Phần Hai – Cuộc Hành Trình Biến Đồi – Chương Vi – Tự Do Sâu Đậm Nhất

Chương VI
Tự do sâu đậm nhất

Dần dà tôi quen với đau khổ, nguyên nhân đau khổ, đau khổ xuất hiện và kết thúc như thế nào”.

Dipa Ma tin tưởng cách vô điều kiện giác ngộ – giải thoát hoàn toàn tâm trí và tâm hồn. – chính là mục tiêu cuộc sống nhân loại và là lý do chính để luyện tập hành thiền. Bà không mỏi mệt nhắc nhở các thiền sinh là: “Các con phải đạt đến ít nhất một bậc giác ngộ. Bằng không các con không thể tận dụng được cuộc sống nhân loại của các con”.

Theo truyền thống Phật giáo Nam Tông, có rất ít văn bản viết về những kinh nghiệm giác ngộ. Tính dè dặt của rất nhiều Thiền sư liên quan đến vấn đề này chủ yếu là tránh lập thành một thái độ gắng sức đạt đến giác ngộ nhất định. Chương này sẽ đem ra ánh sáng những kinh nghiệm giác ngộ với mục đích chính yếu là chứng minh không có gì là bí mật hay siêu phàm trong vấn đề này cả. và khi nào không có được ý nghĩ đúng đắn về chánh đạo và kết quả là không có gì để so sánh, để phán đoán hay đoán trước. Joseph Goldstein cống hiện cho chúng ta một cảnh báo: kinh nghiệm giác ngộ quan hệ tại ở từ bỏ “bản ngã” qua nhiều năm. Tôi đã thấy nhiều người đạt đến kinh nghiệm gíac quan lại tạo ra bản ngã nhiều hơn. Họ còn chấp thủ với kinh nghiệm đó và tự đồng hoá với nó. Làm như vậy là đánh mất quan điểm. Và như vậy có thể tạo ra hàng loạt đau khổ khác.

Thiền sinh nghiệp chướng.

Khoá huấn luyện ba tháng của tôi tan tành ra mây khói, “Đó là một loại huấn luyện bùng nổ hạnh phúc trong tôi, được mô tả mình như là thiền sinh nghiệp chướng. Nhưng khoá huấn luỵện ba tháng lần thứ ba thì lại đầy nước mắt từ đầu chí cuối… đã có lúc, tôi cảm thấy bị ngứa ngáy nội tâm và bị dày vò đến nỗi tôi nghĩ mình không thể ngồi thiền được đến năm phút. Thoạt tiên tôi tường trình điều này cho Dipa Ma, bà đề nghị tôi chỉ cần “ghi nhận lấy điều đó”

Nhưng cuối cùng đến một chừng mực nào đó tôi thực sự nghĩ là tôi sắp sửa bị nổ tung ra nếu tôi tiếp tục ngồi thiền thêm ít lâu nữa. Dipa Ma ngồi xuống bên cạnh tôi, nắm lấy tay tôi, cầm lên và bắt đầu vuốt ve với tình yêu và dịu dàng như thể vuốt ve một đứa trẻ nít vậy. Đang khi bà làm như vậy, bà đoan chắc với tôi, “Nếu con qua khỏi được tình huống này con sẽ được rất nhiều công phúc.”

Làm như vậy, bà chuyển cho tôi một sự biến đổi tuyện đối lòng tin và tình yêu của bà. Mọi nghi ngờ của tôi tan biến hết; tôi tin tưởng hoàn toàn vào lời của bà. Tôi quay trở lại phòng thiền, ngồi trên nệm thiền và … một điều gì đó đã mở ra trước mắt tôi. Tôi không biết phải mô tả như thế nào. Tôi bắt đầu cảm nhận được giống như các bạn thấy trong các trích đoạn cổ điển nói về giác ngộ. Bà đã hướng dẫn tôi với tính cương quyết đặc biệt trong lần này.

Tôi rất biết ơn bà vì đã giữ cho tôi tiếp tục hành thiền. Mặc dù có tới hai tháng rưỡi trời tôi đã bị cuốn theo phóng tâm (uddhacca) và đau đớn. Và chỉ muốn cuốn nệm và về nhà, bà đã giữ tôi ở lại. — Vô Danh

Bạn đã đạt đến giác ngộ chưa?

Dipa Ma đã đến giảng dạy một lớp học ở trường tôi trong vòng ba tuần. Vào cuối khoá học, chúng tôi thực hiện một buổi huấn luyện căng thẳng cuối tuần. Một ngày trước buổi huấn luyện căng thẳng đó bà nói với tôi, “bạn sắp “thể hiện được linh cảm”, tôi ngạc nhiên “điều dự định đó là gì vậy?”

Đêm hôm đó, tôi ngồi thiền một lúc và rồi tôi đứng dậy vì tôi buồn ngủ khủng khiếp. Tôi trở lại phòng của tôi, và có điều gì đó đổi thay. Tôi nhận thấy mình cần phải quay trở lại và ngồi thiền tiếp thêm một ít nữa. Thế là tôi quay trở lại hành thiền, và tôi tập trung hết sức cao độ.. .chỉ cần đơn giản chú ý đến hơi thở. Tôi đã nhận ra được thế giới vĩ mô của tôi. Đang sanh và diệt, từng chút một và tôi đã có thể xem thấy ý định nơi suy nghĩ xẩy ra. Tôi giống như một cái bong bóng có thể nổ tung. Thế rồi ý tưởng lại trở lại rồi lại qua đi, chẳng còn gì nữa. Thế rồi một ý tưởng khác lại xuất hiện, rồi nổ tung như bong bóng trên mặt nước.

Chẳng phải tôi đã làm điều này, vì tôi tuyệt đối không có khả năng đạt đến trình độ tập trung chú ý đến như vậy. Tôi nghĩ đây chắc phải là ân huệ của Dipa Ma ban cho. Rồi thinh lặng không thể tin nổi lại xuất hiện, và rồi tiếp đến là một khoảng không gian khổng lồ giữa tư tưởng nơi đó chẳng có gì diễn ra.

Rồi tiếp đến lại một thay đổi to lớn nơi nhận thức. Như thể tôi “vượt ra ngoài” đâu đó là nơi chú ý lại quay trở lại. Chẳng còn ai hiện diện trong đó cả, chỉ có mọi vật sinh rồi lại diệt. Điều đó làm tôi biến mất hoàn toàn.

Ngày hôm sau Dipa Ma hỏi tôi, “Sao, bạn đã đạt đến giác ngộ chưa? ” Sau này vì tôi vẫn còn mới bắt đầu thiền, tôi chẳng có được một bề dầy hay một mớ kinh nghiệm nào cả. – hàng loạt hoảng sợ lại nổi lên. Thoạt tiên là một trực giác không thể tin nổi. Thế rồi sợ hãi nổi lên khi tôi nhận ra rằng mọi sự đề đã bị đoạn diệt từng thời điểm một. Tâm trí tôi bối rối khủng khiếp và đó là một khoảng thời gian dài trước khi kinh nghiệm của tôi mới đạt đến trưởng thành trong tôi. Ba năm trưỡc đó tôi đã có ước muốn hành thiền trở lại. — Vô danh

Giác ngộ là một hiện thực hiển nhiên đối với các thiền sinh Ấn Độ, Dipa Ma hướng dẫn hành thiền. Jack Engler nhớ lại là họ luyện tập trong khung cảnh gia đình thường ngày. “Khi Dipa Ma nhận ra một thứ chín mùi nhất định nào đó nơi họ, bà sẽ nói, ‘Hãy thu xếp công việc, xem coi bạn có thể tham gia hai tuần lễ phải xa nhà và đến lưu lại trong phòng này kế bên tôi và chỉ dành mười ngày hay hai tuần tập luyện.’ Đó là khi giác ngộ xuất hiện nơi họ. Đó là toàn bộ những luyện tập căng thẳng họ phải thực hiện và rồi đã xẩy ra như vậy, sau đó một số có thể trở lại nhà trong khoảng thời gian đó để lo lắng công việc gia đình”.

Chỉ cần hai hoặc ba ngày thôi.

Tôi dẫn mẹ tôi (em Hema của Dipa Ma) mỗi buổi chiều đến chùa, và một lần kia tôi bắt gặp một bà người Miến Điện ở đó nói với tôi về công việc luyện thiền của bà ta. Tại nhà cùng với những đứa con nhỏ. Bà đi làm vào ban ngày và hành thiền vào ban đêm khi các con của bà đã lên giường đi ngủ. Bà cho biết, “chỉ trong vòng hai tháng bà đã đạt đến giác ngộ bậc một.”

Thế nên tôi noi gương này khi tôi đang phải theo đuổi chương trình đại học để lấy bằng tiến sĩ. Tôi thức dạy lúc bốn giờ sáng và thiền tới năm giờ ba mươi. Tôi đến trường cho tới 3 giờ 30 chiều và rồi tôi hành thiền “bách bộ” với con chó của tôi trong vòng một tiếng đồng hồ. Rồi tôi dẫn mẹ đến chùa.. sau đó tôi làm bài tập cho tới chín giờ khuya. Rồi tôi lại hành thiền “bách bộ” trong vòng một tiếng đồng hồ nữa với con chó của tôi. Rồi sau đó tôi ngồi thiền một giờ nữa cho tới 11 giờ đêm và tôi đi ngủ.

Lúc nào cũng vậy, trên xe buýt tới trường, trong giờ học, ở mọi nơi. Tôi đều luyện tập ghi chú (ghi chú trong tâm linh mỗi kinh nghiệm giác quan.) khoảng độ hai hay ba tuần lễ liên tiếp. Munindra bảo tôi hãy đi nghỉ và đến đây và thiền. Tôi nói với ông không thể nào bỏ học được, và ông nói “Được rồi, chỉ cần hai ba ngày cũng được.” Thế là tôi đã đi từ thứ năm cho đến thứ bẩy. Vì có quá ít thời gian tôi quyết định thức suốt đêm thứ năm và tiếp tục thiền cho đến ngày thứ sáu.

Vào đêm thứ sáu khoảng 1 giờ sáng, tôi suy nghĩ có điều gì đó “không ổn xẩy ra” vào buổi sáng, tôi nói với mẹ tôi và Dipa Ma là có điều gì đó lạ lắm đã diễn ra trong tôi. Họ bắt đầu cười vang. Họ nói với tôi đó là thiền bậc thứ nhất, và họ rất lấy sung sướng vì tôi. — Daw Than Myint

Ô-kê, con hổ sẽ xuất hiện.

Vào ngày thứ nhất tôi được gặp mặt bà. Nani (Dipa Ma) đã truyền cho tôi một số kiến thức về hành thiền và nói với tôi, “Bạn có thể luyện thiền ở nhà.” Tôi về nhà chiều hôm ấy và lập tức bắt đầu luyện thiền trong vòng hai mươi ngày.

Trong hai mươi ngày luyện thiền đó tôi cảm thấy mình bị sốt. Tôi cảm thấy giống như một chiếc bàn ủi nóng thâm nhập vào thân xác tôi. Tôi nhìn thấy rắn bò khắp nơi và những con cọp nhẩy bổ vào tôi. Tôi tường trình điều này cho Nani và bà nói với tôi. “Đừng lo lắng gì cả, đừng uống bất kỳ loại thuốc nào cả nhé. Bạn bị sốt, nhưng không phải là một chứng bệnh.: sơn sốt sẽ tự động biến mất thôi. chỉ cần ý thức là đủ. Chỉ cần cảm thấy cơn sốt đó và ghi nhận lại. Khi rắn và cọp xuất hiện đừng có lo lắng gì cả. chỉ cần ghi nhận lại, ‘Ô-Kê một con cọp xuất hiện. chỉ có vậy thôi.”

Rồi tôi lại nhìn thấy những xác chết thật là nhãn tiền. Tôi nhìn thấy, nhiều và rất nhiều xác chết. Nơi những chỗ khô cằn và tôi lại phải đi dạo trên những xác chết đó. Tôi hoảng hồn khủng khiếp. Nani nói, “Đừng sợ gì cả, hãy ghi lại bằng trí tuệ những gì đã quan sát được”. Những ảo giác đó đến từ rất nhiều cuộc sinh của chúng ta. Điều chúng ta đã làm ở kiếp trước thường xuyên xuất hiện trong tâm trí khi hành thiền. “Từ những kiến thức của bà, tôi ghi lại một xác chết.và ” dẫm trên xác chết mà đi tôi ghi nhận lại, tôi vẫn tiếp tục ghi nhận và nhận ra được trong tâm trí tôi.”

Chẳng bao lâu chỉ còn có ý thức mà thôi. Tôi bắt đầu hiểu ra thân xác tôi là gì, tâm trí tôi trở thành sáng suốt và bình an và tôi đã đi đến giác ngộ. Tất cả mọi đau khổ của tôi đã bị tận diệt. Tôi đi đến chổ hiểu rõ thân xác tôi. Tâm trí tôi là gì, trí tuệ của tôi là gì và cách thiền là như thế nào. Không còn đường thối lui nữa. Sau hai mươi ngày tôi cảm thấy chỗ ngồi của tôi và chạy ra ngoài tiến vào một thế giới mới. — Joytishmoyee Barua.

Điều quý báu nhất trên đời

Khi tôi còn thực hiện nghiên cứu tại Calcutta. Dipa Ma đã dẫn người hàng xóm đến gặp tôi, đó là một người đàn bà sáu mươi lăm tuổi tên là Madhuri Lata. Bà đang phải chăm sóc gia đình, các con của bà đã đi khỏi và không giống như những gia đình Ấn Độ khác, bà sống một mình với chồng, không có họ hàng thân thuộc sống trong cùng một ngôi nhà. Chồng bà nói,” Bà chẳng có gì để làm vào lúc này, người dì của bà, Dipa Ma, đang dạy thiền, tại sao bà không đến thưa chuyện với bà ta, bà ta sẽ cho bà việc gì để làm”.

Madhuri, hơi đãng trí một chút, đã đến gặp Dipa Ma, và Dipa Ma đã dạy cho bà những kiến thức cơ bản [ tập trung chú ý vào sự nổi lên và trụt xuống của lồng ngực với mỗi lần hít vào và thở ra.] bà chỉ cần ghi nhận, “xuất hiện, biến đi, xuất hiện, biến đi, xuất hiện, biến đi” Mahuri nói “được rồi” và bắt đầu về nhà. Bước xuống bốn hộc cầu thang và đi ngang qua lối vào căn hộ. Bà chưa xuống hết nửa cầu thang thì đã quên mất những lời dặn dò. Thế là bà lại phải quay trở lại.

“Tôi phải làm những gì theo như dì đã dặn tôi nhỉ?” Bà hỏi Dipa Ma.

“Nổi lên, sụp xuống, nổi lên, sụp xuống, nổi lên, xụp xuống.” Dipa Ma nói.

“Ôi ! được rồi, được rồi,”

Đã bốn lần, Madhuri quên mất lời dặn và phải quay trở lại. Dipa Ma rất kiên nhẫn với bà, Madhuri cần đến hơn một năm mới nhớ hết những lời dặn căn bản, nhưng một khi bà nhớ rồi, bà giống như một con hổ. Trước khi bắt đầu luyện tập Madhuri gập mình xuống thành một góc chín mươi độ với chứng viêm khớp, bệnh thấp khớp, và đau ruột, khi tôi gặp được bà, sau khi bà đã cảm nghiệm được giác ngộ, bà đi lại lưng thẳng, không còn đau ruột, bà đã trở thành một người đàn bà đơn sơ nhất, dịu dàng nhất và khả ái nhất.

Sau khi bà kể cho tôi về câu chuyện giác ngộ của bà. Bà nói, “Lúc nào cũng vậy, tôi đều muốn kể cho ai đó nghe về điều kỳ diệu đã xẩy đến với tôi và tôi chưa bao giờ được chia sẻ với ai trước đây. Đây là điều quí báu nhất trong cuộc sống. — Jack Engler

Mọi cảm xúc đều phát xuất từ ý tưởng.

Cho dù phải chịu những khó khăn gay gắt về cảm thọ, một vị sư người Việt Nam. Sayadaw Khippapanno (Thiền sư Kim Triệu), là một người đã đạt đến thiền quán nhờ vào những lời động viên của Dipa Ma. Năm 1969 Ngài đến tham dự một khóa huấn luyện trong đó, có đến năm ngày, ngài không thể dừng không cười vang hay gào khóc. Thiền sư của ông, nhận định Khippapanno đã bị điên và truyền cho ông ngừng tham gia huấn luyện và trở về chùa. Khi Dipa Ma nghe thấy điều này, bà mời Khippapanno đến hành thiền chung với bà.

Trong vòng một tháng trời tôi đã luyện thiền với bà tại nhà riêng. Bà khuyên tôi: “Sư sẽ vượt qua được khó khăn này, nếu như sư ghi nhận tất cả mọi sự, tất cả những khó khăn cảm thọ của sư sẽ tan biến. Khi nào sư cảm thấy hoan hỷ, đừng để hết tâm trí vào niềm hạnh phúc đó, và khi sư cảm thấy buồn chán, cũng đừng quá quan tâm đến nỗi buồn đó làm gì. Bất kỳ điều gì xẩy ra, đừng lo lắng gì cả, chỉ cần ghi nhận lấy điều đó là đủ”.

Trong buổi huấn luyện sau vừa qua, khi tôi cảm thấy tình trạng điên dại xuất hiện, tôi nhớ lại những lời bà đã dặn. Tôi đã gặp quá nhiều khó khăn về vấn đề cảm thọ, đến nỗi tôi muốn rời bỏ cuộc huấn luyện, nhưng tôi lại nhớ đến niềm tin bà đặt ở nơi tôi, và những lời bà nói, “Việc tu luyện của sư thật tốt, chỉ cần sư ghi nhận mọi sự và sư sẽ vượt qua mọi khó khăn.” Với hiểu biết về niềm tin tưởng nơi tôi, tâm chánh định của tôi tiến triển rất nhiều.

Sau đó ít lâu tôi nhận ra tất cả cảm thọ của tôi, do suy tư và ghi nhận nhiều hơn, tôi cảm thấy rằng tôi biết quan sát được tư tưởng dẫn tôi tới những tình cảm đó. Tôi có thể vượt qua được những khó khăn đó. Tôi nhận ra rằng mọi tư tưởng đã xẩy ra trong quá khứ và sẽ xẩy đến trong tương lai vì thế nên tôi chỉ sống trong giây phút hiện tại mà thôi và tôi tu luyện chánh niệm ngày càng nhiều hơn… Tôi không suy tư trong một thời gian dài, chỉ luyện chánh niệm và rồi toàn bộ những khó khăn tình cảm của tôi qua đi, chỉ có vậy thôi! Tiếp theo tôi lại có được kinh nghiệm. Không chắc nắm được điều đó diễn ra như thế nào. Đó chỉ là một khoảng khắc ngắn ngủi và không có ai xác định được ngay lúc này, những vấn đề tình cảm của tôi không bao giờ quay trở lại nữa.

Cuối những năm 1984, khi tôi gặp lại Dipa Ma tại Hoa Kỳ. Bà đã kéo tôi sang một bên và hỏi về công việc luyện thiền của tôi. Khi tôi cho bà biết, bà nói là tôi phải hoàn tất giai đoạn (giác ngộ) này. Bà nói với tôi tựa như người mẹ khuyên nhủ đứa con của mình vậy. — Sayadaw Khippapanno (Thiền sư Kim Triệu)

-ooOoo-

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app