13. Anattalakkhaṇasutta

1. Evamme sutaṃ. Ekaṃ samayaṃ bhagavā bārāṇasiyaṃ viharati isipatane migadāye. Tatra kho bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi – ‘bhikkhavo’ti. ‘Bhadante’ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

2. ‘Rūpaṃ, bhikkhave, anattā. Rūpañca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ rūpaṃ ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca rūpe – ‘evaṃ me rūpaṃ hotu, evaṃ me rūpaṃ mā ahosī’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, rūpaṃ anattā, tasmā rūpaṃ ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati rūpe – ‘evaṃ me rūpaṃ hotu, evaṃ me rūpaṃ mā ahosī’’ti.

3. ‘Vedanā anattā. Vedanā ca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ vedanā ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca vedanāya – ‘evaṃ me vedanā hotu, evaṃ me vedanā mā ahosī’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, vedanā anattā, tasmā vedanā ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati vedanāya – ‘evaṃ me vedanā hotu, evaṃ me vedanā mā ahosī’ti.

4. ‘Saññā anattā. Saññā ca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ saññā ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca saññāya – ‘evaṃ me saññā hotu, evaṃ me saññā mā ahosī’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, saññā anattā, tasmā saññā ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati saññāya – ‘evaṃ me saññā hotu, evaṃ me saññā mā ahosī’ti. 

5. ‘Saṅkhārā anattā. Saṅkhārā ca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissaṃsu, nayidaṃ saṅkhārā ābādhāya saṃvatteyyuṃ, labbhetha ca saṅkhāresu – ‘evaṃ me saṅkhārā hontu, evaṃ me saṅkhārā mā ahesu’nti. Yasmā ca kho, bhikkhave, saṅkhārā anattā, tasmā saṅkhārā ābādhāya saṃvattanti, na ca labbhati saṅkhāresu – ‘evaṃ me saṅkhārā hontu, evaṃ me saṅkhārā mā ahesu’’nti.

6. ‘Viññāṇaṃ anattā. Viññāṇañca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ viññāṇaṃ ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca viññāṇe – ‘evaṃ me viññāṇaṃ hotu, evaṃ me viññāṇaṃ mā ahosī’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, viññāṇaṃ anattā, tasmā viññāṇaṃ ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati viññāṇe – ‘evaṃ me viññāṇaṃ hotu, evaṃ me viññāṇaṃ mā ahosī’’ti.

7. ‘Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’ti? ‘Aniccaṃ, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti? ‘Dukkhaṃ, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’ti? ‘No hetaṃ, bhante’. 

8. ‘Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, vedanā niccā vā aniccā vā’ti? ‘Aniccā, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti? ‘Dukkhaṃ, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’ti? ‘No hetaṃ, bhante’. 

9. ‘Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, saññā niccā vā aniccā vā’ti? ‘Aniccā, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti? ‘Dukkhaṃ, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’ti? ‘No hetaṃ, bhante’.

10. ‘Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, saṅkhārā niccā vā aniccā vā’ti? ‘Aniccā, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti? ‘Dukkhaṃ, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’ti? ‘No hetaṃ, bhante’. 

11. ‘Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā’ti? ‘Aniccaṃ, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā’ti? ‘Dukkhaṃ, bhante’. ‘Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ – ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’’ti? ‘No hetaṃ, bhante’.

12. ‘Tasmātiha, bhikkhave, yaṃ kiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ – ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Yā kāci vedanā atītānāgatapaccuppannā ajjhattā vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbā vedanā – ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Yā kāci saññā atītānāgatapaccuppannā ajjhattā vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbā saññā – ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Ye keci saṅkhārā atītānāgatapaccuppannā ajjhattā vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbe saṅkhārā – ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. ‘Yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ – ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

13. ‘Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati, saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī’’ti.

14. Idamavoca bhagavā. Attamanā pañcavaggiyā bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinanduṃ. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne pañcavaggiyānaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti. 

Anattalakkhaṇasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

13. Kinh Vô Ngã Tướng

1. Một thời Thế Tôn trú ở Bārāṇasī, tại Isipatana (chư Tiên đọa xứ), chỗ Vườn Nai. Ở đấy, Thế Tôn nói với nhóm năm vị Tỷ-kheo: ‘Này các Tỷ-kheo’. ‘Thưa vâng bạch Thế Tôn’. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

2. ‘Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: ‘Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!’ Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: ‘Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!’

3. ‘Thọ là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các thọ như sau: ‘Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!’ Và này các Tỷ-kheo, vì thọ là vô ngã. Do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: ‘Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!’

4. ‘Tưởng là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu tưởng là ngã, thời tưởng không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các thọ như sau: ‘Mong rằng tưởng của tôi như thế này! Mong rằng tưởng của tôi chẳng phải như thế này!’ Và này các Tỷ-kheo, vì tưởng là vô ngã. Do vậy, tưởng đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các tưởng: ‘Mong rằng tưởng của tôi như thế này! Mong rằng tưởng của tôi chẳng phải như thế này!’ 

5. ‘Các hành là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các hành như sau: ‘Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế này!’ Và này các Tỷ-kheo, vì các hành là vô ngã. Do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành: ‘Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế này!’

6. ‘Thức là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được các thức như sau: ‘Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!’ Và này các Tỷ-kheo, vì thức là vô ngã. Do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: ‘Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!’

7. ‘Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường? — Là vô thường, bạch Thế Tôn! — Cái gì vô thường là khổ hay lạc? — Là khổ, bạch Thế Tôn. — Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: ‘ Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’? — Thưa không, bạch Thế Tôn.

8. ‘Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Thọ là thường hay vô thường? — Là vô thường, bạch Thế Tôn! — Cái gì vô thường là khổ hay lạc? — Là khổ, bạch Thế Tôn. — Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: ‘ Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’? — Thưa không, bạch Thế Tôn.

9. ‘Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tưởng là thường hay vô thường? — Là vô thường, bạch Thế Tôn! — Cái gì vô thường là khổ hay lạc? — Là khổ, bạch Thế Tôn. — Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: ‘ Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’? — Thưa không, bạch Thế Tôn.

10. ‘Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Hành là thường hay vô thường? — Là vô thường, bạch Thế Tôn! — Cái gì vô thường là khổ hay lạc? — Là khổ, bạch Thế Tôn. — Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: ‘ Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’? — Thưa không, bạch Thế Tôn.

11. ‘Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Thức là thường hay vô thường? — Là vô thường, bạch Thế Tôn! — Cái gì vô thường là khổ hay lạc? — Là khổ, bạch Thế Tôn. — Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: ‘ Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi’? — Thưa không, bạch Thế Tôn.

12. ‘Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì là quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: ‘Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi’. Phàm thọ gì là quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: ‘Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi’. Phàm tưởng gì là quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: ‘Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi’. Phàm các hành gì là quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: ‘Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi’. Phàm thức gì là quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: ‘Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi’.

13. ‘Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm y đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: ‘Ta đã được giải thoát’. Vị ấy biết rõ: ‘Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa’.

14. Thế Tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời dạy này được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Kết thúc Kinh Vô Ngã Tướng.

-ooOoo-

 

TẢI SÁCH BẢN PDF TẠI ĐÂY:

PARITTA - Sư Thiện Hảo

 

* Bài viết được trích từ cuốn Paritta Pāḷi – Kinh Hộ Trì Pāḷi Việt – Trích lục bởi Bhikkhu Vāyāma – Tỳ Khưu Thiện Hảo

 

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app