IX. NÍP BÀN sự chấm dứt mọi tri giác
Trong tri giác của phi tưởng phi phi tưởng xứ chứa đựng sự chấm dứt của mọi tri giác. Sự ngừng lại của tất cả những gì được tri giác, Níp bàn. Khi tâm trí chú ý vào điều này, tâm trí sẽ dừng lại. Khi tâm trí vận hành trở lại ta đạt được các quả A La Hán hay A na hàm, đây là các khả năng duy nhất.
Qui trình của sự đoạn tận lần lượt
Một cách khác để nhìn các định jhana và bốn chứng đạt vô sắc là đặt chúng vào qui trình của sự đoạn tận lần lượt. Qui trình dẫn đến Sơ thiền là sự đoạn tận với thế giới của năm giác quan cùng với cơ thể và mọi tác hành (doing). Con đường từ Sơ thiền đến đệ Tứ thiền là sự đoạn tận phần của tâm trí nhận biết sung sướng và không sung sướng. Con đường từ đệ Tứ thiền đến bốn chứng đạt vô sắc là sự đoạn tận, hầu hết, các hoạt động còn lại của tâm trí hay cái tâm trí gọi là “cái biết” (Knowing). Bước sau chót là đoạn tận vết tích cuối cùng của cái biết. Thông qua tứ thiền (jhana) và bốn chứng đạt vô sắc, đầu tiên ta buông xả thân thể và thế giới của năm giác quan. Kế đó ta buông xả chủ thể hành động. Kế đó buông xả cảm giác sướng khoái và không sướng khoái. Kế đó buông xả không gian và ý thức. Kế đó buông xả tất cả Cái biết. Khi ta buông xả một đối tượng, đối tượng biến mất, đoạn tận. Nếu nó còn ở đó, nghĩa là ta chưa buông xả. Bằng cách buông xả tất cả Cái biết, cái biết đoạn tận. Đây là sự đoạn tận của tất cả mọi thứ, kể cả tâm trí. Đây là nơi không có biểu hiện của ý thức, nơi mà đất, nước, lửa gió không có nơi để tồn tại, nơi mà Danh và Sắc hoàn toàn bị tiêu hủy (DN 11, 85). Hư không. Đoạn tận. Níp bàn. Ngọc báu trong tim hoa sen.