PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH
Lối tu hành của phái Yoga là tập trung năng lực để điều vận hơi thở và thân thể cho tâm định phát sanh, đồng thời phải chấm dứt mọi động đậy, nhúc nhích để chú tâm hướng đến đấng Isvara chí tôn, một chân ngã đã hoàn toàn giải thoát khỏi mọi ràng buộc, hệ lụy của hành động và qui luật biến thiên sinh diệt. Giáo tổ Patañjali đã phân định ra tám đạo lộ thực hành pháp môn Yoga (Du-già) như sau:
a)Yama: Sự điều vận cơ bắp trong thân thể
b)Nivama: Sự trầm tư về tri thức Yoga
c)Asana: Phương pháp tọa thị bất động để điều hành nội tâm.
- d) Paranavama: Phép giảm thiểu hơi thở, tức nín hơi thở hay giữ hơn thở trong mức tối thiểu.
- e) Paraccahara: Phép bế tỏa giác quan, tức là đóng kín ngũ căn.
- f) Dhāna: Phép trì niệm công án (đề mục) cho nội tâm chuyên chú không xao lãng.
- g) Phép tịch hóa nội tâm bằng cách thiền định.
Người thực hành những cách trên đây được gọi là Yogi (hành giả Du-già) và kết quả của pháp môn này theo họ thì có thể dẫn đến các phép thần thông hay huyền pháp… mà cứu cánh rốt ráo phải là sự đình chỉ hoàn toàn mọi hoạt động của tâm.
Cả sáu giáo thuyết vừa nên trên tương đồng với Bà-la-môn giáo ở quan điểm là tất cả đều chấp thuận sự vĩnh hằng của linh hồn vốn được tách rời từ Thượng ngã, tất cả đều chấp nhận có sự nhập một với Thượng ngã bằng một linh hồn bất hoại. Cả sáu giáo thuyết đều thuộc quan điểm Duy tâm và cũng là Thường kiến.