Nội Dung Chính
Phân Tích Giới Tỳ Khưu I
Chương Pārājika
Liên kết: Pāḷi | Việt | Anh | Video t.Việt | Video t.Anh | Audio | PDF | Chú Giải Pāḷi | Phụ Chú Giải Pāḷi | Tìm hiểu thêm | Bài giảng khác
Tụng phẩm được che phủ
Vào lúc bấy giờ, có nhiều vị tỳ khưu nhóm Vajjiputtaka trú xứ Vesālī đã thọ thực theo ý thích, ngủ theo ý thích, tắm theo ý thích. Sau khi đã thọ thực theo ý thích, sau khi đã ngủ theo ý thích, sau khi đã tắm theo ý thích, sau khi đã tác ý không chơn chánh, các vị ấy đã thực hiện việc đôi lứa khi chưa lìa bỏ sự học tập và chưa bày tỏ lòng yếu nhược.
Thời gian sau đó, các vị ấy bị tác động bởi sự bất hạnh của quyến thuộc, bởi sự bất hạnh về tài sản, bởi sự bất hạnh về bệnh hoạn nên đã đi đến gặp đại đức Ānanda và nói như vầy: – “Thưa ngài Ānanda, chúng tôi không phải là những người chê bai đức Phật, không phải là những người chê bai Giáo Pháp, không phải là những người chê bai Hội Chúng. Thưa ngài Ānanda, chúng tôi là những người chê bai chính mình, là những người không chê bai kẻ khác. Chính chúng tôi không có may mắn, chúng tôi có phước báu ít ỏi, chúng tôi đây sau khi xuất gia trong Pháp và Luật được khéo thuyết giảng như vầy lại không thể thực hành Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn đến cuối cuộc đời. Thưa ngài Ānanda, nếu như giờ đây chúng tôi có thể đạt được sự xuất gia trong sự chứng minh của đức Phật, có thể đạt được sự tu lên bậc trên, thì giờ đây chúng tôi cũng có thể là những người hành Minh Sát, có thể sống gắn bó với sự tu tập về các thiện pháp tức là các pháp có liên quan đến sự giác ngộ vào đầu đêm và cuối đêm. Thưa ngài Ānanda, lành thay xin ngài hãy trình sự việc này lên đức Thế Tôn.” – “Này các đại đức, được rồi.” Nghe theo các vị nhóm Vajjiputtaka trú xứ Vesālī, đại đức Ānanda đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
– “Này Ānanda, việc Như Lai có thể hủy bỏ điều học pārājika đã được quy định cho các đệ tử vì lý do của các vị Vajjī hoặc của những người con trai của các vị Vajjī là điều không có cơ sở và không hợp lý.” Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: – “Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nào khi chưa lìa bỏ sự học tập và chưa bày tỏ lòng yếu nhược mà thực hiện việc đôi lứa thì vị ấy không được tu lên bậc trên trong tương lai. Và này các tỳ khưu, vị tỳ khưu nào sau khi lìa bỏ sự học tập và sau khi tuyên bố sự yếu nhược rồi thực hiện việc đôi lứa thì vị ấy có thể được tu lên bậc trên trong tương lai. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào thọ trì sự học tập và lối sống của các tỳ khưu, khi chưa lìa bỏ sự học tập và chưa bày tỏ lòng yếu nhược, mà thực hiện việc đôi lứa ngay cả với loài thú cái là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú.”
[Sự quy định lần ba]
Vị nào: là bất cứ vị nào có mối quan hệ như vầy, có giai cấp như vầy, có tên như vầy, có họ như vầy, có giới hạnh như vầy, có trú xứ như vầy, có nơi đi lại như vầy, là vị trưởng lão (trên 10 năm tỳ khưu), hoặc là vị mới tu (dưới 5 năm), hoặc là vị trung niên (trên 5 năm); vị ấy được gọi là ‘vị nào.’
Tỳ khưu: ‘Vị đi khất thực’ là tỳ khưu. ‘Vị chấp nhận việc đi khất thực’ là tỳ khưu. ‘Vị mặc y đã được cắt rời’ là tỳ khưu. Là tỳ khưu do sự thừa nhận. Là tỳ khưu do tự mình xác nhận. Là tỳ khưu khi được (đức Phật) nói rằng: ‘Này tỳ khưu, hãy đi đến.’ ‘Vị đã tu lên bậc trên bằng Tam Quy’ là tỳ khưu. ‘Vị hiền thiện’ là tỳ khưu. ‘Vị có thực chất’ là tỳ khưu. ‘Vị Thánh hữu học’ là tỳ khưu. ‘Vị Thánh vô học’ là tỳ khưu. ‘Vị đã được tu lên bậc trên với hội chúng hợp nhất bằng hành sự có lời thông báo đến lần thứ tư, không sai sót, đáng được duy trì’ là tỳ khưu. Ở đây, vị tỳ khưu đã được tu lên bậc trên với hội chúng hợp nhất, bằng hành sự có lời thông báo đến lần thứ tư, không sai sót, đáng được duy trì, vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.
Sự học tập: Có ba sự học tập: sự học tập về tăng thượng giới, sự học tập về tăng thượng tâm, sự học tập về tăng thượng tuệ.[26] Ở đây, ‘sự học tập’ được đề cập trong ý nghĩa này là sự học tập về tăng thượng giới.
Lối sống: nghĩa là điều học nào đã được đức Thế Tôn quy định, điều học ấy gọi là lối sống. Vì thế, vị học tập theo lối sống ấy được gọi là ‘thọ trì lối sống.’
Khi chưa lìa bỏ sự học tập và chưa bày tỏ lòng yếu nhược: Này các tỳ khưu, có sự bày tỏ lòng yếu nhược mà sự học tập chưa được lìa bỏ. Này các tỳ khưu, có sự bày tỏ lòng yếu nhược và sự học tập được lìa bỏ.
Này các tỳ khưu, thế nào là có sự bày tỏ lòng yếu nhược mà sự học tập chưa được lìa bỏ? Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu bị bực bội, không thỏa thích, có ý định giã từ hạnh Sa-môn, trong khi bị bồn chồn, bị hổ thẹn, chán ghét thân phận tỳ khưu, mong mỏi thân phận gia chủ, mong mỏi thân phận cư sĩ, mong mỏi thân phận người phụ việc chùa, mong mỏi thân phận sa di, mong mỏi thân phận ngoại đạo, mong mỏi thân phận đệ tử ngoại đạo, mong mỏi thân phận không phải là Sa-môn, mong mỏi thân phận không phải là Thích tử rồi nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên lìa bỏ đức Phật?’ Này các tỳ khưu, như thế là có sự bày tỏ lòng yếu nhược mà sự học tập chưa được lìa bỏ.
Hoặc là (vị tỳ khưu) bị bực bội, không thỏa thích, có ý định giã từ hạnh Sa-môn, trong khi bị bồn chồn, bị hổ thẹn, chán ghét thân phận tỳ khưu, mong mỏi thân phận gia chủ ―(như trên)― mong mỏi thân phận không phải là Thích tử rồi nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên lìa bỏ Giáo Pháp?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên lìa bỏ Hội Chúng?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên lìa bỏ sự học tập?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên lìa bỏ Luật?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên lìa bỏ giới bổn Pātimokkha?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên lìa bỏ việc đọc tụng?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên lìa bỏ thầy tế độ?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên lìa bỏ thầy dạy học?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên lìa bỏ đệ tử?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên lìa bỏ học trò?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên lìa bỏ vị có chung thầy tế độ?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên lìa bỏ vị có chung thầy dạy học?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên lìa bỏ vị đồng Phạm hạnh?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên trở thành gia chủ?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên trở thành nam cư sĩ?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên trở thành người phụ việc chùa?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên trở thành sa di?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên trở thành ngoại đạo?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên trở thành đệ tử ngoại đạo?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên trở thành không phải là Sa-môn?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hay là tôi nên trở thành không phải là Thích tử?’ Này các tỳ khưu, như thế là có sự bày tỏ lòng yếu nhược mà sự học tập chưa được lìa bỏ.
Hoặc là (vị tỳ khưu) bị bực bội, không thỏa thích, có ý định giã từ hạnh Sa-môn, trong khi bị bồn chồn, bị hổ thẹn, chán ghét thân phận tỳ khưu, mong mỏi thân phận gia chủ ―(như trên)― mong mỏi thân phận không phải là Thích tử rồi nói ra, tuyên bố rằng: ‘Nếu như tôi có thể lìa bỏ đức Phật?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Nếu như tôi có thể không phải là Thích tử?’ Này các tỳ khưu, như thế là có sự bày tỏ lòng yếu nhược mà sự học tập chưa được lìa bỏ.
Hoặc là ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Giờ tôi nên lìa bỏ đức Phật?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Giờ tôi nên không phải là Thích tử?’ Này các tỳ khưu, như thế là có sự bày tỏ lòng yếu nhược mà sự học tập chưa được lìa bỏ.
Hoặc là ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Vậy tôi hãy nên lìa bỏ đức Phật?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Vậy tôi hãy nên không phải là Thích tử?’ Này các tỳ khưu, như thế là có sự bày tỏ lòng yếu nhược mà sự học tập chưa được lìa bỏ.
Hoặc là ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Ước gì tôi có thể lìa bỏ đức Phật?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Ước gì tôi có thể không phải là Thích tử?’ Này các tỳ khưu, như thế là có sự bày tỏ lòng yếu nhược mà sự học tập chưa được lìa bỏ.
Hoặc là (vị tỳ khưu) bị bực bội, không thỏa thích, có ý định giã từ hạnh Sa-môn, trong khi bị bồn chồn, bị hổ thẹn, chán ghét thân phận tỳ khưu, mong mỏi thân phận gia chủ ―(như trên)― mong mỏi thân phận không phải là Thích tử rồi nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ mẹ.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ cha.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ anh (em) trai.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ chị (em) gái.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ con trai.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ con gái.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ vợ.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ quyến thuộc.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ bạn bè.’―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ làng quê.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ phố phường.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ ruộng.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ vườn.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ tiền vàng.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ vàng khối.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi nhớ nghề nghiệp.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi hồi tưởng lại sự cười, nói, đùa giỡn trước đây.’ Này các tỳ khưu, như thế là có sự bày tỏ lòng yếu nhược mà sự học tập chưa được lìa bỏ.
Hoặc là (vị tỳ khưu) bị bực bội, không thỏa thích, có ý định giã từ hạnh Sa-môn, trong khi bị bồn chồn, bị hổ thẹn, chán ghét thân phận tỳ khưu, mong mỏi thân phận gia chủ ―(như trên)― mong mỏi thân phận không phải là Thích tử rồi nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có mẹ. Người ấy có thể nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có cha. Người ấy có thể nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có anh (em) trai. Người ấy có thể nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có chị (em) gái. Người ấy có thể nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có con trai. Nó có thể nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có con gái. Nó có thể nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có vợ. Cô ấy có thể nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có quyến thuộc. Họ có thể nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có bạn bè. Họ có thể nuôi tôi.’ Này các tỳ khưu, như thế là có sự bày tỏ lòng yếu nhược mà sự học tập chưa được lìa bỏ.
Hoặc là (vị tỳ khưu) bị bực bội, không thỏa thích, có ý định giã từ hạnh Sa-môn, trong khi bị bồn chồn, bị hổ thẹn, chán ghét thân phận tỳ khưu, mong mỏi thân phận gia chủ ―(như trên)― mong mỏi thân phận không phải là Thích tử rồi nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có mẹ. Người ấy sẽ nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có cha. Người ấy sẽ nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có anh (em) trai. Người ấy sẽ nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có chị (em) gái. Người ấy sẽ nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có con trai. Người ấy sẽ nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có con gái. Người ấy sẽ nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có vợ. Người ấy sẽ nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có quyến thuộc. Các người ấy sẽ nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có bạn bè. Các người ấy sẽ nuôi tôi.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có làng quê. Tôi sẽ sống nhờ nó.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có phố phường. Tôi sẽ sống nhờ nó.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có ruộng. Tôi sẽ sống nhờ nó.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có vườn. Tôi sẽ sống nhờ nó.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có tiền vàng. Tôi sẽ sống nhờ nó.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có vàng khối. Tôi sẽ sống nhờ nó.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi có nghề nghiệp. Tôi sẽ sống nhờ nó.’ Này các tỳ khưu, như thế là có sự bày tỏ lòng yếu nhược mà sự học tập chưa được lìa bỏ.
Hoặc là (vị tỳ khưu) bị bực bội, không thỏa thích, có ý định giã từ hạnh Sa-môn, trong khi bị bồn chồn, bị hổ thẹn, chán ghét thân phận tỳ khưu, mong mỏi thân phận gia chủ ―(như trên)― mong mỏi thân phận không phải là Thích tử rồi nói ra, tuyên bố rằng: ‘Việc khó làm!’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Không phải việc dễ làm!’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Việc khó thực hành!’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Không phải việc dễ thực hành!’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi không nỗ lực!’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi không chịu đựng nổi!’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi không sung sướng!’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi không thỏa thích!’ Này các tỳ khưu, như thế là có sự bày tỏ lòng yếu nhược mà sự học tập chưa được lìa bỏ.
*****
Này các tỳ khưu, thế nào là có sự bày tỏ lòng yếu nhược và sự học tập được lìa bỏ? Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu bị bực bội, không thỏa thích, có ý định giã từ hạnh Sa-môn, trong khi bị bồn chồn, bị hổ thẹn, chán ghét thân phận tỳ khưu, mong mỏi thân phận gia chủ ―(như trên)― mong mỏi thân phận không phải là Thích tử rồi nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi lìa bỏ đức Phật.’ Này các tỳ khưu, như thế là có sự bày tỏ lòng yếu nhược và sự học tập được lìa bỏ.
Hoặc là (vị tỳ khưu) bị bực bội, không thỏa thích, có ý định giã từ hạnh Sa-môn, trong khi bị bồn chồn, bị hổ thẹn, chán ghét thân phận tỳ khưu, mong mỏi thân phận gia chủ ―(như trên)― mong mỏi thân phận không phải là Thích tử rồi nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi lìa bỏ Giáo Pháp.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi lìa bỏ Hội Chúng.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi lìa bỏ sự học tập.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi lìa bỏ Luật.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi lìa bỏ giới bổn Pātimokkha.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi lìa bỏ việc đọc tụng.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi lìa bỏ thầy tế độ.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi lìa bỏ thầy dạy học.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi lìa bỏ đệ tử.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi lìa bỏ học trò.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi lìa bỏ vị có chung thầy tế độ.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi lìa bỏ vị có chung thầy dạy học.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi lìa bỏ vị đồng Phạm hạnh.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hãy ghi nhận tôi là gia chủ.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hãy ghi nhận tôi là cư sĩ.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hãy ghi nhận tôi là người phụ việc chùa.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hãy ghi nhận tôi là sa di.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hãy ghi nhận tôi là ngoại đạo.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hãy ghi nhận tôi là đệ tử ngoại đạo.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hãy ghi nhận tôi không phải là Sa-môn.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Hãy ghi nhận tôi không phải là Thích tử.’ Này các tỳ khưu, như thế là có sự bày tỏ lòng yếu nhược và sự học tập được lìa bỏ.
Hoặc là (vị tỳ khưu) bị bực bội, không thỏa thích, có ý định giã từ hạnh Sa-môn, trong khi bị bồn chồn, bị hổ thẹn, chán ghét thân phận tỳ khưu, mong mỏi thân phận gia chủ ―(như trên)― mong mỏi thân phận không phải là Thích tử rồi nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi đã chán đức Phật.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi đã chán vị đồng Phạm hạnh.’ Này các tỳ khưu, như thế là ―(như trên)― và sự học tập được lìa bỏ.
Hoặc là ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi còn liên quan gì với đức Phật?’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi còn liên quan gì với vị đồng Phạm hạnh?’ Này các tỳ khưu, như thế là ―(như trên)― và sự học tập được lìa bỏ.
Hoặc là ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi không cần đến đức Phật.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi không cần đến vị đồng Phạm hạnh.’ Này các tỳ khưu, như thế là ―(như trên)― và sự học tập được lìa bỏ.
Hoặc là ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi đã hoàn toàn lìa khỏi đức Phật.’ ―(như trên)― nói ra, tuyên bố rằng: ‘Tôi đã hoàn toàn lìa khỏi vị đồng Phạm hạnh.’ Này các tỳ khưu, như thế là có sự bày tỏ lòng yếu nhược và sự học tập được lìa bỏ.
Hoặc là, còn có những điều khác ám chỉ đức Phật, hoặc ám chỉ Giáo Pháp, hoặc ám chỉ Hội Chúng, hoặc ám chỉ sự học tập, hoặc ám chỉ Luật, hoặc ám chỉ giới bổn Pātimokkha, hoặc ám chỉ việc đọc tụng, hoặc ám chỉ thầy tế độ, hoặc ám chỉ thầy dạy học, hoặc ám chỉ người đệ tử, hoặc ám chỉ người học trò, hoặc ám chỉ vị có chung thầy tế độ, hoặc ám chỉ vị có chung thầy dạy học, hoặc ám chỉ vị đồng Phạm hạnh, hoặc ám chỉ gia chủ, hoặc ám chỉ nam cư sĩ, hoặc ám chỉ người phụ việc chùa, hoặc ám chỉ sa di, hoặc ám chỉ ngoại đạo, hoặc ám chỉ đệ tử ngoại đạo, hoặc ám chỉ việc không phải là Sa-môn, hoặc ám chỉ việc không phải là Thích tử, và vị nói ra, tuyên bố với những hình thức ấy, với những biểu hiện ấy, với những dấu hiệu ấy. Này các tỳ khưu, như thế là có sự bày tỏ lòng yếu nhược và sự học tập được lìa bỏ.
Này các tỳ khưu, thế nào là sự học tập chưa được lìa bỏ? Này các tỳ khưu, ở đây sự học tập được lìa bỏ với những hình thức, với những biểu hiện, với những dấu hiệu mà vị bị điên lìa bỏ sự học tập với những hình thức ấy, với những biểu hiện ấy, với những dấu hiệu ấy thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị lìa bỏ điều học trong sự chứng minh của vị bị điên thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị có tâm bị rối loạn lìa bỏ sự học tập thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị lìa bỏ điều học trong sự chứng minh của vị có tâm bị rối loạn thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị bị thọ khổ hành hạ lìa bỏ sự học tập thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị lìa bỏ điều học trong sự chứng minh của vị bị thọ khổ hành hạ thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị lìa bỏ điều học trong sự chứng minh của Thiên nhân thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị lìa bỏ điều học trong sự chứng minh của loài thú thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị lìa bỏ điều học theo ngôn ngữ quý phái trong sự chứng minh của người bình dân và nếu người ấy không hiểu thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị lìa bỏ điều học theo ngôn ngữ bình dân trong sự chứng minh của người quý phái và nếu người ấy không hiểu thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị lìa bỏ điều học theo ngôn ngữ quý phái trong sự chứng minh của người quý phái nhưng nếu người ấy không hiểu thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị lìa bỏ điều học theo ngôn ngữ bình dân trong sự chứng minh của người bình dân nhưng nếu người ấy không hiểu thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị lìa bỏ điều học theo lối đùa cợt thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị lìa bỏ điều học do bị lỡ lời thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị ấy nói ra nhưng có ý định không cho nghe thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị ấy có ý định cho nghe nhưng nói ra không nghe được thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị ấy nói với kẻ không hiểu biết thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Vị ấy không nói ra cho nghe đến người hiểu biết thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Hoặc vị ấy không nói ra đầy đủ thì sự học tập vẫn chưa được lìa bỏ. Này các tỳ khưu, như thế là sự học tập chưa được lìa bỏ.
Việc đôi lứa nghĩa là việc nào là việc kết hợp của hai người, theo từng cặp, ở nơi kín đáo, là việc làm không tốt đẹp, là việc làm của các dân làng, là việc làm của những người thấp kém, là xấu xa, kết cuộc phải dùng nước tẩy rửa; việc ấy gọi là việc đôi lứa.
Thực hiện nghĩa là vị nào đưa vật biểu tượng vào vật biểu tượng, đưa dương vật vào âm vật cho dầu chỉ (đưa vào) khoảng cách bằng hạt mè, vị ấy được gọi là thực hiện.
Ngay cả với loài thú cái: Sau khi thực hiện việc đôi lứa với giống cái của loài thú thì không còn là Sa-môn, không còn là Thích tử nữa, chứ không phải chỉ với người nữ; vì thế được gọi là ‘ngay cả với loài thú cái.’
Là vị phạm tội pārājika: cũng giống như người đàn ông bị chặt đứt đầu không thể sống bám víu vào thân thể ấy, tương tợ như thế vị tỳ khưu sau khi thực hiện việc đôi lứa thì không còn là Sa-môn, không còn là Thích tử; vì thế được gọi ‘là vị phạm tội pārājika.’
Không được cộng trú: cộng trú nghĩa là có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có sự học tập giống nhau, điều ấy gọi là cộng trú. Vị ấy không có được điều ấy, vì thế được gọi là ‘không được cộng trú.’
Nữ tánh có ba loại: người nữ, phi nhân nữ, thú cái. Lưỡng căn có ba loại: người lưỡng căn, phi nhân lưỡng căn, thú lưỡng căn. Vô căn[27] có ba loại: người vô căn, phi nhân vô căn, thú vô căn. Nam tánh có ba loại: người nam, phi nhân nam, thú đực.
Vị thực hiện việc đôi lứa với người nữ theo ba đường: ở đường đại tiện, ở đường tiểu tiện, ở miệng thì phạm tội pārājika. Vị thực hiện việc đôi lứa với phi nhân nữ ―(như trên)― với thú cái theo ba đường: ở đường đại tiện, ở đường tiểu tiện, ở miệng thì phạm tộipārājika. Vị thực hiện việc đôi lứa với người lưỡng căn ―(như trên)― với phi nhân lưỡng căn ―(như trên)― với thú lưỡng căn theo ba đường: ở đường đại tiện, ở đường tiểu tiện, ở miệng thì phạm tội pārājika.
Vị thực hiện việc đôi lứa với người vô căn theo hai đường: ở đường đại tiện, ở miệng thì phạm tội pārājika. Vị thực hiện việc đôi lứa với phi nhân vô căn ―(như trên)― với thú vô căn ―(như trên)― với người nam ―(như trên)― với phi nhân nam ―(như trên)― với thú đực theo hai đường: ở đường đại tiện, ở miệng thì phạm tội pārājika.
Vị tỳ khưu nghĩ đến việc giao hợp rồi đưa dương vật vào đường đại tiện của người nữ thì phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu nghĩ đến việc giao hợp rồi đưa dương vật vào đường tiểu tiện ―(như trên)― vào miệng của người nữ thì phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu nghĩ đến việc giao hợp rồi đưa dương vật vào đường đại tiện ―(như trên)― vào đường tiểu tiện ―(như trên)― vào miệng của phi nhân nữ ―(như trên)― của thú cái ―(như trên)― của người lưỡng căn ―(như trên)― của phi nhân lưỡng căn ―(như trên)― của thú lưỡng căn thì phạm tội pārājika.
Vị tỳ khưu nghĩ đến việc giao hợp rồi đưa dương vật vào đường đại tiện ―(như trên)― vào miệng của người vô căn thì phạm tội pārājika. Vị tỳ khưu nghĩ đến việc giao hợp rồi đưa dương vật vào đường đại tiện ―(như trên)― vào miệng của phi nhân vô căn ―(như trên)― của thú vô căn ―(như trên)― của người nam ―(như trên)― của phi nhân nam ―(như trên)― của thú đực ―(như trên)― thì phạm tội pārājika.
Các tỳ khưu đối nghịch[28] đem người nữ lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện (của cô ấy). Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội pārājika. Các tỳ khưu đối nghịch đem người nữ lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện (của cô ấy). Nếu vị ấy không ưng thuận việc đưa vào, (nhưng) ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội pārājika. Các tỳ khưu đối nghịch đem người nữ lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện (của cô ấy). Nếu vị ấy không ưng thuận việc đưa vào, không ưng thuận khi được đẩy vào, (nhưng) ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội pārājika. Các tỳ khưu đối nghịch đem người nữ lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện (của cô ấy). Nếu vị ấy không ưng thuận việc đưa vào, không ưng thuận khi được đẩy vào, không ưng thuận khi dừng lại, (nhưng) ưng thuận việc rút ra thì phạm tội pārājika. Các tỳ khưu đối nghịch đem người nữ lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện (của cô ấy). Nếu vị ấy không ưng thuận việc đưa vào, không ưng thuận khi được đẩy vào, không ưng thuận khi dừng lại, không ưng thuận việc rút ra thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem người nữ lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường tiểu tiện ―(như trên)― với miệng (của cô ấy). Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem người nữ đang tỉnh táo ―(như trên)― đang ngủ ―(như trên)― đang say sưa ―(như trên)― bị điên ―(như trên)― đang đờ đẫn ―(như trên)― đã chết chưa bị (thú) ăn ―(như trên)― đã chết chưa bị (thú) ăn nhiều phần ―(như trên)― Nếu vị ấy ưng thuận ―(như trên)― thì phạm tội pārājika.
Các tỳ khưu đối nghịch đem người nữ đã chết đã bị (thú) ăn nhiều phần lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện ―(như trên)― với đường tiểu tiện ―(như trên)― với miệng (của cô ấy). Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội thullaccaya. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem phi nhân nữ ―(như trên)― thú cái ―(như trên)― người lưỡng căn ―(như trên)― phi nhân lưỡng căn ―(như trên)― thú lưỡng căn lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện ―(như trên)― với đường tiểu tiện ―(như trên)― với miệng (của đối tượng). Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem thú lưỡng căn đang tỉnh táo ―(như trên)― đang ngủ ―(như trên)― đang say sưa ―(như trên)― bị điên ―(như trên)― đang đờ đẫn ―(như trên)― đã chết chưa bị (thú) ăn ―(như trên)― đã chết chưa bị (thú) ăn nhiều phần ―(như trên)― Nếu vị ấy ưng thuận ―(như trên)― thì phạm tội pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem thú lưỡng căn đã chết đã bị (thú) ăn nhiều phần lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện ―(như trên)― với đường tiểu tiện ―(như trên)― với miệng (của đối tượng). Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội thullaccaya. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem người vô căn ―(như trên)― phi nhân vô căn ―(như trên)― thú vô căn lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện ―(như trên)― với miệng (của đối tượng). Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem thú vô căn đang tỉnh táo ―(như trên)― đang ngủ ―(như trên)― đang say sưa ―(như trên)― bị điên ―(như trên)― đang đờ đẫn ―(như trên)― đã chết chưa bị (thú) ăn ―(như trên)― đã chết chưa bị (thú) ăn nhiều phần Nếu vị ấy ưng thuận ―(như trên)― thì phạm tội pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem thú vô căn đã chết đã bị (thú) ăn nhiều phần lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện ―(như trên)― với miệng (của đối tượng). Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội thullaccaya. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem người nam ―(như trên)― phi nhân nam ―(như trên)― thú đực lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện ―(như trên)― với miệng (của đối tượng). Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem thú nam đang tỉnh táo ―(như trên)― đang ngủ ―(như trên)― đang say sưa ―(như trên)― bị điên ―(như trên)― đang đờ đẫn ―(như trên)― đã chết chưa bị (thú) ăn ―(như trên)― đã chết chưa bị (thú) ăn nhiều phần ―(như trên)― Nếu vị ấy ưng thuận ―(như trên)― thì phạm tội pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem thú nam đã chết đã bị (thú) ăn nhiều phần lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện ―(như trên)― với miệng (của đối tượng). Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội thullaccaya. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem người nữ lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện ―(như trên)― với đường tiểu tiện ―(như trên)― với miệng (của cô ấy), của cô ấy được che phủ và của vị ấy không được che phủ ―(như trên)― của cô ấy không được che phủ và của vị ấy được che phủ ―(như trên)― của cô ấy được che phủ và của vị ấy được che phủ ―(như trên)― của cô ấy không được che phủ và của vị ấy không được che phủ. Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem người nữ đang tỉnh táo … đang ngủ … đang say sưa … bị điên … đang đờ đẫn … đã chết chưa bị (thú) ăn … đã chết chưa bị (thú) ăn nhiều phần … Nếu vị ấy ưng thuận ―(như trên)― thì phạm tội pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem người nữ ―(như trên)― phi nhân nữ ―(như trên)― thú cái đã chết đã bị (thú) ăn nhiều phần lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện ―(như trên)― với đường tiểu tiện ―(như trên)― với miệng (của đối tượng), của đối tượng được che phủ và của vị ấy không được che phủ … của đối tượng không được che phủ và của vị ấy được che phủ … của đối tượng được che phủ và của vị ấy được che phủ … của đối tượng không được che phủ và của vị ấy không được che phủ. Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội thullaccaya. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem người lưỡng căn ―(như trên)― phi nhân lưỡng căn ―(như trên)― thú lưỡng căn lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện ―(như trên)― với đường tiểu tiện ―(như trên)― với miệng (của đối tượng), của đối tượng được che phủ và của vị ấy không được che phủ … của đối tượng không được che phủ và của vị ấy được che phủ … của đối tượng được che phủ và của vị ấy được che phủ … của đối tượng không được che phủ và của vị ấy không được che phủ. Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tộipārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem thú lưỡng căn đang tỉnh táo ―(như trên)― đang ngủ ―(như trên)― đang say sưa ―(như trên)― bị điên ―(như trên)― đang đờ đẫn ―(như trên)― đã chết chưa bị (thú) ăn ―(như trên)― đã chết chưa bị (thú) ăn nhiều phần ―(như trên)― thì phạm tội pārājika.
Các tỳ khưu đối nghịch đem thú lưỡng căn đã chết đã bị (thú) ăn nhiều phần lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện … với đường tiểu tiện … với miệng (của đối tượng), của đối tượng được che phủ và của vị ấy không được che phủ … của đối tượng không được che phủ và của vị ấy được che phủ … của đối tượng được che phủ và của vị ấy được che phủ … của đối tượng không được che phủ và của vị ấy không được che phủ. Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội thullaccaya. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem người vô căn … phi nhân vô căn … thú vô căn … người nam … phi nhân nam … thú đực lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện … với miệng (của đối tượng), của đối tượng được che phủ và của vị ấy không được che phủ … của đối tượng không được che phủ và của vị ấy được che phủ … của đối tượng được che phủ và của vị ấy được che phủ … của đối tượng không được che phủ và của vị ấy không được che phủ. Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem người vô căn ―(như trên)― thú đực đang tỉnh táo ―(như trên)― đang ngủ ―(như trên)― đang say sưa ―(như trên)― bị điên ―(như trên)― đang đờ đẫn ―(như trên)― đã chết chưa bị (thú) ăn ―(như trên)― đã chết chưa bị (thú) ăn nhiều phần ―(như trên)― Nếu vị ấy ưng thuận ―(như trên)― thì phạm tội pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem thú đực đã chết đã bị (thú) ăn nhiều phần lại gần vị tỳ khưu rồi kết hợp dương vật (vị ấy) với đường đại tiện ―(như trên)― với miệng (của đối tượng), của đối tượng được che phủ và của vị ấy không được che phủ … của đối tượng không được che phủ và của vị ấy được che phủ … của đối tượng được che phủ và của vị ấy được che phủ … của đối tượng không được che phủ và của vị ấy không được che phủ. Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội thullaccaya. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem vị tỳ khưu lại gần người nữ rồi kết hợp đường đại tiện ―(như trên)― đường tiểu tiện ―(như trên)― miệng (của cô ấy) với dương vật (vị ấy). Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem vị tỳ khưu lại gần người nữ đang tỉnh táo … đang ngủ … đang say sưa … bị điên … đang đờ đẫn … đã chết chưa bị (thú) ăn … đã chết chưa bị (thú) ăn nhiều phần … Nếu vị ấy ưng thuận ―(như trên)― thì phạm tội pārājika ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem vị tỳ khưu lại gần người nữ đã chết đã bị (thú) ăn nhiều phần rồi kết hợp đường đại tiện … đường tiểu tiện … miệng (của cô ấy) với dương vật (vị ấy). Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội thullaccaya. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem vị tỳ khưu lại gần phi nhân nữ … thú cái … người lưỡng căn … phi nhân lưỡng căn … thú lưỡng căn … người vô căn … phi nhân vô căn … thú vô căn … người nam … phi nhân nam … thú đực rồi kết hợp đường đại tiện ―(như trên)― miệng (của đối tượng) với dương vật (vị ấy). Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem vị tỳ khưu lại gần thú đực đang tỉnh táo ―(như trên)― đang ngủ ―(như trên)― đang say sưa ―(như trên)― bị điên ―(như trên)― đang đờ đẫn ―(như trên)― đã chết chưa bị (thú) ăn ―(như trên)― đã chết chưa bị (thú) ăn nhiều phần ―(như trên)― Nếu vị ấy ưng thuận ―(như trên)― thì phạm tội pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem vị tỳ khưu lại gần thú đực đã chết đã bị (thú) ăn nhiều phần rồi kết hợp đường đại tiện ―(như trên)― miệng (của đối tượng) với dương vật (vị ấy). Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội thullaccaya. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem vị tỳ khưu lại gần người nữ rồi kết hợp đường đại tiện … đường tiểu tiện … miệng (của cô ấy) với dương vật (vị ấy), của vị ấy được che phủ và của cô ấy không được che phủ … của vị ấy không được che phủ và của cô ấy được che phủ … của vị ấy được che phủ và của cô ấy được che phủ … của vị ấy không được che phủ và của cô ấy không được che phủ. Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem vị tỳ khưu lại gần người nữ đang tỉnh táo … đang ngủ … đang say sưa … bị điên … đang đờ đẫn … đã chết chưa bị (thú) ăn … đã chết chưa bị (thú) ăn nhiều phần … Nếu vị ấy ưng thuận ―(như trên)― thì phạm tội pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem vị tỳ khưu lại gần người nữ đã chết đã bị (thú) ăn nhiều phần rồi kết hợp đường đại tiện … đường tiểu tiện … miệng (của cô ấy) với dương vật (vị ấy). Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội thullaccaya. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem vị tỳ khưu lại gần phi nhân nữ … thú cái … người lưỡng căn … phi nhân lưỡng căn … thú lưỡng căn rồi kết hợp đường đại tiện … đường tiểu tiện … miệng (của đối tượng) … lại gần người vô căn … phi nhân vô căn … thú vô căn … người nam … phi nhân nam … thú đực rồi kết hợp đường đại tiện … miệng (của đối tượng) với dương vật (vị ấy), của vị ấy được che phủ và của đối tượng không được che phủ … của vị ấy không được che phủ và của đối tượng được che phủ … của vị ấy được che phủ và của đối tượng được che phủ … của vị ấy không được che phủ và của đối tượng không được che phủ. Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem vị tỳ khưu lại gần thú đực đang tỉnh táo … đang ngủ … đang say sưa …bị điên … đang đờ đẫn … đã chết chưa bị (thú) ăn … đã chết chưa bị (thú) ăn nhiều phần … Nếu vị ấy ưng thuận ―(như trên)― thì phạm tội pārājika. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các tỳ khưu đối nghịch đem vị tỳ khưu lại gần đã chết đã bị (thú) ăn nhiều phần rồi kết hợp đường đại tiện … miệng (của đối tượng) với dương vật (vị ấy), của vị ấy được che phủ và của đối tượng không được che phủ … của vị ấy không được che phủ và của đối tượng được che phủ … của vị ấy được che phủ và của đối tượng được che phủ … của vị ấy không được che phủ và của đối tượng không được che phủ. Nếu vị ấy ưng thuận việc đưa vào, ưng thuận khi được đẩy vào, ưng thuận khi dừng lại, ưng thuận việc rút ra thì phạm tội thullaccaya. ―(như trên)― không ưng thuận thì vô tội.
Các vị vua đối nghịch[29] … Các kẻ trộm cướp đối nghịch … Các kẻ vô lại đối nghịch … Các kẻ thảo khấu đối nghịch … thì phạm tội … thì vô tội (nên phân tích tương tợ như ở các phần liên quan đến ‘các tỳ khưu đối nghịch’).
[Phần ‘Được Che Phủ’ đã được giảng xong].
Đưa vào đường khiếu theo đường khiếu thì phạm tội pārājika. Đưa vào nơi không phải là đường khiếu theo đường khiếu thì phạm tội pārājika. Đưa vào đường khiếu không theo đường khiếu thì phạm tội pārājika. Đưa vào nơi không phải là đường khiếu không theo đường khiếu thì phạm tội thullaccaya.
Vị tỳ khưu vi phạm giới với vị tỳ khưu đang ngủ. Vị kia thức giấc lại ưng thuận; cả hai nên bị trục xuất. Vị kia thức giấc không ưng thuận, kẻ làm bậy nên bị trục xuất.
Vị tỳ khưu vi phạm giới với vị sa di đang ngủ. Vị sa di thức giấc lại ưng thuận; cả hai nên bị trục xuất. Vị sa di thức giấc không ưng thuận, kẻ làm bậy nên bị trục xuất.
Vị sa di vi phạm giới với vị tỳ khưu đang ngủ. Vị tỳ khưu thức giấc lại ưng thuận; cả hai nên bị trục xuất. Vị tỳ khưu thức giấc không ưng thuận, kẻ làm bậy nên bị trục xuất.
Vị sa di vi phạm giới với vị sa di đang ngủ. Vị kia thức giấc lại ưng thuận; cả hai nên bị trục xuất. Vị kia thức giấc không ưng thuận, kẻ làm bậy nên bị trục xuất.
Vị không biết, vị không ưng thuận, vị bị điên, vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”
Dứt tụng phẩm “Được Che Phủ.”
–ooOoo–
–ooOoo–
[16] Dịch sát từ sẽ là: “Sau khi nhìn thấy, điều này đã khởi đến anh ta: …”
[17] Y paṃsukūla: y được may bằng vải dơ bị người ta quăng bỏ, thông thường là vải quấn tử thi được tìm thấy ở bãi tha ma (ND).
[18] Ngài Buddhaghosa giải thích ở Chú Giải Samantapāsādikā rằng đã tám năm trôi qua nên người nữ tỳ không thể nhận ra đại đức Sudinna mà chỉ nhận biết qua các đặc điểm của tay, chân, và giọng nói. Thêm vào đó còn cho biết vị Sudinna đã xuất gia vào năm thứ mười hai của đức Thế Tôn và thời điểm xảy ra câu chuyện này là năm thứ hai mươi (VinA. i, 208).
[19] Theo ngài Buddhaghosa cho biết, hai mẹ con đã xuất gia sau đó khoảng bảy hoặc tám năm (VinA. i,215).
[20] Là việc đặt dương vật vào trong miệng của con rắn có nọc độc khủng khiếp, vào trong miệng của con hắc xà, vào trong hố than được đốt cháy có ngọn lửa sáng rực (ND).
[21] Là việc đặt dương vật vào trong âm vật của người nữ (ND).
[22] Chánh Pháp (saddhamma): Ngài Buddhaghosa giải thích saddhamma gồm có ba phần: Pariyattisaddhamma (Pháp Học) gồm tất cả các lời dạy của đức Phật đã được kết tập thành Tam Tạng,Paṭipattisaddhamma (Pháp Hành) là 13 pháp Đầu-đà, 14 pháp hành, 82 phận sự chính, Giới, Định, và Minh Sát, Adhigamasaddhamma (Pháp Đắc Chứng) là 4 Đạo, 4 Quả, và Niết Bàn (VinA. i, 225). Giải thích về 82 phận sự chính Ṭīkā (Sớ Giải) ghi rằng: 66 phận sự của vị hành parivāsa (bắt đầu với điều “Không nên ban phép tu lên bậc trên, …, không nên đi kinh hành ở đường kinh hành trong khi vị tỳ khưu trong sạch đi kinh hành ở trên mặt đất”); không ngụ chung với 5 hạng tỳ khưu (vị cũng thực hànhparivāsa nhưng thâm niên hơn, vị xứng đáng (thực hành) trở lại từ đầu, vị tỳ khưu xứng đáng hành mānatta, vị đang thực hành mānatta, vị xứng đáng sự giải tội) tính là 5 điều thành 71; “không nên tiếp nhận sự đảnh lễ, sự đứng dậy, …, sự kỳ cọ lưng trong khi tắm của các vị tỳ khưu trong sạch” tính là 1 điều thành 72; “không nên bôi nhọ vị tỳ khưu trong sạch với sự hư hỏng về giới, v.v…” tính là 10 điều; tổng cộng là 82 phận sự.
[23] Từ “bất cộng trụ” đã được sử dụng quen thuộc khi đề cập đến tội pārājika. Thật ra, “bất cộng trụ” là từ dịch của asaṃvāso trong câu “ayampi pārājiko hoti asaṃvāso,” chứ không phải của pārājika. Pārājikađược xem là tên của tội, còn asaṃvàso có thể xem như là một hình thức xử lý tội pārājika, là không được sống chung và tiến hành các hành sự như là lễ Uposatha, lễ Parāraṇā, v.v… Ngài Buddhaghosa chỉ ra động từ liên quan là “parājeti = khuất phục, đánh bại, chế ngự, chiến thắng” và giải thích rằng vị “pārājiko” là vị “parājito,” (parājito là quá khứ phân từ thể thụ động của parājeti, có nghĩa là: bị khuất phục, bị đánh bại, bị chế ngự). Như vậy, pārājika có nghĩa là “kẻ thất trận, kẻ bại trận người thua cuộc” và được sử dụng cho tên của một loại tội cực nặng trong giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu gồm 4 điều được trình bày trong chương này. Chúng tôi giữ nguyên từ pārājika không dịch.
[24] Nguyên nhân kia đã được giải thích ở phần trước.
[25] Nguyên nhân này là việc đặt dương vật vào trong âm vật của con khỉ cái (ND).
[26] Adhisīla: Tăng thượng giới là giới bổn Pātimokkha. Adhicitta: Tăng thượng tâm là sự tu tập các loại định hợp thế. Adhipaññā: Tăng thượng tuệ là sự tu tập (các tâm) Đạo Siêu Thế (VinA. i, 244-245).
[27] Từ Pāli paṇḍaka là đề cập đến người phái nam. Về phái nữ, các từ được tìm thấy là paṇḍikā, itthipaṇḍikā, itthipaṇḍaka. Từ tiếng Anh tương đương là eunuch được dịch sang tiếng Việt là “hoạn quan, thái giám.” Từ “bị thiến” đã được dùng đến trong một số bản dịch trước đây. Lâu nay, chúng tôi hiểu theo ý nghĩa thông thường đó. Gần đây, chúng tôi tìm thấy từ jātipaṇḍaka mới biết thêm được là có hạng người paṇḍaka bẩm sanh. Dựa theo phần giảng giải của giới pārājika thứ nhất này, chúng tôi có được khái niệm là hạng này không có bộ phận sinh dục, còn việc xác định nam hay nữ là do các đặc tính khác như vóc dáng, bộ ngực, giọng nói, v.v… Về tâm sinh lý, trong Mahāvagga – Đại Phẩm thuộc tạng Luật có câu chuyện đề cập đến bản chất ham muốn về nhục dục của hạng người này. Chúng tôi tạm dịch là “vô căn” cho hạng người không có bộ phận sinh dục này cho dù là bẩm sinh hay bị thiến.
[28] Bhikkhupaccatthikā được Ṭīkā (Sớ Giải) giải thích là “các kẻ đối nghịch của tỳ khưu,” còn ngài Buddhaghosa thiên về ý “các tỳ khưu đối nghịch.” Theo văn phạm, hai cách dịch trên đều có khả năng tùy theo cách phân tích hợp từ bhikkhupaccatthikā là tappurisa hay kammadhāraya. Sự chọn lựa của ngài Buddhaghosa có phần hợp lý hơn, xin xem giải thích ở phần kế.
[29] Nếu ở trên dịch hợp từ bhikkhupaccatthikā là “các kẻ đối nghịch của tỳ khưu” thì ở đây phải dịch rājapaccatthikā là “các kẻ đối nghịch của vị vua” xét ra không hợp lý. Chính vì ở đây phải dịch là “các vị vua đối nghịch” nên có thể xác định ý nghĩa cho từ bhikkhupaccatthikā ở trên là “các tỳ khưu đối nghịch.”
[30] Lúc này, vị tỳ khưu ni Uppalavaṇṇa đã là vị A-la-hán. Còn người thanh niên ấy khi vừa đi khuất tầm mắt của vị tỳ khưu ni thì quả địa cầu đã nứt tạo ra lỗ hổng hút vào lòng đất như thể quả địa cầu này không thể nâng đỡ nỗi kẻ độc ác ấy. Anh ta lập tức bị đọa vào địa ngục Avīci và ở vào trạng thái bị lửa địa ngục thiêu đốt (VinA. i, 273)
[31] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng vị này đẹp trai (sundara) và là vị Bất Lai nên không còn ưa thích về việc đôi lứa (VinA. i, 278).
Đọc sách ebook: PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU I
–ooOoo–
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)