng-sinh vô lượng đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được.

– Pháp niệm rải tâm-xả (upekkhā) có đối-tượng majjhattapuggala: Người không thương không ghét, đặt đại-thiện-tâm trung-dung không thương không ghét đối với tất cả chúng-sinh vô lượng, bởi vì mỗi chúng-sinh có nghiệp là của riêng mình.

Như vậy, tâm-từ, tâm-bi, tâm-hỷ, tâm-xả, mỗi tâm phát sinh đều có đối-tượng riêng biệt chúng-sinh chế-định (sattapaññatti) của mỗi tâm, cho nên 4 tâm này không thể đồng sinh với nhau được.

Cha mẹ có 4 đức tính từ, bi, hỷ, xả

Cha mẹ có 4 đức tính từ, bi, hỷ, xả đối với các con.

– Khi đứa con còn nhỏ dễ thương, cha mẹ có tâm-từ thương yêu nuôi dưỡng các con nên người tốt.

– Khi đứa con bị bệnh hoạn ốm đau, cha mẹ có tâm-bi thương xót, lo săn sóc chữa bệnh cho đứa con ấy chóng khỏi bệnh hoạn ốm đau.

– Khi đứa con khôn lớn nên người, học hành đỗ đạt, công thành danh toại, cha mẹ có tâm-hỷ vui mừng hoan hỷ đối với con.

– Nếu khi có đứa con nào bị hư hỏng, thì cha mẹ tìm mọi cách khuyên răn dạy dỗ đứa con ấy trở nên người tốt.

– Nếu đứa con nào ngỗ nghịch không chịu vâng lời khuyên dạy thì cha mẹ không thể có tâm-từ, cũng không thể có tâm-bi, cũng không có tâm-hỷ đối với đứa con hư hỏng ấy, cha mẹ chỉ còn có tâm xả đối với đứa con hư hỏng ấy mà thôi.

Người cha mẹ có trí-tuệ suy xét rằng:

Sabbe sattā kammassakā. Tất cả chúng-sinh đều có nghiệp là của riêng họ.

Thật ra, mỗi người con sinh ra đời là do nghiệp của nó, còn cha mẹ chỉ là nơi nương nhờ của người con mà thôi, cho nên người con trở nên tốt hoặc xấu phần lớn là do nghiệp và quả nghiệp của nó, cha mẹ chỉ là người hỗ-trợ giúp cho đứa con mà thôi.

Nếu cha mẹ có 4 đức tính từ, bi, hỷ, xả mà hiểu biết rõ sự-thật như vậy thì cha mẹ không có khổ tâm vì con.

Cách niệm rải tâm-từ, bi, hỷ, xả khép kín tóm tắt

Hằng ngày hành-giả nên thực-hành niệm rải tâm-từ, niệm rải tâm-bi, niệm rải tâm-hỷ, niệm rải tâm-xả cho mình và đến cho 12 loài chúng-sinh trong 10 hướng khép kín tóm tắt.

* Cách niệm rải tâm-từ, niệm rải tâm-bi, niệm rải tâm-hỷ, niệm rải tâm-xả cho chính mình trước như sau:

Ahaṃ avero homi, abyāpajjo homi, anīgho homi, sukhī attānaṃ pariharāmi, dukkhā muccāmi, yathā laddhasampattito mā vigacchāmi, kammassako.

Mong cho tôi không có oan trái với tất cả chúng-sinh, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an-lạc; mong cho tôi thoát khỏi khổ tâm, khổ thân; mong cho tôi đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được; tôi có nghiệp là của riêng tôi.

– Tiếp theo cách niệm rải tâm-từ, niệm rải tâm-bi, niệm rải tâm-hỷ, niệm rải tâm-xả đến cho 12 loại chúng-sinh trong 10 hướng khép kín tóm tắt như sau:

Puratthimāya disāya, puratthimāya anudisāya, dakkhināya disāya, dakkhināya anudisāya, pacchimāya disāya, pacchimāya anudisāya, uttarāya disāya, uttarāya anudisāya, puratthimāya disāya, heṭṭhimāya disāya, uparimāya disāya, sabbe sattā, sabbe paṇā, sabbe bhūtā, sabbe puggalā, sabbe attabhāva-pariyāpannā, sabbā itthiyo, sabbe purisā, sabbe ariyā, sabbe anariyā, sabbe devā, sabbe manussā, sabbe vinipātikā, averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu; dukkhā muccantu; yathā laddhasampattito mā vigacchantu; kammassakā.”

Mong cho tất cả chúng-sinh, tất cả chúng-sinh có sinh-mạng, tất cả chúng-sinh hiện hữu, tất cả hạng chúng-sinh, tất cả chúng-sinh có ngũ uẩn; tất cả người nữ, tất cả người nam, tất cả bậc Thánh-nhân, tất cả hạng phàm-nhân, tất cả chư-thiên, tất cả nhân-loại, tất cả nhóm ngạ-quỷ, a-su-ra trong hướng Đông, trong hướng Đông Nam, trong hướng Nam, trong hướng Tây Nam, trong hướng Tây, trong hướng Tây Bắc, trong hướng Bắc, trong hướng Đông Bắc, trong hướng Đông, trong hướng dưới, trong hướng trên, không có oan trái với tất cả chúng-sinh, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an-lạc; mong cho thoát khỏi khổ tâm, khổ thân; mong cho đừng mất đi sự an-lạc, sự tiến hóa đã có được; họ có nghiệp là của riêng họ.

Đây là cách niệm rải tâm-từ, niệm rải tâm-bi, niệm rải tâm-hỷ, niệm rải tâm-xả tổng hợp lại cho chính mình và cho 12 loại chúng-sinh trong 10 hướng khép kín mà hành-giả nên thực-hành hằng ngày, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho mình và tất cả mọi chúng-sinh.

(Xong đề-mục thiền-định tứ vô-lượng-tâm.)

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app