IV. TAM THIỀN – Định Jhana thứ ba

Khi định (samadhi), sự tĩnh lặng của Cái Biết (the knowing), trở nên lâu dài hơn, thì sự tĩnh lặng của cái được biết (the known) cũng sâu lắng hơn. Phải biết rằng trong định Jhana, cái được biết chính là hình ảnh của tâm. Tâm (Citta) và tâm trí (mind) là Cái Biết. Nói cách khác, trong định Jhana Cái Biết biết hình ảnh của chính nó. Thoạt tiên Cái Biết trở nên yên tĩnh, kế đó hình ảnh của nó, tức Cái được biết, dần dần cũng trở nên vắng lặng.

Trong hai loại định Jhana đầu tiên, hình ảnh của tâm trí được nhận biết như một an-lạc, mà đến tận bây giờ ta gọi là hỉ-lạc. Trong Tam thiền, hình ảnh của tâm trí đi đến một mức độ kế của tĩnh lặng và đạt tới một kiểu an lạc hoàn toàn khác, một loại mà ta chưa từng biết đến trước đây bao giờ.

Hỉ đã biến mất

Trước khi đến định Jhana, tất cả các an-lạc đều có điểm chung cũng như có khác biệt về mùi vị tạo ra bởi các nguyên nhân khác nhau. Điểm chung đó là sự phối hợp giữa hỉ và lạc. Bởi vì chúng luôn ở bên nhau, không thể tách biệt như đôi sam.  Không chỉ vô nghĩa mà còn không thể, nếu nói về chúng một cách tách biệt. Chính về điểm phối hợp này, cho mãi tới tam thiền, tất cả an lạc đều có một chất lượng chung. Ngay khi đến tam thiền, Hỉ biến mất chỉ còn lại Lạc, tạo nên một loại an lạc rất khác biệt.

Chỉ sau khi có trải nghiệm với Tam thiền, ta mới có thể biết Lạc là gì, và qua mối liên hệ với Lạc, ta có thể biết Hỉ là gì. Hỉ biểu hiện như phần “thô nặng” của an lạc, chữ thô nặng (burdensome) này mang nội dung của phần thô nặng trong Nhị thiền. Lạc là phần tinh ròng hơn. Trong Tam thiền, cái an-lạc được nhận biết trong Nhị thiền bị phân rã, để chỉ còn lại duy nhất yếu tố Lạc.

Chánh niệm vững mạnh, Cái Biết rõ ràng và Xả niệm thanh tịnh

Cũng như các tầng thiền định khác, những trải nghiệm gần như không thể mô tả được. Tầng thiền jhana càng cao, trải nghiệm càng sâu đậm và càng khó chuyển đạt thành lời. Ngôn ngữ của các trạng thái này rất xa với thế gian. Bằng cách suy rộng, ta có thể nói an-lạc của định Tam thiền thanh thản hơn, yên tĩnh hơn và tinh khiết hơn. Theo kinh điển, nó đi cùng với các yếu tố niệm (sati), tỉnh giác (sampajanna, hiểu biết rõ ràng) và xả  (upekkha). Tuy nhiên kinh Bất Đoạn (MN 111) nói các phẩm tính này có trong tất cả các bậc thiền. Có lẽ kinh điển nhấn mạnh các đặc tính này là phẩm chất của Tam thiền nhằm mục đích chỉ ra rằng trong những bậc thiền rất sâu này ta đặc biệt chánh niệm, hiểu biết rất rõ ràng (tỉnh giác) và rất an tĩnh khiến ta có thể quan sát bất động. Đây là nguồn gốc của ý nghĩa chữ Xả (upekkha).

Tĩnh lặng như đá và vắng mặt chủ thể tác hành (doer)

Tam thiền vẫn duy trì định hoàn hảo, tĩnh lặng như đá, không có chủ thế tác hành và năm giác quan cô lập với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên nó phân biệt với Nhị thiền bằng bản chất của an lạc, cái an lạc đó vượt lên một đẳng cấp khác và thể hiện như một chủng loại an lạc khác hẳn. Hơn thế nữa, kinh điển mô tả Tam thiền qua cách diễn đạt của Đấng Thế Tôn: “as one who abides in bliss (in the third jhana) mindful, just looking on” (DN 9.12)

Tổng kết đệ tam thiền

Đệ tam thiền có những đặc tính như sau

  1. An-Lạc tách ra,mất đi phần thô nặng đó là Hỉ.
  2. An-Lạc còn lại là Lạc (sukkha), thể hiện phẩm chất của chánh niệm mạnh mẽ, hiểu biết rõ ràng và cảm giác chỉ quan sát mà không tham dự.
  3. Giống Nhị thiền ở trạng thái tĩnh lặng tuyệt đối như đá và không có mặt chủ thể tác hành.

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app