Phân Tích Giới Tỳ Khưu I – Chương Saṅghādisesa – Điều Học Thứ Nhì Về Vị Xấu Xa Sân Hận

Phân Tích Giới Tỳ Khưu I

Chương 3: Saṅghādisesa

Liên kết: Pāḷi | Việt | Anh | Video t.Việt | Video t.Anh | Audio | PDF | Chú Giải Pāḷi | Phụ Chú Giải Pāḷi | Tìm hiểu thêm | Bài giảng khác

Điều học thứ nhì về vị xấu xa sân hận

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka trong lúc đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa đã nhìn thấy con dê đực đang tình tự với con dê cái, sau khi nhìn thấy đã nói như vầy: – “Này các đại đức, giờ chúng ta đặt tên con dê đực này là Dabba Mallaputta và đặt tên con dê cái này là tỳ khưu ni Mettiyā, rồi chúng ta sẽ phát biểu như vầy: ‘Này các đại đức, trước đây chúng tôi đã nói về Dabba Mallaputta từ điều đã được nghe; giờ đây chúng tôi đã đích thân thấy được đương sự đang tình tự với tỳ khưu ni Mettiyā.’” Các vị ấy đã đặt tên con dê đực ấy là Dabba Mallaputta và đã đặt tên con dê cái ấy là tỳ khưu ni Mettiyā.

Các vị ấy đã kể lại cho các tỳ khưu rằng: – “Này các đại đức, trước đây chúng tôi đã nói về Dabba Mallaputta từ điều đã được nghe; giờ đây chúng tôi đã đích thân thấy được đương sự đang tình tự với tỳ khưu ni Mettiyā.” Các tỳ khưu đã nói như vầy: – “Này các đại đức, chớ có nói như thế. Đại đức Dabba Mallaputta sẽ không làm như thế.”

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi đại đức Dabba Mallaputta rằng: – “Này Dabba, ngươi có nhớ ngươi là kẻ đã hành động giống như điều các tỳ khưu này đã nói không?” – “Bạch ngài, con như thế nào thì đức Thế Tôn biết mà.” Đến lần thứ nhì, đức Thế Tôn ―(như trên)― Đến lần thứ ba, đức Thế Tôn đã hỏi đại đức Dabba Mallaputta rằng: – “Này Dabba, ngươi có nhớ ngươi là kẻ đã hành động giống như điều các tỳ khưu này đã nói không?” – “Bạch ngài, con như thế nào thì đức Thế Tôn biết mà.” – “Này Dabba, các vị (dòng dõi) Dabba không phủ nhận như thế. Nếu ngươi có làm, hãy nói: ‘Có làm;’ nếu ngươi không làm, hãy nói: ‘Không làm.’” – “Bạch ngài, từ khi con được sanh ra, con không bao giờ thấy mình là kẻ tầm cầu việc đôi lứa ngay cả trong lúc ngủ mơ, huống gì là tỉnh thức.” Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng: – “Này các tỳ khưu, như vậy thì các ngươi hãy tra hỏi các tỳ khưu này.” Nói xong điều ấy, đức Thế Tôn đã từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào trú xá.

Sau đó, các tỳ khưu ấy đã tra hỏi các vị tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka: – “Này các đại đức, có phải các vị nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika?” – “Này các đại đức, đúng vậy.” Các tỳ khưu nào ít ham muốn, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka lại nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ đại đức Dabba Mallaputta về tội pārājika?” Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ Dabba Mallaputta về tội pārājika, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: – “Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt rồi bôi nhọ Dabba Mallaputta về tội pārājika vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào xấu xa, sân hận, bất bình vị tỳ khưu (khác) rồi nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt và bôi nhọ về tội pārājika (nghĩ rằng): ‘Chắc là ta có thể loại vị ấy ra khỏi Phạm hạnh này.’ Sau đó vào lúc khác, trong khi được hỏi hay trong khi không được hỏi, và cuộc tranh tụng ấy là có quan hệ khác biệt hẳn, sự kiện nhỏ nhặt nào đó đã được nắm lấy, và vị tỳ khưu (dầu có) thú nhận lỗi lầm (cũng) phạm tội saṅghādisesa.

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Vị tỳ khưu: là vị tỳ khưu khác.

Xấu xa, sân hận: bị nổi giận, không được hài lòng, không được thỏa mãn, có tâm giận dữ, nảy sanh lòng cay cú.

Bất bình: là bị bất bình do sự nổi giận ấy, do sự sân hận ấy, do sự không được hài lòng ấy, do sự không được thỏa mãn ấy.

Thuộc về cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt: có quan hệ khác biệt về tội hoặc là có quan hệ khác biệt về tranh tụng. Thế nào là cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng? Cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Cuộc tranh tụng liên quan đến tội là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách. Cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách, đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội. Như thế là cuộc tranh tụng có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng.

Thế nào là cuộc tranh tụng có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng? Cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi là có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tranh cãi. Cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách là có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến khiển trách. Cuộc tranh tụng liên quan đến tội có thể là có cùng quan hệ, có thể là có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội.

Thế nào là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội? Tội pārājika về việc đôi lứa là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về trộm cắp, đối với tội pārājika về giết người, đối với tội pārājika về pháp thượng nhân. Tội pārājika về trộm cắp là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về giết người, đối với tội pārājika về pháp thượng nhân, đối với tội pārājika về việc đôi lứa. Tội pārājika về giết người là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về pháp thượng nhân, đối với tội pārājikavề việc đôi lứa, đối với tội pārājika về trộm cắp. Tội pārājika về pháp thượng nhân là có quan hệ khác biệt đối với tội pārājika về việc đôi lứa, đối với tội pārājika về trộm cắp, đối với tội pārājika về giết người. Như thế là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có quan hệ khác biệt đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội.

Thế nào là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội? Tội pārājika về việc đôi lứa là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về việc đôi lứa. Tội pārājika về trộm cắp là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về trộm cắp. Tội pārājika về giết người là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về giết người. Tội pārājika về pháp thượng nhân là có cùng quan hệ đối với tội pārājika về pháp thượng nhân. Như thế là cuộc tranh tụng liên quan đến tội có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến tội.

Cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ là có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ. Như thế là cuộc tranh tụng có cùng quan hệ đối với cuộc tranh tụng.

 Nắm lấy sự kiện nhỏ nhặt nào đó: nhỏ nhặt nghĩa là mười điều nhỏ nhặt: điều nhỏ nhặt về sự xuất thân, điều nhỏ nhặt về tên gọi, điều nhỏ nhặt về dòng họ, điều nhỏ nhặt về đặc điểm, điều nhỏ nhặt về tội vi phạm, điều nhỏ nhặt về bình bát, điều nhỏ nhặt về y phục, điều nhỏ nhặt về thầy tế độ, điều nhỏ nhặt về thầy dạy học, điều nhỏ nhặt về chỗ trú ngụ.

Điều nhỏ nhặt về sự xuất thân nghĩa là có vị (xuất thân) Sát-đế-lỵ được thấy là đang phạm tội pārājika, sau khi nhìn thấy vị (xuất thân) Sát-đế-lỵ khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị (xuất thân) Sát-đế-lỵ phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa” thì phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói. Có vị (xuất thân) Bà-la-môn được thấy ―(như trên)― Có vị (xuất thân) thương buôn được thấy ―(như trên)― Có vị (xuất thân) hạng cùng đinh được thấy là đang phạm tội pārājika, sau khi nhìn thấy vị (xuất thân) hạng cùng đinh khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị (xuất thân) hạng cùng đinh phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ―(như trên)― thì phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Điều nhỏ nhặt về tên gọi nghĩa là có vị tên Buddharakkhita được thấy ―(như trên)― Có vị tên Dhammarakkhita được thấy ―(như trên)― Có vị tên Saṅgharakkhita được thấy là đang phạm tội pārājika, sau khi nhìn thấy vị tên Saṅgharakkhita khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị tên Saṅgharakkhita phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ―(như trên)― thì phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Điều nhỏ nhặt về dòng họ nghĩa là có vị họ Gotama được thấy ―(như trên)― Có vị họ Moggallāna được thấy ―(như trên)― Có vị họ Kaccāyana được thấy ―(như trên)― Có vị họ Vāsiṭṭha được thấy là đang phạm tội pārājika, sau khi nhìn thấy vị họ Vāsiṭṭha khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị họ Vāsiṭṭha phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ―(như trên)― thì phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Điều nhỏ nhặt về đặc điểm nghĩa là có vị cao được thấy ―(như trên)― Có vị lùn được thấy ―(như trên)― Có vị đen được thấy ―(như trên)― Có vị trắng được thấy là đang phạm tội pārājika, sau khi nhìn thấy vị trắng khác lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị trắng phạm tộipārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ―(như trên)― thì phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Điều nhỏ nhặt về tội vi phạm nghĩa là có vị được thấy là đang vi phạm tội nhẹ, nếu buộc tội vị ấy về tội pārājika rằng: “Ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ―(như trên)― thì phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Điều nhỏ nhặt về bình bát nghĩa là có vị mang bình bát đồng được thấy ―(như trên)― Có vị mang bình bát đất được thấy ―(như trên)― Có vị mang bình bát tráng men được thấy ―(như trên)― Có vị mang bình bát đất loại bình thường được thấy là đang phạm tội pārājika, sau khi nhìn thấy vị khác (cũng) mang bình bát đất loại bình thường lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị mang bình bát đất loại bình thường phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ―(như trên)― thì phạm tộisaṅghādisesa theo từng lời nói.

 Điều nhỏ nhặt về y phục nghĩa là có vị mặc y paṃsukūla được thấy ―(như trên)― Có vị mặc y của gia chủ được thấy là đang phạm tội pārājika, sau khi nhìn thấy vị khác (cũng) mặc y của gia chủ lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị mặc y của gia chủ phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ―(như trên)― thì phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Điều nhỏ nhặt về thầy tế độ nghĩa là có người đệ tử của vị tên (như vầy) được thấy là đang phạm tội pārājika, sau khi nhìn thấy người đệ tử khác của vị tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là đệ tử của vị tên (như vầy) phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ―(như trên)― thì phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Điều nhỏ nhặt về thầy dạy học nghĩa là có người học trò của vị tên (như vầy) được thấy là đang phạm tội pārājika, sau khi nhìn thấy người học trò khác của vị tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là học trò của vị tên (như vầy) phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ―(như trên)― thì phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Điều nhỏ nhặt về chỗ trú ngụ nghĩa là có vị ngụ ở chỗ trú ngụ của người tên (như vầy) được thấy là đang phạm tội pārājika, sau khi nhìn thấy vị khác (cũng) ngụ ở chỗ trú ngụ của người tên (như vầy) lại buộc tội rằng: “Ngươi là vị ngụ ở chỗ trú ngụ của người tên (như vầy) phạm tội pārājika đã bị ta thấy, ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa,” thì phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Về tội pārājika: về bất cứ điều nào thuộc về bốn điều.

Bôi nhọ: hoặc là buộc tội, hoặc là cho người buộc tội.

Chắc là ta có thể loại trừ vị ấy ra khỏi Phạm hạnh này: Ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi trạng thái tỳ khưu, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi pháp Sa-môn, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi giới uẩn, ta có thể loại trừ (vị ấy) ra khỏi đức tính khắc khổ.

Sau đó vào lúc khác: đã bôi nhọ trong giây phút nào, thì khi đã trải qua giây phút ấy, khoảng thời gian ấy, thời điểm ấy.

Trong khi được hỏi: đã bôi nhọ với sự việc nào, thì đang được hỏi về sự việc ấy.

Trong khi không được hỏi: không được bất cứ ai đề cập đến.

Sự tranh tụng nghĩa là có bốn sự tranh tụng: Sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Sự kiện nhỏ nhặt nào đó đã được nắm lấy: điều nhỏ nhặt nào đó trong mười điều nhỏ nhặt ấy đã được nắm lấy.

 Và vị tỳ khưu (dầu có) thú nhận lỗi lầm: Tôi đã nói điều rỗng không, tôi đã nói điều dối trá, tôi đã nói điều không thật, tôi đã nói điều tôi không biết.

Tội saṅghādisesa: ―(như trên)― cũng vì thế được gọi là “tội saṅghādisesa.”

Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa bị nhìn thấy. (Nguyên cáo) dựa trên (cơ sở) tội saṅghādisesa có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa. Nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễUposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa,” như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa bị nhìn thấy. (Nguyên cáo) dựa trên (cơ sở) tội saṅghādisesa có sự ghi nhận là tội thullaccaya ―(như trên)― có sự ghi nhận là tội pācittiya―(như trên)― có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya ―(như trên)― có sự ghi nhận là tội dukkaṭa―(như trên)― có sự ghi nhận là tội dubbhāsita. Nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ―(như trên)― như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội thullaccaya ―(như trên)― tội pācittiya ―(như trên)― tộipāṭidesanīya ―(như trên)― tội dukkaṭa ―(như trên)― tội dubbhāsita bị nhìn thấy. (Nguyên cáo) dựa trên (cơ sở) tội dubbhāsita có sự ghi nhận là tội dubbhāsita. Nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ―(như trên)― như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội dubbhāsita bị nhìn thấy. (Nguyên cáo) dựa trên (cơ sở) tội dubbhāsita có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa, ―(như trên)― dựa trên (cơ sở) tội dubbhāsitacó sự ghi nhận là tội thullaccaya, tội pācittiya, tội pāṭidesanīya, tội dukkaṭa. Nếu buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa,” như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Sau khi thực hiện cho mỗi một nhân tố nên thành lập sự luân phiên.

Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa bị nhìn thấy. (Nguyên cáo) dựa trên (cơ sở) tội saṅghādisesa có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa. Nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa,” như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội saṅghādisesa bị nhìn thấy. (Nguyên cáo) trên (cơ sở) tội saṅghādisesa có sự ghi nhận là tội thullaccaya … có sự ghi nhận là tội pācittiya … có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya … có sự ghi nhận là tội dukkaṭa … có sự ghi nhận là tội dubbhāsita. Nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là Sa-môn,ngươi không phải là Thích tử, ―(như trên)― như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội thullaccaya bị nhìn thấy. (Nguyên cáo) dựa rên (cơ sở) tội thullaccaya có sự ghi nhận là tội thullaccaya … có sự ghi nhận là tội pācittiya … có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya … có sự ghi nhận là tội dukkaṭa … có sự ghi nhận là tội dubbhāsita … có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa. Nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, ―(như trên)― như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Vị tỳ khưu đang phạm tội pācittiya … tội pāṭidesanīya … tội dukkaṭa … tội dubbhāsita bị nhìn thấy. (Nguyên cáo) dựa trên (cơ sở) tội dubbhāsita có sự ghi nhận là tội dubbhāsita―(như trên)― dựa trên (cơ sở) tội dubbhāsita có sự ghi nhận là tội saṅghādisesa … có sự ghi nhận là tội thullaccaya … có sự ghi nhận là tội pācittiya … có sự ghi nhận là tội pāṭidesanīya… có sự ghi nhận là tội dukkaṭa. Nếu cho người buộc tội vị ấy với tội pārājika (nói rằng): “Ngươi không phải là Sa-môn, ngươi không phải là Thích tử, với ngươi không còn lễUposatha, lễ Pavāraṇā, hay là hành sự của hội chúng nữa,” như vậy là có quan hệ khác biệt về tội và điều nhỏ nhặt đã được nắm lấy; phạm tội saṅghādisesa theo từng lời nói.

Vị buộc tội hoặc bảo (người khác) buộc tội theo như sự nhận biết, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Dứt điều học thứ nhì về vị xấu xa sân hận.

–ooOoo–

 

[1] Tu viện này được cho xây dựng bởi người phú hộ tên Ghosita (Vin.A. iii, 574).

[2] Channa (Xa-nặc) là người đánh xe hầu cận của thái tử Siddhattha (Sĩ-đạt-ta).

[3] Chỉ có giác quan “thân” (kāyindriyaṃ) để nhận biết sự xúc chạm (Sđd. 575).

[4] Ngài Dabba là con trai của vua xứ Malla (Vin.A. iii, 578).

[5] Hai vị này là hai trong sáu vị đứng đầu nhóm Lục Sư. Thứ tự được trình bày là hai vị Paṇḍuka và Lohitaka ở Sāvatthī, Mettiya và Bhummajaka ở Rājagaha, Assaji và Punabbasuka ở vùng núi Kīṭā (VinA. iii, 614).

[6] Chung sự đọc tụng giới bổn Pātimokkha đang được hiện hành (Vin.A. iii, 608).

[7] Mahāvagga – Đại Phẩm, TTPV tập 07, chương Kosambī thứ X.

[8] Được gọi là “vị thường trú” (āvāsika) nghĩa là có chỗ trú ngụ (āvāso) thuộc về các vị ấy; chỗ trú ngụ được gọi trú xá (vihāra). Tại nơi ấy những vị thường trú nào có trách nhiệm làm mới, sửa chữa những chỗ cũ kỹ, v.v… thì được gọi là āvāsika còn vị chỉ thuần túy cư ngụ thôi thì gọi là nevāsika. Ở đây, các vị này là các vị āvāsika (VinA. iii, 613).

[9] Ngài Buddhaghosa cho biết rằng hai tỳ khưu này (và luôn cả bốn vị còn lại đứng đầu nhóm Lục Sư) đều đã được xuất gia với hai vị Tối thượng Thinh Văn này, đã sống nương nhờ tròn đủ 5 năm, và có học thuộc lòng các tiêu đề mātikā (VinA. iii, 614).

Đọc sách ebook: PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU I

–ooOoo–

Người dịch: Tỳ khưu Indacanda – Nguồn TamtangPaliViet.net

 

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

* Thuộc PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU I - PHÂN TÍCH GIỚI BỔN - TẠNG LUẬT - TAM TẠNG TIPITAKA |Dịch Việt: Tỳ Khưu Indacanda | Nguồn: Tamtangpaliviet.net
Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app