Kinh Tăng Chi số 015

Bài Giảng Sư Toại Khanh Paltalk 2019

Nam cư sĩ Citta

Chữ Citta ở đây có nhiều nghĩa, citta là cái tâm thức, là cái sự trần thiết decorating, trang hoàng ornament, tô vẽ, và nó còn một nghĩa nữa là bức tranh, citta nó có nhiều nghĩa như vậy. Tại sao chúng tôi phải giải thích cái tên đó nhiều như vậy là bởi vì chỗ này phải giải thích vì sao ông có cái tên này. 

Cách đây 100 ngàn đại kiếp thì ông cũng là một thiện nam vào chùa gặp Phật Padumuttara, và thấy một ông thiện nam được Đức Phật xác nhận là đệ nhất Pháp sư trong cái hàng thiện nam; ông thích lắm cho nên ông cúng dường làm phước, rồi ông nguyện kiếp sau cũng được như vậy trong một đời Phật nào đó. 

Bữa hổm chúng tôi có nói mình nguyện cái gì thì thường cái khuynh hướng tâm lý mình nó nghiêng về những cái công đức mà hỗ trợ cho cái tâm nguyện ấy, ông cũng vậy, sau 100 ngàn đại kiếp huân tu công đức, tu tập ba-la-mật dữ dội, chứ không phải nguyện xong rồi là buông trôi thả nổi. Thì đến cái đời Giáo Pháp của Đức Phật Ca-diếp thì ông là một người thợ săn, ông đi trong rừng săn thú rồi ông thấy một vị Tỷ-kheo ẩn tu trong rằng, ông mới hỗ trợ cúng dường các điều kiện nhu yếu, rồi ông có nguyện là:

– Hôm nay con cúng dường cho Ngài, con trang hoàng trần thiết cái chỗ ở cho Ngài thì con nguyện đời sau con sanh ra con cũng luôn luôn được sống ở chỗ đẹp và đặc biệt là đối với người ta-người ta nghe nói mưa hoa là người ta chỉ nghe trong cổ tích, nghe gọi là chỉ thấy trong mơ, nhưng mà con thì cái chuyện đó phải có thiệt, con muốn lắm, con muốn được tận mắt nhìn thấy những cái trận mưa hoa từ trên rời nó đổ xuống coi nó ra làm sao. 

Thì cái vị Tỷ-kheo ẩn lâm-ẩn cư ở đó Ngài là một bậc Thánh xét thấy ông này có căn cơ và có công đức cho nên Ngài biết, Ngài nói chúc mừng cho ổng, Ngài mới nói rằng:

– Ông sẽ được toại nguyện. 

Do cái công đức đó, đời sau khi mà đến đời Đức Phật mình ông sanh ra trong một gia đình triệu phú ở xứ Macchikāsanda, trong cái ngày ông sanh ra thì có một trận hoa ngũ sắc từ trên trời đỗ xuống, từ chỗ đó cha mẹ mới đặt tên ông là Citta-Kumāra, kumāra là cậu bé, là công tử, nhưng mà chữ citta ở đây có nghĩa là khi con ra đời cả trời đất này được tôn vẽ, được trang hoàng, được điểm tô để chào đón con, cho nên con phải có cái tên là Citta, đặt tên như vậy. 

Rồi ông này về sau ông gặp được một vị Thánh trong nhóm Kiều Trần Như, ổng mới phát tâm hoan hỷ cúng dường, nghe Pháp và ổng được vị này nhìn cái túc duyên ổng kiếp trước, cho nên vị này giảng cho ông nghe cái đề tài gọi là Sāla-yatana-vibhatti, tôi bắt buộc phải ghi chữ này là bởi vì tôi muốn bà con biết cái thuật ngữ này, tức là chia chẻ danh sắc qua 12 xứ, gồm 6 trần và 6 căn, tức là Ngài cho ổng biết rằng ở trong vô lượng vũ trụ trong đó có tất cả phàm Thánh, nam nữ, đẹp xấu trong vô lượng chúng sinh thì tất thảy đều nằm gọn ở trong con số 12! Tất cả đều nằm ở trong 6 căn 6 trần.

Tôi nhớ nhiều lần và rất nhiều lần tôi giảng cái chỗ này, cái đó tiếng Pāli gọi là sāla-yatana-vibhatti tức là chia chẻ 6 căn 6 trần, chia chẻ 12 xứ đó. Tại sao như vậy? Là bởi vì chúng ta biết cái chuyện này rất là quan trọng, khi mà chúng ta chưa biết Đạo chúng ta không có học Giáo lý, chúng ta không có tu Niệm Xứ thì mình thấy có nam, có nữ, có trời, có đất, có màu này màu kia, hình này dáng nọ, có chủng loại này chủng loại kia, nhưng mà khi mình biết được Phật Pháp rồi, có hành trì Tứ Niệm Xứ rồi, thì mình thấy toàn bộ cái thế giới này, từ vị Chánh Đẳng Chánh Giác cho tới con ong cái kiến, tất thảy đều nằm trong con số 12, tức là 6 căn với 6 trần thôi! Không có cái gì mà nằm ngoài 6 căn 6 trần hết đó, không có! Không có cái gì trong đời này nằm ngoài 6 căn 6 trần, như vậy thì cái gọi là tôi, của tôi, ông này bà nọ, hắn, nó, họ, nàng ấy, cô ấy, y, thị, va, văn, tất cả đều là gói gọn trong con số 12. 

Khi mà vị Thánh đó giảng cho cái ông cư sĩ Citta này nghe như vậy đó, thì ông đắc được A-na-hàm. Và từ đó ổng có rất là nhiều cái cơ hội để mà ổng gặp gỡ cúng dường đến chư Tăng, thậm chí nhị vị Thượng thủ Thinh Văn cũng từng nghe tiếng ông, và đi đến hoằng Pháp ở cái xứ của ông. Rồi về sau này, có một lần đó ông mới suy nghĩ rằng:

– Mình là một vị Thánh đệ tử của Thế Tôn, mình đã được chứng Thánh, từ xa mình vẫn xem Thế Tôn là Đạo Sư, ấy vậy mà từ cái ngày mà biết Đạo và chứng Đạo mình chưa được nhìn thấy Thế Tôn lần nào hết!

Ông là triệu phú, có tiếng nói lắm, người có bối cảnh, cho nên ông mới cho đánh trống thông báo toàn thành phố là bây giờ tôi đi hầu Phật, ai mà có nhu cầu thì đi với tôi. Thì có một  số lượng rất là đông bà con cư sĩ đã đi theo ông về hầu Phật, và khi mà ông đến lễ Phật, ông vừa đảnh lễ dưới chân Phật thì có một trận mưa hoa đổ xuống! Ông là vậy đó, sanh ra cũng vậy, mà mỗi lần có sự kiện, sự cố quan trọng trong đời là có một trận mưa hoa đổ xuống. 

Và trong Chú Giải chỗ này chỉ kể vắn tắt bao nhiêu đó thôi, nhưng mà nếu các vị còn nhớ là mình đã học ở trong Tương Ưng Bộ Kinh, có hẳn một chương nói về cư sĩ và đặc biệt là cư sĩ Citta, chính là ông Citta Macchikāsanda này. Ông này có một cái biện tài đặc biệt lắm, biện tài là sao? Biện tài có nghĩa là cái gì mà nó vắn tắt, ông nghe rồi ông có thể giảng rộng ra được, đó là cái biện tài thứ nhất, cái biện tài thứ hai là cái gì ngắn gọn thì ông diễn giải cho nó rộng rãi, cái gì mà nó mơ hồ tối nghĩa, khó hiểu thì ông có thể tìm cái hình ảnh ẩn dụ, ông làm cho nó sáng ra, ngắn hẹp thì ông làm cho rộng rải, mà hễ mơ hồ tối nghĩa thì ông làm cho minh bạch, sáng rõ, dễ hiểu hơn. Và dĩ nhiên với cái trí tuệ của một vị Tam Quả mà có cái chiều dầy ba-la-mật huân tu suốt 100 nghìn đại kiếp thì coi như ông có được bốn Trí vô ngại của một vị Thánh Hữu Học, có nghĩa là từ một vấn đề mà ông có thể liên tưởng đến vô số cái vấn đề Giáo lý, từ một cái vấn đề Giáo lý ông có thể liên tưởng đến 100 ngàn vấn đề Giáo lý! Ông đặc biệt vậy đó. 

Chẳng hạn như có lần đó, ông nghe hai vị Tỷ-kheo nói chuyện với nhau, hai vị gọi là tân thọ Tỷ-kheo, có nghĩa là cũng chưa có tu lâu lắm, mới học Giáo lý sơ sơ thôi, một vị nói rằng:

–  Mình luân hồi là tại vì mình có 6 căn. 

Rồi vị thứ hai nói: 

– Không, không phải 6 căn, 6 trần mới ghê, bởi vì không có 6 trần thì 6 căn coi như là cũng không làm ăn được gì. 

Rồi cái vị kia nói:

– Không, có 6 trần mà không có 6 căn thì cũng không được, bởi vì 6 trần chỉ được gọi là 6 trần khi mà có 6 căn biết nó.

Cứ như vậy mà hai vị không có ai mà chịu phục ai, thì ông Citta này tình cờ đi ngang thì ông nghe như vậy đó, ông mới dừng lại, ông chắp tay chào hai vị, ông nói:

– Hai vị cho con góp lời một tí ti được không?

Thì hai vị nói xin mời ông. Ổng nói:

– Dạ con có trộm nghe cái cuộc trò chuyện của hai Ngài, vị thì nói luân hồi là do 6 trần, vị nói do 6 căn, nhưng mà thôi cho con góp ý cái này: Cái con bò trắng với cái con bò đen nó được cột dính vào nhau bởi một sợi dây, thì trong trường hợp đó vấn đề là nó nằm ở sợi dây, chứ không phải vấn đề nó nằm ở con bò đen hay là con bò trắng. 

Tôi nhắc lại, nếu giả định như có hai con bò, một con trắng, con đen, mà nó được cột dính vào nhau, thì lúc đó mình không nên nói là con bò nào nó ràng buộc con bò nào, mà mình phải nói rằng hai con bò nó bị ràng buộc bởi sợi dây, vấn đề là nằm ở sợi dây, nếu mà sợi dây được giải quyết rồi thì hai con bò nó không còn dính chùm với nhau nữa. 

Thì ở đây cũng vậy, không có nên đổ hết cho 6 trần hay là 6 căn, mà vấn đề ở chỗ là cái lòng tham ái, cái ái dục ở trong cái 6 trần, trong cái 6 căn nó mới là lớn chuyện! Bởi vì vị La-hán cũng còn 6 trần, 6 căn, nhưng mà vị đó không còn tham ái. 

Thì cái câu chuyện này cũng tựa tựa như về sau có cái câu chuyện mà có lần đó Lục tổ nghe hai ông Tăng cãi nhau, một ông thì nói gió nó làm động lá phướn, ông nói là lá phướn nó động, ông nói là gió nó động, thì Lục tổ nói: Không phải phướn động, không phải là gió động, mà là tâm của hai ông động. Đại khái như vậy. Nhiều và rất là nhiều những câu chuyện Nguyên Thủy được đời sau người ta thêu dệt, người ta sửa chữa thêm mắm thêm muối thì nó thành ra câu chuyện khác.

Câu chuyện của ông Citta này là bản gốc của câu chuyện Lục tổ với hai vị tăng, cũng như câu chuyện của Ngài Sundarasamudda là bản gốc của câu chuyện Ma-đăng-già, tiếng Phạn là Matanga, và mô tả của Đức Phật về cái kinh đô Kusāvatī trong Đại Bát Níp-bàn Trường Bộ Kinh là cái bản gốc của cảnh giới Cực Lạc trong Kinh A-di-đà, sẵn học cái này cho biết, còn chuyện mà Đức Phật đổi Y với Ngài Ca-diếp trong Tương Ưng là bản gốc của cái giai thoại Linh sơn phó chúc chánh pháp nhãn tạng của Thiền tông, rồi chuyện Ngài Xá-lợi-phất báo hiếu cho người mẹ ngạ quỷ là bản gốc của chuyện Mục-liên Thanh-đề; sẵn cho biết luôn, nghĩa là mình đọc cái đó mình mới thấy khiếp! Có nghĩa là bản gốc, còn cái chuyện nàng Uppalavannā trong Hán Tạng gọi là Liên Hoa Sắc thì bị gọi là thêu dệt sửa đổi, không tưởng tượng được, khiếp luôn, vào Google tìm! Thì sẵn bữa nay tôi cung cấp cho quý vị một số thông tin, nhiều và nhiều lắm quý vị à, nhưng mà ai ở trong room ngày hôm nay mà có nghe được thì cứ theo lời của cụ Nguyễn Du, tức là trăm năm trong cõi người ta, cái gì không biết thì tra Google, cứ vào tìm, các vị cứ copy lại mấy cái thông tin của chúng tôi, rồi vào trong đó để các vị mới kêu trời, vừa xem mà vừa kêu trời! Thì không cần biết các vị là Nam tông, là Bắc tông, là Khất sĩ, là Cao đài, là Hòa hảo, là cái gì tôi không có biết, nhưng mà nếu quý vị có cái lòng tò mò, thì nên vào đây để mà nghiên cứu, ở đây mình không có tin Tăng Ni nào hết đó, thì mình cứ là Kinh Điển thôi, còn nếu Kinh Điển quý vị thấy hơi kỳ kỳ thì mình có thể mình cũng phải nghiên cứu lại, nếu mà quý vị thấy không tin.

Mình trở lại chuyện ông Citta, ông có một cái nhân thân đặc biệt như là chúng tôi vừa cung cấp, ông đối với Phật, đối với Tăng như vậy đó, và ông có cái biện tài thuyết Pháp như vậy đó. Đó chỉ là một trong rất là nhiều và nhiều những cái câu chuyện mà liên quan về ông mà thôi. Ông có cái biện tài như vậy, cho nên trong một Pháp hội tại Kỳ viên thì Đức Thế Tôn đã xác nhận ông là Đệ nhất Pháp Sư trong cái hàng ngũ Thiện nam, tức là đệ tử cư sĩ nam của Ngài.  00:20:07

Nam cư sĩ Hatthakāḷavaka

Bốn nhiếp pháp là gì? Tiếng Pāli kêu là Saṅgaha-Vatthu, bốn cái này quan trọng lắm, tức là bốn cái phương tiện, vatthu dịch là phương tiện, bốn cái phương tiện dùng để thu phục nhân tâm, hoặc là bốn cái phép đắc nhân tâm:

1. Dāna, chữ này mà dịch là bố thí thì nó nghèo dữ lắm, phải dịch là biết dùng vật chất đúng chỗ, đúng mức và đúng cách để cảm hoá người khác; phải dịch như vậy đó, chứ còn dịch chữ bố thí thì tôi không có cam tâm, không có đành lòng,

2. Peyyavajja hoặc là piyavaca có nghĩa là biết cách nói năng để cảm hóa lòng người; thứ nhất là biết dùng của, thứ hai là biết dùng lời, 

3. Atthacariyā biết nghĩ đến cái lợi ích của người khác, có nghĩa là, bây giờ tôi kể cho quý vị nghe cái chuyện nhỏ xíu thôi: Mình ở chung với nhau trong một ngôi nhà, mà khi mình bước ra ngoài cửa mình thấy đôi dép của người ta mà chiếc nam chiếc bắc, thì mình lấy cái chân mình-mình đá đá cho nó vừa vặn, nó gọn gàng, sau đó nó xoay cái hướng làm sao đó để một lát người ta ra người ta chỉ xỏ chân vô thôi, xỏ chân cho nó tiện, chứ lúc nãy mình ra mình thấy một chiếc đông chiếc tây; rồi mình thấy một cái nùi giẻ lau không biết sạch dơ mà nó nằm ngay cái chỗ kỳ quá, thì mình nhặt nó lên, để chỗ cho nó dễ coi một chút; đó là chuyện nhỏ xíu xìu xiu. 

Còn lớn hơn, cao xa hơn là từ cái chuyện gì lớn, chuyện bé gì nữa, cũng phải biết nghĩ đến người ta, thí dụ như tôi nhớ hoài cái chuyện mà Sư phụ của tôi kể về Ngài Bổn Sư, lúc Ngài Sư Cậu của tôi còn trẻ, thì chùa là một cái ngôi nhà vách ván cũ xì, ở đó có cây đinh bị sét, rồi Hòa Thượng Bổn Sư mới kêu Sư Cậu tôi nhổ cây đinh đó, bởi cây đinh đó nó nằm ngang cái tầm cái trán của người ta, bữa nào mà ai mà trượt rồi cắm cái trán vô cây đinh sét đó thì phiền lắm, thì nó đã là cây đinh sét cho nên Sư Cậu nhổ hoài không có được, cuối cùng rồi Sư mới lấy cây búa Sư đóng vô luôn, khỏi nhổ. Thì lát sau Sư gặp Ngài, Ngài hỏi nhổ cây đinh đó chưa? Thì Sư Cậu nói: 

– Dạ nó sét rồi, nhổ ra cũng khó quá, con đóng vô luôn. 

Thì Ngài nói: 

– Không được, bây giờ ông phải bằng mọi cách ông lấy nó ra, (Sư Cậu lúc đó hai mươi mấy tuổi) là bởi vì ngày sau cái chùa này nó hư nó mục, rồi người ta cưa ván, rồi cây đinh nó nằm trong đó nó sẽ làm hư cái lưỡi cưa của người ta. 

Thì cái câu chuyện đó ngày tôi còn bé tôi nghe tôi cười thôi, tôi thấy tại sao một người kỹ quá cỡ như vậy? Nhưng mà càng già tôi ngồi tôi thấm thấm, tôi thấy cái vấn đề không phải là cây đinh, không phải là vấn đề cái lưỡi cưa, mà cái vấn đề là cái con người mà tại sao cứ nghĩ đến thiên hạ không là sao? Mà thiên hạ là thiên hạ nào Ngài cũng không biết, thiên hạ của đời sau, của thế hệ nào đó Ngài cũng không hề thấy! Nhưng mà cái chuyện đầu tiên là cái tâm tư của Ngài đã nghĩ đến đời sau, và các vị biết không! 

Những cái xứ tiên tiến, khi mà người ta làm cái cầu, người ta đắp đường, người ta xây dựng nhà cửa là người ta đã quy hoạch từ rất lâu cho về sau, thí dụ như người ta đã tính cái chuyện 100 năm nữa, thì cái tòa nhà này, cái cây cầu này, nếu mà nó còn nó chưa bị hư, thì nó có làm phiền cho người sau không, nó có cản trở những công trình, những quy hoạch của đời sau hay không? Chứ không có phải là đời này mình thích thì mình cứ làm, có người dúi tiền vô tay là mình ký rẹt rẹt, ai muốn cất gì cất, ai muốn làm gì thì làm! 

Đến một cái ông kiến trúc sư người Mỹ mà ổng được Hà Nội mời qua để mà quy hoạch lại Hà Nội và Sài Gòn, ổng bay trên trực thăng, ổng đi một vòng, rồi ổng phán một câu thế này: 

– Việt Nam đẹp trong chi tiết mà xấu về tổng thể! 

Nó đẹp trong chi tiết mà nó xấu về tổng thể, có nghĩa là sao? Cứ là lâu lâu gặp được những cái tòa nhà cực đẹp, ở vị trí phải nói đắt địa, nhưng mà có một mình nó đẹp thôi – đẹp trong chi tiết. Nhưng mà nó xấu trong tổng thể có nghĩa là mạnh cha cha cất, mạnh chú chú cất, cuối cùng là người này không nghĩ tới người khác, đời này không nghĩ đến đời sau. 

Từ cái chuyện nhỏ trong nhà, trên bàn ăn, phòng khách, nhà tắm cho đến cái chuyện ngoài đường, ngoài xá, ngoài xã hội, ngoài đất nước, chúng ta rất cần đến những cái tấm lòng, những tâm hồn mà biết nghĩ đến người khác, thế hệ này biết nghĩ đến thế hệ sau. Thế hệ này sống là nhờ tấm lòng của thế hệ trước, thì thế hệ này ngoài cái kế thừa cũng phải có nghĩ đến chuyện trao truyền nữa! Thì cái đất nước đó, cái dân tộc đó được xem là có văn hóa, có văn minh, và mỗi cá nhân cũng vậy. 

Ở trong Kinh gọi trường hợp này là Lợi hành. Cái thứ nhất là Bố thí, thứ hai là Ái ngữ, thứ ba là Lợi hành, thứ tư là Đồng sự,

4. Samacariyā có nghĩa là biết sống hòa đồng, không có phân biệt đối xử, mặc dù chúng ta có phân biệt trong cái trật tự tôn ti, có lễ phép, có kẻ trên người dưới, chúng ta có phân biệt để giữ cái trật tự tôn ti, nhưng không phân biệt trong cái đối xử khinh trọng. Ở đây cũng vậy, biết sống hòa đồng có nghĩa là mình có lớn bé gì đi nữa, thí dụ như tôi được biết một vài chuyện cũng thấy ngộ ngộ, như bên Mỹ đi, là trong một cuộc họp mấy ông CEO, tổng giám đốc, chủ tịch, hội đồng, quản ttrị, mấy ông manager lớn bé gì đó mà vị trí ổng là ai cũng biết hết, nhưng mà đã bước xuống, đi lấy café, đứng trước cái máy café thì tất cả đều đứng sắp hàng, ai đứng trước cái máy thì lấy café trước, ai tới sau thì đứng sau, cái đó gọi là hòa đồng. 

Tới lúc xuống ăn buffet cũng vậy, thì từ nhân viên văn phòng cho tới anh tài xế, người nhân viên vệ sinh tạp dịch cho đến ông tổng giám đốc, chủ tịch, hội đồng, quản trị etc tất thẩy đều là phải xếp hàng theo trật tự hết, có nghĩa là hồi nãy mọi người gặp ổng kêu ổng là sếp, là boss, đúng, nhưng ổng loay hoay thế nào đó mà tới lúc lấy thức ăn thì ổng lại đi xếp hàng sau, thì người ta cứ để ổng đứng đàng sau, cái đó là cái văn minh. 

Cái trật tự tôn ti là ở một cái chỗ khác, nhưng mà trong cái đời sống thường ngày là phải sống hoà đồng. Thì bốn cái này gọi chung là Tứ nhiếp pháp, hoặc là Bốn cái pháp đắc nhân tâm, mà ông hoàng tử Hatthaka Ālavaka là người mà Đệ nhất trong cái khả năng thu phục chúng bằng Bốn phép đắc nhân tâm này. Tức là ai hễ làm lớn thì cũng có người hầu kẻ hạ, cũng có tùy tùng, cũng có người đi theo múa đuôi, cái chuyện đó chuyện dĩ nhiên, nhưng mà người ta đi theo mình chẳng qua là vì người ta sợ mình, vì người ta ăn lương của mình, vì người ta muốn thu hoạch lợi ích từ mình, nhưng mà riêng cái ông này lại khác, ông này ổng biết đúng chỗ, đúng lúc để mà xử dụng vật chất, chứ đừng có tưởng là giục một cộc tiền vô mặt người ta rồi người ta thương mình, tôi xin quý vị nghĩ lại cái chỗ đó, không khéo thì tiền mất mà không được cái gì hết! 

Biết tùy chỗ, tùy lúc mà dùng vật chất đúng cách, nhiều khi chuyện đó đơn giản thôi, chỉ cần kẻ hạ thuộc mà người ta bị bệnh, mình xuống mình chỉ cần đưa cho người ta một số tiền nhỏ thôi, hoặc nghe con người ta đau, vợ người ta bệnh, mình biết hỏi thăm, rồi mình có dúi nhẹ một cái bao thơ mỏng mỏng nhỏ nhỏ vậy đó, kèm theo một lời hỏi thăm mà coi như chân thành, là nó có hiệu quả, có effet; còn không biết dùng tiền một cách đúng chỗ, khôn ngoan, mà cứ liệng nguyên cộc tiền vô mặt người ta thì tiền mất mà coi như cái hiệu quả lại không có bao nhiêu, nhớ nha. 

Cho nên cái chuyện đầu tiên là, tôi không muốn dịch là chữ bố thí, mà tôi muốn dịch là biết dùng vất chất đúng chỗ, đúng cách, đúng mức để mà cảm hóa lòng người. 

Cái thứ hai là biết dùng cái lời ăn tiếng nói để mà cảm hóa lòng người, cái khả năng đó không có phải là môi miếng đãi bôi, nói dốc, nói dẻo mồm dẻo miệng, không phải, mà nó phải đi ra từ cái chân tâm chân tình thì nó mới có cái chân ngôn được, nhớ nha. Mình đối với nhau mà mình ba xạo thời gian nó cũng lòi ra hà, mình dẻo miệng thời gian nó cũng xì ra thôi!

Cái thứ ba là Lợi hành tức là anh đối với tôi, có nhiều người họ khó thương, nói chuyện khó thương, họ hành xử khó thương, nhưng mà cái quan trọng nhất là biết nghĩ đến lợi ích của người khác cũng là một phép đắc nhân tâm, mình sống lúc nào cũng biết nghĩ đến người khác, đó là một cách đắc nhân tâm.

Và cái tinh thần Bồ Tát cũng vậy, một vị Bồ Tát, một vị Hiền trí cho đến vị A-la-hán như Đức Phật hay là Ngài Xá-lợi-phất, lúc nào cũng nghĩ đến lợi ích của chúng sinh, trong Kinh nói Ngài Xá-lợi-phất là một vị A-la-hán, là vị huynh trưởng của Tăng đoàn, vậy chứ mỗi sáng trước khi đi khất thực, đợi anh em huynh đệ đi hết rồi, là Ngài đi sau, để làm chi? Để Ngài đi một vòng ở trong tịnh xá, hoặc là một vòng cái khu vườn mà anh em đang ở với nhau ấy, Ngài đi một vòng Ngài coi có rác cần quét, cần lượm hay không, rồi có nước cần châm đầy rồi Ngài châm, quét rác, rồi hốt lá, rồi xách nước cho nó đầy vậy đó, xong rồi để làm chi? Thứ nhất là để anh em đi bát về có nước dùng, thứ hai nữa trong Kinh nói Ngài có cái ý là để cho khách gồm có các cư sĩ, rồi có các người ngoại đạo mà họ tình cờ họ ghé ngang họ không có trách, họ nói: Trời ơi mấy ông Sư làm biếng quá cỡ thợ mộc! Dễ sợ chưa, một vị Thánh Ngài còn cái chuyện gì nữa Ngài làm, Ngài có thần thông, bay cái vèo về núi, rồi Ngài lên trên trời Ngài ở trển ai làm gì Ngài, nhưng mà không, Ngài sống bình thường như vậy đó quý vị, từng chiếc lá, từng miếng rác, Ngài dọn, Ngài nghĩ đến lợi ích của anh em, của chư Tăng, của đám đông mà Ngài đang góp mặt, đó là lợi hành. 

Còn đồng sự có nghĩa là luôn luôn sống hòa đồng, có thể người ta hơn mình, có thể người ta bằng mình, có thể người ta kém mình, nhưng mà trong một cái chừng mực nào đó, trong một cách thế nào đó, thì mình duy trì cái nề nếp sinh hoạt hòa đồng, để làm chi? Để giữa người này với người kia không có sự phân biệt, một là mình làm xúc phạm, hoặc là mình làm tổn thương người ta cũng không có nên. 

Chuyện của ông này nó dài thăm thẳm, mà bây giờ tôi kể tôi cũng làm biếng quá cỡ đi, quý vị xem ở trong Chú Giải Pháp Cú, hôm qua tôi giới thiệu rồi, tại sao tôi làm biếng kể? Bởi vì câu chuyện này là ma quỷ, yêu tinh phong thần dữ lắm, tôi chỉ kể vắn tắt thôi. Ông này là hoàng tử ở xứ Ālavī, rồi ông vua cha đi săn rồi bị con Dạ xoa nó bắt, ổng mới năn nỉ, ổng mới nói:

–  Thôi bây giờ ông ăn có mình tui thì nó đâu có bỏ bền thắm béo gì, bây giờ ông tha tôi về, tôi là vua nè, cứ mỗi ngày tôi cho ông ăn một người, thì coi như là tôi là con gà đẻ trứng vàng; chứ còn bây giờ ông ăn tôi là coi như ông ăn có con gà trống không thì nó không có đáng, bây giờ ông coi tôi như con gà mái đi, mỗi ngày tôi đẻ cho ông một trứng thì ông nuôi nó có lợi hơn. 

Thì con Dạ xoa đó nó tin, con Dạ xoa đó chính là con Dạ xoa Ālavaka, thì thế là coi như mỗi ngày như vậy, ổng cho người đem mấy cái tên tử tù vô nạp cho con Dạ xoa này nó ăn, ăn riết rồi tử tù hết, ổng mới cho bắt thường dân, mấy người mà có cái lỗi chút xíu, phun nước miếng, xả rác vậy đó, gặp ổng quên chào, hay là cái gì đó, hoặc ai mà bị mụn, bị lông ben nhìn thấy ghét hay gì đó là cứ quởn quởn là bắt, cứ quởn quởn là bắt, bắt đem nạp cho con đó, cuối cùng khi không còn ai để nạp nữa hết, thì ổng mới đành phải đem chính hoàng tử dấu yêu của ổng, ổng nạp, bởi vì không nạp, nó về nó bắt ổng làm sao, thế là ổng mới đem hoàng tử đi, cái chuyện vắn tắt là cuối cùng thì ngày mai này là đến phiên hoàng tử bị nộp.

Đức Phật đã đến cái chỗ của con Dạ xoa đó và Ngài cảm hóa nó, thuyết Pháp cho nó nghe, rồi nó đắc Tu-đà-hườn. Thì hôm sau khi mà người ta đem hoàng tử đến để mà nạp mạng đó, thì khi người ta giao đứa bé cho con Dạ xoa, Dạ xoa nhận hoàng tử bé xong thì Phật bảo Dạ xoa trao cho Ngài, Ngài đưa lại cho Dạ xoa, rồi Dạ xoa mới đưa lại cho cái đám người của vua xứ Ālavī. 

Vì hoàng tử được trao tay bởi các nhân vật quan trọng như vậy nên có cái ngoại hiệu là Hatthaka-là kẻ được trao tay, tiếng Pali kêu là hatthato hatthaṃ gatattā: được trao tay từ người này qua người khác, cho nên có cái ngoại hiệu là Hatthaka là kẻ được trao tay. Thì hoàng tử lớn lên trở thành một người Phật tử, rất là ngoan đạo và chứng được Tam Quả A-na-hàm và hộ Pháp tích cực, đặc biệt có cái khả năng cảm hóa quần chúng rất là tốt bằng bốn cái phép đắc nhân tâm vừa nói trên. Chuyện nó dài thăm thẳm, như chuyện con Dạ xoa này nó dài lê thê lết thết, vào trong Chú Giải coi. 

Nam cư sĩ Mahānāma Thích tộc dòng Thích Ca

Ông  này đặc biệt là ở chỗ này: ông cũng từng nguyện trở thành một người đệ tử lớn, đệ tử cư sĩ mà lớn của một Đức Phật trong tương lai, có cái hạnh đặc biệt là Chuyên gia cúng dường mỹ vị, tiếng Pāli kêu là Paṇīta Dāyaka, paṇīta tức là thượng vị, thượng phẩm, thức ăn thượng hạng, gọi là chuyên cúng dường mỹ vị. Tại sao? Bởi vì dĩ nhiên ông là hoàng thân mà, ông giàu. 

Nhưng mà có điều các vị cho phép tôi nói thiệt, đừng có thấy kỳ nha, có nhiều người họ nghe, họ về họ dệt ra cái họ nói xấu, người Việt Nam mình đó: nghe phân nửa, mà hiểu một phần tư, mà kể lại gấp đôi, đó là cái dân tộc tính xuất sắc ưu việt của mình đó! Đó là người giàu nhưng mà chúng ta nếu mà tính ra cái phần trăm, tài sản để mà bố thí thì rất là ít, đó là chuyện thứ nhất, chuyện thứ hai có nhiều người họ có cái suy nghĩ kỳ lắm: tu là phải thanh bần khổ hạnh, tại sao mà phải cho, mình bố thí mà tại sao phải cho ăn ngon làm chi, mình tu là mình chỉ cúng xì dầu với mì gói thôi, người tu phải như vậy mới hoan hỷ. Thấy xài đồ tốt, ghét! Ngược lại cũng có những vị khoái xài đồ hiệu cho nên bị chúng chửi cũng có, nhưng mà ngược lại phật tử mình cũng không nên cực đoan, người ta có cái phước thì người ta xài, dĩ nhiên mình thấy ổng dốc túi ổng mua đồ xịn, đồ hiệu thì mình bất mãn thì cũng đúng, nhưng mà không phải vì vậy rồi mình cho người tu mình cho đồ dở ẹc, thì cũng tội nghiệp người ta, cứ đi chùa cứ mì tôm xì dầu, xì dầu mì tôm, rồi có lâu lâu thì thêm cái mì căn tàu hủ chiên, cứ bao nhiêu làm tới thì kiếp sau sanh ra coi như có nước về Tàu ăn tàu hủ thôi, nha!

Ông này ổng lại khác, có người thì nghĩ rằng tu hành là phải thanh bần khổ hạnh, cho ăn cực mới đúng, nhưng mà có người họ lại nghĩ khác: chính vì người ta thanh bần khổ hạnh, cho nên lâu lâu mình rửa ruột người ta một chút! Đó, thì cái ông này ổng là cái loại trường hợp thứ hai. Ông này có nhiều cái hạnh đặc biệt lắm, ổng cứ quởn quởn là ổng đi hỏi Đạo, ông này là tác giả của nhiều cái câu hỏi mà cực kỳ quan trọng cho chúng ta hôm nay, thí dụ như có một lần đó, ổng đi đến ổng thăm Phật, ổng đi ngang một cái khu chợ đông người, lúc đó có một con voi nó xúc chuồng mà cái bữa đó cơn nó lên, thì trời đất ơi nó dẫm chà đạp người ta. Trong Kinh Đức Phật Ngài nói có những cái trường hợp là rất khó kham nhẫn:

1. thứ nhất là đàn bà mà khi bị chia xẻ tình cảm thì rất khó kham nhẫn, 

2.thứ hai là ông vua mà bị người ta đe dọa cái quyền lực là rất khó kham nhẫn, 

3. thứ ba là con rắn mà nó bị đạp đuôi nó rất khó kham nhẫn, 

4. và thứ tư là con voi mà trong cái mùa mà nó phát dục, cái mùa động đực, là rất khó kham nhẫn, có nghĩa là lúc đó nó bung xung, nó quậy nó phá ghê gớm! 

Ông Mahānāma này trên đường đi đến lễ Phật, ổng đi ngang một cái khu dân cư đông đúc, thì có một con voi nó đang ở vào cái mùa mà động dục, cái cơn của nó lên, trời đất ơi nó dẫm, nó đạp, nó chà, nó quật người ta, ai cũng hoảng hồn chạy hết, thì ổng cũng run quá, đám vệ sĩ nó mới kè ổng vô trong nhà dân, cũng giống như cái kỳ mà khủng bố 911, đám vệ sĩ mà nó sốc ông Cheney, (ông Bush?) xuống hầm vậy đó, thì lát sau cái đám nài voi nó kiểm soát được cái con đó, thì ổng đến chùa ổng gặp Phật, ổng nói:

–  Hồi nãy xuýt một xíu nữa là con chết rồi, mà trong cái lúc đó, con có nghĩ đến Thế Tôn và con có thắc mắc như thế này, con nghĩ trời ơi, nếu mà mình chết đi mà trong cái sự hoảng loạn như vậy không biết chết rồi mình đi về đâu, chứ hồi nãy là con thấy quá khủng khiếp.

Thì Đức Phật mới dạy thế này:

– Này Mahānāma, giống như là một cái lu đựng dầu, mà mình chở nó qua sông, thì nếu vì một lý do nào đó mà cái lu dầu này nó bị vỡ ra, thì cái dầu nó nổi và cái mảnh vỡ của lu nó sẽ chìm, cái phần nào chìm được thì nó chìm, mà cái phần nào nổi được thì nó nổi. Cũng vậy, một cái người thường xuyên mà sống ở trong thiện pháp, mà lỡ có một cái tai nạn thình lình cắt cớ mà nó đổ xuống, thì cái tấm thân này nó có bèn tan nát như là cái mảnh lu, thì cái người đó vẫn có khả năng sanh thiên, vì bình thường họ sống bằng cái tâm nhẹ nhàng mà! 

Tôi nói hoài, nước nó có nhiều dạng, thể lỏng, thể đặc và thể khí, nước mà ở thể lỏng nó có khuynh hướng nó tìm cái chỗ thấp nó chun xuống, và nước mà ở thể khí thì nó có khuynh hướng là nó bốc hơi lên cao, thì nếu mình sống bằng từ bi, trí tuệ, kham nhẫn, thiền định, từ tâm, thì mình nhẹ lắm, mình chết mình hắt cái hơi cái là tự nhiên mình bốc hơi, mình đi lên cao. Còn mình sống mà kiểu mà tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, nhỏ mọn, thị hiềm, tật đố, bủn xỉn, thì coi như là mình chết rồi thì mình giống như là nước mà ở thể lỏng vậy đó, nó kiếm chỗ thấp nó chun xuống! 

Thì ở đây Đức Phật Ngài dạy rằng là khi mà có chuyện gì xảy ra đó, thì cái người mà có tu hành, tu hành ở đây mình nói rõ luôn đi, chứ còn nói tu hành nó mơ hồ lắm! Tu hành ở đây có nghĩa là cái tâm thường có thiện pháp, cái tâm mà có từ bi, có trí tuệ, có kham nhẫn, có thiền định, có chánh niệm, thì đó gọi là tâm tu hành! Chứ còn mà từ sáng đến chiều mà cái tâm nó tào lao không thì coi như dầu có cạo đầu, đắp y, bôi dầu dừa bóng lưỡng đi nữa, thì nó cũng chẳng có đi lên nỗi đâu! Tụng Kinh cho nó tốn nước bọt thôi! 

Và có lần ổng hỏi Ngài:

– Bạch Thế Tôn, bây giờ chúng con nên hộ niệm cho cái người mà cận tử thế nào? 

Những câu hỏi rất là hay, hộ niệm cho người cận tử, tức là mấy người ngáp ngáp gần đi đoàn tụ ông bà đó, thì mình hộ niệm bằng cách nào? Thì Ngài dạy như thế này:

– Hãy nói cho họ biết rằng chuyện nhà đã có cái người ở lại họ lo, bây giờ mình có lo cho lắm thì cũng không có làm được gì; hãy nhớ rằng cái tấm thân này nó cũng đã cũ kỹ mòn hao, mỏi mệt, bỏ nó để có một cái thân khác tốt hơn, giống như bỏ cái chén đất mà có cái chén vàng, thì có gì phải tiếc. Thứ hai nữa là phải nghĩ rằng cái thế giới của loài người nó rất là mệt mỏi, hãy nghĩ đến những cảnh giới chư thiên, những cảnh dục thiên càng cao, thí dụ như từ Đao-lợi thì nó hơn Tứ Thiên Vương, mà Dạ-ma nó hơn Đao-lợi, Đâu-xuất hơn Dạ-ma; rồi từ từ mình nói nhắc cho người thân mình cõi trời nó hơn cõi người, nhưng mà cõi Sắc giới thì nó hơn cái cõi Dục giới, nhưng mà hãy nhớ rằng dầu có tái sanh cõi nào đi nữa, (mình đây mình nói từng kiếp từng kiếp, từng cõi từng cõi) thì vẫn là quẩn quanh trong Tam giới sanh tử, chi bằng hãy tác ý rằng các hành là vô thường, khổ và vô ngã, không có gì đáng để thích, đáng để ghét, không có gì đáng để đam mê hay là bất mãn, nếu mà người đó đủ duyên, người đó chứng Thánh. 

Hộ đó là cái phép hộ niệm, có nghĩa là trước hết mình nhắc người ta để người ta đừng có sợ cái chuyện chết, chết không phải là kết thúc mà nó còn là sự bắt đầu, nhớ nha. Và mình đi về đâu là tùy thuộc vào cái tiền nghiệp, và một phần nữa là nó còn tùy thuộc vào cái tâm trạng của mình lúc cận tử nữa, không có gì phải sợ hết, mình sợ vì hai lý do:

1. Một là mình không có niềm tin vào cái thiện căn của mình, 

2. Hai là mình nghĩ tưởng đến cái ác nghiệp mà mình đã tạo. 

Trong Kinh nói có 3 cái hạng người mà chết không có nhắm mắt:  

1. làm quá nhiều các ác nghiệp,

2. làm quá ít cái thiện nghiệp,

3. còn dỡ dang một cái tâm nguyện gì đó chưa có xong, kể cả một cái thắc mắc, hoài nghi mà mình chưa có được giải đáp.

Thì 3 cái lý do này khiến cho một người chết không có nhắm mắt.

Ông Mahānāma này có cái công là đi hỏi mấy cái này, mà cái chuyện về ông cũng có cái điểm phong thần, là về sau này khi mà thái tử Vidūdabha mà tàn sát dòng Thích Ca, thì mới hỏi ông:

– Bây giờ con phải xử ông làm sao đây?

Ổng biết thân ông, ông nói:

– Thôi được rồi, ngươi đừng đụng tới ta, để cho ta tự xử.

Thì ông mới nhảy xuống hồ ông tự sát chết, nhưng mà trong Kinh nói ông tự sát bằng cách nào? Ông sợ nhảy xuống rồi nó nổi, nó trồi lên ông không chịu chết rồi sao, ông mới lấy tóc của ông, ông cột vô ngón chân để cho lọt xuống dưới rồi là có đổi ý cũng không có trồi lên được, ông chết vậy đó, nhưng mà khi ông lọt xuống dưới như vậy đó thì Long Vương cảm cái đức của ông, cho nên đem ông về Long cung cho ông ở dưới 7 năm sống ở dưới Long cung, rồi sau đó mới đem ông trở lên, đợi cho cái nạn nó qua đi, rồi ông mới về ông mới đi theo Phật đi tu hành. Ông Mahānāma đặc biệt như vậy. 

Còn một chuyện nữa, đó là trong một cái mùa an cư, chúng tôi nhớ không lầm đó là trong cái mùa hạ thứ 12 của Đức Phật, thì Ngài đến kiết hạ ở Verañjā theo cái lời mời ở đó, mà do cái tiền nghiệp của Ngài là kiếp trước có một lần đó Ngài lúc còn là phàm Bồ Tát, thấy có ông đạo sĩ đó ông đắc thiền, ông có thần thông, ông sống ly dục, mà Ngài đâu có biết, Ngài chỉ thấy ông được người ta tôn kính, cái Ngài ghét, lúc Bồ Tát ghét cho nên Bồ Tát mới nói xấu: 

– Ô cái thằng cha đó mà tu hành cái gì, cơm bưng nước rót làm chi nó uổng công, cái thứ đó cho nó ăn cơm hẩm, cháo thiu được rồi, chớ còn mà hầu hạ, phục dịch làm cái gì cho nó uổng công, uổng của! 

Thì bốn cái chữ mà cơm hẩm cháo thiu đó, cái ông đó cho ăn cơm hẩm cháo thiu, ăn trấu, ăn cám, chứ cho ăn gạo một, gạo hai làm chi cho nó uổng! Mà cái đối tưởng mà Ngài rủa đó lại ngay chóc một cái vị mà họ đắc thiền ly dục, cho nên quả nó trổ, Ngài ăn cơm hẩm cháo thiêu, coi như ăn gạo tám, nhiều khi gạo tấm nữa, mà ngày xưa họ làm gì biết cơm tấm, cho nên cái cơm tấm ngày xưa là thứ phẩm, chứ còn thời nay cơm tấm cũng là thuộc về hạng thượng phẩm. Thì đến cái kiếp chót khi Ngài thành Phật rồi đó thì quả xấu đó nó trổ vào lúc nào? Nó trổ ngay cái mùa hạ này, cái ông Verañja này ổng thỉnh Ngài với chư Tăng về nhập hạ, nhưng mà do cái nghiệp của Ngài nó khiến cho ổng quên đi, quý vị có tin không, khủng khiếp, thỉnh Phật mà quên chứ! Quý vị tưởng tượng đi, thỉnh người ta về nhà, bây giờ đừng có nói Phật, bây giờ mình nói bạn, mình rủ bạn về nhà, rồi cái mình để ở trên cái căn nhà trong núi, rồi cái cả mấy tháng để cho bạn mình đói chèo queo vậy đó, quý vị nghĩ coi quý vị có dã man không? 

Thì ở đây cũng vậy, coi như là do cái nghiệp của Ngài khiến cho coi như suốt ba tháng đó, cái ông này ổng quên mất tiêu quý vị à! Cũng giống như trong Kinh kể mấy vị Thánh mà người ta mời nhập hạ, rồi người ta quên cất cốc, để ngồi ở gốc cây coi như cả tháng trời vậy đó! Nhiều cái người bất tử kêu là trí nhớ đi vắng, cái thứ đó trời ơi lắm, nhưng mà vì đâu mà có cái tình trạng mà trí nhớ đi vắng, tại vì cũng cái nghiệp xấu, cái nghiệp của người này, mới khiến người kia mà như vậy, chứ tôi thấy trong room này nhiều người cũng hứa tôi tùm lum hết, rồi nó cũng quên mất, chứ có ai mà, nhiều khi mà em còn nhớ hay em đã quên đó, nhiều người cũng hứa với tôi dữ lắm, hứa đủ điều rồi cuối cùng tôi cũng, đây nè, đó, chèo queo nè!

Thì ổng để cho Ngài 3 tháng coi như là Ngài với chư Tăng phải đi bát, mà quý vị biết nó xui, gọi là nghèo mà mắc cái eo, người ta mời mình nhập hạ,mà người ta quên cúng dường thực phẩm, là mình đã xui rồi, mà nó xui thứ hai nữa là ngay cái lúc đó xứ Verañjā này nó đói kém coi như là tận cùng, trong Kinh nói xác người mà chết nằm như rạ đầy đường, khủng khiếp, rồi chư Tăng, phật tử họ để bát, họ nói thẳng luôn:

– Tụi con không có cơm, không có bánh, bây giờ tụi con chỉ có ba cái thứ gạo mà cho ngựa nó ăn, mà tụi con bây giờ tụi con cũng không còn sức để giã nữa, thôi bây giờ chư Tăng cứ cầm như này về rồi giã giã giã giã ra rồi thổi phù phù vậy đó, rồi được nhiêu thì nấu ăn, chứ giờ tụi con cũng mòn hơi kiệt sức rồi.

Quý vị tưởng tượng không? Mà coi như cả cái Tam thiên đại thiên thế giới, Long Thần, Hộ Pháp, Thiên long bát bộ, Kim xí điểu, Cu-bàn-trà, Long vương, rồi coi như là bao nhiêu hàng hộ Pháp coi như ngủ quên hết! Không có ai nhớ ra cái chuyện mà hộ Pháp, hộ Tăng hết trơn! Quên sạch sành sanh! Cái đó mới ghê chứ, cái nghiệp nó tới. Cái vụ này nó còn nhiều cái còn động trời lắm, nó nhiều cái chuyện còn phong thần mà tôi dấu bớt đó, mà cái này mới ghê nữa là trong cái hàng ngũ mà coi như nhịn đói chung với Phật có cả Ngài Đệ nhất Mục-kiền-liên của chúng ta trong đó nữa, mới ghê chứ! Và Ngài đã từng đề nghị Đức Phật là:

– Thôi cho con dùng thần thông để mà con tìm thức ăn cho anh em. 

Đức Phật nói:

–  Không, nếu hôm nay mà Mục-liên dùng thần thông, rồi đời sau mà họ thấy những ông Sư mà gặp khổ mà không biết dùng thần thông thì họ chê là thứ tu dõm là có phải khổ cho người ta không? 

Cho nên thôi Thầy Trò coi như nhìn nhau mà đói, ngồi thiền để mà lãng quên đời, thì coi như 3 tháng qua đi, chư Tăng gọi là xanh xao vàng võ, thiếu tùm lum hết, thiếu calcium, thiếu vitamin B6, B1, B12, cái này quý vị tưởng tôi nói đùa, nhưng mà quý vị biết đọc tiếng Pāli, thì coi như quý vị sẽ thấy là chúng tôi không có quá lời, thì lúc đó ông Mahānāma có mặt, nhìn thấy chư Tăng hom hem gầy yếu, suy dinh dưỡng, ông mới bèn thỉnh Phật: 

– Chư Tăng ba tháng mà nhập hạ chỗ cái ông đó là không xong rồi, bây giờ con xin Thế Tôn cho phép con thỉnh chư Tăng về xứ sở của dòng Thích Ca Kapilavatthu để con cúng dường 4 tháng để mà phục hồi sức khỏe, chứ còn con thấy cái này là không xong rồi.

Thì coi như là Phật nhận lời 4 tháng, rồi sau đó lại 4 tháng và 4 tháng lần 3, tổng cộng là 1 năm, khiếp chưa, và trong cái thời gian đó là ông cúng toàn là thượng vị hảo hạng để mà phục hồi sức khỏe và từ đó ông mới nổi tiếng khắp cái xứ Diêm-phù-đề là Đệ nhất thí chủ chuyên cúng dường mỹ vị. Và sau khi mà đủ 3 lần 4 rồi thì Phật đã dạy:

–  Đủ rồi, này Mahānāma, 4 tháng lần đầu tiên vì tín tâm của ông và chư Tăng cũng đang cần, 4 tháng tiếp theo chư Tăng cũng đang cần và tín tâm của ông, và 4 tháng thứ ba là coi như là cái ranh giới cuối cùng không thể vượt qua, đủ rồi, vì còn vô số chúng sanh ở muôn phương trời đất còn đang cần đến cái bóng dáng của Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo, nên bất quá tam, đến đây là maximum không nhận nữa. 

Và các vị tưởng tượng đi, suốt một năm trời nuôi hàng ngàn ông mà cho ăn toàn là đồ trên mây không, cho nên cái vị này mà được gọi là Đệ nhất cúng dường mỹ vị thì tôi thấy hình như là cũng không có gì quá đáng! 

Cho nên là phật tử Thụy Sĩ ở đây cũng có một vài người ngu lắm, nói rằng tu là coi như là phải nghèo, tu là phải ăn dở ẹc, tu là phải xài đồ xấu quắc, tu là phải coi như là má nhìn không ra, … họ nghĩ cũng có chỗ đúng, nhưng mà nó hơi ác! Thì mai này mấy người đó mà đi xuất gia thì sẽ gặp ngay cái ông Verañja này nè, ổng cho ăn ba cái cỏ, lúa ngựa cho biết mùi. 01:00:59

Nam cư sĩ Ugga Vesālika

Trong Kinh nói rằng ông này cũng tu ba-la-mật 100 ngàn đại kiếp để nguyện trở thành Thí chủ cúng món như ý. Ông Mahānāma kia là cúng dường mỹ vị-chuyên gia thực phẩm-chỉ gói gọn và xoay quanh cái vấn đề ăn uống nhai nuốt, chỉ cúng thức ăn mà ổng nghĩ là ngon nhất. Còn ông Ugga này là cúng dường tứ sự, không có riêng thực phẩm, mà ổng cho tất cả những gì mà ổng nghĩ rằng người nhận sẽ thích.

Hai cái này khác nhau, và tôi thấy hình như ở trong cái đời sống của chúng ta thường ngày, cả hai loại người này đều có. Có người thì họ tặng quà cho vợ họ cái thứ mà họ thấy quý, còn có người thì họ tặng quà cái món mà ổng nghĩ rằng người nhận thích. Một cái là mình thích mình mới đem tặng, còn một cái là mình tặng cái mà người ta thích, hai cái này tôi cố ý tôi nói tới nói lui là để cho quý vị thấy rằng cái kiểu cho nó khác nhau. Cho cái mình thích và cho cái người ta thích, hai cái này nó khác nhau; cho cái mình thích, nó là sự hy sinh, còn cho người ta cái mà người ta thích đó là tâm lý. Thì tùy quý vị thôi, dĩ nhiên mình cho cái mà mình thích thì cái đó cũng là một cái đáng quý, bởi vì có 3 kiểu bố thí:

1. dāsa dāna là nô lệ thí, tức là bố thí cái kém hơn thứ mình dùng,

2. sahāya dāna là bằng hữu thí, tức là cho cái tương đương với cái thứ mình dùng,

3. sāmī dāna là chủ nhân thí có nghĩa là cho cái tốt hơn cái thứ mà mình dùng.

Đó là nói rộng thì nó có 3, còn nói hẹp có hai:

1. một là mình cho cái mình thích,

2. hai là mình cho cái mà người ta thích.

Và bữa hôm tôi nói rồi, mình khác Đức Phật không có nhiều, mình với Đức Phật không có khác nhau nhiều, Đức Phật thì cho cái khó cho, nhịn cái khó nhịn, làm cái khó làm nên đắc được cái pháp khó đắc, hiểu được cái khó hiểu; còn mình thì cho cái khó xài, nói cái khó nghe, cho nên mình trở thành cái người khó ưa. Thì nghe cũng hơi hao hao với nhau vậy đó. 

Ông này không có tên riêng, trong Kinh không nói đến, chỉ nói đến cái mỹ danh, biệt hiệu của ông, vì ông có cái dáng người cao lớn và ăn sài rộng rãi hơn người nên được gọi là Ugga, ugga có nghĩa là cao cấp mà cũng là cao lớn hơn người, cho nên mình có thể tạm dịch là ông giống như thượng nhân vậy đó, tôi không muốn dịch cao nhân, mà giống như thượng nhân, có nghĩa là cái gì cũng trên người ta hết, đứng cũng trên người ta, cái đầu cũng trên người ta, mà ăn sài cũng hơn người ta.

Đây cũng là cái hạnh đặc biệt, khi mà ông sanh ra đời, ông gặp được Đức Phật, nghe Pháp, rồi bắt đầu ông mới cúng dường cho Ngài, rồi ông cũng đắc Đạo và ông được Đức Phật tuyên dương là cái vị Đệ nhất trong hạnh bố thí cái gì mà người ta thích. 

Nam cư sĩ Uggata 

Ông Uggata là Đệ nhất hộ Tăng, tiếng Pāli kêu là saṅghupaṭṭhaka mà bằng cái tâm bình đẳng không phân biệt tiếng Pāli là samacittena, có nghĩa là sao? Ông này cũng ngày xưa, 100 ngàn đại kiếp về trước ông cũng thấy một ông thiện nam mà được Đức Phật quá khứ tuyên dương cái hạnh này, ông mới nguyện và ông mới tu tập suốt 100 ngàn đại kiếp đến cái đời Đức Phật mình thì ông trở thành ra một cái người mà chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tuyên dương ông là Đệ nhất hộ Tăng bằng cái tâm bình đẳng, là sao? 

Tức là sau khi ông luân hồi nhiều kiếp, thì đến đời Đức Phật mình thì ông sanh vô làm con nhà triệu phú, rồi ông vui chơi, nhậu nhẹt, ca hát dữ lắm, thì một ngày kia khi mà ông biết được Phật Pháp rồi thì ông từ bỏ cái nếp sống đó, và ngày xưa ông nuôi trong nhà một đám vũ công ca kỹ hùng hậu lắm, nhưng mà khi ông biết Đạo rồi thì ông cho về hết, ông cho tiền ai nấy đi về kiếm sống kiểu nào đó thì sống, bây giờ ông trở thành vị Tam Quả rồi, ông mới một lòng phò trì chư tăng, Đức Phật. 

Ông có cái khả năng đặc biệt đó là chư Thiên thường tiếp xúc, gặp gỡ, trò chuyện với ông và chư Thiên thì cũng có nhiều vị, cũng bà tám, mới nói cho ông biết là cái ông Sư này nè là đàng hoàng, cái ông Sư kia là trời ơi, nhưng mà ông là một vị Thánh Tam Quả, mà đặc biệt là vì ông có cái hạnh là đệ nhất hộ Tăng, cho nên trong đây mới nói rõ đó là dầu cho có nói gì đi nữa, thì ông không hề có cái tâm phân biệt khi mà cúng dường một vị Lục Thông với một cái vị mà phá giới, cái này mới đặc biệt, ở trong đây mới ghi: Devatā rattibhāgasamanantare āgantvā chư thiên đêm khuya hay tới gặp ông seṭṭhissa ārocenti báo tin cho ông biết gahapati gia chủ ơi, asuko bhikkhu tevijjo cái vị này là đắc Tam Minh, asuko bhikkhu chaḷabhiñño vị kia đắc Lục Thông, asuko silavā vị kia là có Giới, asuko dussīlo vị kia là vị phá Giới; rồi sao? So tāsaṃ vacanaṃ sutvā ông nghe hết, guṇaṃ tāva yathābhūtato jānāti ông nghe hết và ông biết hết, ông biết còn hơn chư Thiên nói nữa, nhưng mà sao? deyyadhammaṃ pana samacitteneva deti nhưng mà khi bố thí thì ông vẫn là giữ cái tâm không có phân biệt, cho nên Đức Thế Tôn mới tán thán ông là Đệ nhất hộ Tăng là như vậy.

Nam cư sĩ Sūrambaṭṭha

Ông này là Đệ nhất bất động tín tâm, là sao? Tôi nói rồi, vị Thánh nào thì cũng không có lay chuyển cái niềm tin nơi Tam Bảo,  nhưng mà cái ông này thì có cái bằng chứng để mọi người thấy rõ cái điều đó, cho nên ông được Đức Phật tuyên dương là Đệ nhất tín tâm bất thối, là sao? Ông này cũng sau 100 ngàn đại kiếp tu hành, thì ông gặp được Đức Phật của mình, rồi ông làm con nhà triệu phú giàu có, rồi ông đi nghe Pháp, xong rồi thì ông đắc Tu-đà-hườn, bữa đó ông đi nghe Pháp xong, ông thỉnh Đức Phật và chư Tăng về nhà cúng dường. Xong xuôi rồi Đức Phật về chùa, được một lát sau không có lâu, thì ông thấy Đức Phật quay trở lại và Ngài nói thế này:

– Hồi nãy thì Ta nói rằng các pháp hữu vi là vô ngã, vô thường, nhưng mà thật ra Ta muốn nói cho con biết một chuyện, là không phải cái gì trên đời này cũng vô ngã, vô thường, thật ra nó có cái mayā hi pañcakkhandhā sabbeva aniccā dukkhā anatta Ta đã từng nói năm uẩn là vô thường, vô ngã, trúng, nhưng mà na panete sabbeva evarūpā nhưng mà không phải cái nào cũng vậy đâu nha! Con nhớ nha! Ekacce hi khandhā niccā dhuvā sassatā atthī’’ti Trong cái số mà người ta nói vô ngã, vô thường ấy, thật ra nó cũng có những thứ mà nó là trường tồn bất tử! Nhớ nha! 

Hồi nãy khi mà ông tiễn Đức Phật đi ra cửa rồi, thì lát sau ông thấy Ngài quay trở lại là ông đã suy nghĩ rồi, ông suy nghĩ một vị Phật không thể nào mà làm cái chuyện lạ lùng như thế này, đã đi rồi mà còn quay lại trong một cách thế rất là khó hiểu, hơi mờ ám, nói thẳng luôn, nhưng mà ông thấy rõ ràng cái vị này có 32 tướng tốt và 80 cái hảo tướng, và có hào quang, có dung nghi phong phạm, tiên phong đạo cốt chói lọi, sáng lòa, thì trên nguyên tắc ông quỳ sụp xuống ông đảnh lễ, ông hỏi:

– Thế Tôn trở lại có chuyện gì không?

Nhưng khi mà ông nghe nói cái chỗ mà trong các pháp hữu vi không phải cái nào cũng vô ngã, vô thường, cũng có cái trường tồn bất biến, ông nghe như vậy, ông đứng bật dậy, ông nói rằng là:

– Ngươi là Ác ma chứ không phải là Đạo Sư, không phải là Thế Tôn! (rồi sao nữa?) mā me gharadvāre tiṭṭhā”ti đừng có đứng ngay chỗ nhà của ta nữa, đi đi, đừng có đứng đây nữa! 

Thì sao? Māro tassa vacanaṃ sutvā Ác ma Thiên tử nghe như vậy rồi thì paṭippharitvā kathetuṃ asakkonto không có nói được câu nào hết và tattheva antaradhāyi lập tức biến mất.

Cái câu chuyện đó xảy ra buổi trưa, tức là trai tăng xong rồi tiễn Phật về thì mới xảy ra cái chuyện Ác ma phá, thì sāyanhasamaye tới buổi chiều, thì satthu santikaṃ gantvā mārena katakiriyaṃ kathetvā buổi chiều ông vào hầu Phật, ông mới kể lại cái chuyện đó, thì Đức Thế Tôn mới xác nhận trước mọi người, vì có cái duyên sự thì Ngài mới xác nhận rằng:

– Trong đệ tử của Ta, vị này là Đệ nhất bất thối trong cái niềm tin.

Và tôi nhắc lại, Thánh nhân Tu-đà-hườn y chang nhau, không có ai khác ai hết trơn, nhưng mà tại vì ông này thứ nhất ông có cái lời nguyện trong quá khứ, và thứ hai nữa là trong hiện tại ông có cái duyên sự để mà Ngài nói, nhưng mà cũng có cái thứ ba. nếu giả định như ông chưa chứng Sơ Quả, thì so với những phàm phu khác, Tín tâm của ông cũng hơn người, tức là một lần đã tin rồi thì không có lay chuyển được, chớ không phải chỉ có vụ Thánh nhân không, nhớ nha, cái điểm đặc biệt. 

Như trong Kinh nói có một lần đó (cái này cũng phong thần nữa) có một vị Phật Độc Giác ở trên núi, Ngài nhập thiền diệt 7 ngày coi như không có ăn gì hết, nhập định 7 ngày, tới cái ngày thứ 7 Ngài xuất định, Ngài mới đi xuống phố đi bát, mà Ngài quan sát ở trong khắp hoàn vũ này thấy bữa nay chỉ có một người mà có cái niềm tin coi như bán mạng, cỡ nào cũng không có lay chuyển, mặc dù người đó là phàm, cho nên Ngài mới ôm bát Ngài đến thẳng cái chỗ đó. Mà ông chủ nhà chính là Bồ Tát của mình, Bồ Tát Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát nhìn thấy Đức Phật Độc Giác là Bồ Tát thương rồi, lạ như vậy đó, Bồ tát thương ngay vậy đó, nói là phải cúng dường cho vị này. Thì lúc đó Ác ma, thời nào cũng có Ác ma hết, mỗi thời có cái Ác ma, Ác ma có nghĩa là ông Thiên tử mà lớn nhất trong 6 cõi Dục, ổng biết là bữa nay mà Phật Độc Giác không có thực phẩm là thế nào cũng níp-bàn, ổng muốn giết Ngài chết, ra tay giết Ngài thì ổng làm không được nhưng mà ổng khiến cho Ngài bị bệnh, bị đói, bị tai nạn để cho Ngài tịch, ổng nghĩ là ổng làm được. Thì lúc mà Ngài ôm bát Ngài đứng trước nhà Bồ Tát thì lúc đó Ác ma dùng thần thông tạo ra một cái hố than hừng lửa cháy phừng phừng, tức là Bồ Tát bưng cái bát cơm từ trong nhà đi ra, thì đang đứng trước mặt Đức Phật Độc Giác thì Bồ Tát nhìn thấy cái hố than nó cháy phừng phừng vậy đó, thì Bồ Tát mới suy nghĩ thế này:

– Có người phá mình! 

Cái huệ căn của Ngài-Ngài biết có người phá mình, và Ngài mới suy nghĩ thế này:

– Cho dầu hôm nay mà Ta có vì cái bữa cúng dường này mà Ta đi địa ngục, thì Ta cũng cúng!

Bồ Tát nghĩ như vậy, Bồ Tát bước thẳng qua cái hố than đó, và dĩ nhiên vô sự, và Ngài mới để bát cúng dường cho Phật Độc Giác, thì cái chuyện đó bà con trong room có thể không tin, nhưng mà kể thì phải kể luôn, nha. Thì đại khái như vậy, có những người tuy họ phàm nhưng mà cái tín tâm bất thối!

Nam cư sĩ Jīvaka Komārabhacca

Thời Đức Phật có cái xóm Bình Khang, có nghĩa là một cái xóm toàn là mấy cô gái ăn sương, tức cô gái bán hoa, mà nó có một cái tục lệ truyền đời, có nghĩa là mấy cô trong xóm này, người ta làm nghề này người ta sợ có bầu, còn mấy cô này thì mấy cô làm chuyên nghiệp lắm, cho nên là mấy cô cứ đợi khi hồi còn trẻ thì thôi, nhưng mà hơi lớn tuổi hơi trọng trọng thì cô nào cũng muốn lận lưng có một đứa con để mà nương cậy lúc lớn tuổi, mà con trai thì không có nương được, cho nên mấy cổ có một cái luật lệ bất thành văn đó là sanh con trai thì liệng bỏ, mà sanh con gái thì giữ lại, lớn lên cho nó làm gái tiếp để mà nó nối truyền cái truyền thống hay ho của mẹ. 

Thì ông Jīvaka này ổng cũng sanh vào ở trong cái xóm đó, do cái tiền nghiệp quá khứ ổng mới sanh vô trong cái xóm đó làm con của một cô kỹ nữ, thì khi ổng sanh ra thì mấy cô kỹ nữ nhìn thấy ổng là con trai, họ mới quyết định đem liệng bỏ ở trong thùng rác. Thì buổi sáng có ông hoàng tử đi ngang thấy, hoàng tử đó chính là con trai của vua A-xà-thế, ổng mới thấy đứa bé ổng đem về nuôi, rồi lớn lên ổng cho đi học nghề thuốc, rồi trở thành một vị danh y, (chuyện hày tôi đã có kể, bà con biết rồi, tôi kể vắn tắt thôi), rồi ông đắc Đạo Tu-đà-hườn, rồi ông cúng cho Đức Phật một cái khu vườn xoài để Ngài và chư Tăng có chỗ lui tới cư ngụ, ổng được Đức Phật tuyên dương là cái người mà được lòng dân chúng hạng nhất. Cái ông kia là được lòng người nhờ khéo áp dụng cái phép đắc nhân tâm, còn cái ông này là ổng hơi khác ông kia một chút, ông kia phải có xài cái chiêu trò; ở đây ghi rằng Jīvaka là con của ông hoàng Abhaya con trai của A-xà-thế với một cô kỹ nữ, nhưng trong Chú Giải Trung Bộ và Tạng Luật thì ghi rằng cha ông Jīvaka là một khách làng chơi vô danh, nên mới có cái ngoại hiệu là Jīvaka Komārabhacca, Jīvaka nghĩa là người mạng lớn bị vất thùng rác mà vẫn không chết, còn Komārabhacca nghĩa là cái người mà được hoàng tử nuôi nấng, nghĩa là không phải con ruột của ông hoàng tử.

Ai biết xài máy hay biết ngoại ngữ, các vị đánh chữ Jīvaka Komārabhacca thì xem nhiều cái nguồn khác nhau cho nó thoải mái, bởi vì ông hoàng tử không phải là cha cho nên mới có cái ngoại hiệu là Komārabhacca có nghĩa là ông này được hoàng tử nuôi, giống như bây giờ ông bố của tôi đâu phải cái người nuôi tôi, bởi vì bố của tôi thì tôi nói thẳng là bố của tôi rồi, còn cái này là vì tôi được ai đó nuôi.

Thì ông này sở dĩ mà ông được lòng thiên hạ là vì sao? Là chỉ vì lý do đơn giản thôi, vì Jīvaka rất giàu tiền và giàu từ tâm, giúp người không tiếc tay, đặc biệt cứu mạng vô số người không có phân biệt, thậm chí có nhiều người bị trọng bệnh đến để mà nhờ ông chữa, ông chữa riết ông không có thời gian, không còn sức khỏe nữa, ổ

ng nói bây giờ ông chỉ ưu tiên cho chư Tăng, thì người ta nghe như vậy, người ta bèn cạo đầu đắp Y luôn để được ông chữa trị, nghĩa là có lúc nhiều quá, ông mới thông báo là bây giờ tôi chỉ ưu tiên cho Đức Phật và chư Tăng, thì người ta bèn cạo đầu đắp Y để mà được ông chữa trị.

Điều đó có nghĩa là ông được lòng không biết bao nhiêu người, bởi vì người nghèo thì ông cho ăn, cho mặc, cho ở, mà người bệnh thì chữa trị hoặc là cho thuốc. Cho nên là ông nổi tiếng khắp 16 cái vương quốc Ấn Độ thời đó, một phần là vì cái lòng của ông tốt, thứ hai nữa là vì cái tay nghề của ông, ông là một danh y mà các bậc đế vương, con nhà quyền quý, công hầu khanh tướng bị bệnh cũng phải đều gõ cửa nhà ông với những cái phần mà hậu tạ cực kỳ hậu hỉnh, trọng hậu! Thì đó là chuyện về ông Jīvaka Komārabhacca

Nam cư sĩ Nakulapitā 

(pitu, pita – pitu giống nhau) Đệ nhất chung tình 

vissāsakā có hai nghĩa là thân tình, thân mật mà cũng có nghĩa là thủy chung, chung tình, mà tôi dò kỹ lại thì tôi thấy nên hiểu cái nghĩa thứ hai: nghĩa thủy chung hay nghĩa chung tình, là vì sao? Là bởi vì có một lần đó Pức Phật và chư Tăng đi đến một cái xứ gọi là xứ Bhagga, thì ở đó có vợ chồng của ông triệu phú, giàu lắm, ổng vừa nhìn thấy Đức Phật là hai vợ chồng chạy ra, ổng nói với bả:

– Bà ơi, con mình về rồi, con mình về rồi! 

Ông bà ngồi dưới chân Ngài, thì chư tăng không có hiểu vì sao, thì Đức Phật Ngài mới giải thích là hai vợ chồng này đã trãi qua 2 ngàn kiếp là thân thuộc của Ngài, có nghĩa là 500 đời làm cha, mẹ, rồi cậu, dì; trong đây kể kira là tương truyền rằng ayaṃ nakulapitā gahapati cái ông chồng thì pubbe kiếp trước pañca jātisatāni dasabalassa pitā ahosi 500 kiếp làm cha của Bồ Tát, 500 kiếp làm chú, 500 kiếp làm ông nội rồi 500 kiếp làm cậu. Cha là pitā, chú ruột là cūḷapitā, ông nội là mahāpitā, mātula là cậu ruột. Cứ mỗi một cái vai như vầy là 500 kiếp sống. Còn bà triệu phú có 500 kiếp là mẹ, rồi 500 kiếp làm cô, 500 làm bà, 500 kiếp làm dì; tổng cộng là mỗi người có 2000 kiếp. 

Cho nên hôm nay họ gặp Ngài họ rất là thương, thương lắm, thì Ngài mới thuyết Pháp cho họ nghe, nghe xong rồi thì cả hai đắc Tu-đà-hườn hết, sau lần sơ ngộ với Phật, hai người đắc Sơ Quả, Phật ra đi và sau đó trở lại Bhagga khi hai ông bà đã luống tuổi. Trong đây có ghi: Satthā Bậc Đạo Sư aparabhāge là về sau tesaṃ mahallakakāle khi mà hai ông bà đã lớn tuổi, đã luống tuổi rồi thì puna taṃ nagaraṃ agamāsi Ngài có quay trở lại thành phố này một lần nữa, nhớ cái chi tiết này quan trọng, khi Ngài trở lại thì hai ông bà này đã già rồi, thì ông bà họ nghe Pháp, họ lạy Phật và hai ông bà mới nói thế này:

– Bạch Thế Tôn, từ cái ngày mà con lấy bà xã con cho đến bây giờ mấy chục năm, ngay trong tư tưởng của con cũng không có một phút giây nào mà có cái ý aticaritā là ngoại tình, manasā aticaritā là ngoại tình tư tưởng, kuto pana kāyena nói chi là ngoại tình bằng cái thân xác. Manasā aticaritā là ngay cả cái ngoại tình tư tưởng còn không có thì nói chi là kuto pana kāyena nói chi là ngoại tình bằng thân xác! (Dễ sợ như vậy. Mà hai ông bà là Sơ Quả hết đó). Thì con xin Thế Tôn chứng minh cho con là cho đến bao giờ mà hai đứa chưa có viên tịch giải thoát 100% xin cho đời đời kiếp kiếp được gặp lại nhau abhisamparāyañca aññamaññaṃ passati có nghĩa là gặp lại nhau kiếp lai sinh.

Cái quyển Tự điển chữ khó của tôi là mấy cái chữ này tôi để lại hết đó, tôi phải ghi lại mấy cái này, chứ khơi khơi tôi đâu có biết nó nằm ở đâu, thí dụ như ngoại tình tư tưởng thì trong Kinh có nói là manasā aticaritā. Thí dụ như trong Kinh có một chỗ Đức Phật Ngài dạy là yebhuyyena mātugāma bhikkhave aticārini honti Này cái Tỷ-kheo, hầu hết phụ nữ trong đời đều có khả năng ngoại tình. Cái đó mới ghê chứ!

Cho nên từ cái chỗ hai người đối với nhau như vậy đó, cho nên Đức Phật Ngài mới dạy rằng:

– Trong đệ tử của Ta, (ở đây là hai vợ chồng, nhưng mà Ngài chỉ nói về người chồng thôi) thì Nakulapitā được xem là Đệ nhất chung tình.

Đệ nhất chung tình là như vậy đó. Ở đây quý vị lấy cái bản dịch là nói chuyện một cách thân mật thì kẹt quá! Ở đây là đệ nhất chung tình. Tùy quý vị. 01:45:13

01:45:24 Mình đã kết thúc cái phần Thiện nam, còn cái phần Tín nữ mình cầu trời cho ngày chủ nhật nó xong.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng qua Paltalk năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app