Nội Dung Chính
XUẤT GIA TU NỮ
Tu nữ là người cận sự nữ có ý nguyện bỏ nhà đi tu, ở chùa, tu viện, nơi thanh vắng… để có cơ duyên thuận lợi tiến hóa trong mọi thiện pháp, nhất là theo học pháp học và theo hành pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ như những bậc xuất gia Sa di, Tỳ khưu trong Phật giáo.
Thời kỳ Ðức Phật còn tại thế, người cận sự nữ có ý nguyện muốn xuất gia:
– Nếu dưới 18 tuổi, Ðức Phật cho phép thọ Sa di ni (sāmaṇerī), thọ trì 10 giới.
– Nếu trên 18 tuổi, dưới 20 tuổi Ðức Phật cho phép thọ Sikkhamānā (người đang thực tập), thọ trì 6 giới hoàn toàn trong sạch suốt 2 năm, mới được phép nâng lên bậc Tỳ khưu ni.
– Nếu đúng 20 tuổi trở lên, Ðức Phật cho phép thọ Tỳ khưu ni (bhikkhunī), có 311 giới.
Người cận sự nữ thọ Sāmaṇerī, Sikkhamānā, Bhikkhunī, mọi nghi thức đều căn cứ vào Luật tạng Pāḷi làm căn bản, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, thực hành theo Luật tạng Pāḷi ấy, không được bớt đi, cũng không được thêm vào, vẫn giữ gìn y nguyên theo truyền thống Theravāda, chỉ sử dụng chung tiếng Pāḷi trong các buổi lễ, cho nên, không có sự khác biệt theo mỗi dân tộc, mỗi ngôn ngữ nào.
Vào thời kỳ khoảng 500 năm sau khi Ðức Phật tịch diệt Niết Bàn, chúng Tỳ khưu ni Tăng không còn tồn tại nữa, vì không có người cận sự nữ thọ Tỳ khưu ni kế thừa theo truyền thống. Cho nên, Tỳ khưu ni Tăng không còn nữa, thì đương nhiên Sikkhamānā, Sāmaṇerī cũng cùng chung một số phận.
Các nước Phật giáo theo hệ phái Theravāda như Srilankā (Tích Lan), Myanmar (Miến Ðiện), Thái Lan, Campuchia (Cam Bốt), Lào… những người cận sự nữ có ý nguyện muốn xuất gia, cho nên, chư Ðại Ðức của các nước kể trên, có tâm từ bi, mở ra một con đường tiếp độ những người cận sự nữ ấy, gọi là “thọ giới Tu nữ”, nghĩa là: người cận sự nữ bỏ nhà đi tu, đời sống nương nhờ ở chùa, tu viện, nơi thanh vắng… để có cơ duyên thuận lợi tiến hóa trong mọi thiện pháp, nhất là theo học pháp học và theo hành pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ như những Bậc xuất gia Sa di, Tỳ khưu trong Phật giáo.
Nghi thức thọ giới Tu nữ không có trong Luật tạng Pāḷi, vì vậy, các nước Phật giáo thuộc hệ phái Theravāda, quý Ngài Ðại Ðức chế định ra mỗi nghi thức riêng, phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc, song phần chính yếu hầu hết giống hệt nhau.
Nghi Thức Lễ Thọ Giới Tu Nữ
Người cận sự nữ có ý nguyện muốn thọ giới Tu nữ phải có đủ 3 chi.
1- Cạo tóc.
2- Mặc y phục Tu nữ.
3- Thọ Tam quy cùng bát giới hoặc thập giới.
1- Nghi Lễ Cạo Tóc
– Người cận sự nữ có ý nguyện bỏ nhà xuất gia trở thành Tu nữ phải được cha mẹ, gia đình cho phép.
– Cha mẹ, thân quyến người cận sự nữ ấy dẫn đến trình vị trụ trì xin cho người thân được thọ giới trở thành Tu nữ.
– Vị Sư trụ trì thông báo cho chư Tăng và Tu nữ trong chùa được biết, sau đó, cho phép người cận sự nữ cạo tóc, vị trụ trì hoặc cô Tu nữ trưởng dạy pháp hành “niệm tưởng về sắc thân ô trược”.
A- Theo chiều thuận:
1- Kesā: Tóc: tóc là vật ô trược, đáng nhờm.
2- Lomā: Lông: lông là vật ô trược, đáng nhờm.
3- Nakhā: Móng: móng tay, móng chân là vật ô trược, đáng nhờm.
4- Dantā: Răng: răng là vật ô trược, đáng nhờm.
5- Taco: Da: da là vật ô trược, đáng nhờm.
B- Theo chiều nghịch:
1- Taco: Da: da là vật ô trược, đáng nhờm.
2- Dantā: Răng: răng là vật ô trược, đáng nhờm.
3- Nakhā: Móng: móng tay, móng chân là vật ô trược, đáng nhờm.
4- Lomā: Lông: lông là vật ô trược, đáng nhờm.
5- Kesā: Tóc: tóc là vật ô trược, đáng nhờm.
Dạy cho giới tử vừa đang cạo tóc, vừa niệm tưởng sắc thân ô trược cho đến khi cạo tóc xong.
2- Mặc Y Phục Tu Nữ
Hầu hết các nước Phật giáo thuộc hệ phái Theravāda không đồng nhất với nhau về y phục và màu sắc. Cho nên, mỗi nước có những bộ y phục của Tu nữ màu sắc phù hợp với phong tục tập quán của xứ sở mình.
Giới tử Tu nữ sau khi cạo tóc xong, được phép bỏ y phục của người tại gia thay bằng y phục của Tu nữ.
3- Xin Thọ Tam Quy Cùng Bát Giới, Hoặc Thập Giới
Giới tử Tu nữ đã cạo tóc, mặc y phục Tu nữ xong, các Tu nữ hướng dẫn giới tử Tu nữ tìm đến vị Ðại Ðức để xin làm lễ thọ giới Tu nữ.
3.1- Lễ sám hối Tam bảo
Trước khi hành lễ thọ giới Tu nữ, giới tử phải nên làm lễ sám hối những lỗi lầm đối với Tam bảo, và các bậc Thầy Tổ, để tránh những tai hại đến mọi thiện pháp, làm cho thân, khẩu, ý được trong sạch, trước khi thành kính thọ Tam quy cùng bát giới.
Giới tử thành kính đảnh lễ Tam bảo, rồi ngồi xếp 2 chân sang một bên, cúi đầu chắp tay lên ngực, thành tâm đọc lời sám hối như sau:
“Kính bạch Ðại Ðức, xin phép Ngài, con xin thành tâm sám hối những lỗi lầm do sự cố ý hay vô ý phạm đến Ðức Phật, Ðức Pháp, Ðức Tăng Tam bảo cùng các bậc Thầy Tổ từ trước cho đến hiện tại này. Kể từ nay về sau, con hết sức cố gắng thu thúc không để tái phạm. Kính xin Ngài chứng minh cho con, và nhận biết những lỗi lầm mà con đã sám hối. Bạch Ngài.
Do tác ý thiện tâm này, khiến cho tất cả mọi điều tai hại không xảy đến với con, ý nguyện xuất gia giải thoát khổ tử sanh luân hồi của con sớm được thành tựu”. (Ðảnh lễ 3 lần).
3.2- Lễ xin thọ giới Tu Nữ
Giới tử Tu nữ đảnh lễ vị Ðại Ðức 3 lần, rồi ngồi xếp 2 chân sang một bên, cúi đầu chắp 2 tay lên ngực đọc câu:
– Ahaṃ Bhante, saṃsāravaṭṭadukkhato moca-naṭṭhāya sīlavatibhāvaṃ rucitvā manetvā garuṃ katvā yācāmi.
– Dutiyampi, ahaṃ Bhante, saṃsāravaṭṭadukkhato mocanaṭṭhāya sīlavatibhāvaṃ rucitvā manetvā garuṃ katvā yācāmi.
– Tatiyampi, ahaṃ Bhante, saṃsāravaṭṭadukkhato mocanaṭṭhāya sīlavatibhāvaṃ rucitvā manetvā garuṃ katvā yācāmi”.
– Kính bạch Ðại Ðức, con có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, hài lòng, ưa thích, tha thiết muốn xin thọ giới trở thành Tu nữ, để hầu mong giải thoát khỏi cảnh khổ tử sanh luân hồi.
– Kính bạch Ðại Ðức, … lần thứ nhì. … lần thứ ba.
3.3- Lễ Xin Thọ Tam Quy Và Bát Giới
Gt:- Ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha aṭṭhaṅga-samannāgataṃ uposadhasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me Bhante.
– Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposadhasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me Bhante.
– Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposadhasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me Bhante.
– Kính bạch Ðại Ðức, con xin thọ trì Tam quy cùng bát giới. Kính xin Ngài từ bi tế độ truyền Tam quy cùng bát giới cho con.
– Kính bạch Ðại Ðức … lần thứ nhì… lần thứ ba. ÐÐ:- Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi.
Sư đọc như thế nào, con đọc đúng theo như thế ấy.
Gt:- Āma Bhante.
Dạ, kính xin vâng. Bạch Ngài.
3.3.1- Phép thọ Tam quy
ÐÐ:- Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsam-buddhassa. (3 lần).
– Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
ÐÐ:- Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ
Gt:- Āma Bhante.
3.3.2- Truyền bát giới
1- Pānātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
2- Adinadānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
3- Abrahmacariyā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
5- Surā-meraya-majja-pamādaṭṭhānā veramaṇi-sikhāpadaṃ samādiyāmi.
6- Vikālabhojanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
7- Nacca-gīta-vādita-visūka-dassana-māla-gandha-vilepana-dhāraṇa-maṇḍana – vibhūsanaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
8- Uccāsayana-mahāsayanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
ÐÐ:- Tisaraṇena saha aṭṭhaṅgasamannāgataṃ uposadhasīlaṃ dhammaṃ sādhukaṃ katvā, appamādenasampadehi.
Tn:- Āma Bhante.
ÐÐ:- Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā.
Sīlena nibbhutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye.
Tn:- Sādhu! Sādhu.
Nghĩa nghi lễ thọ Tam quy và bát giới
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Ðức Thế Tôn, bậc A-ra-hán, bậc Chánh Ðẳng Giác.
– Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.
– Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp.
– Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.
– … Lần thứ nhì.
– … Lần thứ ba.
ÐÐ:- Phép quy y Tam bảo đầy đủ chỉ có bấy nhiêu. Gt:- Dạ, xin vâng, Bạch Ngài.
1- Con xin thọ trì điều học, có tác ý tránh xa sự sát sanh.
2- Con xin thọ trì điều học, có tác ý tránh xa sự trộm cắp.
3- Con xin thọ trì điều học, có tác ý tránh xa sự hành dâm.
4- Con xin thọ trì điều học, có tác ý tránh xa sự nói dối.
5- Con xin thọ trì điều học, có tác ý tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân phát sanh sự dể duôi.
6- Con xin thọ trì điều học, có tác ý tránh xa sự dùng vật thực phi thời (quá 12 giờ trưa).
7- Con xin thọ trì điều học, có tác ý tránh xa sự múa, hát, thổi kèn, xem ca hát, thoa vật thơm, dồi phấn, đeo tràng hoa.
8- Con xin thọ trì điều học, có tác ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
ÐÐ:- Con đã thọ trì Tam quy cùng bát giới, con nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch, để làm nền tảng cho mọi thiện pháp, bằng pháp không dể duôi.
Tn:- Dạ xin vâng. Bạch Ngài.
ÐÐ:- Chúng sinh tái sanh cõi trời nhờ giữ giới.
Chúng sinh đầy đủ của cải nhờ giữ giới.
Chúng sinh giải thoát, Niết Bàn nhờ giữ giới. Vậy, con nên giữ gìn giới cho trong sạch!
Tn:- Lành thay! Lành thay!
3.4- Lễ xin thọ Tam quy và thập giới
Gt:- Ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha dasapabbajja-sīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me, Bhante.
– Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha dasapabbajjasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me, Bhante.
– Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha dasapabbajjasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me, Bhante.
ÐÐ:- Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi.
Gt:- Āma Bhante.
3.4.1- Phép thọ Tam quy
ÐÐ:- Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsam-buddhassa (3 lần).
– Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
– Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
ÐÐ:- Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ.
Gt:- Āma Bhante.
3.4.2- Truyền thập giới
1- Pānātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
2- Adinadānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
3- Abrahmacariyā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
4- Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
5- Surā-meraya-majja-pamādaṭṭhānā veramaṇi-sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
6- Vikālabhojanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
7- Nacca-gīta-vādita-visūka-dassanā veramaṇi-sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
8- Mālā-gandha-vilepana-dhāraṇa-maṇḍana- vibhū-sanaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
9- Uccāsayana-mahāsayanā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
10- Jātarūpa-rajata-paṭiggahanā veramaṇisikkhā-padaṃ samādiyāmi.
ÐÐ:- Tisaraṇena saha dasa pabbajjasīlaṃ dhammaṃ sādhukaṃ katvā, appamādena sampadehi.
Tn:- Āma Bhante.
Giới tử Tu nữ, sau khi đã thọ Tam quy và bát giới hoặc thập giới là thường giới xong, trở thành Tu nữ trong Phật giáo, sống ở chùa, tu viện, nơi thanh vắng… để có cơ duyên phát triển mọi thiện pháp; học theo pháp học, hành theo pháp hành: hành giới, hành định, hành tuệ, được tiến hóa tốt.
Về thập giới, thêm giới: “Con xin thọ trì điều học, có tác ý tránh thọ nhận vàng bạc (tiền)”. Sự thật, người xuất gia thật sự, không nhận tiền bạc là một điều rất tốt, rất thuận lợi cho việc hành đạo giải thoát. Bởi vì không còn bận tâm đến tiền bạc, mua sắm…
Nếu người xuất gia còn thọ nhận tiền bạc, thì còn có tiền để mua sắm đồ đạc, vật dụng v.v… Ðó là điều bận tâm, dễ phát sanh mọi phiền não.
Cách Xưng Hô Tu Nữ
Tu nữ mỗi nước có cách xưng hô riêng của xứ ấy.
– Nước Tích Lan (Srilankā): gọi Tu nữ là Sīlamātā: người mẹ có giới. Người mẹ ở đây có nghĩa là nữ giới, người cận sự nữ bất cứ hạng tuổi nào, khi thọ giới Tu nữ cũng đều được gọi là “Sīlamātā”: người nữ có bát giới là thường giới.
– Nước Miến Ðiện (Myanmar): gọi Tu nữ bằng tiếng Pāḷi là Sīlavatī: người nữ có giới, người Tu nữ có bát giới, thập giới là thường giới. Tiếng Miến Ðiện gọi là Sīlachin hoặc Sīlavatī cũng có ý nghĩa như trên.
– Nước Thái Lan: gọi Tu nữ bằng tiếng Thái là Mé-chi.
– Nước Lào: cũng gọi Tu nữ là Méchi.
– Nước Cam Bốt (Campuchia): gọi Tu nữ là: Yaichi…
– Nước Việt Nam: gọi Tu nữ là: Bà Tu nữ, cô Tu nữ…
Như vậy, đối với Tu nữ, về hình thức, tên gọi…mỗi nước có phần khác nhau; song về nghi thức thọ giới Tu Nữ, nội dung pháp học, pháp hành hầu như giống nhau.
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)