PHÁP HÀNH THIỀN ĐỊNH QUYỂN 9

GIẢNG GIẢI 40 ĐỀ MỤC THIỀN ĐỊNH

Bốn Đề-Mục Thiền-Định Vô-Sắc (Āruppa)

Đề-mục thiền-định vô-sắc có 4 đề-mục, mà mỗi đề-mục thiền-định vô-sắc chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm riêng biệt mà thôi như sau:

1- Đề-mục thiền-định vô-sắc thứ nhất gọi là ākāsa-paññatti chỉ có thể dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsānañcāyatanakusala-citta: Không-vô-biên-xứ thiện-tâm mà thôi.

2- Đề-mục thiền-định vô-sắc thứ nhì gọi là paṭhamāruppaviññāṇa chỉ có thể dẫn đến chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññāṇañcāyatana-kusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm mà thôi.

3- Đề-mục thiền-định vô-sắc thứ ba gọi là natthi-bhāvapaññatti chỉ có thể dẫn đến chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcaññāyatanakusala-citta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm mà thôi.

4- Đề-mục thiền-định vô-sắc thứ tư gọi là tatiyāruppa-viññāṇa chỉ có thể dẫn đến chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññānāsaññāyatanakusala-citta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm mà thôi.

Phương pháp thực-hành 4 đề-mục thiền-định vô-sắc

Sau khi đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm xong, hành-giả có ý nguyện muốn tiếp tục chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Ví dụ: Hành-giả đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm với đề-mục thiền-định hình tròn đất “pathavī-kasiṇa” xong, rồi tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định với 4 đề-mục thiền-định vô-sắc, để chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm. Hành-giả có 2 nhóm, mà mỗi nhóm suy xét khác nhau như sau:

* Nhóm thứ nhất trong thời-kỳ không có Phật-giáo trên thế gian, những hành-giả sau khi đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm với đề-mục thiền-định hình tròn đất “pathavīkasiṇa” suy xét rằng:

“Các thứ bệnh hoạn ốm đau đều phát sinh từ sắc-thân này, sự đói khát cũng phát sinh từ sắc-thân này, thậm chí mọi sự tranh giành lẫn nhau cũng phát sinh từ sắc-thân này.

Vả lại, sắc-thân này vốn sinh từ máu huyết của cha mẹ, ô trọc (trược) đáng ghê tởm. Còn cõi trời vô-sắc-giới, chư phạm-thiên không có sắc-thân, chỉ có tâm mà thôi, mọi sự khổ thân là hoàn toàn không có, cho nên, chỉ có tâm an-lạc mà thôi.”

Do suy xét như vậy, nên hành-giả phát sinh tâm nhàm chán sắc-thân này, chỉ mong muốn được tái-sinh kiếp sau trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, các vị phạm-thiên ấy không có sắc-thân chỉ có tâm mà thôi.

Hành-giả cảm thấy nhàm chán đối-tượng pathavī-paṭibhāganimitta: Quang-ảnh trong-sáng đề-mục thiền-định hình tròn đất của đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả cố gắng tinh-tấn tiếp tục thực-hành 4 đề-mục thiền-định vô-sắc, để chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

* Nhóm thứ nhì trong thời-kỳ có Phật-giáo trên thế gian, những hành-giả nhóm này sau khi đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm với đề-mục thiền-định hình tròn đất“pathavīkasiṇa”, không suy xét thấy lỗi nào của sắc-thân cả, mà chỉ suy xét rằng:

“Định-tâm (ekaggatā) trong đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có ít năng lực, còn định-tâm trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm có nhiều năng lực và vô cùng vi-tế, có khả năng luyện các phép thần-thông (abhiññā) được; hoặc nếu là bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī) hoặc bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta) có khả năng nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) được.”

Do suy xét như vậy, nên hành-giả tiếp tục cố gắng tinh-tấn thực-hành 4 đề-mục thiền-định vô-sắc, để chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

7.1- Thiền vô-sắc-giới không-vô-biên-xứ thiện-tâm

Để chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsānañcāyatanakusalacitta: Không-vô-biên-xứ thiện-tâm, hành-giả cả 2 nhóm đều bắt đầu thực-hành 5 pháp thuần-thục (vasībhāva) liên quan đến đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có đầy đủ năng lực, cho đến giai đoạn chót, nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ra, nếu thấy đối-tượng pathavī-paṭibhāganimitta: Quang-ảnh trong-sáng đề-mục thiền-định hình tròn đất của đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm nhỏ thì hành-giả nên khai triển rộng lớn bao nhiêu theo năng lực samādhi của mình.

Nếu thấy đối-tượng pathavīpaṭibhāganimitta lớn quá thì thâu nhỏ lại cho vừa cũng được.

Khi ấy, hành-giả thực-hành không quan tâm nhiều đến đối-tượng pathavīpaṭibhāganimitta mà có ý buông bỏ đối-tượng pathavīpaṭibhāganimitta, hướng định-tâm đến đề-mục ākāsapaññatti: Hư-không chế-định để thay thế đối-tượng pathavīpaṭibhāganimitta với tâm nghĩ rằng: “Không có đối-tượng pathavīpaṭibhāganimitta mà chỉ có đề-mục hư-không chế-định ākāsapaññatti” mà thôi, đồng thời parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu với dục-giới thiện-tâm niệm tưởng rằng:

“Ākāso ānanto, Ākāso ānanto, Ākāso ānanto, …” “Hư không vô biên, Hư không vô biên, …”

Ākāso ānanto: Hư-không vô-biên.

– Ākāso nghĩa là hư không không phải chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mà thuộc về chế-định-pháp (paññattidhamma), nên không có bắt đầu sự sinh, và cũng không có cuối cùng sự diệt.

– Ānanto: Vô-biên.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là pari-kammasamādhi: Sơ-định ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định còn cách xa bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Khi hành-giả (có đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm) thực-hành hướng tâm niệm tưởng “ākāso ānanto” (hư-không vô-biên) như vậy, cho đến khi nào tâm của hành-giả nhàm chán đệ ngũ thiền sắc-giới-thiện-tâm, không còn tham muốn trong đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm ấy nữa, khi ấy, tâm-hành của hành-giả tiến triển đến upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền vô sắc-giới thiện-tâm, đạt đến upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Hành-giả tiếp tục thực-hành với tâm-hành niệm tưởng “ākāso ānanto”(hư-không vô-biên) như vậy, thì đối-tượng pathavīpaṭibhāganimitta của đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm mất dần đi, đề-mục hư-không chế-định ākāsa-paññatti hiện rõ thay thế đối-tượng pathavīpaṭibhāga-nimitta ấy.

Ví dụ như người nhìn một cách chăm chú tấm vải màn che nơi cửa sổ, khi tấm vải bị gió thổi bay mất, chỉ còn nhìn khung cửa sổ trống không mà thôi.

Cũng như vậy, hành-giả buông bỏ đối-tượng pathavī-paṭibhāganimitta ra khỏi tâm, nhưng không giống như tấm vải bị gió thổi bay mất khỏi khung cửa, mà sự thật, hành-giả không còn quan tâm đến đối-tượng pathavī-paṭibhāganimitta nữa, mà chỉ quan tâm thích định-tâm đến đề-mục hư-không chế-định ākāsapaññatti mà thôi.

Nếu khi nào hành-giả có khả năng buông bỏ hẳn đối-tượng pathavīpaṭibhāganimitta khỏi tâm, thì ngay khi ấy đề-mục hư-không chế-định ākāsapaññatti liền phát sinh lên thay thế ngay tức thì tiến triển đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsānañcāyatanakusalacitta: Không-vô-biên-xứ thiện-tâm đầu tiên phát sinh, có appanāsamādhi: An-định vững chắc trong vô-sắc-giới lộ-trình đệ nhất thiền thiện-tâm đầu tiên, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự như sau:

“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupaccheda, tiếp theo manodvāravajjana, parikamma, upacāra, anu-loma, gotrabhu, ākāsānañcāyatanakusalacitta (1 sát-na-tâm), bhavaṅgacitta. Chấm dứt vô-sắc-giới lộ-trình đệ nhất thiền thiện-tâm đầu tiên.

Đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsā-nañcāyatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.

Tiếp theo các lộ-trình-tâm quán-triệt (paccavekkhaṇa-vīthicitta) mỗi chi-thiền là upekkhā, ekaggatā.

Như vậy, hành-giả đã chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsānañcāyatanakusalacitta: Không-vô-biên-xứ thiện-tâm.

Ākāsānañcāyatanakusalacitta có 3 tên là:

– Arūpajjhānacitta: Thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, bởi vì vô-sắc-giới thiền-tâm này không có sắc, do đó gọi là arūpajjhānacitta.

– Ākāsānañcāyatanakusalacitta: Không-vô-biên-xứ thiện-tâm bởi vì, bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này rất vững chắc, không lay chuyển phát sinh do đề-mục ākāsa-paññatti không có bắt đầu sự sinh, và cũng không có cuối cùng sự diệt, do đó gọi là ākāsānañcāyatanakusalacitta.

– Paṭhamāruppajjhāna: Đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, bởi vì, bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này có đề-mục ākāsapaññatti: Hư-không chế-định là bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm phát sinh trước tiên trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, do đó gọi là paṭhamā-ruppajjhānacitta: Đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

7.2- Thiền vô-sắc-giới thức-vô-biên-xứ-thiền

Sau khi đã chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsānañcāyatanakusalacitta: Không-vô-biên-xứ thiện-tâm xong, hành-giả muốn tiếp tục thực-hành để chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññāṇañcāyatanakusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm.

Trước tiên, hành-giả thực-hành 5 pháp thuần-thục (vasībhāva) liên quan đến đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta có đầy đủ năng lực, cho đến giai đoạn chót, nhập đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ra, suy xét thấy nhược điểm của đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta rằng:

Đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcā-yatanakusalacitta này là bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gần với đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm. Nếu không thường nhập đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này thì bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này dễ bị mất, trở xuống đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm như trước.

Hơn nữa định-tâm của đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này là còn thô so với định-tâm của đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm viññāṇañcāyatanakusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm.

Sau khi suy xét thấy nhược điểm của đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta như vậy, nên hành-giả thực-hành làm cho đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta này mất đi khỏi tâm của mình, bằng cách cố gắng buông bỏ đề-mục ākāsapaññatti: Hư-không chế-định ấy đi, rồi trở lại cố gắng hướng tâm đến đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta làm đề-mục thay thế đề-mục ākāsapaññatti: Hư-không chế-định, đồng thời parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu với dục-giới thiện-tâm niệm tưởng rằng:

“Viññāṇaṃ anantaṃ, … Viññāṇaṃ anantaṃ, … Viññāṇaṃ anantaṃ, … Thức-vô-biên, Thức-vô-biên, Thức-vô-biên, …”

– Viññāṇaṃ đó là đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta.

– Anantaṃ là vô-biên.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là pari-kammasamādhi: Sơ-định ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định còn cách xa bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Khi hành-giả cố gắng tinh-tấn thực-hành với tâm-hành niệm tưởng “viññāṇaṃ anantaṃ: Thức-vô-biên” như vậy, cho đến khi nào tâm của hành-giả nhàm chán đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ākāsānañcāyatanakusalacitta không còn muốn trong đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta ấy nữa. Khi ấy, tâm-hành của hành-giả tiến triển đến upacārabhāvanā: Tâm-hành cận với đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcāyatana-kusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm, đạt đến upacāra-samādhi: Cận-định gần bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Hành-giả tiếp tục thực-hành với tâm-hành niệm tưởng “viññāṇaṃ anantaṃ: Thức-vô-biên” như vậy, thì đề-mục ākāsapaññatti: Hư-không chế-định mất dần đi, rồi mất hẳn trong tâm khi nào, khi ấy, đề-mục ākāsānañcā-yatanakusalacitta hiện rõ thay thế đề-mục ākāsapaññatti ngay tức thì tiến triển đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññānañcāyatanakusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm đầu tiên phát sinh, có appanāsamādhi: An-định vững chắc trong vô-sắc-giới lộ-trình đệ nhị thiền thiện-tâm đầu tiên, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự như sau:

“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupac-cheda, tiếp theo manodvāravajjana, parikamma, upacāra, anuloma, gotrabhū, viññānañcāyatana-kusalacitta (1 sát-na tâm), bhavaṅgacitta. Chấm dứt vô-sắc-giới lộ-trình đệ nhị thiền thiện-tâm đầu tiên.

Đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññānañcā-yatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.

Tiếp theo các lộ-trình-tâm quán-triệt (paccavekkhaṇa-vīthicitta) mỗi chi-thiền là upekkhā, ekaggatā.

Như vậy, hành-giả đã chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññānañcāyatanakusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm.

Vấn: Tại sao hành-giả suy xét thấy nhược điểm của đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ākāsānañcāyatana-kusalacitta, nhưng lại sử dụng đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Kāsānañcāyatanakusalacitta làm đề-mục thiền-định của đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, viññānañcā-yatanakusalacitta?

Đáp: Bởi vì, để chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññānañcāyatanakusalacitta chỉ có đề-mục đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ākāsānañcā-yatanakusalacitta mà thôi. Vì vậy, dù suy xét thấy nhược điểm của đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ākāsā-nañcāyatanakusalacitta, mà vẫn phải sử dụng làm đề-mục thiền vô-sắc-giới, để chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcāyatanakusalacitta.

7.3- Thiền vô-sắc-giới vô-sở-hữu-xứ-thiền

Sau khi đã chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññānañcāyatanakusalacitta: Thức-vô-biên-xứ thiện-tâm xong, hành-giả muốn tiếp tục thực-hành để chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcaññāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm.

Trước tiên, hành-giả thực-hành 5 pháp thuần-thục (vasībhāva) liên quan đến đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcāyatanakusalacitta có đầy đủ năng lực, cho đến giai đoạn chót, nhập đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ra, suy xét thấy nhược điểm của đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcāyatanakusalacitta rằng:

Đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcāyatana-kusalacitta này là bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gần với đệ nhất thiền vô-sắc-giới ākāsānañcāyatanakusala-citta. Nếu không thường nhập đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này thì bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này dễ bị mất, trở xuống đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākāsānañcāyatanakusalacitta như trước.

Hơn nữa định-tâm của đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này là còn thô so với định-tâm của đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm.”

Sau khi suy xét thấy nhược điểm của đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcāyatanakusalacitta như vậy, nên hành-giả thực-hành hướng tâm đến ākāsānañcā-yatanakusalacitta đã diệt khỏi tâm của hành-giả một cách không còn dư sót nữa. Dù tối thiểu chỉ sát-na diệt của thiền-tâm ấy cũng không còn sót lại.

Hành-giả cố gắng tinh-tấn hướng tâm ra khỏi đề-mục ākāsānañcāyatanakusalacitta ấy, rồi cố gắng tinh-tấn hướng tâm đến đề-mục natthibhāvapaññatti xuất hiện thay thế đề-mục ākāsānañcāyatanakusalacitta ấy, đồng thời parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu với dục-giới thiện-tâm niệm tưởng rằng:

“Natthi kiñci, Natthi kiñci, Natthi kiñci, … Không còn gì cả, Không còn gì cả, …”

– Natthi kiñci: Đó là ākāsānañcāyatanakusalacitta dù ít nhất 1 sát-na-tâm cũng không còn dư sót lại nữa, nghĩa là không nói đến upādakhaṇa: Sát-na-sinh, ṭhīti-khaṇa: Sát-na-trụ của ākāsānañcāyatanakusalacitta mà chỉ nói đến bhaṅgakhaṇa: Sát-na-diệt của ākāsānañcā-yatanakusalacitta cũng không còn dư sót lại nữa. Cho nên gọi là “Natthi kiñci: Không còn gì cả”.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là parikammasamādhi: Sơ-định ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định còn cách xa bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Khi hành-giả cố gắng tinh-tấn thực-hành với tâm-hành niệm tưởng “natthi kiñci” (không còn gì cả) như vậy, cho đến khi nào tâm của hành-giả nhàm chán đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm viññānañcāyatanakusala-citta, không còn muốn trong đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcāyatanakusalacitta ấy nữa, khi ấy, tâm của hành-giả tiến triển đến upacārabhāvanā: Tâm-hành cận với đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm đạt đến upacārasamādhi: Cận-định gần bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Hành-giả tiếp tục thực-hành với tâm-hành niệm tưởng “natthi kiñci” (không còn gì cả) như vậy, thì đề-mục ākāsānañcāyatanakusalacitta mất dần đi, rồi mất hẳn trong tâm khi nào, khi ấy, đề-mục natthibhāvapaññatti hiện rõ thay thế đề-mục ākāsānañcāyatanakusalacitta ngay tức thì tiến triển đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới-thiện-tâm gọi là ākiñcaññāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm đầu tiên phát sinh, có appanāsamādhi: An-định vững chắc trong vô-sắc-giới lộ-trình đệ tam thiền thiện-tâm đầu tiên, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự như sau:

“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupaccheda, tiếp theo manodvāravajjana, parikamma, upacāra, anuloma, gotrabhū, ākiñcaññāyatanakusalacitta (1 sát-na tâm), bhavaṅgacitta. Chấm dứt vô-sắc-giới lộ-trình đệ nhị thiền thiện-tâm đầu tiên.

Đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcañ-ñāyatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.

Tiếp theo các lộ-trình-tâm quán-triệt (paccavekkhaṇa-vīthicitta) mỗi chi-thiền là upekkhā, ekaggatā.

Như vậy, hành-giả đã chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcaññāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm.

7.4- Thiền vô-sắc-giới phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền

Sau khi đã chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcaññāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ thiện-tâm rồi, hành-giả muốn tiếp tục thực-hành để chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññānāsaññā-yatanakusalacitta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện tâm.

Trước tiên, hành-giả thực-hành 5 pháp thuần-thục (vasībhāva) liên quan đến đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta có đầy đủ năng lực, cho đến giai đoạn chót, nhập đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, rồi xả đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ra, suy xét thấy nhược điểm rằng:

“Đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ākiñcaññā-yatanakusalacitta này là bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gần với đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcā-yatanakusalacitta. Nếu không thường nhập đệ nhị thiền vô-sắc-giới này thì bậc thiền vô-sắc-giới này dễ bị mất, trở xuống đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Viññānañcā-yatanakusalacitta như trước.

Hơn nữa định-tâm của đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm này là không thanh-tịnh, không vi-tế như định-tâm của đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Nevasaññānāsaññā-yatanakusalacitta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm.

Xét về saññā: Tưởng, v.v… trong bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Nevasaññānāsaññāyatanakusalacitta thật là vô cùng thanh-tịnh, vô cùng vi-tế, cho nên đệ tứ thiền vô-sắc-giới này là bậc thiền vô-sắc-giới vô cùng thanh-tịnh, vô cùng vi-tế bậc nhất.”

Khi suy xét thấy nhược điểm của đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta như vậy, để phát sinh tâm nhàm chán ākiñcaññāyatanakusalacitta. Thật ra, đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũng có vi-tế, có vắng lặng, tuy không bằng đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, nhưng đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta có khả năng nhận biết được đề-mục natthibhāvapaññatti.

Khi suy xét như vậy, hành-giả tưởng đến ākiñcaññā-yatanakusalacitta đã diệt rồi không còn trong tâm của mình, bằng cách buông bỏ đề-mục natthibhāvapaññatti ấy, cố gắng tinh-tấn hướng tâm trở lại ākiñcaññāyatana-kusalacitta hiện rõ thay thế đề-mục natthibhāvapaññatti ấy, đồng thời parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu với dục-giới thiện-tâm niệm tưởng rằng:

“Santametaṃ paṇītametaṃ, Santametaṃ paṇīta-metaṃ, Santametaṃ paṇītametaṃ, …”: “Bậc thiền ấy vô cùng thanh-tịnh, vô cùng vi-tế. Bậc thiền ấy vô cùng thanh-tịnh, vô cùng vi-tế, …”

Santametaṃ paṇītametaṃ

– Santametaṃ đó là ākiñcaññāyatanakusalacitta có định-tâm vô cùng thanh-tịnh.

– Paṇītametaṃ: Ākiñcaññāyatanakusalacitta có định-tâm vô cùng vi-tế.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm gọi là pari-kammasamādhi: Sơ-định ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định còn cách xa bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Khi hành-giả cố gắng tinh-tấn thực-hành với tâm-hành niệm tưởng “santametaṃ paṇītametaṃ”“bậc thiền ấy vô cùng thanh-tịnh, vô cùng vi-tế, …” như vậy, cho đến khi nào tâm của hành-giả nhàm chán đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta, không còn tham muốn trong đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatana-kusalacitta ấy nữa, khi ấy, tâm của hành-giả tiến triển đến upacārabhāvanā: Tâm-hành cận với đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm nevasaññānāsaññāyatanakusalacitta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm, đạt đến upacāra-samādhi: Cận-định gần bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Hành-giả tiếp tục thực-hành với tâm-hành niệm tưởng “santametaṃ paṇītametaṃ”“bậc thiền ấy vô cùng thanh-tịnh, vô cùng vi-tế,…” như vậy, thì đề-mục natthi-bhāvapaññatti mất dần đi, rồi mất hẳn trong tâm khi nào, khi ấy, đề-mục ākiñcaññāyatanakusalacitta hiện rõ thay thế đề-mục natthibhāvapaññatti ngay tức thì tiến triển đến appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññānāsaññāyatana-kusalacitta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm đầu tiên phát sinh, có appanāsamādhi: An-định vững chắc trong vô-sắc-giới lộ-trình đệ tứ thiền thiện-tâm đầu tiên, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự như sau:

“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupaccheda, tiếp theo manodvāravajjana, parikamma, upacāra, anuloma, gotrabhū, nevasaññānāsaññāyatanakusalacitta (1 sát-na-tâm), bhavaṅgacitta. Chấm dứt vô-sắc-giới lộ-trình đệ tứ thiền thiện-tâm đầu tiên.

Đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññā-nāsaññāyatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.

Tiếp theo các lộ-trình-tâm quán-triệt (paccavekkhaṇa-vīthicitta) mỗi chi-thiền là upekkhā, ekaggatā.

Như vậy, hành-giả đã chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññānāsaññāyatanakusala-citta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm.

Vấn: Hành-giả suy xét thấy nhược điểm của đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta khi bắt đầu thực-hành để chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Nevasaññānāsaññāyatanakusalacitta, thì hành-giả lại thấy ưu-điểm của đề-mục ākiñcaññāyatana-kusalacitta, nên tán dương ca tụng với tâm-hành niệm tưởng rằng:

“Santametaṃ paṇītametaṃ, Bậc thiền ấy vô cùng thanh-tịnh, vô cùng vi-tế, … Bậc thiền ấy rất vắng lặng, rất vi-tế, …”

Tại sao hành-giả thực-hành như vậy?

Đáp: Để chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Nevasaññānāsaññāyatanakusalacitta, thì chỉ có đề-mục ākiñcaññāyatanakusalacitta mà thôi. Cho nên, hành-giả dù cho thấy nhược điểm của đề-mục ākiñcaññāyatanakusalacitta, khi thực-hành để chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm nevasaññānā-saññāyatanakusalacitta, thì hành-giả cũng phải thấy ưu-điểm của đề-mục ākiñcaññāyatanakusalacitta, nên tán dương ca tụng với tâm-hành niệm tưởng rằng: “Santametaṃ paṇītametaṃ, …” không phải muốn nhập trở lại đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ấy, mà sự thật, hành-giả chỉ muốn vượt lên trên đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ấy mà thôi, để chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññānāsaññāyatanakusala-citta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm.

Thật vậy, ngoài đề-mục đệ tam thiền vô sắc thiện-tâm: Ākiñcaññāyatanakusalacitta ra, không có đề-mục nào khác có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm: Nevasaññānāsaññāyatanakusalacitta được.

Nhận xét 5 bậc thiền sắc-giới và bậc 4 thiền vô sắc-giới

* 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm có thể trong cùng một đề-mục thiền-định, còn bậc thiền sắc-giới thiện-tâm thấp hoặc cao căn cứ theo chi-thiền như sau:

1- Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā.

2- Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 chi-thiền là vicāra, pīti, sukha, ekaggatā.

3- Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā.

4- Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha và ekaggatā.

5- Đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.

* 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm mỗi bậc thiền có mỗi đối-tượng thiền-định vô-sắc riêng biệt khác nhau, và mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm đều có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā giống nhau như sau:

1- Đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsā-nañcāyatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.

2- Đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññā-nañcāyatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.

3- Đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcaññā-yatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.

4- Đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññā-nāsaññāyatanakusalacitta có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.

Nhận xét 40 đề-mục thiền-định

Trong 40 đề-mục thiền-định, một số đề-mục thiền-định có trong Phật-giáo và có ngoài Phật-giáo. Song đề-mục niệm-niệm 9 ân-Đức-Phật, đề-mục niệm-niệm 6 ân-Đức-Pháp, đề-mục niệm-niệm 9 ân-Đức-Tăng, đề-mục niệm-niệm về trạng-thái tịch tịnh an-lạc Niết-bàn (upasamānussati), đề-mục kāyagatāsati, đề-mục catudhātu-vavatthāna là những đề-mục thiền-định chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo.

(Xong 40 đề-mục thiền-định.)

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app