VI. Một so sánh của Đức Phật khi nói về đệ Tứ thiền

Ví dụ của Đức Phật dùng so sánh về đệ tứ thiền

Đức Phật đã từng mô tả trải nghiệm về bốn bậc thiền bằng cách dùng ví dụ kiểu so sánh cho từng mỗi bậc thiền (MN 39. 15-18, MN 77.25.28 v.v…). Trước khi giải thích các ví dụ so sánh này, ta cần nên dừng lại để làm rõ nghĩa một từ chủ yếu đã được dùng trong tất cả các so sánh, đó là “Thân” (kaya). Từ “thân” (kaya) gần như đồng nghĩa với từ “body” trong tiếng Anh. Nhưng từ “thân” có thể ám chỉ nhiều thứ khác hơn là thân thể của con người, chẳng hạn như “cơ thể của bằng chứng” (body of evidence). Cũng như vậy chữ Kaya trong Pali có thể mang nhiều ngfhĩa hơn là một cơ thể vật lý, chẳng hạn như thân của các yếu tố tâm trí, nama-kaya (DN 15.20). Trong các định jhana, năm giác quan không còn hoạt động, có nghĩa là không có trải nghiệm của một cơ thể vật lý. Cơ thể đã bị vượt qua. Do đó tất cả điều Đức Phật nói trong bốn ví dụ so sánh “…vì thế không có phần nào của toàn thân hành giả mà không ngập tràn (bởi an lạc v.v…)” thì điều này có thể được hiểu như “…vì thế không có phần nào thuộc toàn thể trải nghiệm của tâm trí mà không ngập tràn (bởi an lạc v.v…)” (MN 39.16). Điểm này thường dễ bị lầm lẫn.

Ví dụ của Đức Phật để so sánh với định jhana thứ nhất (sơ thiền) là một nắm đất sét hình tròn (dùng làm xà bông tắm), với độ ẩm vừa đúng, không quá khô cũng không nhão nước. Nắm đất sét ví dụ cho toàn thể tâm trí, trong đó Niệm được giới hạn trong vùng rất nhỏ tạo bởi “sự dao động”. Độ ẩm ướt ví dụ cho cái an lạc tạo bởi sự tách biệt hoàn toàn của năm giác quan với thế giới bên ngoài. Sự ẩm ướt thấm đẫm vào nắm đất  sét ám chỉ an lạc thấm đẫm khoảng không gian và thời gian của trải nghiệm tâm trí. Điều này về sau được nhận biết như là an lạc tiếp nối an lạc, rồi lại tiếp thêm an lạc, không ngừng nghỉ. Sự ẩm ướt không rò rỉ diễn tả an lạc luôn luôn nằm trong khoảng không gian tạo bởi sự dao động, không thoát ra ngoài vùng không gian tâm trí để vào thế giới của năm giác quan suốt trong thời gian định jhana diễn tiến.

Đệ nhị thiền giống như một hồ nước, không có đường dẫn nước vào, nhưng có một mạch suối ở giữa, làm đầy hồ bằng nước mát. Hồ nước được ví cho tâm trí.  Sự không có  phương tiện nào để nước từ bên ngoài có thể vào hồ, mô tả sự cách ly của tâm trí trong Nhị thiền với các ảnh hưởng từ bên ngoài. Không có một chủ thể tác hành nào có thể đi vào một tâm trí như thế. Sự cô lập kín hoàn toàn các tác nhân từ bên ngoài như thế tạo ra sự tĩnh lặng như đá của định Nhị thiền. Nguồn suối bên trong cung cấp mạch nước mát tượng trưng cho sự tự tin bên trong (ajjhattam sampasadanam) của hỉ-lạc trong trạng thái nhị thiền. Sự tự tin bên trong tạo ra buông xả hoàn toàn, làm dịu tâm trí thành tĩnh lặng và giải phóng tâm trí khỏi tất cả mọi chuyển động. Sự dịu mát tượng trưng cho an lạc, sinh ra từ định hay sự tĩnh lặng, thấm ngập toàn bộ trải nghiệm tâm trí, không thay đổi trong suốt thời gian của định.

Đệ tam thiền được mô tả bằng ẩn dụ của một hoa sen lớn lên bằng nước mát của hồ. Hoa sen tượng trưng cho tâm trí trong định thứ ba. Nước có thể làm mát cánh sen hoặc lá sen nhưng không thể vào hoa sen, bởi vì tất cả nước đều trôi tuột khỏi hoa sen. Sự mát mẻ tượng trưng cho Lạc, sự ẩm ướt tượng trưng cho hỉ. Giống như khi hoa sen trầm vào nước, tâm trí của Tam thiền được làm mát dịu bởi lạc nhưng không bị hỉ thâm nhập. Tâm trí của tam thiền chỉ trải nghiệm lạc. Trong tam thiền, tâm trí tiếp tục trải nghiệm tĩnh lặng như đá, không di động ra ngoài, giống như ví dụ hoa sen luôn luôn ngâm mình dưới nước. Giống như an lạc của Tam thiền duy trì trong tâm trí, nước mát, tượng trưng cho an lạc, làm hoa sen lớn lên. Lần nữa cái an lạc duy nhất của Tam thiền thấm đẫm toàn bộ trải nghiệm tâm trí từ đầu đến cuối, giống như nước thấm mát hoa sen từ gốc tới ngọn.

Đệ Tứ thiền được so sánh như là một người đàn ông trùm vải trắng từ đầu đến chân. Người đàn ông ám chỉ tâm trí. Tấm vải trắng ám chỉ sự tinh khiết hoàn hảo của Niệm và Xả niệm thanh tịnh, đó là dấu ấn của Tứ thiền. Tâm trí trong Tứ thiền không nhiễm ô, không chấm bẩn giống như một tấm vải sạch, tĩnh lặng hoàn hảo và chỉ quan sát mà không tác ý, tinh ròng, đơn thuần. Dĩ nhiên trạng thái tinh ròng tuyệt đối của bình an này thấm đẫm toàn thể của trải nghiệm tâm trí, từ lúc khởi đầu đến chung cục, giống như tấm vải trắng hoàn toàn bao phủ người đàn ông từ đầu đến chân.

Đây là bốn ví dụ so sánh của định jhana theo như cách tôi hiểu.

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app