III. NHỊ THIỀN – Định Jhana thứ hai

– Giảm dần dao động

Như đã giải thích khi mô tả Định sơ thiền, Tầm và Tứ là sự nắm bắt an lạc không chủ ý, khiến chánh niệm bị dời chuyển. Tầm (Vitakka) là động tác tự động của tâm trí quay về trụ trên an lạc.

Khi sơ thiền sâu hơn, sự dao động giảm dần và an lạc được củng cố. Ta tiến đến trạng thái mà Tứ (vicara) vẫn đang nắm giữ an lạc bằng sự cầm nắm nhẹ nhàng, nhưng điều này không đủ để tạo nên sự bất ổn định của an-lạc. An-lạc không suy giảm vì Tứ, chánh niệm cũng không dời chuyển khỏi nguồn. An-lạc quá mạnh, Tứ không thể quấy nhiễu nó được. Mặc dù Tứ vẫn đang hoạt động, không có Tầm, không có hoạt động của tâm trí quay về nguồn của an-lạc. Sự dao động không còn nữa. Đây là trạng thái định mà kinh điển mô tả không có Tầm mà chỉ có một chút Tứ (ví dụ: DN 33.1.10.50, AN 8’s.63). Điều này gần với Nhị thiền hơn là sơ thiền, và thường là nghiêng về mô tả Nhị thiền.

Khi an lạc mạnh dần lên và ổn định vững chắc. Tứ không còn nhằm mục đích duy trì cái gì nữa. Thì lúc này, tâm trí trở nên hoàn toàn tự tin đủ để đạt đến một buông thả (letting go) tuyệt đối. Với sự buông thả cuối cùng này, tự tin sinh ra từ sự bền vững của an-lạc, Tứ (Vicara) biến mất, ta chính thức bước vào Nhị Thiền.

Khía cạnh đặc trưng thứ nhất mà kinh điển mô tả về Nhị Thiền là Avitakka và Avicara có nghĩa là không có Tầm, không có Tứ. Trong trải nghiệm, điều này có nghĩa không còn dao-động trong tâm trí. Khía cạnh thứ hai là “Ajhattam Sampasadanam” có nghĩa là tự tin bên trong. Trong trải nghiệm, điều này mô tả sự tự tin hoàn toàn vào tính ổn định của an-lạc, đây chính là nguyên nhân làm cho Tứ dừng lại.

– Định nhất tâm hoàn hảo của Tâm trí.

Khía cạnh đặc trưng thứ ba của Nhị thiền là Cetaso Ekodibbavam, có nghĩa là định nhất tâm hoàn hảo của tâm trí. Định nhất tâm tuyệt đối hoàn hảo của tâm trí là đặc trưng nổi bật trong trải nghiệm Nhị thiền. Lúc đó không còn có bất kì dao-động nào, tâm trí giống như một tảng đá, vững chắc như một ngọn núi và cứng hơn kim cương. Sự hoàn hảo của tĩnh lặng tuyệt đối thật lạ thường. Tâm trí ở trong an-lạc mà không có một rung động nhẹ nào.Điều này về sau ta biết là thuộc về một tính chất hoàn hảo gọi là Samadhi (Định).

Samadhi (Định) là năng lực duy trì sự chú tâm. Trong nhị thiền, sự chú tâm này duy trì trên đối tượng mà không còn bất cứ dịch chuyển nào. Không có cả những dao động vi tế. Ta bị cố định, bị đóng thành băng cứng, bị dán cứng bằng một loại keo thượng hạng. Không còn khả năng để run. Tất cả cái làm khuấy động tâm trí đều mất. Không có sự tĩnh lặng nào hơn trạng thái này, Nó gọi là Samadhi hoàn hảo, nó không chỉ đặc trưng cho Nhị thiền mà còn cho các định Jhana ở mức độ cao hơn.

– Sự an-lạc sinh từ Định (samadhijam pitisukha)

Chính vì Định (samadhi) hoàn hảo này mà an lạc của Nhị thiền có cái hương vị duy nhất. Khối nặng có trong Sơ thiền, cái đã biến mất trong nhị thiền, là nguyên nhân gây chuyển động. Tất cả đều đứng yên tuyệt đối trong Nhị thiền, kể cả Người biết (knower). Sự tĩnh lặng tuyệt đối đó vượt qua cái đau khổ vốn sinh ra từ chuyển động của tâm trí, và nó cũng bộc lộ niềm an-lạc lớn hơn, cái sinh ra bởi định tinh ròng. Trong kinh điển, an-lạc của Nhị thiền được gọi là hỉ lạc sinh từ Định (ví dụ: ON 9.11). An-lạc đó sung sướng hơn an lạc khi vượt qua thế giới của năm giác quan. Ta không thể hình dung trước cái an lạc như thế. Nó hoàn toàn là một loại khác. Sau khi trải nghiệm Nhị thiền, biết được hai loại an lạc siêu thế cực kì hiếm hoi, ta bắt đầu phân vân rằng còn có những mức độ an lạc nào khác ở phía trước không. Ta cân nhắc đâu là giới hạn của an lạc!

– Sự chấm dứt tất cả hành động.

Khía cạnh nổi bật khác của Nhị thiền là trong Nhị thiền tất cả mọi “hành động” hoàn toàn chấm dứt, kể cả hành động không chủ ý làm cho dao-động xuất hiện cũng hoàn toàn biến mất, chủ nhân của hành động (doer) đã chết. Chỉ khi nào từng trải nghiệm Nhị thiền, ta mới biết rõ ý nghĩa của danh từ “chủ nhân của hành động” (doer). Giống như con nòng nọc chỉ hiểu rõ ý nghĩa của từ “Nước” khi nước không còn lúc con nhái lần đầu trải nghiệm với đất khô. Trong Nhị thiền “chủ nhân của hành động” đã ra đi. Không còn gì hết. Chỉ còn lại cái tuyệt đối tĩnh lặng. Hơn nữa, dường như có cái gì đó quá rõ ràng đối với ta, đó là phần thiết yếu nhất trong cái ta vĩnh hằng, cái gọi là “chủ nhân của hành động” bây giờ đã bị loại bỏ hoàn toàn khỏi hiện hữu của ta. Chủ nhân của hành động dường như rất rõ ràng trong hiện tại này, bỗng biến thành ảo tượng, ảo giác! Đi qua Nhị thiền, ta có khả năng phát hiện ra cái ảo tưởng rằng bản ngã chính là chủ nhân của hành động. Ta xuyên thấu cái ảo tưởng về “ý chí tự do” bẵng những dữ liệu lấy từ trải nghiệm sinh động. Triết gia nào kết luận “Hiện hữu là hành động” có lẽ chưa từng biết trạng thái của Nhị thiền. Trong Nhị thiền “being” is (through knowing), but “doing” is not. Những tầng thiền thật quái lạ. Chúng thách thức những trải nghiệm bình thường. Nhưng chúng thực, rất thực hơn thế giới. Hơn nữa, Nhị thiền và các điều trên đã mở khóa cái ý nghĩa về trạng thái vô-ngã, Anatta.

Tổng kết về nhị thiền

Nhị thiền tức Định Jhana thứ hai, được phân biệt bởi tập hợp các đặc trưng như sau:

1+2 : Không có Tầm (avtakka)- Không có Tứ (Avicara), Tự tin bên trong (Ajhattam sampasadanam): Trải nghiệm như sự giảm dần “dao động” của Sơ thiền bằng sự tự tin bên trong khi duy trì tính ổn định của an-lạc.

3 :  Định nhất tâm hoàn hảo của tâm trí (Cetaso Ekodibbavam): nhờ ở sự tự tin hoàn toàn trong an lạc. Điều này thường được mô tả trong trải nghiệm như “tĩnh lặng giống đá cứng”, cái chết tạm thời của “chủ nhân của hành động” hay sự toàn hảo của định.

4 :  An-lạc sinh ra từ Định (Samadhijam Pitisukham): là đối tượng được tập trung trong Nhị thiền, loại an lạc siêu thế này sinh ra khi tất cả các vận động của tâm trí đã chấm dứt.

5 :  Sự chấm dứt tất cả các tác hành: là kết quả khi “chủ nhân của hành động” đã ra đi hoàn toàn.

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app