“MAIN PAPER”

BÀI THUYẾT TRÌNH CHÍNH

Introduction

Giới Thiệu

We are glad to announce the good news that many meditators, who have meditated and who are meditating in our International Pa-auk Forest Buddha Sāsana Meditation Centres, could develop the right concentration (Sammā-samādhi) by undertaking mindfulness of breathing (Ānāpānassati) or by defining the four elements (Catudhātuvavatthāna). They could then proceed successfully to undertake all the four Guardian Meditations and all the ten Kasiṇa Meditations. Chúng tôi vui mừng công bố tin tốt lành rằng nhiều hành giả là những người đã và đang hành thiền ở các Trung Tâm Rừng Thiền Phật Học Quốc Tế Pa-Auk của chúng tôi có thể tu tập chánh định(sammā-samādhi) bằng cách thọ trì thiền niệm hơi thở (Ānāpānassati) hoặc thiền xác định tứ đại (Catudhātuvavatthāna). Sau đó, họ có thể tiến đến thọ trì thành công bốn Thiền Bảo Hộ và tất cả mười Thiền Biến Xứ (Kasiṇa).

The Need to develop Mental Concentration (samādhi)

Yêu Cầu Tu Tập Định(Samādhi) Tâm

The noble Eightfold Path comprises the training of morality (sīla-sikkhā), the training of concentration (samādhi-sikkhā) and the training of wisdom (paññā-sikkhā). Bát Thánh Đạo bao gồm giới học (sīla-sikkhā), định học (samādhi-sikkhā) và tuệ học (paññā-sikkhā).
The training of morality purifies the mind from gross, violent defilements (vītikkama-kilesās). The training of concentration purifies the mind from the arisen and agitating defilements (pariyuṭṭhāna-kilesās). The training of wisdom purifies the mind from latent defilements (anusaya-kilesās). Giới học làm thanh tịnh tâm khỏi các phiền não thô và mãnh liệt (vītikkama-kilesa). Định học làm thanh tịnh tâm khỏi các phiền não sanh khởi và chao động (pariyuṭṭhāna-kilesa). Tuệ học làm thanh tịnh tâm khỏi các phiền não ngủ ngầm (anusaya-kilesa).
Thus, after developing and maintaining pure morality the pariyuṭṭhāna kilesās, including the hindrances (nīvaraṇas), keep on agitating and inflicting the mind, making the mind restless and distracted. Như vậy, sau khi tu tập và gìn giữ giới thanh tịnh, các phiền não ám ảnh (pariyuṭṭhāna kilesa), bao gồm năm triền cái (nīvaraṇa), cứ vẫn tiếp tục làm chao động và giáng vào tâm, khiến tâm trạo cử và tán loạn.
So the Buddha exhorted his disciples in Dhammapada to culture and tame the mind in order to enjoy peace and happiness. Do vậy, Đức Phật khích lệ các đệ tử của Ngài trong Kinh Pháp Cú là phải tu dưỡng và thuần phục tâm để thọ hưởng an lạc và hạnh phúc.
“The mind is very subtle and delicate and very hard to see. It moves lightly and swiftly from one sense object to another and lands wherever it pleases. It is difficult to control the mind but the wise should control and tame it. A well tamed mind brings happiness.”31 Tâm khó thấy, tế nhị,
Theo các dục quay cuồng.
Người trí phòng hộ tâm,
Tâm hộ, an lạc đến.
32(Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt)
In Samadhi Sutta,33 the Buddha exhorted bhikkhus to develop concentration to be able to see things as they really are. Trong Kinh Định (Samādhi Sutta34), Đức Phật khích lệ các Tỷ-kheo tu tập định để có thể như thật rõ thấy các pháp như chúng thực sự là.
Samādhiṁ bhikkhave bhāvetha
Samāhito bhikkhave bhikkhu
yathābhūtaṁ pajānāti”
Samādhiṁ bhikkhave bhāvetha
Samāhito bhikkhave bhikkhu
yathābhūtaṁ pajānāti”
“Oh bhikkhus, try to develop mental concentration. The bhikkhu who has developed concentration will be able to see things (the four Noble Truths) clearly and correctly as they really are.” Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định. Tỷ-kheo có định sẽ liễu tri đúng như thật các pháp (Tứ Thánh Đế) như chúng thực sự là.”
According to our experience, even if a meditator can focus his mind on a meditation subject continuously for one hour or more, he cannot penetrate into his body to see even his internal body parts, let alone the ultimate realities (paramatthas), unless he attains at least the neighbourhood or acess concentration(upacāra samādhi). Theo kinh nghiệm của chúng tôi, ngay cả khi hành giả có thể tập trung tâm mình vào đề mục thiền một cách liên tục trong một giờ hoặc hơn nữa, thì hành giả ấy vẫn chưa thể nhìn thấu vào trong cơ thể để thấy các cơ quan nội tạng của mình, đừng nói chi đến các pháp chân đế (paramattha), trừ khi hành giả chứng đắc ít nhất là cận định (upācarā samādhi).
When a meditator truly attains access concentration or higher concentration (jhāna), he can penetrate into his body to see his internal organs such as flesh, sinews, bones, liver, heart, etc., and then penetrate further to see the ultimate realities. So he can undertake insight meditation (vipassanā) properly. Khi một hành giả thật sự chứng đắc cận định hoặc bậc thiền (jhāna), hành giả có thể thấu suốt vào trong cơ thể của mình để thấy các cơ quan nội tạng như thịt, gân, xương, gan, tim… và rồi thấu suốt hơn nữa để thấy các pháp chân đế. Như vậy, hành giả có thể thọ trì thiền minh sát (vipassanā) một cách đúng đắn.
Thus in order to accomplish the training of concentration, to culture and tame the mind to the right concentration, and to proceed to vipassana properly, we need to develop mental concentration. Như vậy, để hoàn thành định học, để tu dưỡng và thuần hóa tâm đến chánh định, và để tiến lên thiền Vipassanā một cách đúng đắn, chúng ta cần tu tập định tâm.
According to the statement of the Buddha in Satipatthana Sutta,35 the right concentration (sammāsamādhi) is equivalent to the concentration associated with any of the four rūpavacara kusala jhānas. Theo lời tuyên bố của Đức Phật trong Kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna Sutta36), chánh định(sammāsamādhi) là tương đương với định hợp với bất kỳ một trong bốn bậc thiền thiện sắc giới(rūpāvacara kusala jhāna).
According to the statement of Visuddhi-magga37: Theo trình bày của Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi-magga38):
Citta visuddhi nāma sa upacāra aṭṭha-samāpattiyo Citta visuddhi nāma sa upacāra aṭṭha-samāpattiyo
“The neighbourhood concentration as well as the concentration associated with any of the eight jhāna attainments is called the purity of the mind.” Cận định cũng như định hợp với bất kỳ một trong tám thiền chứng được gọi là tâm thanh tịnh
So the neighbourhood concentration should be included in the right concentration. A meditator uses either access concentration or jhāna concentration as the foundation of vipassanā and undertakes vipassanā defining mentality-materiality as impermanent (anicca), painful (dukkha) and not-self (anatta). The concentration that is associated with insight knowledge (vipassanā) in this way is called “khanikasamādhi”. Như vậy, cận định nên được bao gồm trong chánh định. Một hành giả dùng hoặc cận định hoặc định bậc thiền (jhāna) như là nền tảng của thiền Vipassanā và thọ trì thiền Vipassanā xác định danh và sắc là vô thường (aṇicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta). Định kết hợp với minh sát tuệ(vipassanāñāṇa) theo cách này được gọi là “khanikasamādhi” (sát-na định).
The Buddha described forty meditation subjects for samatha bhāvana. Any one of the forty subjects can be chosen to develop the right concentration, provided the instructions of the Buddha are correctly followed under the guidance of a competent meditation teacher. Đức Phật miêu tả bốn mươi đề mục thiền cho thiền định (samatha bhāvanā). Bất kỳ một trong bốn mươi đề mục thiền này đều có thể được chọn để tu tập chánh định, với điều kiện là các chỉ dạy của Đức Phật được tuân thủ một cách đúng đắn dưới sự hướng dẫn của một vị thiền sư có đủ năng lực.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app