Kinh Tăng Chi số 013

Bài Giảng Sư Toại Khanh Paltalk 2019

Ngài Mogharājā

Ông Bà-la-môn Bāvarī có 16 ngàn đệ tử, ông có 3 tướng đại nhân, có thể nói ông là người đầu tiên mà bày ra chuyện gây quỹ, tôi chưa từng thấy một nhân vật nào làm cái chuyện như vậy ở trong Kinh điển, theo tôi ổng là người đầu tiên. Trong 16 ngàn đệ tử ông cử ra 16 người đệ tử giỏi nhất để đi đến gặp Phật để hỏi về câu hỏi thế nào là đầu, cái đầu là cái gì, mà bể đầu là cái gì? Đức Phật Ngài giải thích đầu tức là vô minh, và bể đầu là sự phá vỡ vô minh. Các đệ tử sau khi mà nghe xong rồi trở về kể lại cho ổng nghe, rồi ổng đắc được quả vị A-na-hàm. 

Để đọc thêm về cái cuộc gặp gỡ của 16 người đệ tử đó với Đức Thế Tôn thì chúng ta xem thêm ở trong Tiểu Bộ Kinh, bài Kinh Pārāyana Sutta, Tiểu Bộ Kinh, vào trong internet là có liền, gọi là Kinh Bờ Bên Kia, đọc theo bài Kinh này. Và các vị có biết rằng nội dung bài Kinh này sâu đến mức mà ở trong hai bộ gọi là Mahā Niddesa và Culla Niddesa cũng Tiểu Bộ, dành cho một phần lớn để mà giải thích bài Kinh này, tức là một bài Kinh này thôi mà phải được giải thích cả một Bộ Kinh do Ngài Xá-lợi-phất giải thích bài Kinh này, rất là sâu. Bài Kinh này có một nội dung phải nói vừa sâu vừa rộng đến mức mà sau khi chúng ta học xong cái Tăng Chi, học xong cái Trung Bộ thì nếu còn duyên, tức là chúng tôi còn sức khỏe, không có bị một chướng duyên gì đặc biệt, thì chúng ta sẽ học Tiểu Bộ Kinh, chúng ta sẽ dành thời giờ học hai cái Bộ Niddesa đó và cái Bộ Patisambhidāmagga, nếu mà đủ duyên thì chúng ta học ba Bộ này, là coi như xong. Không phải xong nghĩa là kết thúc, nhưng mà có nghĩa là Tạng Kinh như vậy là mình đã học được 80% rồi, tức là Trung Bộ, Trường Bộ, Tăng Chi, Tương Ưng, còn Tiểu Bộ thì học 3 Bộ này thôi. Tức là Mahā Niddesa, Culla Niddesa và Patisambhidā. 

Ngài Mogharājā có cái tánh kiêu ngạo, lúc mà còn phàm thì kiêu ngạo lắm, thì Đức Thế Tôn đã dùng cái cách thức riêng mà Ngài thấy rằng hợp với vị này, bằng cách là vị này muốn hỏi Ngài thì Ngài không có trả lời mà Ngài buộc vị này phải chờ đợi, chờ đợi, chờ đợi 14 người như vậy, đến người thứ 15 thì Ngài mới cho vị này hỏi. Thì với cái cách đó mới làm cho vị này lắng dịu cái lòng ngã mạn xuống, mà nhờ vậy mới có thể tiếp thu tốt hơn. Vị đó sau khi xuất gia thì chứng A-la-hán và có cái hạnh đặc biệt là cả đời như vậy chỉ mặc có Phấn Tảo Y thôi. Cái hạnh này cũng khó làm chứ không phải dễ, dĩ nhiên đối với vị A-la-hán thì chuyện này chuyện bình thường, nhưng mà đây cũng là cái hạnh đặc biệt, đặc biệt là sao? 

Tôi nhắc lại đối với vị Thánh thì cái chuyện mà thiểu dục tri túc không có gì khó khăn, nhưng mà đối với phàm phu mình thì cái hạnh này của Ngài rất đáng được xem là một cái bài học lớn, là vì sao? Là vì tôi nói không dưới một ngàn lần đó là khi chúng ta chưa biết Đạo, chưa biết Phật Pháp hoặc là biết ba mớ thì chúng ta sống theo cái ý thích, mình thích xài cái gì, mình thích ăn cái gì, mình thích có cái gì, mình thích sở hữu cái gì thì mình chạy theo cái mình thích. Tới lúc mình biết Đạo căn bản rồi, hành Đạo căn bản rồi thì mình bớt cái thích, mình chỉ quan tâm tới cái cần, đến một lúc nào đó mình bỏ hẳn cái thích mình chỉ còn giữ lại cái cần và cuối cùng chỉ giữ lại cái tối cần thôi. Đầu tiên là bớt thích, sau đó là giảm bớt luôn cái cần, rồi cuối cùng chỉ giữ lại cái tối cần, cái tối cần có nghĩa là thiếu không được, cái đó quan trọng lắm quý vị, quan trọng lắm lắm chứ không phải không. Quý vị nghĩ lại ở trong đời của mình, cái mà làm cho mình thích nó làm khổ mình, nó làm cho mình phải tốn nhiều thời gian tâm tư và công sức, chứ còn nếu mà chỉ đơn giản là sống với cái gì thật sự là nhu cầu thì quý vị không có khổ lắm đâu, tôi bảo đảm như vậy. 

Người Mỹ có một câu rất là hay đó là họ nói thứ nhất là người giàu nhất trên đời không phải là cái gì cũng có, mà người giàu nhất là cái gì có họ cũng sống được: sống được với cái họ có đó là người giàu nhất; nhưng mà cái trường hợp thứ hai họ nói rằng cái cách mà làm giàu dễ nhất ai cũng làm được là bớt đi cái nhu cầu, khi mà mình bớt đi nhu cầu thì tự nhiên mình không có thấy thiếu nữa, và khi mình không thấy thiếu có nghĩa là mình đã giàu rồi, còn cái gì nữa! nó rất là đơn giản! Bây giờ mình nói theo nghĩa đen cũng đúng, mà nói theo nghĩa bóng cũng đúng, nói theo nghĩa bóng có nghĩa là khi mình bớt nhu cầu thì mình sẽ sống bằng tâm trạng của một người giàu, có nghĩa là mình không còn thèm khát nữa. 

Trong Kinh nói con ngạ quỹ nó chỉ thèm ăn thèm uống thôi, nó thèm ăn bởi vì nó đói, thèm uống bởi vì nó thường xuyên khát, khát cả đời! Còn nhân loại mình nếu mà không có tu tập, thì tệ hơn ngạ quỹ ở chỗ là ngoài cái thèm ăn, thèm khát, chúng ta còn thèm đủ thứ hết trơn á! Đủ thứ hết! Cho nên cái chuyện đầu tiên khi mà chúng ta gọi là bớt đi nhu cầu, là chúng ta bớt đi cái thèm khát, chúng ta không còn cái sự mong đợi quá nhiều vào đời sống, vào thiên hạ, không còn trông mong, mong đợi cái này cái kia nữa, thì đó là sống bằng cái tâm trạng của người giàu, đó là nói về nghĩa bóng. Còn nói theo nghĩa đen, thì khi mà chúng ta bớt nhu cầu thì chúng ta tiết kiệm được rất là nhiều thời gian, rất là nhiều công sức và dĩ nhiên rất là nhiều tiền bạc, vì sao? Vì Tây có một câu hay lắm: Khi mà anh bỏ tiền ra anh mua cái thứ không cần có nghĩa là anh đã lấy đi cái tiền để mua cái thứ cần. Tôi nhắc lại khi mà anh đã chi tiền mua cái thứ không cần có nghĩa là anh đã làm mất đi một phần tiền cho những thứ cần thiết. Còn một câu thứ hai nữa: Cứ mua thứ không cần sẽ có lúc ta phải bán đi thứ ta đang rất cần. Cái câu thứ nhất là khi mua một thứ không cần có nghĩa ta đã lấy đi một phần tiền để mua cái thứ cần, còn câu thứ hai thì nó ghê hơn chút: cứ mua thứ không cần thì sẽ có lúc ta phải bán đi thứ mà ta đang rất là cần! 

Rồi sao nữa? Đức Đạt Lai Lạt Ma có một câu nói rất là đáng để chúng ta thuộc lòng, Ngài nói: Một trong những điều nghịch lý nhất trên trái đất này đó là người ta bán đi tuổi trẻ, bán đi sức khỏe để lấy tiền, rồi có lúc lấy tiền để mua lại sức khỏe và tuổi trẻ, nhưng than ôi có bao nhiêu người thành tựu được cái ý đó! Tức là ngày chúng ta còn sức khỏe, còn tuổi trẻ, chúng ta cứ cắm đầu đi kiếm tiền không kể gì tới sức khỏe, không kể gì đến thời gian tu tập, không kể gì đến nhu cầu tâm linh, tất cả là dẹp qua một bên hết, tiền là số một! Rồi thì sẽ có một ngày mà khi chúng ta quay đầu nhìn lại, thì tuổi trẻ ôi thôi không còn nữa và sức khỏe cũng đội nón mà đi, đến lúc đó chúng ta mới dốc tiền ra để tìm mua lại sức khỏe, tìm mua lại tuổi trẻ, nhưng mà các vị thấy có ai mua được đâu? Cái thứ mà đã già rồi, đã xấu rồi thì bây giờ có bỏ ra bao nhiêu tiền giải phẩu thẩm mỹ, ăn cái này, uống cái kia, bôi xức cái nọ, thì nó cũng kiểu mà gỡ gạc chút đỉnh vậy thôi, chứ còn đâu có được, nữ mà khi đã bước vô cái hàng 50, nam khi đã bước qua hàng 60, thì hỏi cái thuốc gì mà cứu được đây! Coi như nói đi nói lại nói một vòng dài thòn như vậy để quay lại một điều đó là hãy quan tâm cái gì thật sự là cần thiết. 

Cái hạnh tu của Ngài Mogharājā thấy mặc cái Y mà cũ xì xấu quắc như vậy đó, nhưng mà là một tấm gương sáng, là vì sao? Vì chính từ cái lá Y xấu quắc của Ngài đã mở ra cho chúng ta một loạt những bài học mà chúng tôi vừa kể ra nãy giờ, hồi nãy giờ toàn là một loạt bài học đó, bài học rất là quan trọng, mà một loạt bài đó ở đâu ra? Dạ một loạt bài học đó đi ra từ cái lá Y xấu quắc cũ mèm của Ngài Mogharājā 2560 năm trước, kinh khủng chưa, rất là kinh khủng! Chứ không phải đơn giản đâu, không phải đơn giản là mặc cái Y cũ như vậy là hết chuyện đâu, không phải mặc Y cũ như vậy rồi tự nhiên cái mình quỳ mình lạy cái Y đó, mà vì cái tinh thần của cái người mặc lá Y đó, nó lớn chuyện lắm. 

Cho nên chỉ cần bớt đi cái nhu cầu, tự nhiên mình an lạc, thuở nào còn bần hàn ta chỉ cần ăn no mặc ấm, đến khi có một chút ít của nả, có chút của ăn của để, chúng ta bèn nãy ra cái nhu cầu tầm bậy, đó là ăn ngon mặc đẹp, ăn mà no mặc thì không có mất nhiều thời gian lắm đâu quý vị, nhưng mà chuyển qua cái ăn ngon và mặc đẹp là mình đã bắt đầu trở thành ra thứ nô lệ rồi đó! Nhưng mà chưa, có người họ còn đi thêm nữa, ăn ngon mặc đẹp nó chưa có đủ, mà phải là ăn sang, ngon mà phải sang, mặc đẹp chưa có đủ mà phải là sang, lên tới sang nghĩa là đời mình nó bắt đầu sắp xệ rồi, nha. 

Cho nên cái gương lành của Ngài Mogharājā rất là đáng cúi đầu cho ba cõi nhân thiên. 

Tôi xin nói rõ, cái phần này bà con hoàn toàn có thể tự mình tìm đọc cuộc đời của các vị Thánh Thinh Văn đệ tử trong đây qua google mà không cần đến chúng tôi giải thích, dĩ nhiên có người kể rồi họ tán thêm thì nó hơi khác một chút, nhưng mà nếu không có không sao, cái phần tán thì nó không sao bởi vì cái phần tán đó cũng không mất đi đâu hết, ít bữa tôi giảng cái khác thì cũng moi nó ra thôi, nhưng mà bây giờ bắt ngồi kể chuyện xưa sao nó nản quá đi! Cho nên bây giờ thôi trung đạo, bỏ thì cũng không nỡ, mà giữ thì nó hơi quải, cho nên chỉ kể đại khái, đại khái. 

Bà Gotamī. 

Chúng ta chắc có lẽ nhớ cái bài học Giáo Lý rất là căn bản này, đó là chúng sanh cái căn tánh như thế nào, chỉ cần có điểm giống nhau thì sẽ tìm về với nhau, nhớ nha, cái căn tánh nó giống nhau sẽ tìm về với nhau, những thứ có thể hòa tan vào nhau thì sẽ tìm về với nhau, những thứ có thể đan xen hòa huyện vào nhau thì cũng sẽ tìm về với nhau. 

Cách đây bốn a-tăng-kỳ về trước, dưới chân Đức Phật Nhiên Đăng Dīpankara, có một vị đạo sĩ tên là Sumedha đã phát nguyện trở thành một vị Chánh Đẳng Chánh Giác tương lai để mà độ sinh. Thì lúc đó có một người con gái tên là Sumittā  tức là Thiện Hữu, đã phát nguyện trở thành một người hộ Pháp cho Bồ Tát, thì người đó về sau này đã trở thàng ra là bà Da-du, bà cùng với Bồ Tát đi suốt 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp hỗ trợ Bồ Tát thực hành ba-la-mật. Nhưng mà đâu phải hết, cái người hộ trì Bồ Tát không phải chỉ có một mình bà Da-du, mà còn nhiều lắm, ai nữa? Vua Tịnh Phạn, mình muốn làm chuyện gì mà có sự hỗ trợ của cha của mẹ, của anh của em, của vợ của chồng, của bè của bạn, của quyến thuộc thân bằng, thì dĩ nhiên là nó tốt hơn là cu ki một mình. Phi Châu họ có một câu hay lắm: Muốn đi nhanh thì đi một mình, mà muốn đi xa thì phải đi có bạn. Thì coi như Bồ Tát là bên cạnh có bà Da-du, Ngài còn cần đến cái sự hỗ trợ hết mình, tận lực dốc sức của cha Ngài là vua Tịnh Phạn và bà Māyā, còn bà Gotamī, rồi của Ngài Xá-lợi-phất, Ngài Mục-kiền-liên, Anan, Ca-diếp, v.v. 

Thì cách đây 100 ngàn đại kiếp về trước trong đời Phật Padumuttara, có rất nhiều và rất nhiều thiện nam tín nữ đã đến nghe Pháp và chứng kiến Đức Phật này tuyên dương vị này đệ nhất cái này, tuyên dương vị kia đệ nhất cái kia, thì trong số những cái người mà thiện nam và tín nữ, kể cả Tỷ-kheo thời đó, khi mà nhìn thấy Đức Phật Ngài thọ ký ai đó thì cũng phát cái bồ-đề tâm nguyện trong đời sau cũng được có cái vị trí như vậy ở một đời Phật nào đó, thì trong số đó mình thấy có vua Tịnh Phạn cũng nguyện sau này sẽ được làm cha của một vị Bồ Tát kiếp chót, rồi có bà Mahā Māyā, bà Gotamī, rồi có cả bà Da-du-đà-la nữa, trong cái kiếp mà gặp Đức Phật Padumuttara, bà nguyện là đời sau con được làm một cái vị Tỷ-kheo-ni mà Đệ nhất thắng trí túc mạng minh, có nghĩa là 4 a-tămg-kỳ về trước bà nguyện đi theo Bồ tát là đúng rồi, nhưng mà cách đây 100 ngàn đại kiếp bà lại nguyện một cái khác, và cả hai cái đó cuối cùng mới gom lại thành một; trong số đó có bà Gotamī cũng nguyện trong đời Phật này sẽ trở thành một vị Tỷ-kheo-ni lớn hạ nhất, xuất gia đầu tiên trong Giáo Pháp của một Đức Phật tương lai. Cho nên cuối cùng thì chúng ta thấy những người mà cùng cái căn tánh với nhau, thì cuối cùng sẽ gặp nhau ở một hoàn cảnh, một cái điều kiện nào đó. 

Thì đến đời Đức Phật Ca-diếp Ngài có rất là nhiều đệ tử hộ Pháp, nhưng mà trong đó có một ông vua tên là ông vua Kikī, đệ tử hộ Pháp của Đức Phật Ca-diếp, vua có 7 công chúa có tên ý nghĩa lắm, gọi là Samanī tức là nữ sa môn, Samanaguttā người hỗ trợ cho sa môn, Bhikkhunī nghĩa là Tỷ-kheo-ni, Bhikkhudāyikā thí chủ hộ trì cho Tỷ-kheo, Dhammā, Sudhammā là thiện pháp, Sanghadāsī là người đầy tớ của chư Tăng. Như vậy tổng cộng là 7 công chúa, chính 7 người đó về sau này là thành: Samanī là thành Khemā Đệ nhất trí tuệ, Samanaguttā thành ra là Uppalavannā Đệ nhất thần thông bên Ni, công chúa Bhikkhunī kiếp chót trở thàng ra là Patācārā Đệ nhất trì Luật bên Ni giống như Ngài Upāli bên Tăng, Bhikkhudāyikā về sau trở thành bà Gotamī Đệ nhất tu lâu, công chúa Dhammā về sau trở thành ra là Tỷ-kheo-ni Dhammadinnā Đệ nhất Pháp sư bên Ni, công chúa Sudhammā thành bà Mahā Māyā, cuối cùng là công chúa Sanghadāsī trở thành bà Visākhā Đệ nhất thí chủ. 

Chúng ta thấy có nghĩa là cứ cộng nghiệp với nhau như vậy đó sau nhiều kiếp sanh tử luân hồi, đến đời Đức Phật gần mình nhất, tức là Phật Ca-diếp, thì 7 cái người đó sau nhiều kiếp lưu lạc luân hồi thì sanh chung vô một gia đình làm 7 công chúa của một ông vua Kikī, ông vua này đặc biệt lắm, bởi vì ổng chính là cái người hộ trì Đức Phật đã đành rồi, ổng có 7 người công chúa xuất sắc đã đành rồi, mà 7 người này đều tu hành hết, mà đặc biệt là ổng có nghe Đức Phật Ca-diếp nói về cái câu chuyện của ông Ghatīkāra làm thợ gốm để mà nuôi cha mẹ mù, ổng cũng cho người hỗ trợ tài vật, thực phẩm để mà nuôi luôn cái gia đình Ghatīkāra. Và ông Ghatīkāra sau kiếp đó thì ông chết ông trở về trời Phạm thiên làm vị Phạm Thiên có tên như cũ là Ghatīkāra, chính cái vị Phạm Thiên này là cái người đã xuống cúng dường Y Bát cho Bồ Tát Tất Đạt ngay trong đêm Ngài bỏ nhà đi xuất gia; và Ghatīkāra lúc đó cũng là bạn thân với thanh niên Jotipāla tức là tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 

Thanh niên Jotipāla nhờ có chơi thân thiết với bạn của mình là Ghatīkāra cho nên đã đi xuất gia trở thành một vị Tỷ-kheo, rồi thuộc lòng Tam Tạng; Jotipāla cũng có một người bạn thân khác-bạn tu tên Sahaka người sau này là Phạm Thiên Sahampati. Đặc biệt vậy, có nghĩa là ở ngoài đời thì Jotipāla là bạn thân của cư sĩ Ghatīkāra và sau khi xuất gia thuộc lòng Tam Tạng lại có người bạn tu tên Sahaka, đặc biệt. 

Như vậy thì mình thấy toàn là bạn không hà, cứ xà quần, xà quần vậy đó: Jotipāla là tiền thân Phật Thích Ca, là bạn thân của Ghatīkāra và sau khi xuất gia thuộc lòng Tam Tạng lại có một người bạn tu tên là Sahaka, ông Sahaka này chết rồi sanh về trời Phạm thiên làm một vị Phạm Thiên tên là Sahampati, cái người mà thỉnh Phật chuyển Pháp luân; còn Ghatīkāra chết rồi thì về Phạm thiên có cái tên như cũ, sau này cúng dường Y bát cho Bồ Tát Tất Đạt ngay trong đêm mà Ngài bỏ nhà đi xuất gia. 

Bây giờ mình trở lại Bà Gotamī, Bà Gotamī đặc biệt có nhiều cái cơ duyên gặp gỡ rất nhiều chư Phật Độc Giác, cho nên khi mà, bà con trong room nên nguyện kiếp nào không gặp được Chánh Đẳng Giác thì cũng gặp được Độc Giác, cũng đở, cúng dường cho một vị Độc Giác phước báu bằng cả chục vị Xá-lợi-phất vậy đó, đặc biệt như vậy. Cho nên trong Trung Bộ Kinh nói là cả trăm lần, mình cúng 100 Ngài Xá-lợi-phất không bằng cúng cho một vị Phật Độc Giác, dĩ nhiên là cúng với cái tâm như thế nào, chứ không phải mình nghe như vậy rồi mình tác ý tới cá nhân thì phước không có nhiều. Thì Bà cúng dường cho rất là nhiều các vị Phật  Độc Giác, rồi cuối cùng kiếp chót Bà thành Thứ hậu của vua Tịnh Phạn, em gái của Bà Mahā Māyā, rồi khi mà Bà Māyā băng hà thì Bà được trở thành Chánh hậu và Bà giao đứa con trai của mình, Bà có con trai, con gái, người con gái tên là Nandā đẹp lắm, mình sẽ học về cái cuộc đời của bà Nandā Đệ nhất thiền giả tức là rất hoan hỹ trong chuyện nhập thiền, suốt đời khi đắc A-la-hán rồi thì cứ hành thiền suốt vậy đó; người con trai tên là Nanda Đệ nhất thu thúc lục căn, mà con gái tên là Nandā, cùng một nghĩa nhưng có điều theo tiếng Pāḷi thì nanda là nam tính, nandā là nữ tính. 

Thì Bà lo lắng cho Thái tử Tất Đạt từ bé cho đến khi Thái tử 16 tuổi, Thái tử lấy vợ năm 16 tuổi, năm đó thì công chúa Da-du vợ của Ngài cũng 16 tuổi, hai người ở với nhau được 13 năm mà không có con, đến năm thứ 13 thì bà Da-du mới có con đầu lòng là Ngài Rāhula, thì ngay trong cái ngày đầu tiên mà Ngài Rāhula mới chào đời thì Bồ Tát bỏ ngôi đi tu, rồi Bồ Tát đắc Đạo, rồi Ngài trở về độ quyến thuộc. 

Rồi sau đó Bà đi tu, Bà dắt theo 500 cung tần và các bà mệnh phụ, sau đó cả 500 vị đó được Ngài Nandaka thuyết Pháp cho chứng quả Thánh hết. Bà là Ni tổ, có nghĩa Bà là vị Tỷ-kheo-ni lớn nhất ở trong Phật Pháp; và khi mà Bà sống đủ 120 tuổi rồi, thì lúc đó Đức Thế tôn đã là 79 tuổi, thì Bà mới xin Phật cho Bà níp-bàn, Bà đã viên tịch cùng ngày với cả 500 Tỷ-kheo-ni đệ tử, có nghĩa là thầy trò xét thấy là đã đến ngày viên tịch rồi, thì Bà mới nói cái lời từ giã, vì Bà với các vị đó ở chung một trú xứ, thì có rất là nhiều phật tử họ lui tới cúng dường và hỗ trợ; ngày cuối cùng Bà mới nhân cuộc hợp mặt Bà nói hôm nay là bữa cuối không có còn gặp lại nhau nữa, thì thôi mấy người ở lại rán tu hành, ở đời cái gì cũng vô ngã, vô thường. Ngài nói xong rồi Ngài đi, thì họ khóc biết bao nhiêu, nhưng mà người ta khóc người ta thương mà người ta đâu có biết chuyện này, có nghĩa là chư Thiên trong cả một cái khu rừng đó, cả cái tự viện, Ni viện đó là họ khóc, chư Thiên khóc mà loài người họ không có thấy họ tiếc thương. 

Thì 500 vị Tỷ-kheo-ni đến đảnh lễ Phật, rồi xin phép Ngài, rồi 500 vị mới tìm một chỗ nằm tịch cùng một lúc. Các vị tưởng tượng 500 vị La-hán nằm viên tịch cùng một lúc, 500 cái di hài, nhìn thấy cũng xúc động chứ! 500 cái di hài nằm thẳng thóm, nằm kề cận nhau như vậy đó! Cũng là cộng nghiệp, vị nào tuổi thọ cũng cao hết, lên đến hàng cụ hết rồi, chứ không phải là trẻ gì, nhưng mà có điều mình thấy cùng một lúc mà 500 đi như vậy thì đây là chuyện rất đặc biệt. Chứ thời nay mình thấy đâu bao giờ có cái chuyện mà có một số lượng người đông như vậy mà cùng qua đời trong một lúc vậy đó! Thì thôi mình đọc cái này thì mình cũng ghi nhớ một điều: Ở đời hễ có mặt là phải mất, thì dầu cho vị Chánh Đẳng Chánh Giác đi nữa thì cái Quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác, Trí tuệ Chánh Đẳng Chánh Giác, cái Báo thân của vị Chánh Đẳng Chánh Giác cũng là do duyên tạo mà có, rồi hễ có rồi phải mất, cho dầu đó là quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác hay là các vị Độc Giác, các vị Thinh Văn hay là những vị Đại thí chủ, những bậc Đại trí, Đại hạnh, tất thảy đều giống nhau là mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất. 

Đọc mấy cái đó mình thấy xúc động, thì biết cái gì cũng vô ngã, vô thường, nhưng mà mình cũng phải vun bồi pháp thiện để mai này có quả thiện để mà kết thúc sanh tử, mà khi đã kết thúc rồi thì thôi. Tại mình còn có một cái bệnh rất là nặng đó là mình luôn luôn mình treo cái tôi của mình nó quá lớn đi, cho nên lúc nào, hồi xưa thì nhà của tôi, nhan sắc của tôi, tài sản tôi, quyền lực tôi, tình yêu của tôi, thân quyến của tôi, tới hồi biết Đạo rồi thì trí tuệ của tôi, đức hạnh của tôi, phước báu của tôi.

Cái gì cũng vậy hết, từ cái góc nhìn mà của cái tôi thì mình thấy cuộc sanh ly tử biệt nào cũng là đau lòng hết; nhưng mà nếu mà bằng một cái nhìn khách quan, thì mình nhìn mình như là mình nhìn một người khác, thì nó lại khác đi; mình tu phải có đủ thứ cách nhìn hết đó, mình phải có khả năng khi mà mình nhìn mình như là nhìn người khác, đó là Đại Trí, mà nhìn người khác như là nhìn mình, thì đó là Đại Bi, rồi một ngày nào đó mình thấy mình như là bản chất của mình, đó là tự tại. 

Phải có hai khả năng đó: nhìn mình như là quan sát người khác, đó là Đại Trí, mà nhìn người khác như là mình nhìn mình, thì đó là Đại Bi, còn mình nhìn đúng cái bản chất của mình, đúng bản chất của người khác, đó là cái nhìn tự tại. 

Mà mình chưa có khả năng này, giống như nhiều lần và rất nhiều lần tôi nói: Tu hành là phải có khả năng ở trên nhìn xuống, ở dưới nhìn lên, ở trong nhìn ra và ở ngoài nhìn vào, người thành tựu bốn cái kiểu nhìn này mới được gọi là tu tập đúng mức! Chứ học Đạo cho nhiều mà không có được bốn cái nhìn này thì coi như chưa tới! 

Ở dưới nhìn lên là sao? Tức là phải biết có cái chỗ để mình tôn trọng, để mình kính ngưỡng, cái chỗ để mà mình học hỏi, có chỗ để mình bắt chước, là ở dưới nhìn lên. Rồi ở trên nhìn xuống có nghĩa là mình có khả năng bao dung những người thua mình, kém mình; mình phải có khả năng bao dung, tha thứ, đó là ở trên nhìn xuống. Rồi ở trong nhìn ra là để học hỏi, mà ở ngoài nhìn vào để khách quan, để được trung thực. Phải có như vậy: Ở trong nhìn ra để học hỏi, mà ở ngoài nhìn vào – phải có cái nhìn ở ngoài nhìn vào để cho mình có cái nhìn khách quan. 

Ở dưới nhìn lên, ở trên nhìn xuống, ở trong nhìn ra và ở ngoài nhìn vào, thành tựu bốn kiểu nhìn này mới được gọi là một người Học Đạo và Hành Đạo! Và có Học Đạo và Hành Đạo thì mai này mới có một ngày Chứng Đạo, ba cái này nó mới thành ra đó là Học Đạo, Hành Đạo và Chứng Đạo. Cái từ trong Kinh gọi là Pariyatti, Patipatti, Pativedha thường được dịch là Pháp học, Pháp hành và Pháp thành; đây là ba cái chữ tôi không có muốn dùng bởi vì nó kỳ dữ lắm, nó chỉ dùng trong Đạo thôi, nhưng mà tôi lại thích dùng cái từ của riêng tôi đó là Học Đạo, Hành Đạo và Chứng đạo, thì ba cái tên này người không có biết Phật Pháp họ nghe người ta hiểu, còn người không có biết Phật Pháp mà nghe Pháp học, Pháp hành và Pháp thành thì nghe nó cũng hơi ngộ ngộ. Còn mình nói là ba giai đoạn Học Đạo, Hành Đạo và Chứng Đạo.00:40:27

Bà Khemā

Hai vị Đệ nhất trí tuệ và thần thông bên Tăng đều phải tu ba-la-mật 1 a-tăng-kỳ lẻ 100 ngàn đại kiếp, nhưng hai vị Đệ nhất trí tuệ và thần thông bên Ni thì chỉ cần tu ba-la-mật trong 100 ngàn đại kiếp, tức chỉ là số lẻ của bên Tăng thôi. Bên Tăng thì Ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên là phải tu 1 a-tăng-kỳ, tức là 10 lũy thừa 140, là không biết bao nhiêu tỷ mà nói! 1 a-tăng-kỳ lẻ 100 ngàn đại kiếp. Còn hai vị mà đệ nhất trí tuệ và thần thông bên Ni thì chỉ cần tu ba-la-mật trong 100 nghìn đại kiếp, tức là chỉ là số lẻ thôi.

Sau 100 ngàn đại kiếp tu tập ba-la-mật thì đến đời Phật Ca-diếp thì bà là một trong 7 công chúa của vua Kikī, bà Khemā là người chị cả.

Mình trở lại chuyện Ngài Mogharāja vì là chuyện quan trọng lắm, kiếp trước là đại thần của vua Katthavāhana, kiếp này là học trò của Bāvarī, tức ông vua kiếp trước, kiếp trước Bāvarī cử Ngài Mogharāja đi học Đạo dùm, kiếp chót cũng vậy, kiếp trước thầy trò ở nơi biên địa, kiếp này cũng vậy. 

Đây là những điểm mà mình thấy nó đặc biệt lạ lắm, không phải khơi khơi mà một cái người Thụy Sĩ mà không sống ở Zurich, không sống ở Genève, không sống ở Biel, không sống ở Lucerne, không sống ở Lausanne, không sống ở cái chỗ mà đô thị; mang tiếng là công dân một đất nước văn minh giàu có bậc nhất hành tinh, ấy vậy mà có những người Thụy Sĩ họ lại mê ở trong cái vùng mà rừng sâu núi thẳm! Các vị về Thụy Sĩ mà vô trong vùng Bershka, các vị có một cảm giác lạ lắm, mình xuống phi trường Zurich, mình đi một ngày ở Zurich, mình thấy nó phồn hoa đô hội, những khách sạn, những nhà hàng, những con đường, những phố xá sang trọng bậc nhất hành tinh, mình lên Zermath hay là Saint-Moritz mình thấy những cái khu mua sắm sang trọng bậc nhất hành tinh; cả thái tử Charles, rồi công nương Diana, rồi những minh tinh màn bạc movies stars của Hollywood cũng đều về đó. Vậy mà có ai ngờ được là có những người Thụy Sĩ ngày đêm âm thầm sống trong rừng sâu núi thẳm, đến giờ này mà họ còn tự tay làm fromage làm cheese để ăn, tự họ làm bơ butter để họ ăn, tự làm bánh mì để mà ăn, lạ như vậy đó, cái khuynh hướng tâm lý rồi cộng với cái tiền nghiệp như thế nào đó, mà để rồi sanh ra trên đất Thụy Sĩ, sanh ra trên đất Mỹ mà họ vẫn tìm về họ sống những chỗ rất là lạ, hẻo lánh hoang vu, gọi là một năm như vậy không có nhiều cơ hội để gặp người khác ngoài cái người làng của mình, mà nói người làng cho nó sang, chứ từ cái nhà này qua cái nhà kia chó sủa không nghe! 

Thì ở đây mình thấy nó có cái chuyện đặc biệt, là cả mấy kiếp hai thầy trò cứ là gặp nhau ở những cái hoàn cảnh rất là lạ, cứ là cũng ở vùng biên địa thôi, vì cái tâm tư của họ như thế nào đó mà họ không có hợp với cái chốn phồn hoa, cứ đi đâu đi, nhưng cuối cùng cũng kiếm về cái chỗ vắng mà về. 

Chẳng hạn như bữa nay trong room, tôi nói thiệt với bà con một chuyện là quý vị chắc ít nhiều một vài người trong room biết cái nhân thân của tôi, tôi cũng có Sư cậu, có Sư huynh, có Sư đệ trong và ngoài nước, ai cũng trụ trì, có mình tôi không trụ trì; nhưng mà ngộ lắm, nó xô đẩy như thế nào đó mà ở tuổi này tôi vẫn tiếp tục muốn sống một mình, nó rất là lạ. Và nếu mai này mà nhân duyên cho phép thì tôi xin buông hết để tôi về đảo tôi sống, cái đảo Tây Ban Nha, bởi vì ngoài đó nhiều khi Thụy Sĩ mà đổ tuyết thì ngoài đó nó có mười mấy độ thôi, mà thực phẩm vật giá rất là thấp, mà khí hậu thì tuyệt vời, mà biển xanh cát trắng quanh năm, mà đặc biệt là vật giá ở đó thấp; ngôn ngữ xử dụng ngoài đó thì rất là thoải mái, Anh, Đức, Tây Ban Nha, có nghĩa là ai sống cũng được. Thì tôi nghĩ có lẽ tôi là người có số sống biên địa, biết đâu mai này trong room bà con mà hỗ trợ được, thì tôi buông hết Mỹ tôi về đó, tôi buông hết Thụy Sĩ tôi về đảo đó tôi ở, mong là lúc đó mình vẫn tiếp tục có lớp học và quý vị chỉ trả tiền điện nước cho tôi là tôi mừng rồi. Có người hỏi: ngoài đảo đó wifi very tốt, ngoài đó cái gì cũng tốt, có nghĩa là ngoài đó không thua gì Zurich của Thụy Sĩ, nếu mà nói về nhu cầu căn bản không thua Zurich, không thua Genève, không thua Washington hay là Cali hay là Houston, không thua, còn so với Việt Nam, Thái Lan là nó hơn chắc, và tôi xin bảo đảm bà con nào mà bên Mỹ, bên Châu Âu mà một lần mà quá bộ qua bên đó, thì coi như là mê chết luôn, và Ngài Goenka Ngài đã từng tổ chức 3 khóa Vipassanā ngoài đó, nó là đảo mà Ngài Goenka ra đó 3 lần 00:48:30

Mình quay trở lại chuyện bà Khemā, sau khi phát nguyện trở thành một vị Ni mà Đệ nhất trí tuệ, thì bữa hôm tôi nói rồi khi mà nguyện cái điều gì thì tự nhiên đương sự có cái khuynh hướng nghiêng nặng về cái ấy, cái này mới đặc biệt! Chứ không phải nguyện suông. Trong suốt 100 ngàn đại kiếp thì Bà coi như là cứ học được là học, hỏi được là hỏi, cả 100 ngàn đại kiếp đó Bà chỉ biết có hai cái đó thôi: Học được là học, hỏi được là hỏi, mà không học không hỏi là chỉ có hối hận, suốt 100 ngàn đại kiếp. Đến cái đời Phật Ca-diếp thì nàng là công chúa, rồi sau cũng tiếp tục đi chùa nghe Pháp, mà đến đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni  thì nàng sanh ra là một công chúa xứ Madda, vua Bimbisāra mới cưới nàng về để làm hoàng hậu, mà nàng thì trong Kinh nói nàng đẹp coi như là lộng lẫy, nàng đẹp lắm. Mà tại sao tôi đem cái chuyện đẹp ra đây tôi nói? Là bởi vì chính vì nàng quá đẹp cho nên mới nẩy sinh vấn đề! Đó là vua Bimbisāra là một người phật tử, vua chứng Tu-đà-hườn, rồi trước khi chết vua lại chứng Tư-đà-hàm, mà trong khi vợ của vua là bà Khemā thì cực kỳ thông minh mà lại lộng lẫy nhan sắc, có một điều là nàng lạ lắm, đúng là phụ nữ, nói đến đây mình phải chấp tay sám hối Bà, xong rồi mình mới nói, tức là kiếp chót coi như trí tuệ nghiêng trời, vậy chứ còn mà hễ thấy mình đẹp là tự nhiên khoái, và chính chỗ khoái như vậy đó nàng rất là sợ phải gặp Đức Thế Tôn, là bởi vì sao? Là bởi vì Satthā kira rūpe dosaṃ dassetī tức là Bà rất là mê nhan sắc của mình mà Bà cứ nghe đồn là Thế Tôn chỉ trích cái nhan sắc phụ nữ, thì không biết ai mà đồn tầm bậy cái đó, cái đó theo tôi là đồn tầm bậy, mình không thể nói Đức Thế Tôn chỉ trích nhan sắc, mà phải nói là Thế Tôn nói thẳng nói thật, chứ còn mà đến tai Bà nghe Thế Tôn chỉ trích nhan sắc thì bà khó chịu lắm. Thì vua Bình Sa Vương Bimbisāra phải ra lệnh cho mấy nhà thơ, mấy nhạc sĩ, làm thơ soạn nhạc để mà ca ngợi cái khung cảnh thơ mộng của Trúc Lâm tịnh xá, cái đạo tràng mà Thế Tôn cùng Thánh Chúng cư ngụ. Thì chính những lời thơ, những nhạc khúc đó đã ru lòng người và trong đó có Bà. Thì có một ngày đó Bà đi theo cái bài thơ đó, theo cái nhạc khúc đó Bà đi cả kinh thành, ở đâu cũng đi hết, rồi còn cái khu vườn Trúc Lâm trước đây thì tuy mang tiếng là của vua nhưng mà có thuở nào Bà đặt chân tới đâu, đó là rừng trúc thôi chớ có gì đâu mà hay, bây giờ nghe nói đẹp lắm, thì Bà mới tới. Thì lúc đó vua có dặn thế này: 

– Nếu nàng tự đi thì thôi, còn nếu nàng đã đặt chân đến đó mà không vào hầu Phật thì phải nói với nàng là vua ra lệnh như vậy. 

Thì lúc đó là trong Kinh nói do có duyên lành chín mùi, cho nên người hầu cứ đưa nàng đi, đưa nàng đi, mà nàng cứ đi mê mãi, mê mãi, mãi mê, mê mãi, nàng bước vào cái khuôn viên đó lúc nào không hay và lúc đó nàng đi vào cái chỗ Thế Tôn đang thuyết Pháp, và lúc đó Đức Thế Tôn biết rõ là hôm nay Đệ nhất trí tuệ bên Ni sẽ đến đây, sẽ chứng Đạo và sẽ xuất gia, cho nên Ngài mới chú nguyện cho bên cạnh Ngài xuất hiện một cái cô đẹp lộng lẫy, đẹp hơn Khemā nhiều, Khemā cũng là do cha sanh mẹ sanh có xương có thịt, bình thường cũng ăn uống cơm cháo, hít thở khí trời mà sống, cái nhan sắc dầu gì cũng có cái hạn chế nhất định, còn cái này là người đẹp do thần thông của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác tạo ra thì hoàn hảo đến mức nào, thưa quý vị! Một bên là do cha sanh mẹ sanh bình thường, còn cái này là do thần thông của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác, người ta thường nói là đẹp như tranh đó, xinh như mộng, thì có nghĩa là cái gì không thật thì cái đó nó đẹp.

Hoàng hậu Khemā thay vì nghe Pháp mà cứ nhìn chăm chăm cái cô mà cổ đang đứng, trong Kinh nói cổ cầm cái quạt, thật ra không phải cầm cái quạt mà cầm cái tào lá thốt nốt thế cây quạt, để mà quạt mát Thế Tôn, thì nàng nhìn thấy nàng mới nghĩ: 

– Trời ơi, trên đời này tại sao có người đẹp hơn mình thế này! 

Nàng đang nhìn chăm chăm, chăm chăm như vậy, thì với cái thần thông của Đức Phật thì tự nhiên cái người con gái tuyệt đẹp đó từ 16 trở lên 18, rồi 25, rồi 30, 35, 40, 45, 50, 60, 70, 75, rồi 80, rồi lên tới 100, rồi bắt đầu da nhăn. má hóp, lưng còng, gối mỏi, rồi bắt đầu từ từ sụm xuống thành một cái xác chết trước mắt nàng vậy đó! Thì nàng nhìn thấy như vậy nàng động tâm, và với trí tuệ sắc bén của một cái vị mà đệ nhất trí tuệ thì vừa thấy mà vừa nghe Pháp, tức là nàng tu cùng một lúc hai căn, tu bằng nhãn căn và tu bằng nhĩ căn, nàng bèn đắc quả A-la-hán. 

Và sau đó nàng xin xuất gia, dĩ nhiên là vua Bình Sa Vương đồng ý. Và sau khi đi xuất gia rồi thì nàng trở thành ra Đệ nhất trí tuệ và trong một Chú Giải khác – tôi quên mất Chú Giải nào – thì ghi rằng nàng Khemā đặc biệt tinh tường sắc bén trong Bộ A-tỳ-đàm thứ ba tên là Dhātukathā. 

Bộ này quý vị nào mà chưa có mở Bộ này ra là quý vị cứ hình dung ra cuốn sách đại số lớp 8, lớp 11 nó như thế nào thì cái cuốn này nó y chang như vậy, mở ra toàn là số không vậy đó, thí dụ như: Trong trường hợp mà nhãn căn mà tiếp xúc với cảnh trần có tâm tham, thì lúc đó nếu tính theo uẩn là có bao nhiêu uẩn, tính theo xứ là có bao nhiêu xứ, tính theo giới có bao nhiêu giới, đại khái như vậy đó, mà toàn là số không thôi. Và ở Việt Nam vợ chồng cô Quỳnh Hương ở chùa Phước Sơn đã dịch Chú Giải của Bộ này và đã phát hành nội bộ. Thì trách nhiệm của tôi thì tôi giới thiệu vậy thôi chứ còn bà con nào mà đọc được Bộ này thì khỏi vào room này nghe luôn! Vợ chồng cô Quỳnh Hương ở trên chùa Phước Sơn đồi Lá Giang đã dịch Bộ Chú Giải của cái Bộ này và phát hành nội bộ rồi. 

Thì nàng Khemā đặc biệt tinh tường sắc bén trong cái Bộ Dhātukathā và do đó Đức Phật Ngài mới tuyên dương nàng là Đệ nhất trí tuệ; còn Đệ nhất bên Tăng là Ngài Xá-lợi-phất, không phải Bộ thứ ba mà toàn bộ Giáo Pháp, riêng cái A-tỳ-đàm đang học là có thể nói là của Ngài Xá-lợi-phất Ngài nghe Đức Thế Tôn và Ngài san định lại cho gọn hơn, cho vừa với cái tầm của nhân loại. Đó là Bà Khemā. 

Bà Uppalavannā

Sau 100 ngàn đại kiếp tu hành để mà trở thành đệ nhất thần thông bên Ni, thì đến đời Đức Phật Ca-diếp thì nàng là công chúa của vua Kikī, rồi sau một đời tu hành làm phước thì đến đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì nàng mới sanh lại làm một tiểu thư triệu phú. 

Chữ Bồ Tát trong Kinh điển Pali thì có 3 nghĩa:

1. Là người cầu Đạo giải thoát, muốn tự mình chứng ngộ không cần thầy, và không cần thầy nhưng mà lại có thể làm thầy cho người khác, trường hợp đó được gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác,

2. Trường hợp thứ hai cũng cầu Đạo giải thoát, muốn tự mình tìm ra cái con đường giác ngộ không cần thầy, nhưng cũng không muốn làm thầy ai, thì trường hợp này gọi là Độc Giác, hoặc là Bích Chi, hoặc là Duyên Giác, 

3. Trường hợp thứ ba là cũng cầu Đạo giải thoát nhưng mà không có tự đi một mình được, phải cần có thầy dạy, thì cái vị thầy đó là ai? Chính là vị Chánh Đẳng Chánh Giác. Còn có một điều là Thinh Văn Giác trên thì phải có thầy, nhưng mà dưới đó thì cũng có thể làm thầy cho người khác.

Bây giờ sau khi giải thích 3 hạng Bồ Tát xong, mình quay lại một chút, thì Bà Uppalavannā này Bà có một duyên lành rất là đặc biệt, tức là trong tiền kiếp, nhiều kiếp lắm Bà có duyên đặc biệt với chư Phật Độc Giác và trong đó có một kiếp Bà gặp một vị Phật Độc Giác đi khất thực, Bà nhìn Ngài Bà thương kính quá đi, lúc đó Bà nghèo lắm, Bà có được một mớ bắp rang thành cớm, Bà đựng trong lá sen, Bà tính đem ra Bà đi ăn-làm rẫy bốc ăn vậy đó cho đỡ buồn, cái gì chứ vấn đề nhép nhép là sở trường của các nàng mà, thì thấy Đức Phật Độc Giác đi bát, nàng thương quý quá, nàng mới bèn lấy cái đó nàng cúng, mà lúc cúng như vậy đó vì nàng thấy Ngài nàng quý quá, tự nhiên nàng nguyện thế này: 

– Con muốn kiếp sau con sanh ra con có mấy người con giống hệt như Ngài vậy đó, mà càng nhiều càng tốt! 

Rồi lúc đó, Bà đang cầm cái lá sen cho nên Bà nói: 

– Con cũng ngán cái chuyện sanh ra rồi ở trong bụng mẹ, rồi dơ muốn chết luôn, rồi tới lúc mà chào đời cứ gì đâu mà rặng hì rặng hụt, rồi máu me, rồi cắt nhao cắt rún, con gớm con ớn quá đi, mình thì dơ, ngộp mà mẹ thì cũng đau đớn, thôi con xin đẻ ra đừng có cái cảnh đó. 

Thì Đức Phật Độc Giác Ngài chú nguyện Ngài nói: 

– Con muốn sao thì mong cho con được vậy.

Vậy thôi. Thì đời sau có một cái kiếp Bà sanh ra trong một bối cảnh rất là lạ, mà nó hơi phong thần, mà tôi do dự hoài mà tôi kể thì nó kỳ, mà không kể thì bà con nói tôi là nói thiếu, khổ vậy đó! Thì Bà có một kiếp đó, ở trong một khu rừng hoang có một cái hồ sen, gần đó có ông Đạo sĩ ẩn tu, một ngày kia ổng ra ngoài cái ao sen, ổng thấy có một cái bông sen lớn dị thường, ổng mới lội xuống ổng tính đem về nghiên cứu, thì ổng mới phát hiện là trong cái đóa sen lớn dị thường ấy có một đứa bé, tức là cái cô gái năm xưa mà cổ nguyện là đừng có phải mà chung vô bụng mẹ mà 9 tháng cưu mang máu me đau đớn đó, dơ bẩn đó, thì bây giờ cổ không có sanh ra trong cái môi trường sinh học thông thường như mọi người nữa, mà cổ sanh ra trong cái bối cảnh mà trong Kinh đây gọi là thấp sanh, giống như một thứ côn trùng mà đi ra từ môi trường thiên nhiên vậy đó. Thì ông đạo sĩ mới thấy trong đóa sen lớn có một đứa bé gái, ông mới đem về nuôi, mà đứa bé này càng lớn nó càng đẹp, mà đặc biệt mỗi bước đi của nó đều có bông sen lót chân nó, thì có một ông thợ gỗ, trong đây kêu là vanacaraka ổng thấy như vậy đó, ổng về ổng báo cho vua biết, thì vua mới đem cái người con gái này về làm hoàng hậu, đẹp quá mà, thì chuyện dài lắm tôi chỉ kể vắn tắt là nàng cũng bị người ta sàm tấu dè bỉu, bởi vì con người gì đâu mà đẹp quá cỡ thợ mộc, coi như một cái nhan sắc vượt quá cái tiêu chuẩn của loài người, mà đã vậy mỗi bước chân đều có sen thì cái này đâu phải người bình thường, cái này là tà ma quỷ mị, cái này là Đắc Kỷ, cái này là Điêu Thuyền chứ đâu phải con người bình thường, ở trong bản Pāli kêu là yakkha tức là dạ xoa, đó là con quỷ, con tinh chứ đâu phải con người, bởi vì con người làm sao nó đẹp dữ thần như vậy, nhưng mà thôi rồi thì chuyện gì cũng qua. Một ngày kia thì vua có chuyện vua phải đi biên thùy dẹp loạn, tiếng Pāli paccanta là biên thùy, biên ải; còn nổi loạn, dấy loạn ở đây tiếng Pāli kêu là kupito, có hai nghĩa là nổi giận, tức điên lên, hoặc cũng có nghĩa là dấy loạn, làm loạn. 

Vua đi thì nàng ở nhà nàng mới sinh ra một người con rất là đẹp, hoàng tử và khi mà sanh ra như vậy thì trên đống nhao nước ối lại xuất hiện ra thêm 499 cái mầm sống-cái foetus cái phôi, thời gian không lâu sau đó thì 499 cái phôi này trở thành ra là 499 cậu bé, cộng với cái đứa anh mà sanh ra trước đó, thì là 500. Ông vua đi về nghe tin đó ông vừa sợ mà vừa mừng, bởi vì ổng không ngờ là ổng có một cái lực lượng gọi là quá xá đông hoàng tử như thế này, vua nào mà không mê con. 

Vua Minh Mạng có 105 con, mà trong đó là tào lao bí đao rồi yếu ốm gầy guộc, thiếu máu, suy dinh dưỡng, mặt mày khờ khờ, rồi thông minh đỉnh ngộ, đủ thứ, còn riêng 500 vị này toàn là thứ dữ không, mặt mũi người nào người nấy giống như ngọc mà tạc ra vậy đó, gấp 5 lần bà Âu Cơ mới ghê chứ. 

Thì 500 cậu bé này năm được 16 tuổi, vua phải cho người làm nguyên một cái hồ sen to đùng, bởi vì các cậu có một sở thích rất là đặc biệt là đều rất là mê sen và rất là thích nước. 

Cho nên mình nói theo ngôn ngữ của mình đều là 500 nhà yêu nước, mà nếu là người phàm mà kiểu giởn đó thế nào cũng có lúc chết vì nước, nhưng mà may mắn ở đây là 500 đại nhân vật. 

Thì 500 cậu bé này may mắn làm con của vua, chứ nếu mà làm con của dân chẳng biết nhà nào mà nuôi cơm cho phỉ. Vua cưng chìu biết là bao nhiêu, vua làm một cái ao sen to đùng nhìn mút mắt, cò bay thẳng cánh để cho 500 cậu quý tử ăn rồi là xuống dưới suốt ngày cứ giỡn nhau. Thì một bữa kia khi mà các cậu được 16 tuổi các cậu nhìn mấy cái nhụy sen, lúc đang giỡn giỡn thấy mấy nhụy sen sao tự nhiên có cái thì còn, có cái thì rụng, mấy cậu nhìn, mấy cậu nãn, mấy cậu mới nghĩ: 

– Ô, cái nhụy sen nó giống như mình như vậy đó, hễ có thân thì nó phải già, hễ có sanh thì phải có già, già là phải đau, đau rồi phải chết, mà từ đâu có sanh? Do cái gì mà sanh? Mà sanh là cái gì? Sanh là sự có mặt của 6 căn, mà do 6 căn đời trước nó đam mê 6 trần cho nên mới có 6 căn đời này, mà có 6 căn đời này nó mới có già có đau có chết, mà nếu đời này tiếp tục mà đam mê 6 trần thì 6 căn đời này nó sẽ tạo ra 6 căn đời sau. 

Như vậy thì các vị nhìn hoa sen mà quán lý duyên khởi, và cuối cùng cả 500 vị đều trở thành 500 vị Độc Giác. Sau khi mà chứng Độc Giác rồi, trong Kinh nói lạ lắm, khi mà chứng Độc Giác rồi là tự nhiên các vị biết liền, biết là: 

– Ta đã là vị Độc Giác. Và nếu đã chứng Độc Giác rồi thì chỗ này không còn là chỗ của ta nữa, và nếu là Độc Giác thì chỗ nào trong cái trời đất này là chỗ dung thân lý tưởng nhất? 

Tất thảy chư Phật Độc Giác ba đời mười phương đều có pháp hạnh giống nhau, chẳng hạn như điểm này là cực kỳ gống nhau: đắc chứng giống nhau, níp-bàn giải thoát giống nhau, mà khi mới đắc đều có một cái suy tư giống nhau: 

– Ta đã là Độc Giác, chỗ này không phải là chỗ dung thân thích hợp cho ta nữa. Vậy thì chư Phật Độc Giác thông thường sẽ đi về đâu? 

Thì trong Kinh nói mỗi một cái trái đất như vậy hễ có Phật Độc Giác thì phải có những trú xứ thích hợp cho các Ngài, chẳng hạn như trong trái đất này thì có dãy Tuyết Sơn, trên đó có cái rặng núi gọi là Gandhamādana, thì nó hơi phong thần một chút, có nhiều hang động bằng quý kim bảo thạch, đặc biệt có những cơn gió thổi lá và bụi, chư Độc Giác Phật không cần làm vệ sinh, nó đặc biệt vậy. 

Thì nó khổ chỗ giảng Kinh mà trong room thì nó đủ thành phần hết đó, chắc nhiều vị nói phong thần mà không giảng không được! Và hôm nay nói rồi mai mốt không có nói nữa, không có nhắc lại cái vụ này nữa, và có những điều chúng tôi kể trong đây có trong chỗ này, có những chỗ không có, phải đem giảng ở chỗ khác, nhớ nha! Phải đem ở chỗ khác bỏ vô đây, cho nên có nhiều khi các vị dòm trong đây các vị nói: Ủa trong đây nó nằm ở chỗ nào mà ổng giảng đã vậy ta! 

Thì sau khi mà chứng rồi thì 500 vị bỏ đi về núi hết. 

Thì bây giờ trở lại cái bà hoàng hậu mà sanh ra 500 vị này, cái người mẹ của 500 vị Độc Giác này chính là nàng Uppalavannā sau này, và nàng có cái duyên với sen lạ lắm. 

Thí dụ như trong tiếng Pāli sen trắng gọi là puṇḍarīka, mà sen hồng là paduma, cho nên mới có cái câu là om mani padme hum cái này là tiếng Sanskrit có nghĩa là viên ngọc trong lòng đóa sen, tức trí tuệ trên cái nền tảng từ bi, hoặc là dương trong lòng âm, còn nghĩa đen là viên ngọc trong lòng đóa sen; bởi cho nên diệu pháp liên hoa là gì? là saddharmapundarika tức là nếu mà dịch sát là diệu pháp bạch liên, nhưng mà Tàu dịch là liên hoa là dịch chung chung, puṇḍarīka là sen trắng. 

Thì nàng Uppalavannā, uppala là hoa súng, vì sao vậy? Là bởi vì màu da của nàng nói là giống sen hay súng đều đúng, thì đời đời sanh ra là nàng đẹp lắm và có cái duyên lắm, một là màu da giống màu sen, màu súng, còn không là có liên quan cái gì đó đến sen, đến súng, và kiếp cuối cùng là tiểu thư triệu phú cũng có màu da đẹp như vậy, không chịu lấy chồng rồi bỏ đi xuất gia, trước khi xuất gia có chàng thanh niên tên là Nanda thầm yêu mà cưới không được, nên sau khi nàng xuất gia đã mật phục, mật phục có nghĩa là đợi cho nàng đi bát rồi trốn ở trong cốc, trong cái am của nàng ở trong rừng, thì khi nàng về nàng mở cửa ra thì cái cậu này mới ra tay cưỡng hiếp nàng. Trong Kinh nói nàng giỏi dữ lắm, nhưng mà lúc đó do cái tiền nghiệp nên không thể xử dụng thần thông. Thì sau khi mà đã làm xong cái tội lỗi đó rồi thì chàng này mới bỏ đi, thì vừa khuất cái tầm mắt của nàng Uppalavannā thì thanh niên này bị đất sụp và đi thẳng xuống cái cõi a tỳ địa ngục. 

Mà chúng ta biết là cái chuyện mà xúc phạm cái vị Tỷ-kheo-ni cái tội đó nặng lắm, sở dĩ chúng tôi nói riêng như vậy là bởi vì trong Luật có ghi rõ thế này: Cái giới thứ ba của Sa di được kể thành hai trường hợp, vị Sa di làm cái điều thứ ba là làm cái tội thứ ba mà đối với người đời, đối với ai đó nó khác, mà làm với Tỷ-kheo-ni là kể là một trường hợp khác, bởi vì cái này nó hơi đặc biệt là bởi vì Tỷ-kheo-ni mà đúng theo cái Luật thì cũng tương đương với Tỷ-kheo Tăng, mà phải nói thêm là đúng nha, có nghĩa là được thọ Giới, có đầy đủ cái tiêu chuẩn Giới đàn. Mà trong khi Tỷ-kheo Tăng mình không ai có thể cưỡng bức được hết, bởi vì nam mà, hễ không muốn thì đâu làm được, nhưng mà Ni thì lại khác, cho nên đối với một Tỷ-kheo-ni là phàm mà mình làm cái chuyện cưỡng bức là cái tội đã khác rồi, đằng này là một vị Thánh nữa. Thì học về câu chuyện của đời vị này mình mới thấy ra một chuyện đó là một khi mà đã gieo cái nghiệp rồi cho dầu bay vút lưng trời, cho dầu đáy biển trốn thời được đâu, cho dầu núi thẳm hang sâu, không nơi nào thoát cái quả sầu đã gieo! 

Một khi đã gieo cái nghiệp xấu thì đệ nhất thần thông như Ngài Mục-kiền-liên hay là bà Uppalavannā thì nghiệp tới là bó tay, và chúng ta biết rằng có nhiều cái nghiệp nó nhỏ xíu xìu xiu, nó không có đáng cái gì hết, nhưng mà tới lúc nó trả rồi đó thì ai cũng phải bó tay. Các vị còn nhớ cái chuyện mà Đức Bổn Sư lúc sắp viên tịch mà Ngài khát nước hay không? Ngài nói với Ngài Anan:

– Anan à, Như Lai khát nước.

Mà Ngài Anan Ngài nói:

– Bạch Thế Tôn, con có đi cầm bát, con đi ra suối con múc mà cái chỗ đó có 500 chiếc xe bò mới đi ngang nó quậy đục sình rồi, xin Thế tôn chờ con một chút, mình đi đến một chỗ khác, mình sẽ uống nước sạch.

Mà nó lạ một chuyện là mọi khi Ngài Anan Ngài là Tu-đà-hườn thì mọi khi Ngài biết Đức Phật là ai chứ, Đức Phật là người như thế nào, Ngài Anan mọi khi là Ngài rành lắm, mà tự nhiên bữa nay Ngài quên, nó lạ như vậy đó, tức là mọi khi Ngài nhớ Đức Phật là ai, mà bữa nay Ngài quên Ngài không nhớ Đức Phật là ai, lạ vậy, Ngài cứ nghĩ Đức Phật là một vị Thầy bình thường vậy thôi, chứ nếu mà Ngài nhớ, chỉ cần Ngài nhớ là vị Chánh Đẳng Chánh Giác không phải vô cớ mà nói cái câu đó, khi mà Ngài nói là Ngài muốn uống nước có nghĩa là giá nào mình kiếm cũng phải ra cho Ngài hết! Ngài là vị Chánh Đẳng Chánh Giác mà! Mà tự nhiên Ngài Anan lúc đó Ngài quên mất đi, do cái nghiệp quả cũ của Đức Phật ấy cho nên khiến Ngài Anan Ngài nghe Ngài không hiểu, Ngài cứ xem Đức Phật giống như người bình thường vậy đó, nó lạ như vậy, mà Tu-đà-hườn nha, bị lúc đó quên mất cái oai lực, cái phước báu của Đức Phật, cho nên Đức Phật nói tới lần thứ ba thì Ngài Anan mới bèn xách cái bình bát đi. 

Khi mà Ngài đưa cái bình bát xuống cái vũng nước đục thì cái vũng nước đó nó lập tức nó trong vắt mát lạnh thơm ngát, lúc đó Ngài mới suy nghĩ, Ngài nói: 

– Thật là vi diêu, thật là đặc biệt, thật là hy hữu cái oai lực, cái thần lực, cái phước báu của Đức Như Lai. 

Lúc đó là Ngài mới chịu nhớ ra, mà đã là Tu-đà-hườn mà thiên hạ Đệ nhất đa văn võ lâm thủ sách mà theo hầu Phật suốt mấy chục năm mà bây giờ lại đi bàng hoàng mới ghê chứ! Lúc Ngài nói thật là vi diệu, thật là hy hữu thay cái oai lực, cái thần lực của Đức Như Lai, Ngài mới múc một bình bát đầy Ngài về dâng cho Phật. 

Thì trong Kinh mới nói rằng là thời gian mà Phật bị kéo dài cái cơn khát là do cái quả xấu của kiếp trước: Có một cái kiếp đó Ngài từng là một người đi chăn bò, thấy con bò nó khát nước, mà nó vụt cái mõm nó vào cái vũng nước dơ, thì lúc đó Ngài là một cậu bé chăn bò, Ngài không có muốn nó uống nước dơ, Ngài mới nắm cái sợi dây Ngài kéo nó qua cái chỗ nước sạch cho nó uống, mà cái chỗ nước sạch ở đó không có, cho nên dĩ nhiên đó là trước mắt không cho nó uống nước đục để một lát nữa có nước trong cho nó uống. 

Nói theo ngôn ngữ của mình, nói theo suy diễn của mình thì đó là ý tốt, đó là thiện chí, nhưng mà nói theo A-tỳ-đàm con người ta đang vốc, đang vụt cái mõm xuống mà mình kéo đi, trong đó nó có một chút nhẫn tâm! Các vị nghĩ làm sao: các vị ̣đang đói bụng, các vị đang ăn tô mì gói mà tôi lại tôi giựt cái tô mì, tôi nói ăn cái này độc lắm, để một lát tôi dắt đi ra ngoài ăn phở, các vị nghĩ sao? Đúng, cái tô phở nó ngon hơn tô mì, đúng, nhưng mà các vị có đồng ý là các vị bị mất hứng không? Các vị có đồng ý cái đó hay không? Và các vị có đồng ý là tôi phải có một chút nhẫn tâm tôi mới giựt cái tô mì đó chứ! Đúng ra là tôi để nguyên đó, rồi tôi chỉ nói thôi, tôi nói: Ăn mì không có béo bổ, không có tốt lành gì đâu, nghe tôi đi, đẩy nó qua một bên đi, nha, đi với tôi ra ngoài tiệm ăn. Thì đó, nó khác, còn đằng này con người ta đang ngon lành mình đẩy nó ra đó, các vị nghĩ nó có một chút nhẫn tâm ở trong đó, mà khổ chỗ nhiều người họ không chịu, họ nói cái đó là thiện chí. 

Không! Ở trong A-tỳ-đàm nói rõ lắm, A-tỳ-đàm nói một giọt nước muối thì vẫn là mặn, một chút xíu đường vẫn là ngọt, một chút xíu bất thiện vẫn là bất thiện, một chút xíu thiện vẫn là thiện, đó là A-tỳ-đàm; còn mà nói theo ngôn ngữ của mình đó là tôi làm cái đó bằng thiện chí mà! Cái đó là cách nói chung chung, nhưng mà trong A-tỳ-đàm rõ ràng lắm, một hột muối là một hột muối, dầu nó nằm ở không gian, thời gian nào thì một hột muối là một hột muối, mà ở không gian thời gian nào thì một hạt đường nó vẫn là một hạt đường. Mình không có học cho nên mình không có biết cái chuyện này. 

Cho nên nghiệp mà nó đã trổ rồi thì chỉ có gọi là người ngoài đời nói trời cứu, nhưng mà thật ra trong Kinh mình thì không có trời nào cứu, ông trời ổng cũng bị y chang như người khác vậy đó! Đến cả Đức Thế Tôn là Vô Thượng Đạo Sư, Vô Thượng Điều Ngự, Tứ Sanh Từ Phụ, Thiên Nhân Chi Đạo Sư, mà còn phải trả nghiệp cũ, thì sá gì ba cái ông trời, ông đất, ông thần! 

Cho nên học về cái gương, học về đời của các vị Thánh, không phải chỉ là mình đọc sử của các Ngài để mà cho biết chuyện một con người, mà chúng ta phải học về cái nhân cách, học về những cái râu ria của cái chuyện đời của những nhân cách đó, nó ngộ ra nhiều cái cuyện xuất sắc, chẳng hạn như hôm qua mình học về chuyện đời của Ngài Nanda Đệ nhất thu thúc lục căn, đâu có phải đơn giản là người đó nhìn đâu, nghe cái gì cũng tâm niệm rằng ta sẽ không để tâm bị quấy nhiễm, đâu phải đơn giản như vậy! Cái gương của Ngài Nanda là một cái tấm gương sáng cực kỳ quan trọng cho chúng ta, và chúng ta thấy rằng đối với một vị La-hán mình nghe nói thu thúc lục căn mình thấy thường, đúng, nhưng mà cái bài học mà thu thúc lục căn của Ngài lại là một cái bài học vô giá cho chúng ta, chúng ta có bao giờ chịu nghĩ rằng trong một ngày như vậy đó, 6 căn của mình nó có bao nhiêu cái loại cảnh trần để nó biết? Có bao nhiêu loại cảnh trần? Loại trần cảnh ta thích và ghét, rồi cái loại cần và không cần, loại cần thiết cho tinh thần hay chỉ về mặt vật chất, thấy chưa?

Trong một ngày đó, 6 căn của mình nó biết 6 trần, mà trong đó có thứ ta thích, và có thứ ta ghét, cái đó không quan trọng, thích ghét không quan trọng, nhưng mà cái loại thứ hai là loại cần và không cần, mà trong cái loại cần nó lại chia hai là cần cho tinh thần hay chỉ về vật chất, rất là lớn chuyện! Có nghĩa là bây giờ quên hết Kinh điển chỉ cần nhớ có một khúc này thôi, cái câu thần chú này: mỗi ngày 6 căn của ta biết 6 trần bao nhiêu lần? Và trong số mà những lần 6 căn biết 6 trần ấy có những thứ ta thích, có những thứ ta ghét, có những thứ thật sự cần, có những thứ không thật sự cần, mà nó chỉ là hại thôi; và trong những thứ mà ta cần nó có những cái nó chỉ hỗ trợ cho vật chất, thí dụ như mình ăn cái món đó, mìng ngữi, mình sức dầu gió, mình ăn cái món ăn đó, sức loại dầu đó, đúng nó có lợi cho sức khỏe, đúng, nhưng mà sức khỏe là gì? Là vật chất, nhưng mà nó có những thứ mà nó có lợi cho cái tinh thần, nó lợi cho tâm linh của mình, chẳng hạn như chỗ vắng, chỗ sạch, chỗ yên tĩnh, cái chỗ mà mình không thấy cái người bất thiện, không nghe cái âm thanh mà gợi ý bất thiện, không có những cái mùi vị mà gợi ý cho bất thiện. Tại sao nó có những cái chỗ mà mình vừa đặt chân tới, mình vừa nhìn thấy nó là mình đã nghe thiện tâm nó trỗi dậy, một ngọn đồi, một sườn núi, một ngọn tháp, với một chút nắng chiều le lói, đâu đó có tiếng chuông chùa, có một chút mùi hương trầm thì tự nhiên nghe lòng nó tịnh; mà mình thử mình bước ra chợ, mình bước vô trong xóm lao động thì mình sẽ nghe cái lòng mình nó ra sao! 

Cho nên mình phải nhớ: ta vì 6 căn 6 trần mà sanh tử, mà ta cũng phải từ 6 căn 6 trần mà giải thoát, vậy thì ta phải làm gì với 6 căn 6 trần của mình?:

1.  Một là ta lựa chọn trần cảnh, 

2. hai là xử lý trần cảnh theo cách cần thiết. 

Tôi biết trong room này có nhiều người học ba mớ, chê, nói tu mà lựa, nhưng mà xin thưa tôi ghét nhất là nói cái đó là nói dốc! Chứ làm sao không lựa? Nếy quý vị nói tu không cần lựa, vậy bây giờ tôi là ông Sư, mà bây giờ dắt chiều tôi đi vô trong quán bar quý vị có nổi điên không? Quý vị thấy quý vị có nổi điên hay không? Hoặc là quý vị bữa nào quý vị đi chơi quý vị thấy một ông Sư ổng ngồi ổng cầm cái cần câu cá bên bờ suối, quý vị có nổi điên không? 

Cho nên mình phải nói là cái thứ nhất một là lựa chọn trần cảnh, nhưng mà đâu phải lúc nào mình cũng lựa được, thì mình phải xài cái cách thứ hai là xử lý trần cảnh.

Có nghĩa là có 3 cách giải quyết vấn đề, tôi gom lại còn có hai thôi:

1. một là chấp nhận nó, 

2. hai là sửa đổi nó, 

3. ba là lìa bỏ nó. 

Đó là Tây nói, chứ không phải tôi nói nha, họ có đề nghị có 3 cách giải quyết một vấn đề. Còn ở đây tôi chỉ làm có hai thôi: 

1. Đối với 6 trần, một là mình chọn lựa cái trần nào, cái cảnh sắc thinh khí vị xúc nào mà nó có lợi cho cái đời vật chất, cho sức khỏe đã đành, mà cho cả cái đời sống tâm linh nữa, đó là cái lựa chọn,

2. Trong trường hợp không thể lựa chọn thì chúng ta phải quay lại cái thái độ tâm lý, thí dụ như ta không thể chạy trốn cái chết, ta chỉ có thể thay đổi cách nhìn về nó!

Bây giờ cái chết mình dứt khoát là mình trốn không được, bây giờ mình có là cái gì trên đời này mình trốn cái chết không được, mà bây giờ không lẽ mình chết trong cái sự sợ hãi, trong cái sự kinh hoàng, trong cái sự tiếc nuối hay sao? 

Không! Tôi vẫn thường nói và tôi đã từng nói trong cái quyển Chuyện Phiếm như thế này: Thà chết trong cái sự chán chường hơn là trong cái sự kinh hoàng hay tiếc nuối. Còn nếu chết trong cái sự mà thanh thản tự tại thì không có gì để nói. Nhớ nha, nếu mà chết trong cái sự thanh thản thì cái đó nói làm chi, cái đó thì dẹp qua một bên, đừng có mà nói cái đó quá đã rồi, nhưng mà trong trường hợp không được cái thứ ba, thì thà chết trong cái sự chán chường hơn là chết trong cái sự kinh hoàng hay tiếc nuối! 

Hôm nay trong room này tôi biết có nhiều người nghe mấy cái này trống trơn trống trất như là vịt nghe sấm vậy đó, nhưng mà sẽ có một ngày các vị sẽ lục tìm lại cái này, các vị sẽ nhớ ơn tôi vô cùng, tôi nhắc lại lần nữa: Thà chết trong cái sự chán chường còn hơn là trong cái sự kinh hoàng hay tiếc nuối. 

Mà bây giờ muốn làm sao mà để chết tự tại thì khỏi nói rồi, tu tập Tứ Niệm Xứ. Tu tập Niệm Xứ thường xuyên quan sát thân tâm thì sẽ có được một trong hai kiểu chết: một là chán chường hoặc là thanh thản tự tại ( ở đây có một người nói một câu rất là thông minh: chọn ra cái ít xấu nhất, cái nào cũng xấu, mà thôi lựa cái nào nó ít xấu). Cho nên tôi nói lại: Chết thanh thản là quá tuyệt vời, nhưng mà lỡ không được thì sao? Thì thôi tệ tệ cũng được, chết cách chán chường. 

Coi dùm bài Kinh này Kinh Girimananda Sutta để chết trong hai cách này, tức là nếu mà tu thành tựu, thì sẽ chết thanh thản, còn tu mà thất bại, thì ít ra cũng chết trong cái sự chán chường. Thường xuyên thấy tất cả là đều đồ giả, thường xuyên thấy như vậy, các vị có thể nghi ngờ tôi-cái người đang nói chuyện này, nói: Ổng nói hay quá mà không biết có tu không? Xin thưa cái chuyện đó là cái chuyện của tôi, nhưng mà có chuyện quý vị phải tin, ở tuổi này tôi tin rằng tôi sẽ chết, và tôi biết một chuyện nữa đó là nếu mà tôi không khéo tôi sẽ chết trong cái sự kinh hoàng! Tôi mới nằm bệnh viện cách đây có 11 tháng thôi quý vị à! Tôi biết cái cảm giác đó, máu tươi nó ra mà không biết nó là cái gì, các vị biết cái cảm giác đó chưa? Thì cho nên tốt nhất là nếu mà mình không có chết trong cái sự thanh thản thì làm ơn tối thiểu cũng chết trong cái sự chán chường. 

Mỗi ngày thấy nó là đồ dơ, từ ở trên đỉnh tóc cho tới gót chân nó dơ hầy, thứ hai nó là cái ổ bệnh, thứ ba nữa nó là cái nghĩa trang, một ngày có bao nhiêu tế bào sanh và diệt, sanh và tử ở trong cái cơ thể này, có bao nhiêu cái loại vi khuẩn, vi trùng sanh ra và chết đi trong tấm thân này, và một ngày như vậy có bao nhiêu cái thứ thực phẩm được nhồi nhét vào trong cơ thể này để nuôi nó; nuôi nó để mà ngồi chờ nó tàn úa, héo hon, rồi có một ngày trên nói dưới không nghe, kêu đi nó không chịu đi, kêu ngồi thì nó không chịu ngồi, bởi vì cái chân không làm chủ được nữa, có một ngày cái đầu muốn nhớ mà nó lại quên, rồi sẽ có một ngày coi như nó nằm thẳng băng nó nói chết nó không chịu chết! Vì mình quán thấy như vậy thường xuyên thì sẽ có một ngày mình thấy cưu mang cái thân này đúng là của nợ! 

Cho nên tôi nói rằng cái bài học thu thúc sáu trần của Ngài nó là một bài học lớn, là vì sao? Là vì chúng ta có nhiều cách để mà làm việc với 6 trần, một là mình thay đổi nó, mình lựa chọn nó, còn hai nữa là mình thay đổi cách nhìn của mình với nó. Tôi mới quẹo qua vấn đề cái chết, thật ra cái chết nó cũng là một trong 6 trần, bởi vì cái chết là thuộc về trần thứ 6.

Thì Bà Uppalavannā này nàng đẹp thiệt, có thần thông mà cuối cùng thì sao? Thì cũng phải trả lại cái nợ, có nợ thì phải trả, chứ ai mà quịt được, khi nào mà níp-bàn thì thôi, chứ còn sống, còn có thời gian trả nợ thì chủ nợ tới đòi, chủ nợ ở đây có nghĩa là những cái nghiệp xấu đời xưa kiếp trước, mà nàng trả xong thì nàng cũng là một người Tỷ-kheo-ni bình thường, cũng sanh già đau chết. và chúng ta cũng thấy rồi từ hôm qua mình học về cuộc đời của Ngài Mahā Kappina, Ngài dắt theo một ngàn vị triều thần đi xuất gia trực tiếp với Thế Tôn bằng cái cách là Ehi Bhikkhu, Đức Thế Tôn đưa tay ra một Tỷ-kheo thì Ngài nói: Ehi Bhikkhu! Hãy đến đây này Tỷ-kheo; còn hai Tỷ-kheo trở lên thì Etha Bhikkhavo! Hãy đến đây này chư Tỷ-kheo!

Còn riêng một ngàn cô cung tần thể nữ mệnh phụ phu nhân đi chung với bà hoàng hậu Anojā thì sao? Thì Đức Phật Ngài mới bèn suy nghĩ rằng: 

– Uppalavannā hãy đến đây đi! 

Khi mà Ngài độ cho vua xong, còn hoàng hậu thì sao? Thì Ngài chỉ suy nghĩ thôi:

– Uppalavannā hãy đến đây với Như Lai đi! 

Thì ngay lúc đó là lập tức nàng có mặt, bằng cái sự chiêu cảm của những vị có thần thông với nhau. Tức là Đức Phật Ngài chỉ phát đi cái làn sóng tâm lực, thì tự nhiên là cái vị có thần thông họ biết, thì nàng Uppalavannā lập tức biết ngay và nàng có mặt để mà tiếp nhận một ngàn các cô cung tần thể nữ mà do bà hoàng hậu Anojā này dẫn đầu. Khi mà người ta có đạo hạnh, có trí tuệ mà có lẫn thần thông thì cái chuyện mà hoằng Pháp độ sinh nó cực kỳ dễ dàng như vậy. 01:38:57

Bà Patācārā

Patācārā nghĩa là người không mặc gì, tiếng Pāli có hai nghĩa patito ācāro assāti patācārā có nghĩa là đưa cái gì cho mặc cũng liệng bỏ nên gọi là Patācārā, nó nhiều nghĩa, nó có cái nghĩa đó nữa, rồi nó còn một nghĩa hai nữa đó là ai gặp nàng cũng đề nghị mặc hay là khoác cái gì đó nên gọi là Patācārā. Tại sao vậy? Là bởi vì nàng kiếp trước cách đây 100 ngàn đại kiếp thì nàng cũng là một người tín nữ phát nguyện trở thành một Tỷ-kheo-ni Đệ nhất trì Luật, giống như Ngài Upāli bên Tăng vậy đó. 

Rồi sau 100 ngàn đại kiếp tu hành ba-la-mật ngon lành rồi đến kiếp chót nàng sanh ra làm một cô tiểu thư con nhà quyền quý giàu sang, nhưng mà do phải lòng với anh người làm ở trong nhà, cho nên làm sao mà gia đình chấp nhận cái mối tình mà trái ngang khó chấp nhận này được, cho nên hai người mới dắt nhau trốn đi, và cũng y như cái chuyện bà mẹ của hai anh em Ngài Mahā-Panthaka và Cūla-Panthaka vậy đó, có nghĩa là cứ trốn đi rồi cứ mỗi lần có mang thì nàng lại muốn trở về với cha mẹ ruột để có được cái sự chăm sóc đúng mức, một là cho con, hai nữa là cho mình. Nhưng mà ông chồng thì ổng sợ, bởi vì các vị tưởng tượng đi, mình là người làm mà bây giờ vợ mình về với cha mẹ ruột, thì một là nàng bị giữ lại đó luôn, là mình mất vợ mất con, cả chì lẫn chày mất sạch, mất mà mình không dám tới đòi mới ghê chứ! Mà chàng thì rất là thương nàng cho nên cuối cùng tìm đủ cách cản trở và nàng chỉ còn có cách cuối cùng là trốn đi, mà cứ lần nào cũng vậy, cứ mỗi lần có bầu lại là trốn, mà lần nào bỏ trốn như vậy thì chàng cũng tìm gặp, mà cứ như vậy, đến cái lần cuối cùng, sau khi đã có với nhau hai mặt con thì đến cái lần thứ ba thì lần này nàng trốn đi qua rừng, chàng cũng tìm theo được, rồi bắt gặp giữa đường, chàng thấy mưa gió giữa rừng mới đi lượm củi khô đốt cho vợ, rồi lúc đi kiếm củi bị rắn cắn rồi chàng chết. Nàng biết được thì đau lòng quá biết làm sao bây giờ, thôi kệ kiếm cái chỗ nào chất xác chồng để cho chồng nằm ở đó, mà mưa gió giữa rừng, để chồng nằm quạnh hiu vậy đó. 

Rồi mới dìu dắt ba con đi về, mà đi qua sông, rồi để một đứa bên đây, rồi bồng một đứa, khi để một đứa qua bên kia mới quay trở lại để rước đứa nữa, thì cái đứa trên bờ nó bị con diều hâu nó sớt gắp, trên tay nàng thì đang bồng một đứa, mà một đứa thì bị con diều nó gắp, là hai đứa, nàng đứng chính giữa dòng nước nàng mới đưa cái tay quơ quơ ngoắc ngoắc, thì cái đứa còn lại là đứa thứ ba tưởng mẹ kêu, nó mới nhào xuống rồi nó chết luôn. Nàng mới đau khổ quá, đứa trên tay thì bị vuột, mà đứa trên bờ bị diều tha, đứa thì bị nước cuốn, thế là nàng không còn ai, chỉ còn trông đợi là có cha mẹ thôi. 

Băng qua sông về tới nhà, đang đi dọc đường nàng đâu có biết là cái đêm qua mưa bão quá lớn, ở trong rừng của nàng mưa bão, thì ở trong cái ngôi làng của cha mẹ cũng mưa bão, nó ngã nhà, cây đè, cột đổ đè hai ông bà chết, người ta mới đem thiêu xác hai ông bà, chớ để lâu nó hôi. Thì nàng về tới nơi nàng nghe nói như vậy, nàng chỉ có biết ngửa mặt kêu trời thôi, ở trong có một đêm mà chồng chết, ba con chết, và cha mẹ cũng chết, thì cái cơn đau nó bị đẩy lên đến đỉnh điểm mất kiểm soát, thế là nàng coi như trên người có mặc cái gì là nàng tháo ra hết. 

Bắt đầu đi lang thang trên đường, cười nói huyên thuyên, rồi người ta thấy vậy người ta mới thẩy cho nàng cái này cái kia, cái kia, cái nọ cho nàng mặc, nhưng mà nàng không có màng, đưa rồi cái liệng, liệng xong rồi đi đi nói nói cười cười, cuối cùng thì đến ngay cái pháp hội Đức Phật đang giảng Pháp. Thì chỗ này có nhiều dị bản khác nhau, có một chỗ thì kể rằng khi mà gặp nàng bước vào thì Đức Phật Ngài mới dạy thế này:

– Con đã khóc nhiều kiếp, nước mắt con nhiều hơn bốn biển, mà bây giờ con vẫn còn khóc hay sao? 

Nàng nghe như vậy nàng tỉnh liền, và trong hội chúng có người liệng cho nàng cái khăn choàng, rồi nàng đi xuất gia.

Còn cái dị bản thứ hai là bản Chú Giải mà tôi đang cầm trên tay đây, thì lại khác, là khi mà nàng đi vào hội chúng mà nàng cười cười nói nói như vậy, thì Đức Thế Tôn mới nói một câu thế này:

– Satiṃ paṭilabha, bhaginī, satiṃ paṭilabha, bhaginī.

Trong đây kêu bhaginī là sư muội, thì cô đang điên mà, phải dùng một cái tiếng rất là nhẹ, Ngài nói:

– Sư muội, hãy lấy chánh niệm lại, hãy lấy bình tĩnh lại.

satim là sati chánh niệm, satiṃ paṭilabha hãy lấy chánh niệm lại, hãy lấy bình tĩnh lại. Thì khi mà nàng nghe như vậy thì sao? Tassā satthu vacanaṃ sutvā khi mà nàng nghe được cái câu nói của Thế Tôn thì balavahirottappaṃ āgataṃ lập tức có chánh niệm ngay, lập tức có cái tàm quý ngay, balava là mãnh liệt, có cái tàm quý xuất hiện và nàng tattheva bhūmiyaṃ nisīdi lập tức ngồi ngay xuống đất, thì sao? Avidūre ṭhito puriso một người đàn ông đứng cạnh đó uttarisāṭakaṃ khipitvā adāsi ổng tháo cái khăn choàng của ổng, ổng liệng cho nàng, thì nàng quấn vào và nàng bắt đầu nghe Pháp. 

Sau cái thời Pháp thì nàng đắc Tu-đà-hườn, rồi nàng được Phật cho nàng xuất gia, Phật mới giao nàng cho các vị Tỷ-kheo-ni đem về Ni viện, Ni viện tiếng Pāli kêu là Bhikkhuniupassaya là Ni viện là nunnery, thì nàng về đó, nàng mới tu tập thêm dưới sự hướng dẫn của thầy bạn và cuối cùng nàng chứng La-hán. 

Sau khi nàng chứng La-hán rồi thì nàng có cái suy nghĩ y chang như Ngài Upāli vậy đó, có nghĩa là: Người xuất gia thì quá đông, lý tưởng, mục đích xuất gia cũng có nhiều loại, những cái bậc mà tuệ căn, túc duyên ngon lành thì không nói gì, còn những người hơi kém chút xíu mà không có cái giềng mối để mà kềm cập kiểm soát thì sẽ gây loạn, mà hễ người loạn thì Đạo sẽ loạn, mà Đạo loạn thì chúng sanh bị thiệt thòi. Nàng nghĩ như vậy thôi, nàng nghĩ: Nếu mà không có kỷ cương, giềng mối thiếu kiểm soát thì người xuất gia sẽ loạn, mà người loạn thì Đạo sẽ bị ảnh hưởng, và như vậy thì thiệt thòi cho chúng sinh, thôi thì ta hãy đứng ra làm cái người nắm cái sợi giây giềng mối đó cho Đạo. 

Thế là nàng đặc biệt chuyên tâm nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, tra vấn về Luật Tạng, với ai? Với những vị Ni trưởng tiền bối, rồi với ai? Với Thế Tôn, với Ngài Upāli và với bất cứ vị nào mà có thể giúp cho nàng được. Cứ như vậy đó, vào một ngày kia trước mặt bốn chúng tại Kỳ Viên, Thế Tôn long trọng xác nhận rằng:

– Trong các đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, thì Tỷ-kheo-ni Patācārā là Đệ nhất trì Luật, cái người mà thọ trì nghiêm cẩn bậc nhất, mọi cái chi tiết lớn nhỏ của Luật Tạng để mà gìn giữ cái giềng mối cho Ni Chúng.

Đặc biệt vậy đó.

Bà Dhammadinnā 

Bà Dhammadinnā cũng là một trong bảy nàng công chúa của vua Kikī kiếp xưa.

Thời Phật Padumuttara nàng cũng nguyện là Đệ nhất Pháp sư bên Ni, khi mà trải qua 100 ngàn đại kiếp tu hành ngon lành rồi, đến đời Phật Ca-diếp thì nàng là một trong bảy cô công chúa của vua Kikī, cũng bỏ ra một đời làm tín nữ ngoan đạo và thuần cố tín tâm, rồi sau khi chết sanh thiên, rồi qua nhiều kiếp luân hồi sanh tử lúc lên lúc xuống, thì cuối cùng đến cái đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của mình thì nàng mới làm một người con gái bình thường không có gì hết, kiếp chót làm vợ của ông triệu phú Visākha, cái kia là bà Visakhā, còn cái này là ông Visākha, ông này đi nghe Pháp, mà hồi trước thì bà biết Đạo trước, khuyên chồng gặp Phật, mà không ngờ là khi mà nàng khuyên chồng đi gặp Phật thì nàng vẫn còn là phàm 100%, còn chàng thì nễ vợ chàng đi gặp Phật nghe Pháp, mà không ngờ nghe xong rồi là chàng đẩy luôn một lèo lên tới A-na-hàm luôn, mà A-na-hàm là không còn dục ái và sân, có nghĩa là: không còn dục ái là không còn đam mê trong 5 dục sắc thinh khí vị xúc, không còn sân có nghĩa là vị đó không còn bất mãn nữa. Khi không còn đam mê trong 5 trần vật chất thì không còn sự bất mãn, sợ hãi, hờn giận, ghen ghét, hối hận và tiếc của nữa; những thứ này đều thuộc về tâm sân. 

Nàng là phật tử, dễ thương lắm, đức tin trong sạch lắm, nhưng mà nàng chưa có đắc gì hết thì thấy ông chồng không biết Đạo thì nàng cũng không có đành, cho nên nàng mới khích lệ chồng đi nghe Pháp, mà không ngờ là khi ông chồng đi nghe Pháp rồi thì ổng lại đắc lên tới A-na-hàm, mà khi mà đắc lên tới A-na-hàm thì coi như là không có còn cái tình cảm mà nam nữ nữa. 

Cho nên khi mà ổng đi nghe Pháp xong ổng về, thì nàng Dhammadinnā theo cái thói quen đưa tay cho chồng nắm để mà dắt lên lầu, hai người dắt lên lầu một cái cử chỉ mà thân thương vậy đó, nhưng mà bữa nay sao lạ, sao mà đưa tay nàng thấy ổng làm lơ hà, trong tiếng Pali kêu là hatthaṃ ālambati là cầm nắm tay, còn anālambati là không nắm, không cầm. Thì bà thấy lạ, lúc sau vô bàn ăn thì mọi khi là ổng nói: Gắp cho anh cái này, múc cho anh cái kia, em lấy thì em ăn đi, mọi khi ông mời như vậy imaṃ detha, imaṃ harathā lấy cái này, cho anh cái này, gắp cho anh cái kia, múc cho anh cái nọ, mà sao bữa nay ngộ, về tới nhà mình nắm tay ổng không chịu, đưa tay cho ổng-ổng cũng không thèm cầm, rồi lên bàn ăn thì ổng cứ lầm lầm lũi lũi ổng ăn, thì bả mới thấy lạ, bả mới hỏi bả có lổi lầm gì, thì ổng nói là:

– Em không có lổi lầm gì hết, nhưng mà kể từ bây giờ thì anh không có thể sinh hoạt chung với em như trước đây được nữa, kể từ bây giờ santhava vasena tumhākaṃ santike nisīdituṃ vā ṭhātuṃ vā ahārapetvā khādituṃ vā bhuñjituṃ vā abhaddo là mình không có còn sinh hoạt chung nhau cái kiểu mà ân ân ái ái nữa santhava vasena theo kiểu ân ái mặn nồng nữa, cho nên đó là tvaṃ sace icchasi, imasmiṃ gehe vasa nếu mà em muốn thì em ở nhà này, còn no ce icchasi nếu em không có muốn thì yattakena te dhanena attho em cần bao nhiêu tài sản thì taṃ gaṇhitvā kulagharaṃ gacchāhīti em cần bao nhiêu tài sản em lấy sạch đi, rồi em đi đâu cũng được.

Thì bả nghe như vậy là bả thấy không xong rồi, bả nói:

– Em không cần gì hết, những cái thứ đó chaḍḍitakheḷaṃ chỉ là cái bãi nước bọt của anh, vamitavamanaṃ là cái đống nôn mữa của anh, thì em không có màng, thôi bây giờ em xin đi tu, sīsena ukkhipitvā em không thể nào mà đội lên đầu em mấy cái thứ mà anh đã khạc nhổ, đã nôn mữa ra được, mà bây giờ em đi tu. 

Thì ổng nghe vậy ổng ok cho đi tu.

Khi mà nàng đi tu rồi thì trong một thời gian ngắn sau, chư Tỷ-kheo-ni mới đem nàng vô trong một cái chỗ ở mà coi như là không có vừa ý nàng, chỗ ở nó hơi xô bồ thì nàng nói thiệt rằng:

– Xin thưa với các vị Sư tỷ, em tu thì em cái gì cũng buông hết, nhưng mà chỗ ở thì em thấy nó hơi kỳ kỳ.

Thì các vị nói:

– Được rồi, hiểu rồi, tôi hiểu cái xuất thân của Sư muội rồi.

Các vị mới đem bà về một chỗ ở đàng hoàng hơn, tại sao tôi cố ý tôi dịch chỗ này, để cho quý vị trong room thấy là có cái hiểu lầm như thế này: Tu là phải chịu khổ, chịu cực, tu là phải chấp nhận thiếu thốn, nghèo khó, tu là phải như thế này, như thế kia, nhưng mà có cái này: Chịu cực khổ thì ok, nhưng không nên chịu đựng cái hoàn cảnh mà bất lợi cho việc tu tập. Thí dụ như bây giờ mình ở chỗ đó là 02:02:46  cái chuyện học Đạo, hành Đạo nó không có tiến bộ, mà cứ ôm cái câu này: rán đi, rán, tu là phải chịu đựng, tu là phải chịu đựng! Thì tôi xin thưa đây là một câu nói ngu nhất thế giới mà con người có thể nghĩ ra, là tại vì đồng ý là tu là phải chịu đựng, nhưng mà nó có hai cái mà mình phải chịu đựng: chỉ chịu cực khổ thôi, nhưng mà đời sống tinh thần ok thì cái cực khổ, cái thiếu thốn đó phải chấp nhận, nên chấp nhận, cần phải chấp nhận; nếu mà cái chỗ đó thiếu hay là đủ không quan trọng, mà cái đời sống tinh thần của mình nó sa sút, lui sụt thì phải dẹp nó qua một bên, chứ không phải lúc nào cũng móc cái thẻ mà gọi là tu là phải nhẫn.02:03:26 02:03:34 Mình ép quá là coi như là ? không có tu được, đây có người nói rán riết là khét, có người nói cố quá thì dễ quá cố. 

Thì sau khi mà nàng về được cái chỗ thích hợp rồi thì nàng bèn chứng La-hán cộng với bốn Trí vô ngại, xem Trung Bộ Kinh bài 44. Một ngày kia thì nàng mới suy nghĩ thế này: 

– Ta đây chứng La-hán mà ta ở cái chỗ hẻo lánh thế này, ta không có giúp ích cho ai được hết, thôi thì ta hãy về phố. 

Về phố tiếng Pāli kêu là nagaraṃ paccāgata là về lại phố, sang chưa! Khi nàng về lại phố, thì ông chồng cũ là vị A-na-hàm mới bèn đến thăm, và khi mà ổng đến ổng hỏi Đạo nàng thì cái nội dung mà nói chuyện giữa hai vị Tăng và tục, hai người xuất gia đó thì cái nội dung đối thoại đó trở thành ra là nội dung Kinh 44 trên đây, 25 thế kỷ đã là cẩm nang gối đầu cho tất cả hành giả! Sau buổi Pháp thoại này, nàng nói là:

– Tôi nói như vậy thôi, ông hỏi thì tôi giải thích cho ông nghe, nhưng mà ông muốn chắc ăn, ông đến hỏi Thế Tôn. 

Thì khi mà ông chồng đến hỏi Thế Tôn thì ổng biết là bà vợ mình trình độ bữa nay đã hơn mình rồi. nhưng mà ổng vẫn vì cung kính, ông đến hỏi Đức Thế Tôn, thì Đức Thế Tôn dạy như sau:

– Dhammadinnā là con gái của Như Lai, một bậc Hiền trí, một bậc Thánh nhân xuất sắc, nếu Visākha mà có hỏi Như Lai thì Như Lai cũng trả lời như vậy thôi.

Rồi từ cái duyên sự này, Đức Thế Tôn trong một ngày thích hợp Ngài đã xác nhận với đại chúng rằng:

– Trong đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, thì Dhammadinnā là Đệ nhất về cái khả năng Pháp sư.

Tôi xin đề nghị quý vị làm ơn đọc lại cái Kinh này, bài Kinh 44 của Trung Bộ – Kinh Tiểu Phương Quảng. Bài Kinh này xuất sắc và vô cùng xuất sắc, và nội dung Kinh này trong suốt 2560 năm qua là cẩm nang cho tất cả hành giả, nó lạ như vậy, cái đó mới đặc biệt, không phải là bài Kinh khác, bài Kinh này là một trong số vài bài Kinh mà tất cả hành giả đều biết – nhỏ xíu xếp lại bỏ vô trong cái túi gấm đeo trước ngực, lên rừng, xuống biển, ra hoang đảo, về sa mạc đều phải mang theo, khi bí, móc ra xem rồi thành kính cất vào, cứ vậy mà không biết bao nhiêu thế hệ đã đắc sạch sẽ nhờ bài Kinh này!

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua Paltalk năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app