Phần Ba – Di Sản Của Dipa Ma – Chương Xii – Hiện Diện Của Một Thiền Sư

Chương XII
HIỆN DIỆN CỦA MỘT THIỀN SƯ

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

Những câu hỏi và trả lời dưới đây được thu thanh trong các cuộc phỏng vấn Dipa Ma tại Ấn Độ trong thập niên 70 và tại thiền viện IMS vào thập niên 80.

Bằng cách nào tôi có thể thực hiện hành thiền minh sát?

Hãy ngồi (thẳng lưng). Nhắm mắt lại và theo dõi hơi thở lên xuống, lên xuống nơi vùng bụng của bạn. Hãy cảm nhận hơi thở. Khi chăm chú theo dõi nhịp thở ra hít vào, hãy tự hỏi, “Cảm xúc hơi thở được cảm thấy ở chỗ nào? Hãy duy trì tiếp xúc liên tục với hơi thở. Bạn chẳng cần làm gì cả với hơi thở cả. Nếu hơi thở quá mạnh, hãy cứ giữ nguyên như vậy, nếu hơi thở bạn yếu cũng không sao, cố duy trì cùng một mức độ như thế. Nếu hơi thở của bạn điều hoà ổn định, cứ giữ nguyên như vậy. Bạn chỉ cần cảm thấy như vậy là đủ rồi.

Khi trí tuệ bạn đi thơ thẩn đâu đó, hãy ghi nhận tình trạng này và tự nhủ, “Suy nghĩ đi nào” và rồi lại trở lại với nhịp điệu hơi thở hít vào rồi hơi ra. Nếu bạn cảm thấy có cảm giác gì nổi lên đâu đó, tỷ dụ như, đau nơi bắp chân, hãy lưu ý đến chỗ đau đó và nghi nhận xem “đau đớn” đó ra sao. Và khi đau đớn đã qua hay tan biến, lúc này bạn lại quay trở lại tiếp xúc với hơi thở, nếu như phóng tâm (uddhacca) xuất hiện hãy ghi nhận lấy “phóng tâm”đó.

Nếu như bạn nghe thấy một tiếng động, hãy tự nhủ ,” thính giác, thính giác” rồi sau đó quay trở lại ngay với hơi thở. Nếu một vài kỷ niệm nào đó xuất hiện, hãy nhận ra những “kỷ niệm” đó. Bất kỳ điều gì bạn nhìn thấy, bất kỳ điều gì xuất hiện trong tâm trí bạn, chỉ cần “ý thức” lấy điều đó. Nếu bạn nhìn thấy một cảnh tượng hay điểm sáng nào đó, chỉ cần ghi nhận lấy “quan sát” hay “điểm sáng” đó. Không nhất thiết phải giữ lại bất kỳ điều gì cả, chỉ cốt làm sao để “vật quan sát” và “điểm sáng” đó tồn tại, và chỉ đơn giản quan sát mà thôi.

Khi hành thiền minh sát, bạn đang quan sát nhịp thở ra và hít vào và những hiện tượng gì đang nổi lên nơi trí tuệ phát xuất từ những cảm giác đó. Cả những cảm giác đau đớn và dễ chịu. Rồi điều đó sẽ qua đi, và điều gì mới khác lại xuất hiện. Cứ như vậy luyện thiền minh sát là một phương pháp quan sát. Toàn bộ sáu giác quan (trí tuệ là giác quan thứ sáu) sẽ xuất hiện. Chỉ cần lưu ý quan sát các cảm giác đó xuất hiện rồi tan biến đi ra sao và rồi quay trở lại với hơi thở. Bất luận điều gì bạn nhìn thấy, bất luận điều gì xuất hiện trở lại với trí tuệ, bạn chỉ cần “ý thức” được là đủ.

Mục đích thiền minh sát là gì?

Thiền minh sát có mục đích đoạn trừ 10 kiết sử (samyojanas), là những nút cột hay là những tắc nghẽn cản trở nơi tâm trí bạn. Chỉ cần chậm rãi quan sát bằng “ý thức” từng giây phút một. Bạn sẽ gỡ được các nút cột hay tắc nghẽn đó. Có tới mười loại kiết sử (samyojanas) đó là: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham, sân, ái, ái sắc giới, mạn, trạo cử, vô minh.

Ở mỗi giai đoạn giác ngộ, từ từ dần dần, từng thứ một, một số kiết sử sẽ bị dập tắt, cho đến khi đạt đến giai đoạn thứ tư hay là đạt đến Bậc A-la-hán, đến lúc đó thì mọi kiết sử sẽ tan biến hết. Các triền cái được gắn liền với sanh cùng một cách tương tự như dầu làm cho ngọn đèn được cháy trong đèn vậy. Các triền cái giống như dầu trong trí tuệ bạn. Khi dầu ngày càng cạn bớt đi. Cuối cùng sẽ cạn hết, thì ánh sáng cũng biến tan luôn. Một khi các triền cái được tận diệt thì chu kỳ tái sanh kết thúc. từ điều đó, bạn có thể hiểu được sanh và tái sanh đều nằm trong tay bạn.

Tôi phải làm gì khi hành thiền mà lại buồn ngủ?

Không hệ chi cả, các thiền sinh đôi khi cũng còn ngủ gục kiểu đó cơ mà, được gọi là “giấc ngủ của thiền sinh” điều này xẩy ra bình thường, đừng lo lắng gì cả. khi tôi mới bắt đầu hành thiền, tôi luôn phải bật khóc lên, vì tôi muốn theo những lời chỉ dẫn của Thiền sư đã toàn tâm toàn lực chỉ vẽ cho tôi, và phấn khởi hăm hở thực hiện, nhưng tôi không thể, là vì buồn ngủ luôn ngăn cản tôi, tôi không thể ngay cả thực hiện được hành thiền đứng hay bách bộ đúng cách cũng tại buồn ngủ. Khoảng độ năm năm trước đây. Tôi đã cố gắng ngủ lại, nhưng không tài nào ngủ nổi được nữa. Và hiện nay tôi như vậy đấy, tôi đang cố gắng hành thiền và buồn ngủ ngăn cản tôi thực hiện điều đó. Tôi đã sử dụng toàn bộ nghị lực để xua đuổi cơn buồn ngủ, nhưng tôi vẫn không thể làm được. Thế rồi một ngày kia thật là bất ngờ, khi tôi đạt đến một hiện trạng trong đó cơn buồn ngủ biến mất. Và tôi không còn cảm thấy gì nữa cơ, ngay cả nếu như tôi ngồi thiền hàng nhiều giờ liền.

Nghiệp chướng có tương tự như hồ sơ kế toán được lưu trữ hay không? nếu như vậy, nghiệp chướng được lưu trữ ở đâu?

Mỗi người trong chúng ta đều có bánh xe (luân hồi) nghiệp chướng riêng cho mình, bánh xe đó nằm trong tay bạn, chẳng có ai khác có thể lưu trữ được điều đó. Ngay khi bạn hành động thì tức khắc bánh xe nghiệp chướng đó đãlưu trữ, nghiệp chướng chảy vào dòng ý thức của bạn. Ngay ngày bạn sinh ra, nghiệp chướng này cùng xuất hiện với bạn. Người khác chỉ biết vẽ đường cho bạn, họ không thể thay đổi nghiệp chướng của bạn được đâu. Chẳng ai muốn nhận lấy nghiệp chướng của người khác cả. Bạn phải tự làm lấy cho mình mà thôi. Cũng chính do nghiệp chướng mà một số người tiến triển mau lẹ. Và một số khác lại tiến tới chậm chạp trong việc hành thiền. Một số lại gặp đau khổ rất nhiều, và số khác lại không phải đau khổ gì cả.

Nếu không có linh hồn, thế thì ai sẽ quan sát, nghe và biết?

Trí thông minh (wisdom).

Chúng ta phải làm gì khi nghị lực và cố gắng xuống thấp?

Đôi khi nghị lực của ta xuống quá thấp, đôi khi lại lên quá cao. Đôi khi ta lại ít cố gắng, đôi khi ta lại cố gắng nhiều hơn. Nhưng trong những giây phút như vậy, bạn chỉ cần ghi nhận “nghị lực yếu, cố gắng thấp” nếu như bạn ghi nhận được như vậy trong trường hợp nghị lực và ý thức không được cao lắm, tự động cả hai đều sẽ được điều chỉnh lại. Hãy nhận biết “nghị lực thấp” hay “nghị lực cao” Cho đến khi nào một loại trung bình xuất hiện, điều này phải được thực hiện một cách êm ả, từ từ và không được căng thẳng. Nghị lực và cố gắng chỉ được điều tiết bằng ghi nhận lấy mà thôi. Chúng ta không được trở thành nạn nhân của nghị lực.

Làm cách nào để yêu mà vô tham cùng một lúc?

Một ví dụ đơn giản đó là nước. Vô tham (alobha) có nghĩa là ta bơi trên mặt nước. Bạn không lặn hụp trong đó. Bạn nổi trên mặt nước chứ không chìm xuống khỏi mặt nước.

Một nhà hành thiền dứt khoát phải ăn chay có phải không?

Ăn chay hay không ăn chay, không thành vấn đề gì cả, điều quan trọng là tuỳ thuộc vào tâm tính của ta. Ngay cả khi bạn dùng đồ chay, với một tâm tính ô nhiễm do tham lam và sân hận, thì khẩu phần chay của bạn sẽ trở thành không kiêng cử. Đó là điều chính Đức Phật đã dạy. Nếu tâm trí ngươi đó được giải thoát khỏi tham lam, và sân hận, thì khẩu phần ăn không kiêng cử của ngươi đó cũng sẽ trở thành kiêng cử vậy. Đối với bất kỳ hành động nào, thể chất lời nói hay suy tư Đức Phật đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng ở mục đích hành động đó mà thôi.

Đôi khi tôi cảm thấy như muốn tự kết liễu đời mình, và thất vọng.

Thất vọng và có ý định muốn tự tử là một căn bệnh. Căn bệnh này có thể xẩy ra với thiền sinh. Vậy cố gắng đạt đến một quan điểm thực tiễn thôi. Mặt khác, bạn nên nhớ đến hậu quả do tự tử đem lại: Đây là một hành động nếu sai phạm, bạn không thể tự cứu mình được khỏi nhiều cuộc tái sanh. Các bạn cũng nên nhớ rằng cuộc sống con người quí báu vô cùng, tốt hơn hết là hãy nhập thiền minh sát và hãy sống cho hạnh phúc.

Trí thông minh có quan trọng trong qui trình hành thiền hay không?

Không đâu, tôi chẳng có một chút kiến thức nào cả, và tôi cũng chẳng biết chút gì về hành thiền hoặc các trạng thái ý thức. Tôi chỉ có một đức tin đơn sơ nơi Phật Pháp mà thôi. Tôi cảm thấy ở đó có gì đó cho tôi, với niềm tin đơn sơ này tôi đã bắt đầu hành thiền.

Chánh niệm có tác dụng gì hay không?

Tôi xin kể cho các bạn một ví dụ. Nếu như tôi chỉ cho bạn có một kho tàng dấu ở đâu đó, và tôi yêu cầu bạn đến đó và đào lấy, bạn có thể rời bỏ nhà cửa và đến nơi có kho tàng cất dấu đó. Trên đường đi kiếm kho tàng, bạn có thể gặp một trận chiến nổ ra, và bạn muốn dừng lại và nhìn xem trận đánh, nhưng sau đó một chút, bạn lại tiếp tục lên đường, bạn lại nhìn thấy một đám cưới diễn ra với trống kèn và bạn cũng muốn dừng chân lại ở đó để xem. Nhưng lại một lần nữa sau một chút bạn lại lên đường. Bạn nhìn thấy một cuộc diễn binh trên đường phố, và bạn lại muốn dừng lại để xem và sau đó lại lên đường. Nếu bạn không có ý thức, bạn không thể tiến tới địa điểm cất dấu kho tàng để chiếm lấy kho báu tôi muốn bạn đào lấy. Nhưng bất kỳ khi nào bạn có chánh niệm cho dù có trở ngại và ngăn trở, bạn cũng sẽ không lạc, bạn tiếp tục tiến lên. Chánh niệm giúp bạn đạt đến mục tiêu.

Có phải đa số các thay đổi quan trọng trong cuộc đời chỉ xuất hiện ở những thời điểm tu luyện thực sự căng, hay khi bạn chỉ sống cuộc sống đời bình thường một cách chánh niệm?

Những biến đổi to lớn diễn ra trong quá trình tu luyện căng thẳng và rồi bạn đã tu luyện được trong cuộc sống hàng ngày, chúng sẽ trở thành ngày càng rõ nét hơn.

Liệu những nỗi buồn và than khóc sẽ dần tan biến mất, hay lại xuất hiện nhanh chóng như là kết quả của minh sát hay không?

Dần dần tôi sẽ cảm thấy nó tan biến đi. Và rồi sau khi đã luyện thiền tốt hơn tôi sẽ gặt hái được hiểu biết nhiều hơn, và toàn bộ những điều đó sẽ biến mất.

Ai nên diễn giải thiền đây?

Có hai việc cần phải được diễn giải cho kỹ. Một là kiến thức và hiểu biết. Điều thứ hai là đạt đến hiểu biết đó. Đó là thiền bậc một và thiền bậc hai (những gì tiếp theo là do Jack Korfield ghi lại câu trả lời của Dipa Ma) các Ba La Mật (Paramis) hay các nhân đức hoàn hảo nhất để trở thành một Thiền sư hoàn toàn khác với các nhân đức của người hành thiền. Cơ bản chỉ là sự khác biệt nơi tài khéo mà thôi. Một số người có nhiều tiềm năng trong hành thiền và cuộc sống tinh thần và người khác lại có khả năng truyền cảm và diễn giải. Cả hai không nhất thiết phải giống nhau. Nhưng đối với một số người dạy thiền họ sẽ hy vọng có được cả hai đức tính đó nơi kinh nghiệm trong cuộc sống tinh thần và khả năng truyền đạt cho người khác.

Điều gì tốt nhất ta có thể làm được khi tham muốn giác quan nổi lên mạnh mẽ?

Trực tiếp hành thiền và tập trung chú ý của bạn vào đó. Nên nhận ra là những tham muốn đó rất mạnh mẽ. Nên biết rõ điều đó… thông qua am hiểu những thèm muốn giác quan khi chúng diễn ra. và rồi bạn có thể vượt qua được. Bạn có thể dừng lại nơi cảm giác giác quan, và vẫn có thể là một Phật Tử tốt, hiểu theo nghĩa là bạn không bị cuốn hút theo hay chấp thủ với chúng.

Những hiểu biết cơ bản của cuộc sống bạn có thay đổi hay không?

Quan điểm của tôi đã thay đổi khá nhiều, trước kia tôi tham lam đủ mọi thứ. Tôi muốn có mọi thứ. Tôi muốn đủ mọi thứ, nhưng hiện nay hình như tôi nổi bồng bềnh trên mặt nước. Tôi đang hiện diện ở đây, nhưng tôi có muốn điều gì đâu. Tôi chẳng muốn có được điều gì cả, chỉ đơn giản tôi đang sống mà thôi. Điều đó là quá đủ rồi.

Tôi phải hành thiền tâm Từ như thế nào?

[Dưới đây là tổng hợp những lời giảng dạy của Dipa Ma được thu băng và Michelle Levey đã sưu tầm. Levey là người đã thực hiện thiền từ tâm trong vòng hai mươi năm, và đã học hỏi được nơi Dipa Ma rất nhiều.]

Bạn nên chọn và dốc toàn tâm toàn lực vào phần luyện tập từ tâm hoặc giả bạn cũng có thể quyết định bắt đầu hay kết thúc luyện tập tuỳ hỷ. Cuối cùng thì năm bước có thể phối họp thành một phần mà thôi, nhưng lúc mới bắt đầu tốt hơn là tập trung chú ý vào từng bước lỗi lầm mà thôi.]

Bước thứ nhất

Bước một là tự yêu chính mình, trở thành người bạn tốt cho chính mình, hãy bắt đầu với việc trải rộng từ tâm trên chính mình cái đã. Bạn có thể sử dụng những lời sau đây hay những hình ảnh trí tuệ để hướng dẫn bạn và để tạo ra và hướng dẫn những cảm giác của bạn về từ tâm.

Hãy tự giải thoát mình khỏi kẻ thù.
Hãy tự giải thoát mình khỏi những mối nguy hiểm.
Hãy tự giải thoát mình khỏi những phiền sầu tâm linh
Hãy tận hưởng thời giờ của bạn với thân thể tráng kiện và tâm hồn minh mẫn.

Kẻ thù gồm cả kẻ thù bên ngoài và cũng như cả khi bạn trở thành kẻ thù của chính mình nữa. Kẻ thù có thể xuất hiện trong lãnh vực cảm giác, qua những bực dọc nhỏ mọn nhất, cho tới sân hận tổng lực và hiềm khích (vyapada) đối với chính mình và người khác.

Đang khi bạn nhắc thầm trong lòng những lời này, hãy có được hình ảnh của chính bạn chắc chắn và rõ ràng. Nếu bạn không thể hình dung ra được mình như thế nào, chỉ cần cố gắng nhớ lại hình ảnh của bạn trong gương. Nếu thực sự vẫn còn quá khó, bạn nên lấy ngay cái gương hay một bức hình mới chụp nào đó, chỉ đến khi nào bạn có thể nhận ra được chính mình một cách rõ ràng nơi tuệ nhãn của mình.

Hãy nhắc lại những câu trên theo thứ tự. Nếu trí tuệ của bạn đang suy nghĩ lan man và bạn quên mất bạn đang nhắc lại những câu nào, nên bắt đầu lại từ đầu. “Hãy tự giải thoát mình khỏi mọi kẻ thù”. Kéo trí tuệ trở lại với câu vừa mới nhắc lại đó và luôn luôn đi sâu vào chánh định.

Điều quan trọng là đừng đi sâu vào ý nghĩa và cảm giác nơi các từ đó, hãy để cho những từ đó trở thành người dẫn đường chỉ lối cho bạn và hãy tiếp tục thả neo nơi việc luyện tập đó. Giữ lấy cảm giác sung sướng cho chính bạn trong trái tim và trí tuệ, cùng với hình ảnh tâm linh, và tiếp tục nhắc lại những câu trên trong đầu càng nhiều lần càng tốt nếu buổi luyện thiền đó cho phép.

Khi đã đạt đến độ thâm nhập nhất định, khi nào bạn cảm thấy thực sự yêu chính mình, khi bạn có thể giữ được rõ ràng và chắc chắn hình ảnh của mình rồi nếu bạn muốn bạn có thể tiến sang bước kế tiếp. Đó là lan trải rộng từ tâm sang bạn hữu của mình.

Bước thứ hai

Cũng sử dụng cùng những câu trên như đã nêu, hướng từ tâm của bạn sang một người bạn tốt hay một Thiền sư tỏ lòng quí mến bạn. Giống y như khi bạn đem từ tâm đến cho chính mình. Lúc này bạn giữ lấy hình ảnh của người bạn mình rõ ràng và kiên định trong đầu và tỏ từ tâm đến với họ.

Cầu mong bạn được thoát khỏi mọi kẻ thù.
Cầu mong bạn được thoát khỏi mọi nguy hiểm.
Cầu mong bạn được thoát khỏi mọi phiền muộn.
Cầu mong bạn có được những giây phút hạnh phúc nơi thân xác cũng như trong tâm hồn.

Khi nào bạn cảm thấy yêu bạn mình như chính mình, và khi nào bạn cảm thấy có thể giữ được hình ảnh của bạn mình rõ ràng và chắc chắn cùng với những câu đó, rồi nếu bạn muốn, bạn có thể đi tiếp sang bước kế tiếp.

Bước thứ ba

Nhóm chúng sanh thứ ba bạn phải trao từ tâm của bạn được gọi là “những người đau khổ” bất kỳ chúng sanh hay nhóm chúng sanh nào đang chịu đau khổ. Như thể trước khi bạn giữ được một hình ảnh vững chắc và tập trung vào một người nào đó, giờ đây hãy lan toả điểm tập trung chú ý của bạn để chứa đựng cả một nhóm người lớn hơn. hãy bắt đầu bằng cách giữ trong đầu toàn khối một nhóm sinh vật nào đó đang phải chịu đau khổ. Lan toả từ tâm của bạn y hệt như bạn đã làm với chính mình và người bạn thân của mình trước đó.

Ước mong bạn được thoát khỏi mọi kẻ thù
Ước mong bạn được thoát khỏi mọi nguy hiểm
Ước mong bạn được thoát khỏi mọi phiền muộn trong lòng.
Ước mong bạn được hưởng hạnh phúc nơi thân xác và trong tâm hồn.

Nếu như hình ảnh tự nhiên nổi lên về một nhóm người đang phải chịu đau khổ. Như là những người ở trong bệnh viện hay trong chiến tranh. Thì là điều tốt đẹp biết bao nếu như bạn hướng từ tâm của bạn đến với họ. Hãy thiền với một cách năng động với dòng chảy những hình ảnh đang biến đổi. Tiếp tục nhắc lại những câu trên đang khi bạn cảm thấy những cảm giác từ tâm đàng sau những câu nói đó.

Xuất phát từ căn bản tình yêu bản thân đích thực và sâu đậm, hãy quan sát xem tình yêu bản thân như là nền tảng và là nguyên liệu để yêu người khác. Trong khi tự yêu mình, các bạn sẽ yêu bạn mình như chính mình vậy. Rồi sau đó bạn sẽ yêu những người đau khổ như người bạn, cũng như chính mình. với luyện tập liên tục như vậy tất cả các nhóm sẽ được hoà quyện vào nhau.

Bước thứ tư

Bước thứ tư, tâm Từ và hành xả quyện vào nhau. việc luyện thiền chứa đựng một ý nghĩa rộng lớn bao trùm mọi sinh vật ta có thể liên tưởng tới. và chuyển từ tâm đến tất cả những sinh vật ấy. Bạn bè, người đau khổ, những người bạn chỉ có cảm giác khi khổ khi sướng, cả những người bạn gặp rắc rối và toàn thể bá tánh khắp nơi.

Nguyện cầu bá tánh được thoát khỏi mọi kẻ thù.
Nguyện cầu bá tánh thoát khỏi mọi nguy hiểm.
Nguyện cầu bá tánh thoát khỏi mọi lo âu phiền muộn trong lòng.

Để làm được điều này, cho phép tâm trí bạn trở thành từ tâm. Hãy thực hiện điều này để được chủ yếu lòng từ tâm. Những từ cũng như những câu bạn sử dụng cho đến thời điểm này chỉ đơn giản là những điểm chỉ cho bạn có được cảm giác. Cho phép tâm trí bạn trở thành từ tâm. Và an nghỉ trong đó với hành xả và thiện ý.

Bước thứ năm

Giai đoạn hoàn thiện thiền từ tâm là liên kết tất cả các bước đó lại với nhau và tập trung chú ý một lát về mỗi giai đoạn trong một qui trình hành thiền. Thực hiện theo phương án này, hành thiền trở thành giống như một buổi hoà nhạc thi thố từ tâm trong đó bạn khởi đầu với chính mình, và rồi mở ra, mở ra,mãi cho đến cuối cùng chúng ta được an nghỉ trong hành xả.

-ooOoo-

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app