Nội Dung Chính

3.8- 75 Ðiều Học Tập (Sekkhiya) 

75 điều học tập, Sa di cũng như Tỳ khưu phải thực hành theo. Gồm 7 nhóm như sau:

I- 10 Ðiều Nhóm Parimaṇṇala

1- Parimaṇḍalaṃ nivāsessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

2- Parimaṇḍalaṃ pārupissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

3- Suppaṭicchanno antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

4- Suppaṭicchanno antaraghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

5- Susaṃvuto antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

6- Susaṃvuto antaraghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

7- Okkhittacakkhu antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

8- Okkhittacakkhu antaraghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

9- Na ukkhittakāya antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

10- Na ukkhittakāya antaraghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

Parimaṇḍalavaggo paṭhamo.

II- 10 Ðiều Nhóm Ujjagghika

11- Na ujjagghikāya antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

12- Na ujjagghikāya antaraghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

13- Appasaddo antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

14- Appasaddo antaraghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

15- Na kāyappacālakaṃ antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

16- Na kāyappacālakaṃ antaraghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

17- Na bāhuppacālakaṃ antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

18- Na bāhuppacālakaṃ antaraghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

19- Na sīsappacālakaṃ antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

20- Na sīsappacālakaṃ antaraghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

Ujjagghikavaggo dutiyo.

III- 10 Ðiều Nhóm Khambhakata

21- Na khambhakato antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

22- Na khambhakato antaraghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

23- Na oguṇṭhito antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

24- Na oguṇṭhito antaraghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

25- Na ukkuṭikāya antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

26- Na pallatthikāya antaraghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

27- Sakkaccaṃ piṇḍapātaṃ paṭiggahessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

28- Pattasaññī piṇḍapātaṃ paṭiggahessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

29- Samasūpakaṃ piṇḍapātaṃ paṭiggahessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

30- Samatittikaṃ piṇḍapātaṃ paṭiggahessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

Khambhakatavaggo tatiyo.

IV- 10 Ðiều Nhóm Sakkacca

31- Sakkaccaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

32- Pattasaññī piṇḍapātaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

33- Sapadānaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

34- Samasūpakaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

35- Na thūpakato omadditvā piṇḍapātaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

36- Na sūpaṃ vā byañjanaṃ vā odanena paṭicchādessāmi bhiyyokamyataṃ upādāyā’ti sikkhā karaṇīyā.

37- Na sūpaṃ vā odanaṃ vā agilāno attano atthāya viññāpetvā bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

38- Na ujjhānasaññī paresaṃ pattaṃ olokessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

39- Nātimahantaṃ kabaḷaṃ karissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

40- Parimaṇḍalaṃ ālopaṃ karissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

Sakkaccavaggo catuttho.

V- 10 Ðiều Nhóm Kabaḷa

41- Na anāhaṭe kabaḷe mukhadvāraṃ vivarissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

42- Na bhuñjamāno sabbahatthaṃ mukhe pakkhipissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

43- Na sakabaḷena mukhena byāharissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

44- Na piṇḍukkhepakaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

45- Na kabaḷāvacchedakaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

46- Na avagaṇḍakārakaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

47- Na hatthaniddhunakaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

48- Na sitthāvakārakaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

49- Na jivhānicchārakaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

50- Na capucapukārakaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

Kabaḷavaggo pañcamo.

VI- 10 Ðiều Nhóm Surusuru

51- Na surusurukārakaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

52- Na hatthanillehakaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

53- Na pattanillehakaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

54- Na oṭṭhanillehakaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

55- Na sāmisena hatthena pānīyathālakaṃ paṭiggahessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

56- Na sasitthakaṃ pattadhovanaṃ antaraghare chaḍḍessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

57- Na chattapāṇissa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

58- Na daṇḍapāṇissa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

59- Na satthapāṇissa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

60- Na āvudhapāṇissa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

Surusuruvaggo chaṭṭho.

VII- 15 Ðiều Nhóm Pāduka

61- Na pādukāruḷhassa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

62- Na upāhanāruḷhassa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

63- Na yānagatassa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīya.

64- Na sayanagatassa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

65- Na pallatthikāya nisinnassa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

66- Na veṭhitasīsassa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

67- Na oguṇṭhitasīsassa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

68- Na chamāyaṃ nisīditvā āsane nisinnassa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

69- Na nīce āsane nisīditvā ucce āsane nisinnassa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

70- Na ṭhito nisinnassa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

71- Na pacchato gacchanto purato gacchantassa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

72- Na uppathena gacchanto pathena gacchantassa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

73- Na ṭhito agilāno uccāraṃ vā passāvaṃ vā karissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

74- Na harite agilāno uccāraṃ vā passāvaṃ vā kheḷaṃ vā karissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

75- Na udake agilāno uccāraṃ vā passāvaṃ vā kheḷaṃ vā karissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

Pādukavaggo sattamo.

Nghĩa: 75 điều học tập

1- 10 điều nhóm Parimaṇḍala.

2- 10 điều nhóm Ujjagghika.

3- 10 điều nhóm Khambhakata.

4- 10 điều nhóm Sakkacca.

5- 10 điều nhóm Kabaḷa.

6- 10 điều nhóm Surusuru.

7- 15 điều nhóm Pāduka.

I- 10 Ðiều Nhóm Parimaṇḍala: vòng quanh trước sau đều đặn

1- Nên học tập rằng: “Ta nên mặc y nội vòng quanh trước sau đều đặn”. (Phần trên che kín lỗ rún, phần dưới phủ đầu gối 8 lóng tay).

2- Nên học tập rằng: “Ta nên mặc y vai trái vòng quanh trước sau đều đặn”. (Phần trên trùm kín cổ hoặc chừa vai phải, phần dưới phủ đầu gối 4 lóng tay).

3- Nên học tập rằng: “Ta nên trùm y kín thân mình, khi đi vào trong xóm làng”.

4- Nên học tập rằng: “Ta nên trùm y kín thân mình, khi ngồi trong nhà”.

5- Nên học tập rằng: “Ta nên thu thúc tay chân đàng hoàng, khi đi vào trong xóm làng”.

6- Nên học tập rằng: “Ta nên thu thúc tay chân đàng hoàng, khi ngồi trong nhà”.

7- Nên học tập rằng: “Ta đi vào trong xóm làng, mắt nên nhìn xuống”.

8- Nên học tập rằng: “Ta ngồi trong nhà, mắt nên

nhìn xuống”.

9- Nên học tập rằng: “Ta không nên dỡ y, khi đi vào trong xóm làng”.

10- Nên học tập rằng: “Ta không nên dỡ y, khi ngồi trong nhà”.

II- 10 Ðiều Ujjagghika: cười lớn

11- Nên học tập rằng: “Ta không nên cười lớn tiếng, khi đi vào trong xóm làng”.

12- Nên học tập rằng: “Ta không nên cười lớn tiếng, khi ngồi trong nhà”.

13- Nên học tập rằng: “Ta nên nói nhỏ nhẹ, khi đi vào trong xóm làng”.

14- Nên học tập rằng: “Ta nên nói nhỏ nhẹ, khi ngồi trong nhà”.

15- Nên học tập rằng: “Ta đi vào trong xóm làng, thân không nên lắc lư” (đi nghiêm chỉnh).

16- Nên học tập rằng: “Ta ngồi trong nhà, thân không nên lắc lư” (ngồi nghiêm chỉnh).

17- Nên học tập rằng: “Ta đi vào trong xóm làng, tay không nên chuyển động, đánh đàng xa” (đi nghiêm chỉnh).

18- Nên học tập rằng: “Ta ngồi trong nhà, tay không nên chuyển động” (ngồi nghiêm chỉnh).

19- Nên học tập rằng: “Ta đi vào trong xóm làng, đầu không nên lắc lư” (đi nghiêm chỉnh).

20- Nên học tập rằng: “Ta ngồi trong nhà, đầu không nên lắc lư” (ngồi nghiêm chỉnh) .

III- 10 Ðiều Nhóm Khambhaka: tay chống nạnh

21- Nên học tập rằng: “Ta đi vào trong xóm làng, tay không nên chống nạnh”.

22- Nên học tập rằng: “Ta ngồi trong nhà, tay không nên chống nạnh”.

23- Nên học tập rằng: “Ta đi vào trong xóm làng, không nên trùm đầu”.

24- Nên học tập rằng: “Ta ngồi trong nhà, không nên trùm đầu”.

25- Nên học tập rằng: “Ta đi vào trong xóm làng, không nên đi nhón gót”.

26- Nên học tập rằng: “Ta ngồi trong nhà, tay không nên choàng khoanh vòng 2 đầu gối”.

27- Nên học tập rằng: “Ta nên thọ nhận vật thực một cách cung kính”.

28- Nên học tập rằng: “Ta nên thọ nhận vật thực chỉ nhìn trong bát”.

29- Nên học tập rằng: “Ta nên thọ nhận vật thực canh vừa với cơm”.

30- Nên học tập rằng: “Ta nên thọ nhận vật thực chỉ vừa miệng bát”.

IV- 10 Ðiều Nhóm Sakkacca: đàng hoàng

31- Nên học tập rằng: “Ta nên thọ thực một cách đàng hoàng”.

32- Nên học tập rằng: “Ta nên thọ thực chỉ nhìn trong bát”.

33- Nên học tập rằng: “Ta nên thọ thực từ trên xuống dưới”.

34- Nên học tập rằng: “Ta nên thọ thực canh vừa với cơm”.

35- Nên học tập rằng: “Ta không nên thọ thực từ đỉnh giữa bát”.

36- Nên học tập rằng: “Ta không nên che đậy canh, đồ ăn bằng cơm, vì tham muốn nhiều”.

37- Nên học tập rằng: “Không có bệnh, ta không nên xin cơm, canh để dành cho ta dùng”.

38- Nên học tập rằng: “Ta không nên nhìn bát người khác có ý chê trách”.

39- Nên học tập rằng: “Ta không nên dùng miếng cơm lớn quá”.

40- Nên học tập rằng: “Ta nên vắt miếng cơm tròn”.

V- 10 Ðiều Nhóm Kabaḷa: miếng cơm

41- Nên học tập rằng: “Khi miếng cơm chưa đến miệng, ta không nên há miệng”.

42- Nên học tập rằng: “Khi đang dùng vật thực, ta không nên bỏ trọn các ngón tay vào miệng”.

43- Nên học tập rằng: “Ta không nên nói chuyện, lúc vật thực còn trong miệng”.

44- Nên học tập rằng: “Ta không nên ném vật thực vào trong miệng”.

45- Nên học tập rằng: “Ta không nên cắn vắt cơm từng miếng”.

46- Nên học tập rằng: “Ta dùng vật thực, không nên độn cơm bên má như con khỉ”.

47- Nên học tập rằng: “Ta dùng vật thực, không nên búng rảy ngón tay”.

48- Nên học tập rằng: “Ta dùng vật thực, không nên để rơi rải rác”.

49- Nên học tập rằng: “Ta dùng vật thực, không nên le lưỡi ra khỏi miệng”.

50- Nên học tập rằng: “Ta dùng vật thực không nên có tiếng chắp miệng”.

VI- 10 Ðiều Nhóm Surusuru: tiếng rột rột

51- Nên học tập rằng: “Ta dùng vật thực, không nên có tiếng rột rột”.

52- Nên học tập rằng: “Ta dùng vật thực, không nên liếm ngón tay”.

53- Nên học tập rằng: “Ta dùng vật thực, không nên vét, nạo bình bát”.

54- Nên học tập rằng: “Ta dùng vật thực, không nên liếm môi”.

55- Nên học tập rằng: “Ta không nên thọ nhận ly nước, bằng tay dính vật thực”.

56- Nên học tập rằng: “Ta không nên đổ nước rửa bát, có hạt cơm, khi ở trong xóm làng”.

57- Nên học tập rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh cầm dù trong tay”.

58- Nên học tập rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh cầm gậy trong tay”.

59- Nên học tập rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh cầm dao trong tay”.

60- Nên học tập rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh cầm khí giới trong tay”.

VII- 15 Ðiều Nhóm Pāduka: mang guốc

61- Nên học tập rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh mang guốc”.

62- Nên học tập rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh mang giày da”.

63- Nên học tập rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh ngồi trên xe”.

64- Nên học tập rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh ngồi hay nằm trên giường”.

65- Nên học tập rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh ngồi khoanh tay choàng 2 đầu gối”.

66- Nên học tập rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh đầu quấn (bịt) khăn”.

67- Nên học tập rằng: “Ta không nên thuyết pháp cho người không bệnh đầu trùm khăn”.

68- Nên học tập rằng: “Ta ngồi dưới nền đất, không nên thuyết pháp cho người không bệnh ngồi trên chiếu, nệm”.

69- Nên học tập rằng: “Ta ngồi chỗ thấp, không nên thuyết pháp cho người không bệnh ngồi chỗ cao”.

70- Nên học tập rằng: “Ta đứng, không nên thuyết pháp cho người không bệnh ngồi”.

71- Nên học tập rằng: “Ta đang đi đằng sau, không nên thuyết pháp cho người đi đằng trước”.

72- Nên học tập rằng: “Ta đang đi bên lề đường, không nên thuyết pháp đến người đi giữa đường”.

73- Nên học tập rằng: “Ta không có bệnh, không nên đứng tiểu tiện, đại tiện”.

74- Nên học tập rằng: “Ta không có bệnh, không nên tiểu tiện, đại tiện hoặc khạc nhổ nước miếng trên cỏ cây xanh”.

75- Nên học tập rằng: “Ta không có bệnh, không nên tiểu tiện, đại tiện hoặc khạc nhổ nước miếng trong nước”.

Ðó là 75 điều học tập, mà Sa di và Tỳ khưu phải nên thực hành theo.

3.9- 14 Pháp Hành

Trong Luật tạng, bộ Cūḷavagga:

“Cuddasa khandhakavattāni nāma khandhake vattāni, kathaṃ? Āgantukavattaṃ, āvasikavattaṃ, gamikavattaṃ, anumodanāvattaṃ, bhattagga-vattaṃ, piṇḍacārikavattaṃ, āraññakavattaṃ, senāsanavattaṃ, jhantāgharavattaṃ, vaccakuṭi-vattaṃ, upajjhāyavattaṃ, siddhivihārikavattaṃ, ācariyavattaṃ, antevāsika-vattañcā’ti.

Iminā cuddasa khandhakavattāni, etāni ca sabbesaṃ sabbadā ca yathārahaṃ caritabbāni.

– Ðức Thế Tôn truyền dạy 14 pháp hành trong Luật tạng, bộ Cūḷavagga, phần Vattakhandhaka rằng:

14 pháp hành như thế nào?

– Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu khách.

– Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu chủ.

– Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu sắp đi xa.

– Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu thuyết pháp làm cho thí chủ hoan hỉ.

– Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu ở trai đường.

– Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu đi khất thực.

– Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu sống ở trong rừng.

– Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu nơi chỗ ở.

– Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu trong nhà tắm hơi nóng.

– Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu nơi phòng vệ sinh.

– Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu đối với Thầy Tế độ.

– Pháp hành của Thầy Tế độ đối với đệ tử.

– Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu đối với Thầy dạy.

– Pháp hành của Thầy dạy đối với đệ tử.

Ðó là 14 pháp hành mà Ðức Phật đã truyền dạy, tất cả Sa di, Tỳ khưu nên luôn luôn thực hành nghiêm chỉnh tùy theo mỗi trường hợp.

Giải Thích:

1- Āgantukavatta: Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu khách.

Sa di, Tỳ khưu khách đến một ngôi chùa, có phận sự phải hành như sau:

– Khi vào đến cổng chùa, nếu mang dép, phải cởi dép, xếp dù, trên đầu trùm y phải dỡ xuống, xả y, mặc chừa vai phải nghiêm chỉnh, xung quanh trước sau đều đặn xong, mới bước vào địa phận chùa.

– Khi vào chùa, rửa chân, lau chùi sạch sẽ, trước tiên nên đến trình vị Tỳ khưu trụ trì chùa, nếu vị trụ trì cao hạ hơn mình, vị Tỳ khưu khách phải đảnh lễ vị trụ trì và vấn an sức khỏe, nếu Tỳ khưu chủ chùa thấp hạ hơn mình, thì không đảnh lễ, chỉ cần vấn an sức khỏe.

– Hỏi nhà tắm, nhà vệ sinh (chỗ đại tiện, tiểu tiện) chỗ ở nghỉ ngơi, để bát ở chỗ thấp có vật mềm lót dưới bát, đồ đạc cần dùng, dây phơi y,….

– Hỏi để biết xóm làng đi khất thực,….

2- Āvāsikavatta: Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu chủ chùa.

Sa di, Tỳ khưu chủ chùa đối với Tỳ khưu, Sa di khách đến chùa, có phận sự phải hành như sau:

– Trường hợp Tỳ khưu chủ chùa tuổi hạ nhỏ hơn vị Tỳ khưu khách, khi Tỳ khưu chủ nhìn thấy vị Tỳ khưu khách đến liền ra đón rước tử tế, nhận y bát đồ dùng… dâng nước rửa mặt, rửa chân, khăn lau mặt, lau chân, dâng dầu thoa chân… xong, thỉnh mời vào phòng khách ngồi chỗ cao quý, vị Sa di, Tỳ khưu chủ đảnh lễ vị Tỳ khưu khách và vấn an sức khỏe.

– Dâng nước uống, hoặc gọi học trò dâng nước uống, thuốc trị bệnh cho vị Tỳ khưu.

– Thỉnh vị Tỳ khưu đến chỉ nhà tắm, phòng vệ sinh.

– Sắp đặt phòng nghỉ ngơi, vật thực, thuốc trị bệnh, đồ dùng cần thiết dâng cho vị Tỳ khưu một cách cung kính.

– Trường hợp Tỳ khưu chủ chùa tuổi hạ lớn hơn vị Tỳ khưu khách, khi Tỳ khưu chủ nhìn thấy vị Tỳ khưu khách đến đón rước tử tế, chỉ nước rửa mặt, rửa chân, khăn lau mặt, lau chân, cho dầu thoa chân… xong, mời vào phòng khách, vị Sa di, Tỳ khưu khách đảnh lễ vị Tỳ khưu chủ chùa và vấn an sức khỏe.

– Tỳ khưu chủ chỉ dẫn chỗ nhà tắm, phòng vệ sinh, phòng nghỉ ngơi, vật thực, thuốc trị bệnh, những đồ dùng cần thiết như giường chiếu, mùng gối,…

– Nếu vị Sa di, Tỳ khưu khách ở lâu ngày, Tỳ khưu chủ phải chỉ dẫn xóm làng đi khất thực, trình bày nội quy trong chùa, phong tục tập quán địa phương,…

3- Gāmikavatta: Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu đi xa.

Sa di, Tỳ khưu có ý định sắp đi xa có phận sự phải hành như sau:

– Những đồ đạc của chư Tăng mà mình dùng như chiếu, mùng, mền, gối và đồ dùng…, phải giặt, rửa sạch phơi khô cất giữ cẩn thận.

– Chỗ ở riêng một mình phải đóng cửa sổ, cửa ra vào cẩn thận, rồi giao lại cho một Tỳ khưu, hoặc Sa di khác.

– Ðến bạch cho vị Tỳ khưu trụ trì cùng bạn đồng phạm hạnh biết rõ sẽ đi đến nơi nào. Nếu có phận sự trong chùa thì phải bàn giao cho vị Tỳ khưu khác thay thế,…

4- Anumodanāvatta: Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu thuyết pháp làm cho thí chủ hoan hỉ.

Trong chùa hoặc ngoài chùa (nhà thí chủ), những thí chủ làm phước thiện bố thí,… đến chư Tỳ khưu, Sa di xong, Tỳ khưu, Sa di nên thuyết pháp, hoặc nói đạo, để làm cho thí chủ phát sanh tâm hoan hỉ đếùn phước thiện mà họ đã làm.

Sa di, Tỳ khưu có phận sự phải hành như sau:

– Việc thuyết pháp là phận sự của vị Ðại Trưởng lão cao hạ nhất, nếu Ngài không muốn thuyết pháp, nhường lại cho vị Tỳ khưu nhỏ hạ nào thì do Ngài chỉ định.

– Tỳ khưu, Sa di chưa được phép của Ðại Trưởng lão, không được phép tự tiện thuyết pháp.

– Nếu thí chủ có đức tin trong sạch nơi vị Tỳ khưu, hoặc Sa di nào thuyết pháp, người thí chủ bạch xin phép với vị Ðại Trưởng lão cho phép, mới được thuyết pháp.

– Khi vị Pháp sư thuyết pháp, nên có đôi ba vị Tỳ khưu cùng ở lại với vị Ðại Ðức Pháp sư…

5- Bhattaggavatta: Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu nơi trai đường.

Trong trai đường (nhà ăn), Sa di, Tỳ khưu có phận sự phải hành như sau:

– Sa di, Tỳ khưu mặc y chỉnh tề đúng theo sekhiya-sikkhāpada dạy về điều học tập mặc y.

– Khi đi vào trai đường, Vị Ðại Trưởng lão cao hạ nhất đi trước, vị Tỳ khưu nhỏ hạ tuần tự theo sau cho đến Sa di cuối cùng một cách nghiêm chỉnh.

– Khi thọ thực nghiêm chỉnh đúng theo sekhiya-sikkhāpada dạy về điều học tập thọ thực.

– Khi thọ thực xong, vị Ðại Trưởng lão cao hạ nhất ra trước, vị Tỳ khưu nhỏ hạ tuần tự ra sau cho đến Sa di cuối cùng một cách nghiêm chỉnh đi về chỗ ở của mình, …

6- Piṇḍacārikavatta: Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu đi khất thực.

Sa di, Tỳ khưu đi khất thực có phận sự phải hành như sau:

– Trước khi đi khất thực, Tỳ khưu, Sa di phải dọn dẹp đồ đạc trong cốc gọn gàng, mặc y nội và y vai trái nghiêm chỉnh đúng theo sekhiyasikkhāpada dạy về điều học tập đi khất thực.

– Tỳ khưu, Sa di khi đang đi khất thực, không nên đi mau quá, chậm quá, đứng trước mỗi nhà không nên đứng lâu, nếu không có thí chủ thỉnh mời.

– Khi thí chủ để vật thực vào bát, Tỳ khưu, Sa di phải thu thúc lục căn, mắt nhìn xuống bát, cung kính thọ nhận vật thực, không nên nhìn mặt thí chủ, khi nhận xong, từ từ đậy nắp bát, quay người bước đi nhà khác.

– Khi trở về chùa trước, phải sắp đặt chỗ ngồi sẵn, chuẩn bị nước rửa chân, khăn lau chân, nước uống đầy đủ… để Tỳ khưu, Sa di về sau có dùng.

7- Āraññikavatta: Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu sống ở trong rừng.

Trong rừng là nơi có người xấu thường chạy đến trốn tránh, ẩn náu. Cho nên Sa di, Tỳ khưu ở chùa, cốc trong rừng, có phận sự phải hành như sau:

– Phải lo nước dùng, nước uống để sẵn, khi có người xấu đang khát chạy đến có nước uống, nước dùng, họ sẽ không gây tai hại, nguy hiễm đến tánh mạng của Tỳ khưu, Sa di.

– Phải chuẩn bị sẵn dụng cụ đá đánh lửa, hoặc hộp quẹt, khi cần lửa để nấu nước sôi, hoặc đốt sưởi thân mình khi bệnh hoạn ốm đau.

– Phải có cây gậy để đi đường.

– Phải biết xem sao để nhận biết phương hướng, mà không lạc đường và có thể hướng dẫn người khác đi không lạc đường…

8- Senāsanavatta: Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu nơi chỗ ở.

Chỗ ở trong chùa Sa di, Tỳ khưu có phận sự phải hành như sau:

– Hằng ngày, Sa di, Tỳ khưu cần phải quét dọn, lau chùi bên trong chỗ ở của mình, các đồ dùng giường, chiếu, gối, y… luôn luôn giữ gìn sạch sẽ gọn gàng, và bên ngoài quét dọn cho sạch sẽ, có chỗ đổ rác, không để có mùi hôi hám.

– Chánh điện, giảng đường, trai đường (nhà ăn), nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh (chỗ đại tiện, tiểu tiện), quét dọn lau chùi sạch sẽ.

– Chỗ ở của vị Ðại Trưởng lão, Sa di, Tỳ khưu phải có phận sự quét dọn lau chùi sạch sẽ.

– Nước dùng, nước uống luôn luôn đầy đủ.

– Nếu Sa di ở chung với vị Tỳ khưu, thì nên xin phép vị Tỳ khưu trước khi quét dọn lau chùi, hoặc muốn học thuộc lòng bài kinh, v.v…

9- Jantāgharavatta: Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu trong nhà tắm hơi nóng.

Vào thời tiết có không khí lạnh, nếu Tỳ khưu, Sa di bị cảm lạnh, phải vào nhà kín đốt củi sưởi ấm để trị bệnh cảm lạnh, thì Sa di, Tỳ khưu có phận sự phải hành như sau:

– Sa di, Tỳ khưu vào nhà tắm hơi nóng trước, thấy tro nhiều, nên hốt tro đổ ra ngoài, quét dọn lau chùi sạch sẽ xong, mới đốt lửa.

– Nhiều Sa di, Tỳ khưu có thể vào nhà tắm hơi nóng cùng một lần, nhưng không nên ngồi gần chen lấn vị Tỳ khưu cao hạ và cũng không nên bắt nạt Sa di, Tỳ khưu nhỏ hạ.

– Khi tắm hơi nóng xong, cần phải dập tắt lửa, hốt tro đổ ra ngoài, quét dọn sạch sẽ, đóng cửa sổ, cửa ra vào,…

10- Vaccakuṭivatta: Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu nơi nhà vệ sinh.

Nhà vệ sinh là chỗ đại tiện, tiểu tiện, Sa di, Tỳ khưu có phận sự phải hành như sau:

– Trước khi vào nhà vệ sinh, phải lên tiếng, hay gỏ cửa xem có người trong phòng vệ sinh hay không?

– Sa di, Tỳ khưu, vị nào đến trước, thì được vào trước, không theo tuần tự cao hạ, thấp hạ.

– Phải cởi y vai trái vắt bên ngoài, trước khi vào phòng vệ sinh, cài chốt cửa lại cẩn thận; khi đại tiện, tiểu tiện không nên rặn lên tiếng; đại tiện, tiểu tiện xong, cần phải dội nước rửa cho sạch sẽ, trước khi ra,…

– Phòng vệ sinh, luôn luôn có nước đầy đủ và sạch sẽ.

11- Upajjhāyavatta: Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu đối với Thầy Tế độ.

Sau khi thọ Sa di, và trước khi làm lễ thọ Tỳ khưu, giới tử đều đọc xin Vị Ðại Ðức rằng:

– Upajhāyo me Bhante hohi.

Kính bạch Ðại Ðức, xin Ngài làm Thầy Tế độ của con.

Bậc xuất gia trong Phật giáo, vị Ðại Ðức Thầy Tế độ ở địa vị một người cha, và người đệ tử ở địa vị một người con. Cho nên Sa di, Tỳ khưu có phận sự phải hành như sau:

– Buổi sáng sớm sau khi thức dậy, Sa di, Tỳ khưu phải đến hầu Thầy Tế độ, đem nước rửa mặt, khăn lau, trải chỗ ngồi, dâng cháo đến Thầy Tế độ, khi Ngài thọ thực xong, dâng nước uống, tăm xỉa răng,… phục vụ hộ độ những gì cần thiết.

– Xếp đặt gọn gàng chỗ nằm, quét dọn sạch sẽ căn phòng, có y dơ đem đi giặt.

– Ðến giờ Thầy Tế độ đi khất thực, đem y bát dâng cho Thầy, nếu Thầy Tế độ muốn đệ tử theo sau, đệ tử mặc y nghiêm chỉnh, mang bát đi theo sau,

– Khi khất thực trở về, đệ tử nên trở về trước, chuẩn bị nước rửa chân, khăn lau chân, sắp đặt chỗ ngồi sẵn. Khi Thầy Tế độ về đến chùa, đệ tử ra đón nhận bát, đem nước rửa chân, lau chân, đem y sạch dâng cho Thầy thay, lấy y dơ đem đi giặt.

– Khi Thầy Tế độ thọ thực xong, dâng nước uống, tăm xỉa răng, đem bát rửa sạch, phơi nắng một lát, đem cất bát ở chỗ thấp, có vật mềm lót dưới bát.

– Khi Thầy Tế độ muốn tắm nước lạnh, đệ tử lo nước lạnh cho thầy tắm, hoặc muốn tắm nước ấm, đệ tử nấu nước ấm cho thầy tắm.

– Khi Thầy Tế độ muốn đi vào nhà tắm hơi nóng, đệ tử vào trước đốt lửa, đem ghế đặt sẵn, thỉnh Thầy vào ngồi, khi Thầy ra khỏi nhà tắm hơi, lấy khăn lau mình Thầy sạch sẽ, dâng y sạch Thầy thay, lấy y dơ đem đi giặt.

– Khi Thầy Tế độ bị bệnh, người đệ tử có phận sự hộ độ, nuôi Thầy cho đến khi khỏi hẳn bệnh. Người đệ tử luôn luôn cung kính Thầy Tế độ như người con đối với cha.

– Khi Thầy Tế độ phát sanh tâm dể duôi, đệ tử tìm cách thỉnh Ðại Trưởng lão đến thuyết pháp, để cho Thầy Tế độ phát sanh đức tin tiếp tục thực hành phạm hạnh cao thượng.

– Khi Thầy Tế độ phạm giới nặng, đệ tử tìm cách thỉnh xin chư Tỳ khưu Tăng cho Thầy thọ parivāsa, mānatta, abbhāna để cho giới của Thầy trở nên trong sạch,…

12- Siddhivihārikavatta: Pháp hành của Thầy Tế độ đối với đệ tử.

Trong Phật giáo, vị Thầy Tế độ đối với người đệ tử của mình như người con kế thừa truyền thống, giữ gìn duy trì giáo pháp của Ðức Phật. Do đó, vị Thầy Tế độ có phận sự tế độ người đệ tử như sau:

– Tận tâm lo dạy pháp học: Tipiṭaka, Aṭṭhakathā, .ṭïīkā,… và pháp hành: Giới, Ðịnh, Tuệ….

– Có tâm từ bi cung cấp 4 thứ vật dụng: y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh….

– Khi đệ tử bị bệnh, vị Thầy Tế độ có tâm từ, bi lo săn sóc nuôi dưỡng chữa bệnh cho đệ tử. Buổi sáng, đem nước rửa mặt, cháo, thuốc trị bệnh cho đệ tử; khi đệ tử muốn tắm nước ấm, Thầy Tế độ nấu nước ấm đem cho đệ tử tắm, đem y sạch thay, Thầy Tế độ đem y dơ đi giặt,… cho đến khi đệ tử khỏi hẳn bệnh; hoặc nhờ người khác hộ độ đệ tử. Thầy Tế độ có tâm từ, bi như người cha đối với đứa con một của mình.

– Khi đệ tử phát sanh tâm dể duôi, muốn hoàn tục, Thầy Tế độ tìm cách thuyết pháp khuyên dạy để cho đệ tử phát sanh đức tin, tiếp tục thực hành phạm hạnh cao thượng.

– Khi đệ tử phạm giới nặng, Thầy Tế độ thỉnh chư Tỳ khưu Tăng cho đệ tử thọ parivāsa, mānatta, abbhāna để cho giới của đệ tử trở nên trong sạch,….

13- Ācariyavatta: Pháp hành của Sa di, Tỳ khưu đối với thầy dạy.

Sa di, Tỳ khưu (dưới 5 hạ) khi đến nơi học viện khác, đều đọc xin vị Ðại Ðức rằng:

– Ācariyo me Bhante hohi, āyasmato nissāya vacchāmi. (3 lần).

Kính bạch Ðại Ðức, xin Ngài làm Thầy của con, con xin nương nhờ nơi Ngài.

Ācariya có 4 hạng:

– Pabbajjācariya: Vị Thầy truyền Tam quy khi thọ Sa di.

– Upasampadācariya: Vị Thầy tụng Ñatticatuttha-kammavācā, khi hành Tăng sự trong lễ thọ Tỳ khưu.

– Dhammācariya: Vị Thầy dạy giáo pháp của Ðức Phật.

– Nissayācariya: Vị Thầy cho đệ tử nương nhờ.

Sa di, Tỳ khưu có phận sự phải hành đối với các vị Thầy dạy cũng như Thầy Tế độ.

14- Antevāsikavatta: Pháp hành của vị thầy dạy đối với học trò.

Khi vị Thầy chấp nhận lời thỉnh cầu của học trò xong, vị Thầy phải có phận sự, trách nhiệm đối với học trò.

Antevāsika có 4 hạng:

– Pabbajjantevāsika: Học trò thọ Tam quy để trở thành Sa di.

– Upasampadantevāsika: Học trò trong lễ thọ Tỳ khưu.

– Dhammantevāsika: Học trò theo học giáo pháp của Ðức Phật.

– Nissayantevāsika: Học trò đến nương nhờ nơi vị Thầy.

Vị Ðại Ðức, Thầy đối với học trò, cũng như Thầy Tế độ đối với đệ tử của mình.

Ðó là 14 pháp hành mà Ðức Phật đã truyền dạy, tất cả Sa di, Tỳ khưu nên luôn luôn thực hành nghiêm chỉnh tùy theo từng lúc, từng thời.

Nếu Sa di, Tỳ khưu không thực hành nghiêm chỉnh và đầy đủ, thì Sa di phải bị phạm pháp hành phạt, còn Tỳ khưu phạm giới, giới không trong sạch.

Trên đây chỉ tóm lược 14 pháp hành của Sa di, Tỳ khưu. Vị nào muốn học hỏi nghiên cứu rộng thì xem trong Luật tạng, bộ Cūḷavagga, phần Vattakkhandhaka.

Trong phần Vattakkhandhaka, đoạn chót có những bài kệ như sau:

– “Vattaṃ aparipūrento, na sīlaṃ paripūrati.

Asuddhasīlo duppañño, cittekaggaṃ na vindati.

– Vikkhittacittonekaggo, sammā dhammaṃ na passati.

Apassamāno saddhammaṃ, dukkhā na parimuccati.

– Yaṃ vattaṃ paripūrento, sīlampi paripūrati.

Visuddhisīlo sappañño, cittekaggampi vindati.

– Avikkhittacitto ekaggo, sammā dhammaṃ vipassati.

Sampassamāno saddhammaṃ, dukhā so parimuccati.

– Tasmā hi vattaṃ pūreyya, jinaputto vicakkhaṇo.

Ovādaṃ Buddhaseṭṭhassa, tato nibbānamehitī’ti”.

Lược dịch:

* Tỳ khưu hoặc Sa di, trong giáo pháp Ðức Phật,

Pháp hành không đầy đủ, là giới không đầy đủ,

Người giới không thanh tịnh, không trí tuệ sáng suốt,

Thì không được định tâm, không chứng đắc thiền định.

* Phóng tâm không an tịnh, không chứng đắc chánh pháp

Không Ðạo – Quả – Niết Bàn, không giải thoát khổ được.

* Tỳ khưu hoặc Sa di, trong giáo pháp Ðức Phật,

Ðầy đủ các pháp hành, giới hạnh cũng đầy đủ,

Là người giới thanh tịnh, có trí tuệ sáng suốt,

Ðịnh tâm trụ vững chắc, chứng đắc bậc thiền định.

* Không phóng tâm an tịnh, chứng đắc được chánh pháp,

Ðạo – Quả và Niết Bàn, giải thoát khổ hoàn toàn.

* Vì vậy người Phật tử, bậc trí tuệ sáng suốt.

Nên thực hành nghiêm chỉnh, các pháp hành đầy đủ,

Ðúng theo lời giáo huấn, của Ðức Phật cao thượng,

Do nghiêm chỉnh thực hành, sẽ chứng ngộ Niết Bàn.

 

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app