Phần Một – Một Cuộc Đời Phi Thường – Chương Iii – Dipa Ma, An Bình Không Lay Chuyển.

Chương III

DIPA MA, AN BÌNH KHÔNG LAY CHUYỂN.

Tất cả các con đều là con cái Phật Pháp của ta”

Năm 1967, nhà cầm quyền Miến Điện ra lệnh trục xuất tất cả những người ngoại quốc, kể cả những người Ấn Độ nhập cư, phải rời khỏi quốc gia này. Dipa Ma rơi vào tình thế khó xử không biết nên ra đi hay ở lại. Các vị sư bảo đảm cho bà là sẽ có phép đặc biệt để cho bà ở laị Miến Điện, cụ thể là tại Rangoon với danh nghĩa là một Thiền sư và con gái của bà cũng có thể ở lại tại quốc gia này. Đó là một vinh dự chưa từng thấy đối với một người ngoại quốc. Hơn thế nữa đàng này lại một phụ nữ góa chồng độc thân.

Bà suy nghĩ về khả năng lưu lại Miến Điện, nhưng tình hình chính trị, đặc biệt là tại Rangoonm, ngày càng tồi tệ. Mối quan tâm đến việc học hành của Dipa cuối cùng đã thuyết phục bà đã đến lúc phải rời khỏi Miến Điện. Tại Ấn Độ bà quyết định, Dipa có thể quan hệ với họ hàng, và cũng có thể theo đuổi học vấn cao hơn bằng tiếng bản xứ Bangal. Họ di chuyển đến nhà một người họ hàng vùng ngoại ô Calcutta (hiện nay là Kolkata). Trong hoàn cảnh mới, Dipa Ma mất liện lạc với những con người đồng chí hướng. Bà đã mời một số phụ nữ xóm giềng tham gia hành thiền, nhưng họ không quan tâm.

Sau một năm, mẹ và con gái di chuyển đến một căn phòng nhỏ tại một căn hộ cũ trên một tiệm bán máy mài kim khí tại trung tâm một quận cổ ở Calcutta. Đó là căn phòng nhỏ có cái bếp (rộng ba bộ dài sáu bộ) với một lò nấu bằng than ngay trên sàn nhà, không có nước máy (nước phải chuyển lên tới bốn đợt cầu thang), và một nhà vệ sinh công cộng cho nhiều gia đình sử dụng chung. Dipa Ma phải ngủ trên một cái nệm bằng rơm mỏng. Cho dù Dipa phảiđi học đại học do nhà nước bảo trợ, họ không có thu nhập nào và sống nhờ vào lòng hảo tâm giúp đỡ những người thân trong gia đình.

Cuối cùng, lời đồn khắp cộng đồng Bengal là có một Thiền sư đã thành đạt, một Thiền sư có thể đem lại những thành quả tốt lành cho mọi người, vừa từ Miến Điện về nước. Tuy có nhiều gia đình vẫn còn giữ những nghi thức Phật giáo, nhưng hành thiền vẫn còn xa lạ đối với những người thường dân ở đây. Dipa Ma đem lại cho họ một điều mới mẻ và rất khác là: một phương cách rèn luyện siêu nhiên. Từng bước một, các bà nội trợ tại Calcutta tìm đến gặp bà.

Trình bầy một số bài học khó nhưng mang lại hiệu quả nhiều cho người nào muốn hành thiền ngay nơi những công việc bề bộn trong cuộc sống hàng ngày. “Như thế là các bà nội trợ,” bà nói với họ “hãy tận dụng mọi cơ hội thuận tiện để tập luyện”. Bà nói cho họ là hãy tập trung chú ý có thể được áp dụng trong mọi sinh hoạt trong ngày: nói chuyện, ủi quần áo, nấu bếp,đi chợ, chăm sóc con cái. “đó là toàn bộ con đường chánh niệm” bà nhắc lại liên tục, “đó là: ‘bất kỳ bạn làm gì, hãy dồn ý thức vào điều đó”. Dipa Ma có niềm tin mạnh mẽ nơi sức mạnh luyện tập giữa những ồn ào của cuộc sống hàng ngày đến nỗi những người nhưỡng mộ bà đặt cho bà cái tên” thánh bảo trợ các bà nội trợ” khi được hỏi về sự khác biệt giữa luyện thiền mang tính hình thức và cuộc sống hàng ngày, bà nhấn mạnh cách cứng rắn là “Bạn không thể tách biệt ra được thiền với cuộc sống”

Tất cả những gì bà yêu cầu các thiền sinh thực hiện, Dipa Ma cũng tự mình làm hết và bà còn làm hơn thế nữa: gắn kết với năm luật giới, chỉ ngủ có bốn giờ một ngày và hành thiền nhiều giờ mỗi ngày. Các thiền sinh được yêu cầu tường trình về việc luyện tập của mình cho Thiền sư hai lần một tuần và tham gia những tiết học trong những cuộc tĩnh tâm tự hướng dẫn hàng năm. Trong khi đa số những người dân Calcutta thích bàn luận và nói chuyện. Dipa Ma thường giữ im lặng, hay nói chỉ có mấy chữ khi bà thuyết pháp. Các thiền sinh có thể tìm thấy nguồn trợ giúp nơi chính sự yên lặng của bà, nơi bình yên không thể lay chuyển nổi bà thể bà đem lại cho họ. Một thiền sinh cho biết ” Bà là một trong số ít người rất có ý nghĩa trong cuộc sống của tôi, với sự hiện diện của ba, tôi đã có thể giữ yên tĩnh nội tâm.” Thiền sinh đó còn nhớ lại. ” Tôi có thể yên nghỉ trong tĩnh lặng, như là trú nắng dưới bóng mát một cây to.”

Căn phòng một gian của gia đình phải dùng làm phòng ngủ, phòng tiếp khách cho Dipa Ma, con gái, và cháu ngoại, Rishi, vừa mới sinh vào dịp này. Cũng là chỗ để bà giảng thuyết cho các thiền sinh, cả người Ấn Độ lẫn người Tây phương đang bắt đầu muốn đến gặp bà. Đôi khi phòng của Dipa Ma đầy nhóc các thiền sinh, đến nỗi họ phải đứng bên ngoài hành lang hay lối đi lên phòng. Với một lượng khách đến thăm liên tục từ sáng sớm tinh sương cho đến tối mịt, Dipa Ma không từ chối bất kỳ ai, cho dù có mệt mỏi đến chừng nào đi chăng nữa. Khi con gái dục bà hãy dành nhiều thời gian cho chính mình, bà nhấn mạnh, “Họ là những ngườiđói khát Phật Pháp, cứ để cho họ đến thoải mái.”

Ngay cả những nhà sư đã được thụ phong cũng đến xin bà chỉ đạo với tư cách là một Thiền sư. Hoà thượng Rastrapala Mahathere, đến thời điểm này đã tám mươi tuổi, nhớ lại là có người phản đối ông về sự lựa chọn Thiền sư cho mình, hỏi tại sao, sau khi đã hoàn tất học vị tiến sĩ ông lại tu luyện dưới sự hướng dẫn của một nữ Thiền sư ông nói: “Tôi không biết đường” ông giải thích ” còn bà ta biết, thế nên tôi muốn bà giúp đỡ tôi, Tôi không coi bà là một phụ nữ, tôi chỉ nghĩ đến bà như là Thiền sư của tôi mà thôi.” Ông đã thực hiện một cuộc tĩnh tâm dưới sự hướng dẫn của bà. Và cảm nghiệm được cho chính mình điều xưa nay ông đã học được trong suốt mười tám năm qua. Dipa Ma chúc phước lành cho ngài để giảng dạy, và sáu tháng sau tức vào năm 1970 ông đã thành lập một thiền viện tại Ấn Độ. Đó là Trung Tâm Thiền quốc tế nổi tiếng tại Bodh Gaya.

Con gái Dipa Ma đã chứng kiến nhiều thay đổi nơi tập thể thiền sinh. Khi các thiền sinh mới bắt đầu học thiền, thái độ của họ hoàn toàn phóng tâm (uddhacca) , sân hận (dosa) ăn nói huyên thuyên và nhảm nhí. Sau nhiều tháng tu luyện, thái độ đó được khuất phục. Các thiền sinh nam giới thường phạm phải sát sanh (giết cá và súc vật), dần dà họ đã từ bỏ săn bắn và chài lưới, do Dipa Ma gây ảnh hưởng nơi họ.

Jack Engler, đến Ấn Độ vào giữa những năm 70 để xúc tiến công việc luyện thiền của ông và hoàn tất nghiên cứu lấy tiến sĩ về hành thiền Phật giáo, ông đã nhận thấy ngay cả những người đã sống gần với Dipa Ma cũng cảm thấy bị lôi cuốn do sự hiện diện của bà:

Khi bà mới di chuyển đến căn hộ của toà nhà chung cư này, thật là một nơi ồn ào và cãi nhau liên tục, tối ngày các người thuê mướn nhà chỉ có cãi lộn, tranh cãi, kêu la inh ỏi tồi tệ hơn trước cửa là một cái sân tập thể nên mọi sự còn trở nên tồi tệ hơn. Mỗi người đều biết hết công chuyện của người khác vì họ cãi cọ qua lại thường xuyên. Chỉ trong vòng sáu tháng, khi bà dọn đến chung cư này, toàn bộ chỗ ở đó trở nên yên tĩnh, mọi người đều lo làm ăn chung sống hoà thuận với nhau lần đầu tiên. Sự hiện diện của bà, và cách bà cư sử với mọi người – tĩnh lặng, bình tĩnh, dịu dàng đối sử với mọi người với từ tâm và kính trọng, xác định giới hạn và thách thức với thái độ khi cần thiết, nhưng phát xuất từ những quan tâm đến hạnh phúc của mọi người, chứ không vì sân hận hay chỉ đơn giản vì những tiện nghi – bà đã làm gương và thực hiện những gì không thể thực hiện trong cơn tức giận, cãi vã như trước kia. Chính do sức mạnh đơn giản sự hiện của bà: “Bạn không thể làm như vậy được có bà Dipa Ma hiện diện ở đó, bạn không thể đâu”.

Joseph Goldstein là thiền sinh người Mỹ đầu tiên được giới thiệu đến với Dipa Ma. Năm 1967, ông đã gặp Munindra đang khi lưu lại thiền viện Miến Điện ở Bodh Gaya, Munindra sau này đã nói với Joseph là ông có một nhân vật đặc biệt cần đến gặp và rồi người ta dẫn ông tới Dipa Ma. Mối liên lạc giữa hai người phát triển thành mối quan hệ mẫu tử đầy yêu thương. Cho đến ngày bà chết hai mươi năm sau. Joseph nhớ lại lần đầu tiên đến thăm bà tại căn phòng chung cư bà đang sống.

Để đến được căn phòng nhỏ xíu của bà nằm ở tận lầu trên cùng của chung cư, các bạn phải đi theo một lối chật hẹp tối thui rồi leo lên nhiều cầu thang cũng tối om. Nhưng khi bạn đã vào được căn phòng của bà, chúng ta cảm thấy như tràn ngập ánh sáng. Cảm giác thật tuyệt vời.và khi tôi muốn ra về, tôi cảm thấy ngây ngất như mình đang trôi bồng bềnh xuống các cầu thang, dẫn xuống tới đường phố. Calcutta, trôi bồng bềnh qua những nơi bẩn thỉu và đông nghẹt người, thật là một cảm giác mê hoặc và linh thiêng.

Vào đầu những năm 70, Joseph giới thiệu người bạn Sharon Salzberg với Dipa Ma, một mối quan hệ tương tự kéo dài cũng được thiết lập, Dipa Ma đã nhận cả Sharon và Joseph giống như con ruột của bà vậy. Sharon nhớ lại Dipa Ma đã giữ cuốn Album chụp hình chung họ với bà. Họ uống trà với bà và xem hình trong Album, đàm đạo với nhau về Phật Pháp. Sharon và Joseph cả hai đều nhớ lại bà Dipa Ma là người “đáng yêu họ chưa bao giờ gặp được”

Jack Kornfield, gặp Dipa Ma vào cuối những năm 70 đã nhớ lại cuộc gặp gỡ lần đầu tiên với bà như sau:

Tôi đã thụ phong thành một vị sư được một thời gian, và tôi thường có thói quen vái lạy các vị Thiền sư. Thế nên tôi bắt đầu bằng vái lạy bà. Tôi cảm thấy hơi ngượng một chút. – bà không phải là ni sư, bà chỉ là một bà nội trợ thôi – nhưng bà đã nâng tôi dậy khi tôi phủ phục tới tận sàn nhà, và ôm chặt lấy tôi, đó là cách bà chào mỗi lần tôi gặp bà. Thật tuyệt vời. Như thể bà muốn nói với tôi: “Không cần phải vái lạy như thế làm gì, tôi chẳng phải là một Thiền sư gì, không cần phải cực lòng làm như vậy cho phiền. Chỉ cần ôm hôn thôi là đủ.”

Jack, Joseph, và Sharon hiện nay cả ba đều thuyết pháp tại Hoa Kỳ, đã kể rất nhiều về Dipa Ma cho thiền sinh của họ nghe. Các thiền sinh lại kể lại cho nhiều người khác, đến lượt họ cũng lại kể cho nhiều người khác nữa. Dipa Ma đã trở thành một thực thể kỳ diệu đối với người Tây phương. Về thể lý mà nói bà hầu như là vô hình, một bà già mảnh mai lọt thỏm trong bộ đồ sari, “giống như một con bọ bọc trong tấm vải sợi” – một số người thường nói về bà như vậy. Ấy vậy mà xét về khía cạnh siêu nhiên thì quả thực bà là một người khổng lồ. Hiện diện trước mặt bà ta cảm thấy như mình lạc vào một cánh đồng sức mạnh, những điều ma thuật có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào: những biến đổi giác quan, quan hệ lòng kề lòng, và những trạng thái tập trung tư tưởng cao độ.

Vào năm 1980 và rồi 1984, Joseph, Sharon, và Jack Kornfield đã mời Dipa Ma đến thuyết pháp cho khoá tĩnh tâm ba tháng tại trung tâm thiền IMS. Cho dù Dipa Ma đã ở vào tuổi bẩy mươi chín, với sức khoẻ rất tồi, và không mấy thuận lợi cho những chuyến bay dài, bà đã đồng ý thực hiện một chuyến sang Hoa Kỳ, mang theo con gái, cháu nhỏ đang lẫm chẫm biết đi, và một người thông ngôn.

Khoảng cách văn hoá giữa người Ấn Độ thật là to lớn. Họ hoàn toàn không quen biết gì với những chi tiết bình thường cuộc sống hàng ngày của người Hoa Kỳ. Thí dụ, nước tắm được phân phối để tắm, chó có thể sống trong nhà và được cho ăn bằng bát. Cốm bắp và sữa được dùng mới muỗng, các hộp trên đường phố có thể khạc ra tiền chỉ cần ta bấm nút. Sharon Salberg kể lại giai thoại sau:

Dipa Ma sống rất đơn giản và không hiểu gì các kỹ thuật Tây phương. Lần đầu tiên chúng tôi đưa bà sang Mỹ, chúng tôi chỉ cho bà đến các quầy bán tạp hóa và nhiều thứ khác. chúng tôi dẫn bà đến một trong những cỗ máy ATM rút tiền mặt đầu tiên, bạn chỉ cần đút thẻ vào, đục lỗ mã số của bạn, và bạn sẽ nhận được tiền . Bà đứng ngoài bức tường nhà băng, và chúng tôi thực hiện những điều cần thiết trong ngân hàng, và bà chỉ đứng thờ người ra đó lắc đầu nói rằng, “Oi, thật đáng buồn, buồn thật” Chúng tôi hỏi bà, “Có gì mà buồn?” và bà trả lời, “Con người khốn khổ phải ngồi tối ngày bên trong căn phòng đó, không ánh sáng, không có cả khí để thở, và rồi bạn nhấn vô một cái thẻ và họ phải đọc và đưa tiền cho bạn.”

Chúng tôi nói với bà, “Không đâu, không đâu chẳng có ai phải ngồi trong đó cả, đây chỉ là một qui trình rút tiền tự động.” bà lại nói thêm “À há, tương tự như vô ngã (anatta) vậy thôi” và chúng tôi xen vào “hoàn toàn đúng”. Thế rồi bà bắt đầu giải thích, ngay lúc đó, một bài giảng về “vô ngã”. Vô ngã chẳng phải là thiếu vắng một nhân tố vật thể cách ngay hay cách khác điều hành qui trình hoạt động nào đó. mà yêu cầu là thể xác và tâm linh phải hành động nhịp nhàng với ý tưởng hay ước muốn hay ước vọng nào đó, nhưng cũng còn phải ăn khớp với mối liên kết, tính trong sáng, nhất quán nổi lên khi chúng ta nhìn vào tận đáy tâm hồn chúng ta.

Cho dù kinh nghiệm thuyết pháp của Dipa Ma không bao gồm ngồi trước một kể thuyết trình có gắn máykhuyếch âm trước một phòng hội qui tụ các thiền sinh đông đảo lắng nghe, bà cũng cố gắng thích nghi với các vị chủ nhà Hoa Kỳ. Không quen với khí hậu lạnh tại Hoa Kỳ, bà đến phòng thiền, như một số thiền sinh nhớ lại “quấn mình trong áo choàng và khăn quàng cổ khiến cho các bạn không thể nhận ra người nào hay thứ gì di chyển trong đó”. Bà rất thích nói với cử toạ bằng cách nhắc đi nhắc lại điệp khúc, “Các bạn con cái Phật Pháp thân mến, tôi không thể thờ ơ với lời mời gọi tôi đến đây với các bạn.”

Trong khi tình hình sức khoẻ không cho phép bà quay trở lại Hoa Kỳ sau chuyến đi năm 1984, Dipa Ma tiếp tục thuyết pháp tại căn phòng nhỏ của bà tại Calcutta cho đến khi viên tịch. Bà qua đời vào buổi chiều ngày mồng một, tháng chín năm 1989, ở tuổi bẩy mươi tám. Bà qua đời thật bất ngờ. Khi cô con gái Dipa đi làm vừa trở về đến nhà buổi chiều hôm đó, mẹ cô thấy trong người không được khoẻ. Dipa hỏi mẹ xem có cần mời bác sĩ không. Dipa Ma ngần ngại đồng ý, và người hàng xóm Sandip Mutsuddi chạy đi kiếm bác sĩ ,nhưng không kiếm được bác sĩ nào cả. Khi Sandip quay trở lại, ông ngồi cạnh bà Dipa Ma và bắt đầu xoa bóp cánh tay cho bà. Ông vẫn còn nhớ:

Thế rồi Ma đề nghị tôi xoa bóp đầu cho bà, nên tôi chạm đến đầu của bà, và tôi bắt đầu tụng kinh bà đã dạy tôi. Khi nghe tôi tụng kinh, bà liền vái lạy hai tay chắp lại miệng lâm rân cầu kinh. Bà vái lạy tượng Phật và không còn ngẩng đầu lên được nữa. Thế nên hai chúng tôi nâng bà lên khỏi sàn nhà và thấy hơi thở bà không còn nữa. Bà đã ra đi trong tư thế vái lạy Đức Phật. Gương mặt của bà bình thản và an bình.

Có gần bốn trăm người tham dự đám tang Dipa Ma mấy ngày sau đó. Xác bà được đặt trong một cái giường cũi không đạy nắp. Từng người một, các thiền sinh, đi thành hàng bước qua linh cữu của bà, đặt hoa trên xác Thiền sư của mình cho đến khi không còn nhìn thấy xác Thiền sư nữa.

-ooOoo-

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app