Kinh Gaddulabaddha Dây Trói Buộc

Hỏi và Đáp

– Câu Hỏi 71: Làm thế nào để một người không từ bỏ hành thiền sau nhiều thất bại do rất nhiều những chướng ngại cả bên ngoài lẫn bên trong gây ra?

Trà Lài Câu Hói 71: Hành giả phải có niềm tin mãnh liệt nơi Đức Phật (Buddha), Giáo Pháp (Dhamma) và Chư Tăng (Sangha). Hành giả phải tin rằng những gì Đức Phật nói về vòng sanh tử luân hồi là thực. Cho dù hành giả đã làm được nhiều thiện nghiệp trong kiếp này, nếu hành giả vẫn chưa chứng ngộ Niết-bàn (Nibbana), hành giả sẽ phải tiếp tục trôi lăn trong vòng luân hồi, cảm thọ những khổ đau của sanh, lão, bệnh và tử, v.v… Và nếu một nghiệp bất thiện nào đó của hành giả chín mùi vào sát-na cận tử ở bất kỳ kiếp nào, hành giả sẽ phải tái sanh vào một trong bốn ác đạo, ngay cả trong địa ngục, cảm thọ khổ rất khốc liệt. Trong Kinh Hiền Ngu (Bālapanaita Sutta), Đức Phật đã nói với các vị Tỳ-kheo như vầy:

‘Người ngu sau khi phạm tà hạnh về thân,  về lời nói, về tâm ý, vào lúc thân hoại mạng chung, sanh vào trong tình trạng bần cùng, trong một sanh thú bất hạnh, thậm chí trong địa ngục.

‘Nếu nói một cách đúng đắn thì phải nói: “Nơi ấy hoàn toàn không đáng mong muốn, hoàn toàn không vừa ý,” về địa ngục, chính đáng mà nói, sẽ phải nói như vầy, cái khổ ở địa ngục là rất nhiều đến nỗi khó tìm ra được một ví dụ để so  sánh.

Khi điều này được nói, một vị Tỳ-kheo đã hỏi đức Thế Tôn: ‘Nhưng, bạch đức Thế Tôn, ngài có thể đưa ra một ví dụ được không?’

‘Có thể được, này Tỳ-kheo,’ Đức Thế Tôn nói. ‘Này các Tỳ-kheo, giả sử có người bắt được một tên trộm, và đưa hắn tới trình vua, người này nói: “Tâu Đại Vương, đây là một tên trộm. Hãy ra lệnh trừng phạt hắn theo ý ngài.” Rồi đức Vua nói: “Hãy đem người này đi và đâm người này vào buổi sáng với một trăm mũi giáo.” Và họ đâm hắn một trăm mũi giáo vào buổi sáng. Đến trưa nhà  Vua  hỏi: “Người ấy thế nào rồi?” — “Tâu Đại Vương, hắn vẫn còn sông.” Rồi đức Vua nói: “Hãy đi và đâm người này vào buổi trưa với một trăm mũi giáo.” Và họ đâm hắn một trăm mũi giáo vào buổi trưa. Đến chiều đức Vua hỏi: “Người ấy thế nào rồi?” — Tâu Đại Vương, hắn vẫn còn sống.” Đức Vua nói: “Hãy đi và đâm người này vào buổi chiều với một trăm mũi giáo.” Và họ đâm hắn với một trăm mũi giáo vào buổi chiều. Các ông nghĩ thế  nào, này các Tỳ-kheo? Liệu người ấy có cảm thọ khổ và ưu do bị đâm với ba trăm mũi giáo như vậy không?’

‘Bạch Đức Thế Tôn, dù bị đâm ngay cả với với một mũi giáo thôi, người ấy chắc chắn sẽ cảm thọ khổ ưu rồi, nói gì đến ba trăm.’

Rồi, cầm lấy một viên đá nhỏ cỡ bằng bàn tay, Đức Thế Tôn nói với các vị Tỳ-kheo như vầy: Này các Tỳ-kheo, các ông nghĩ thế nào. Cái nào là lớn hơn, viên đá nhỏ ta cầm, cỡ bằng bàn tay của ta, hay núi Tuyết Sơn (Himalaya), vua của các quả núi?’

‘Bạch Đức Thế Tôn, viên đá nhỏ mà  Đức Thế Tôn đang cầm, cỡ bằng bàn tay của ngài,  không đáng kể gì bên cạnh núi Tuyết Sơn, vua của các quả núi kia; thậm chí nó không bằng một phần nhỏ, làm thế nào có sự so sánh được.’

‘Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, khổ ưu mà người kia cảm thọ do bị đâm với ba trăm mũi giáo không đáng kể so với cái khổ địa ngục; nó không bằng một phần nhỏ, làm thế nào có sự so  sánh được. Bây giờ, này các Tỳ-kheo những người coi địa ngục hành hạ người ấy với năm loại đâm  xuyên, họ đóng một cây cọc sắt nóng đỏ xuyên qua một tay, họ đóng một cấy cọc sắt nóng đỏ xuyên qua một tay khác, họ đóng một cây cọc sắt nóng đỏ xuyên qua một chân, họ đóng một cây cọc sắt nóng đỏ xuyên qua một chân khác, và họ đóng một cây cọc sắt nóng đỏ xuyên qua bụng người ấy. Ở đó người ấy cảm giác những cảm thọ đau đớn, đau nhói, thấu tận xương tuỷ. Tuy thế nó vẫn không  chết bao lâu ác nghiệp ấy chưa cho hết quả báo của nó.

Kế tiếp những người coi địa ngục ném  người ấy xuống và chặt người ấy với những lưỡi búa. Ở đó người ấy cảm giác những cảm thọ đau đớn, đau nhói, thấu tận xương tuỷ. Tuy thế nó vẫn không chết bao lâu ác nghiệp ấy chưa cho hết quả báo của nó.

Kế tiếp những người coi địa ngục treo  ngược chân người ấy lên, đầu quay trở xuống và chặt người ấy với những lưỡi rìu. Ở đó người ấy cảm giác những cảm thọ đau đớn, đau nhói, thấu  tận xương tuỷ. Tuy thế nó vẫn không chết bao lâu ác nghiệp ấy chưa cho hết quả báo của nó.

Kế tiếp, những người coi địa  ngục  thắng yên cương cho người  ấy vào một cỗ xe và đánh  cho người ấy chạy qua chạy lại ngang qua bãi than nóng, cháy rực, cháy hừng. Ở đó người  ấy cảm  giác những cảm thọ đau đớn, đau nhói, thấu tận xương tuỷ. Tuy thế nó vẫn không chết bao lâu ác nghiệp ấy chưa cho hết quả báo của nó.

Kế tiếp những người coi địa ngục bắt người ấy trèo lên tụt xuống một núi than đang cháy lớn, cháy rực, cháy hừng. Ở đó người ấy cảm giác những cảm thọ đau đớn, đau nhói, thấu tận xương tuỷ. Tuy thế nó vẫn không chết bao lâu ác nghiệp  ấy chưa cho hết quả báo của nó.

Kế tiếp những người coi địa ngục nắm chân người ấy lên đầu chúc xuống và nhận vào trong  một vạc đồng nóng đỏ, đang sôi, cháy rực, cháy hừng. Người ấy bị nấu trong vạc đồng quay cuồng sủi bọt đó, lúc bị cuốn lên, lúc bị cuốn xuống, và  lúc bị cuốn ngang. Ở đó người ấy cảm giác những cảm thọ đau đớn, đau nhói, thấu tận xương tuỷ.  Tuy thế nó vẫn không chết bao lâu ác nghiệp ấy chưa cho hết quả báo của nó.

Kế tiếp những người coi địa ngục ném  người ấy vào Đại Địa Ngục. Và này các Tỳ-kheo,   về Đại Địa Ngục đó:

Nó có bốn góc và
Bốn cửa ở bốn bên
Tường sắt bao chung quanh,
Với mái sắt bên trên,
Sàn cũng làm bằng sắt
Được nung nắng với lửa
Toàn bộ một trăm lý
Sức nóng bao phủ khắp

Này các Tỳ-kheo, bằng nhiều cách  Ta  có thể nói cho các ông về địa ngục. Song cái khổ ở địa ngục thì nhiều đến nỗi khó mà có thể tìm ra được một ví dụ.

Ở đây, tôi muốn hỏi quý vị: Quý vị cảm  thấy thế nào nếu quý vị bật một cây diêm và dùng ngọn lửa ấy để đốt ngón tay của quý vị trong một phút thôi? Có phải nó rất đau không? Và bây giờ quý vị thử suy xét xem: Nếu toàn thân quý  vị  bị đốt cháy hay bị nấu sôi trong địa ngục một thời gian dài quý vị sẽ cảm thấy như thế nào? Đức Phật không có ý định làm cho chúng ta sợ hãi với những gì ngài nói trong kinh, mà ngài chỉ đưa ra những sự thực cốt để đánh thức ước muốn thiện mạnh mẽ trong chúng ta để nỗ lực thực hành ngõ hầu tránh rơi vào tình trạng đáng thương như thế mà thôi.

Nếu chúng ta có niềm tin nơi Đức Phật, chúng ta sẽ có ước muốn thiện mạnh mẽ trong tâm để thực hành, nhờ thế thoát khỏi cái khổ của tử sanh luân hồi. Ước muốn thiện này chính là dic nhv ý túc (dục-làm căn bản cho sự thành công), một trong tứ như ý túc8. Tại sao nó lại được gọi là căn bản cho sự thành công? Bởi vì nó giúp chúng ta vượt qua các chướng ngại và khơi dậy sức tinh tấn lớn nhất để thực hành liên tục cho đến khi chúng ta thành tựu mục đích của chúng ta. Loại tinh tấn này là một căn bản cho sự thành công khác –can nhv ý túc. Ngoài hai căn bản này ra, chúng ta cũng nên trau dồi hai căn bản cho sự thành công khác, đó là tâm-làm căn bản (tâm nhv ý túc), và trạch pháp-làm căn bản (tham nhv ý túc). Tâm-làm căn bản cho sự thành công là sự thích thú cực độ của tâm đối với Pháp (Dhamma) và dán áp tâm vào Pháp. Trạch pháp-làm căn bản cho sự thành công là trí tuệ, chẳng hạn như trí tuệ phát sinh từ việc suy xét đến cái khổ của địa ngục. Nếu quý vị muốn phát triển khả năng thực hành Pháp (Dhamma) liên tục cho  dù quý vị đã gặp nhiều thất bại, quý vị phải  có niềm tin vững chắc nơi Đức Phật, Giáo Pháp  và Chư Tăng, và thường xuyên trau dồi tứ như ý túc hay bốn pháp làm căn bản cho sự thành công này.

Trong Kinh Hiền Ngu (Bǎlapanaita Sutta) Đức Phật đưa ra một ví dụ để chỉ cho chúng ta thấy kẻ ngu phải chịu khổ bao lâu trong những  khổ cảnh. Ngài nói:

‘Giả sử một người kia ném vào biển cả một cái ách với  một  lỗ  tròn trên dó, trên biển gió đông đưa nó về hướng tây, gió tây đưa nó về hướng đông, gió bắc đưa nó về hướng nam, và gió nam đưa nó về hướng bắc. Và có một con rùa mù cứ cuối mỗi thế kỷ lại trồi lên một lần.  Các ông nghĩ thế nào, này các Tỳ-kheo? Liệu con rùa mù có xỏ đầu của nó vào cái lỗ trên cái ách đó được không?’

‘Bạch Đức Thế Tôn, đôi khi nó cũng có thể xỏ đầu vào được sau một thói gian dài thật dài.’

‘Này các tỳ kheo, để chui đầu vào trong cái ách chi có một cái lổ trên dó con rùa mù ấy còn mất ít thời gian hơn là một người ngu, một khi đã đi đến sự diệt vong, muốn trở lại trạng thái làm người, ta nói như vậy. Tại sao? Bởi vì không có sự thực hành Dhamma (Pháp) ở đó, không có sự thực hành những điều chân chánh, không làm được những điều thiện, không thực hiện được những nghiệp công đức. Ở đó, chỉ có ǎn thịt lẫn nhau và kẻ mạnh giết kẻ yếu là thịnh hành.’

Từ ví dụ con rùa mù Đức Phật đưa ra ở trên, chúng ta biết rõ rằng một khi người ta đã rơi vào một khổ cảnh nào đó rồi, thời gian họ phải trải qua để trở lại trạng thái làm người rất khó mà tưởng tượng được. Ở đây, cho tôi hỏi quý vị một câu hỏi: Liệu có xứng đáng để sống một cuộc đời dễ duôi, hưởng thụ các dục lạc trong sáu mươi hay  bảy mươi năm, không thực hành Pháp (Dhamma), để  rồi cảm thọ cái khổ địa ngục trong hàng ngàn hàng triệu năm không? Để tôi kể cho quý vị nghe một  câu để chỉ cho quý vị thấy rằng làm điều đó là ngu ngốc như thế nào.

Trong thời kỳ Đức Phật Ca Diếp (Kassapa), có bốn người bạn. Họ là con trai  của  những  thương gia giàu có. Một hôm, họ bàn luận với nhau về việc nên làm gì trong cuộc sống của mình. Một người  trong  đó  nói: ‘Với một vị Phật như vậy xuất hiện, du hành từ nơi này đến nơi khác tốt đẹp như vậy! Chúng ta sẽ bố thí, làm nhúng việc công đức, và giữ giới đi?’  Nhưng  không  người  nào  đồng  ý  với  đề nghị ấy. Một người nói: ‘Chúng ta hãy dùng thì giờ để uống rượu và ǎn thịt. Đó sẽ là cách có ích  cho chúng ta để sống trong cuộc đời này.’  Cuối cùng  một  người  nữa nói: ‘Này  các  bạn,  có  một  điều  duy nhất  cho  chúng  ta làm. Không có người đàn bà lại từ chối sống với một người đàn ông cho họ tiền cả. Chúng ta hãy cho vợ cùa những người đàn ông khác tiến và hành dâm với họ.’ ‘Tốt, tốt!’ cả bọn la lên đồng ý với đề nghị của anh ta.

Từ đó trở đi họ gởi tiền đến cho những phụ nữ đẹp, hết người này tới người khác, và trong suốt hai ngàn năm như vậy, họ phạm tội tà dâm. Khi họ chết, họ bị tái sanh vào Địa Ngục Avīci (A-tỳ), ở đây họ bị hành hạ khổ sở suốt khoảng thời gian  giữa hai vị Phật. Sau khi chết tại đó, do quả của ác nghiệp mà họ làm chưa hết, họ bị tái sanh vào Địa Ngục Vạc Đồng Sôi, rộng sáu mươi lý. Sau  khi chìm xuống trong ba mươi ngàn năm, họ chạm tới đáy, và sau khi nổi lên trong ba mươi ngàn năm, họ lại chạm tới được mép vạc. Mỗi người  trong họ  đều muốn đọc lên một bài kệ, nhưng tất cả cái mà họ có thể làm là thốt lên mỗi người chỉ một vần, ‘du’, ‘sa’, ‘na’, ‘so’. Rồi họ lại lóp ngóp và chìm xuống lại vào Vạc Đồng Sôi.

Vào thời gian đó, Đức Vua Ba-tư-nặc (Pasenadi) đang tìm cách giết một người đàn ông để đoạt cô vợ xinh đẹp của anh ta. Do ý đồ ấy mà ban đêm đức Vua không tài nào ngủ nổi, và tình cờ nghe được bốn âm thanh khiếp đảm trên. Đức Vua lo sợ rằng mình sẽ gặp một chuyện nguy hiểm nào đó. Theo lời khuyên của hoàng hậu Mạt-lợi (Mallika) Đức Vua đi đến gặp Đức Phật để hỏi xem ý nghĩa của bốn âm thanh này là gì.

Đức Phật giải thích cho nhà vua biết những hành động mà bốn con người ngu si kia đã làm và hậu quả họ phải gặt do hành động ấy. Kế tiếp Đức Phật đọc bốn câu kệ còn bỏ dở của bốn ác nhơn đó như sau:

Một đời xấu xa chúng tôi đã sống, không biết sẻ chia những gì mình có

Tất cả tài sản của chúng tôi, không làm nơi trú ẩn cho mình được. 

Sáu mươi ngàn năm bị nấu sôi trong địa ngục, biết đến khi nào mới dứt đây?

Không có chổ chấm dứt, mà chấm dứt từ đâu đến?

Chấm dứt không xuất hiện vì cả anh và tôi đều phạm tội.

Hãy chắc rằng khi tôi tứ đầy đi và nếu được tái sanh làm người 

Tôi sẽ sống hào phóng (bố thí) thọ trì giới luật và làm thật nhiều điều thiện. 

Bốn người ngu si ấy đã gặp Giáo Pháp của Đức Phật Ca Diếp, nhưng họ không hiểu  được giá trị của việc gặp đó. Chỉ khi họ bị tái sanh vào địa ngục họ mới ăn năn hối cải, nhưng lúc đó thì đã  quá trễ. Ngày nay có nhiều người đã có được thân người khó có, và đã gặp được Giáo Pháp của Đức Phật khó gặp, nhưng hầu hết trong họ không hiểu được những lời dạy giá trị của Đức  Phật,  và vẫn còn đắm chìm trong các dục lạc. Quý vị có muốn theo gương những con người ác này không?

Nếu quý vị không muốn bỏ lỡ Giáo Pháp  của Đức Phật khó gặp này, và nếu quý vị không muốn cảm thọ cái khổ của địa ngục, quý vị phải phát triển một niềm tin mãnh liệt. Quý vị phải tin rằng nếu quý vị thực hành tam học — giới, định và tuệ theo những lời dạy của Đức Phật, quý vị có thể đạt đến đạo quả nhập lưu, nhờ đó quý vị sẽ không bao giờ rơi trở lại vào bốn ác đạo. Và nếu quý vị  đạt đến quả vị A-la-hán , quý vị sẽ không bao giờ tái sinh lại nữa. Dựa trên niềm tin mãnh liệt này, quý vị sẽ đề khởi ước muốn thiện mạnh mẽ hay   dục như ý túc, tinh tấn như ý túc, và thực hành với sự kiên trì cho đến khi quý vị đạt đến quả vị A-la- hán.

Cầu mong cho quý vị sớm đạt được quả vị A-la-hán.

– Câu Hỏi 72: Làm thế nào để một người hành thiền nhưng chưa đắc một thiền chứng hay tuệ minh sát nào loại trừ được những tư duy bất thiện và tà kiến?

Trả Lời Câu Hỏi 72: Vị ấy nên tập trung suy nghĩ vào đề mục thiền của mình, chẳng hạn như  hơi thở và tứ đại. Ngoài điều này ra, vị ấy cũng có thể thực hiện sự phản tỉnh chân chánh, như phản tỉnh đến những khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử, của bốn ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ…), của  vòng  tử sanh luân hồi, v.v…Vị ấy cũng có thể tư duy trên giáo pháp của Đức Phật. Trong khi làm như vậy, những tư duy bất thiện và tà kiến chưa sanh sẽ không có cơ hội sanh khởi, và những tư duy bất thiện hoặc tà kiến đã sanh sẽ biến mất.

– Câu Hỏi 73: Một người Phật tử chưa đạt đến một thiền chứng nào liệu có thích hợp để đi giảng dạy hay chia xẻ Pháp (Dhamma) với những người khác không?

Trả Lời Câu Hỏi 73: Có, nếu người ấy giảng dạy đúng giáo pháp của Đức Phật. Quí vị có nhớ  câu chuyện Trưởng-lão Mahāsiva tôi đã kể trước đây không? Khi ngài vẫn còn là một phàm nhân (chưa đắc thánh), ngài đã dạy thiền cho nhiều vị Tỳ-kheo, và sáu mươi ngàn vị đệ tử của ngài đã trở thành bậc A-la-hán.

Câu Hỏi 74: Sayadaw nói rằng hậu quả của việc xúc phạm đến một bậc thánh là rất xấu. Sao lại có một sự khác nhau như vậy giữa hậu quả của việc xúc phạm một bậc thánh và xúc phạm một phàm nhân?

Trả Lời Câu Hỏi 74: Bởi vì giới, định và tuệ của một bậc thánh cao thượng hơn, trong khi giới, định và tuệ của một phàm nhân chỉ thấp thỏi hoặc thậm chí không có.

Câu Hỏi 75: Sau khi xúc phạm một bậc thánh, nếu người phạm lỗi không có cơ hội hoặc không có can đảm để xin bậc thánh ấy tha thứ, mà chỉ cảm thấy hối hận hay xin sám hối trước một bức tượng Phật, liệu tội của người ấy có vẫn là một chướng ngại cho việc hành thiền của anh ta không?

Trả Lời Câu Hỏi 75: Có, nó vẫn là một chướng ngại. Nếu bậc thánh ấy vẫn còn sống, người này phải đích thân xin ngài tha thứ. Nếu bậc thánh ấy  đã chết, người này phải xin tha thứ trước mộ ngài hay trước những di vật (xá-lợi…) của ngài.

Câu Hỏi 76: Với một người mới bắt đầu hành thiền nhưng có thái độ bi quan từ nhỏ, thiếu tự tin và luôn nghĩ rằng mình không bao giờ thành công trong bất cứ điều gì, chúng con nên khuyên như thế nào?

Trả Lời Câu Hỏi 76: Không dễ gì giúp một người như vậy. Quý vị có thể cố gắng dạy Pháp (Dhamma) cho người ấy để khơi dậy niềm tin của anh ta nơi Phật (Buddha), Pháp (Dhamma) và Tăng (Sangha). Nhưng thường thì người này không nghe Pháp với đức tin. Có lẽ sẽ là tốt nếu người ấy cứ tiếp tục hành thiền, bởi vì khi anh ta có  được  những tiến bộ trong thiền anh ta sẽ lấy lại niềm tin nơi Pháp (Dhamma) cũng như sự tự tin.

Câu Hỏi 77: Phải chăng những người có thể tham dự những khoá thiền thất (tịnh cư hành thiền trong một thời gian lâu dài) như thế có nghĩa rằng họ đã tích luỹ được Ba-la-mật thiền trong nhiều đời nhiều kiếp rồi không?

Trả Lời Câu Hỏi 77: Không, chúng ta không thể nói như vậy, mặc dù phần lớn trong họ là thế. Thực sự ra, dù họ đã tích luỹ hay không tích luỹ Ba-la- mật thiền trong những kiếp quá khứ, thì họ vẫn cần phải hành thiền. Nếu họ có đủ Ba-la-mật, khi họ thực hành một cách chuyên cần họ có thể đắc đạo quả. Còn nếu không có Ba-la-mật, họ cũng nên hành thiền để tích luỹ Ba-la-mật vậy.

Câu Hỏi 78: Trong những câu chuyện tiền thân (Jātaka) của Đức Phật, có nhiều trường hợp ở đây người ta có thể nói chuyện được với thú vật, như câu chuyện mà Sayadaw kể tối hôm qua, trong câu chuyện đó người lái buôn có thể nói chuyện  với con lừa của mình được. Có thực rằng  con  người ngày xưa có khả năng nói chuyện vơi thú vật như thế không? Nếu đó là thực, họ đã  dùng  phương pháp gì? Đó là nói bằng tâm hay là nói  bằng thực? Tại sao con người ngày nay không có những khả năng như vậy?

Trả Lời Câu Hỏi 78: Trong một số chuyện tiền thân, chú giải nói rõ rằng một số loài vật có thể nói được tiếng người, bởi vì trong những kiếp vừa qua chúng đã từng là người vậy. Tuy nhiên, trong một số chuyện tiền thân khác, Đức Phật đã đặt những ý nghĩ của các con thú ấy thành lời, bởi vì ngài biết những gì chúng đang nghĩ.

Câu Hỏi 79: Sayadaw nói rằng có một vị chư thiên ở trên cây nọ đã giết chết nhiều vị Tỳ- kheo bởi vì họ đã đại tiểu tiện dưới gốc cây của ông ta. Việc một vị chư thiên giết các Tỳ-kheo như vậy có phải là nghiệp bất thiện không? Họ có phải tái sanh vào địa ngục không?

Trả Lời Câu Hỏi 79: Có, đó là một nghiệp bất thiện, và nếu nghiệp ấy chín mùi vào sát-na cận tử của vị ấy, vị ấy có thể sẽ tái sanh vào địa ngục.

Trong Sutta Vibhanga (Kinh Phân Biệt) của Tạng Luật (Vinayapitaka) có đề cập rằng: một lần nọ các vị Tỳ-kheo ở ĀZavī chặt cây để sửa chỗ trú ngụ của họ. Lúc bấy giờ vị Tỳ-kheo kia đi đến một gốc cây, ý định muốn chặt nó, nhưng vị thiên nữ sống trên cây đó nói với vị ấy: ‘Xin đừng, bạch ngài, sao muốn làm nhà cho mình lại đi phá nhà  của tôi.’

Vị Tỳ-kheo, không chú ý (lời can ngăn đó), đã chặt cây ấy xuống, và trong lúc chặt như vậy, đã phạm vào cánh tay của đứa con trai vị thiên  nữ. Lúc đó vị thiên nữ suy nghĩ: ‘Bây giờ nếu như ta giết vị Tỳ-kheo này ở đây thì sao? Nhưng mà điều này thật không thích hợp cho ta.  Còn nếu ta nói  vấn đề này cho Đức Phật thì sao? Nghĩ thế vị ấy  liền đi đến Đức Phật và kể cho ngài nghe sự việc này.

Đức Phật nói: ‘Tốt lắm, này thiên nữ,  may  là ngươi đã không giết vị Tỳ-kheo. Nếu ngươi giết vị Tỳ-kheo ấy hôm nay, ngươi cũng sẽ tạo ra nhiều bất thiện nghiệp. Có một cây còn trống ở nơi kia, ngươi hãy đi đến và sống ở đó.’

Về sau người ta khinh thường và chỉ trích việc  chặt  cây  của  các  vị  Tỳ-kheo  ở  ĀZavī,  vì  thế Đức Phật mới ban hành điều luật này cho các vị Tỳ-kheo và Tỳ-kheo Ni, đó là: Phá huỷ cây cối là phạm tội Ưng-đối-trị (pācittiya-Ba-dật-đề)

Câu Hỏi 80: Trong lúc hành niệm hơi thở, mặc dù con không thấy nimitta (tướng hơi thở) giống như mây, nhưng mặt con phủ đầy một thứ ánh sáng mờ (không-trong suốt), ánh sáng  ấy  giống như ánh sáng mặt trời và kéo dài trong một hay hai tiếng đồng hồ gì đó. Con đã kinh nghiệm điều này hơn một tháng rồi, nhưng con vẫn không thấy tợ tướng (Patibhāga nimitta). Tại sao con không tiến bộ tí nào cả? Phải chăng phương pháp con sử dụng là sai?

Trả Lời Câu Hỏi 80: Bởi vì ngũ căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ) của hành giả còn yếu.

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app