GIÁO TÀI A TỲ ĐÀM
NIBBAANAPARAMATTHA
Padamaccutamaccanta.m
Asankhatamanuttara.m
Nibbaanamiiti bhaasanti
Vaanamuttaa mahesayo
– Tiếng pada.m ở đây có nghĩa là 1 phần. Một loại ” Có một loại thực tính pháp độc lập, không liên hệ hữu vi”.
– Accuta.m: bất tử, và Níp-bàn là pháp vô sinh nên làm sao có tử?
– Accatta.m: là “pháp vượt qua các uẩn quá khứ và uẩn vị lai “nghĩa là Níp-bàn mang đặc tính vượt ngoài các uẩn, đối với các uẩn đã có (pubbantakhandha) và các uẩn tương lai (aparantakhandha). Ở đây dù không có nói tới uẩn hiện tại nhưng khi nói như vậy ta phải hiểu thêm là Níp-bàn cũng vượt ngoài các uẩn hiện tại bởi vì không có các uẩn đã sanh và sẽ sanh thì cũng không có các uẩn đang sanh. Cũng như nói “Tôi chưa từng thấy trong con cua có máu và sẽ không bao giờ thấy con cua có máu vậy cũng có nghĩa là ngay lúc đang nói người ta cũng không thấy trong con cua có máu”
Chính 5 uẩn hiện tại là vị lai uẩn của các uẩn quá khứ và cũng là quá khứ uẩn đối với các uẩn vị lai. Níp-bàn là pháp vượt ngoài các uẩn không còn nằm trong thời gian nữa nên được gọi là kaalavimutta và khandhavimutta.
–Asankhata: Níp-bàn không phải là pháp được “cấu tạo” bởi 4 duyên: Kammacitta, utu và aahaara vì Níp-bàn không là Tâm cũng không là sở hữu, càng không phải là sắc pháp.
– Anuttaram: Níp-bàn là pháp vô thượng, chí thượng, siêu việt không có một pháp nào cao quí hơn nữa. Ðúng ra, khi nói tổng quát thì toàn bộ pháp siêu thế đều được gọi là anuttara nhưng ở đây (trong câu kệ này) ý tác giả muốn nắm vào Níp-bàn, pháp vô vi mà thôi.
GIẢI TỰ VÀ MINH THÍCH TIẾNG NIBBAANA
Tiếng Nibbaana được chiết tự như sau: Ni + Vaana. Ni: thoát ra; vaana: sự bện thắt, ở đây chỉ cho Ái. Vậy Nivaana là “thoát ra khỏi cái tham ái bện thắt”.
– Vinaati sa.msibbatiiti vaana.m.
– Vaanato nikkhantanti nibbaana.m.
Nỗi khổ luân hồi từ vô thủy đến vô chung của tất cả chúng sanh đều do tham tham ái. Chính Ái đã hòa quyện, bện thắt, xoán xít chúng sanh vào hành trình tử sanh như người thợ dệt làm vải vậy, lấy sợi tơ này đan vào sợi tơ kia để làm nên miếng vải, tham ái cũng bện thắt chúng sanh từ sanh hữu này đến sanh hữu khác. Chính vì vậy ái được gọi là vaana.
Còn Níp-bàn là pháp vượt ngoài vòng chi phối của Ái nên được gọi là Nivaana hay Nibbaana.
Nói trên thực tính chân đế thì Níp-bàn chỉ có một thực tại, thực nghĩa đó là sự tịch tịnh (Santilakkha.na) phiền não cùng ngũ uẩn nhưng nói trên khía cạnh diễn đạt (Kaaranuupacaaranaya – hetupariiyaayana) thì Níp-bàn được phân ra nhiều cách. Do đó nếu nói Níp-bàn có 2 cũng được đó là hữu dư y Níp-bàn và vô dư y Níp-bàn (Sa-upaadisesanibbaana, Anupaadisesanibbaana).
1) Sa-upaadisesanibbaana là sự thoát khỏi phiền não hoàn toàn nhưng các dị thục quả, và sắc nghiệp vẫn chưa tiêu mất. Như đối với các vị La Hán đang còn sống.
A- Kammakilesehi upaadiyatiiti: upaadi. Aaram.nakara.navasena ta.nhaadi.t.tthiihi upaadaayatiiti: upaadi.
“Dị thục quả và các sắc nghiệp là những cái được nghiệp và phiền não tác thành chấp thủ nên được gọi tên là upaadi hoặc các uẩn (quả dị thục + sắc nghiệp) được ái và kiến lấy làm cảnh rồi chấp thủ trong đó nên các uẩn ấy được gọi là “upaadi“.
B- Sissati avasissatiihi seso upaadi ca seso caati upaadiseso.
Các uẩn (dị thục quả + sắc nghiệp) được gọi là sesa vì chúng còn sót lại khi phiền não đã mất hết. Các uẩn này được gọi bằng cả 2 tên: upaadi và sesa, dựa theo những lời giải nãy giờ.
Nói rõ hơn tức là các uẩn quả (quả dị thục + sắc nghiệp) có mặt suốt vòng luân hồi vô thủy bởi sức tác động của phiền não. Khi chứng Tứ quả xong, các tập khí phiền não đã thật sự chấm dứt nhưng các uẩn hiện tại vốn là sản phẩm của phiền não quá khứ vẫn còn dư lại (nếu vị ấy chưa Níp-bàn). Vậy tiếng upaadisesa nếu nói đơn giản tức chính là xác thân của vị La hán đang còn sống.
C- Saha upaadisesa yaa vattatiiti sa-upaadisesaa (thực tại Níp-bàn hiện hữu cùng các uẩn ly phiền não, thực tại tịch tịnh đó được gọi là Hữu dư y Níp-bàn)
Nói “Hiện hữu cùng với” ở đây không giống như sự hiện hữu của tâm cùng với sở hữu, mà có nghĩa là các uẩn ly phiền não ấy làm môi nhân cho sự chứng tri Níp-bàn.
2) Anupaadisesanibbaana: một thực tại hoàn toàn tách ly các uẩn, nói rõ hơn đó là viên tịch của vị la Hán.
– Natthi upaadiseso yassaati anuppaadiseso, thực tại Níp-bàn nào vắng mặt luôn cả các uẩn ly phiền não (quả dị thục + sắc nghiệp) thực tại ấy được gọi là vô dư y Níp-bàn)
Sự phân chia này được dùng làm phương tiện diễn đạt thực tính Níp-bàn mà thôi chính Bậc Ðạo Sư cũng sử dụng phương tiện này.
Hữu dư y Níp-bàn còn được gọi là di.t.thadhammanibbaana, một thực tại tịch tịnh mà vị La hán có thể chứng tri ngay khi còn sống, trước khi viên tịch hoàn toàn (parinibbaana); còn vô dư y Níp-bàn thì có tên gọi khác nữa là samparaajikanibbaana, thực tại tịch tịnh mà qua đó vị La hán chấm dứt hoàn toàn các uẩn.
Níp-bàn được nói có 2 như vậy là dựa theo tạng Diệu Pháp còn nói theo Tạng Kinh thì trong Pucchaavissajjaajotika (tài liệu giáo khoa dành riêng cho các Giáo Sư Vi Diệu Pháp trung học) đã có trình bày.
LOẠI NÍP-BÀN
Níp-bàn được kể có 3 vì dựa trên từng khía cạnh của thực tính Níp-bàn mà thôi .
1) Su~n~natanibbaana: vì Níp-bàn là một thực tại hoàn toàn vắng mặt phiền não cùng các uẩn nên được gọi là Su~n~nata-nibbaana.
2) Animittanibbaana vì Níp-bàn là môt thực tại hoàn toàn vượt ngoài thế giới hiện tượng nên được gọi là Animitta-nibbaana.
Nói vậy có nghĩa là đối với sắc uẩn, qui trình tiến sinh của sắc uẩn, các biến tướng của sắc uẩn ai cũng có thể nhìn thấy. Danh uẩn trừu tượng hơn nhưng không phải vì vậy mà nó nằm ngoài sự ước lượng, định trị của các bậc siêu nhân như Ðức Phật và những vị có tha tâm thông (parcittavijaa nanaabhi~naalaabhii). Ðối với các vị ấy danh pháp vẫn còn là một cái gì đó có thể quan sát, một đối tượng sở tri cụ thể. Còn đối với Níp-bàn, như đã nói, thì là một thực tại hoàn toàn nằm ngoài thế giới hiện tượng, Níp-bàn không có hiện tượng. Ðối với Níp-bàn chỉ có thể biết chớ không thể quan sát. Do vậy ta có thể gọi khía cạnh đó là Animittanibbaana .
3) Appanibitanibbaana (vô lụy Níp-bàn) là một thực tại hoàn toàn cách ly tham ái, thực tại ấy cũng không là đối tượng sở tri của tham ái.
Nói vậy có nghĩa là tất cả hữu vi pháp (cả danh lẩn sắc) đều là cảnh sở tri của tham ái (lobha hay ta.nhaø), ngay cả tâm Siêu Thế cùng các sở hữu hợp tuy không là cảnh của Ái, cũng không mang tính thuộc lụy tham ái nhưng chúng vẫn chưa nằm ngoài phạm vi pa.nihitadhamma (pháp thuộc lụy) bởi vì những danh pháp Siêu Thế đó còn phải nương vào người (puggala). Riêng về Níp-bàn đó là một thực tại vượt ngoài giới hạn Người, không có hiện hữu trong người, chỉ là một thực tại độc lập. Ta gọi khía cạnh đó là vô lụy Níp-bàn.
Ðối với người nào chưa có khái niệm chính chắn về thực tại Níp-bàn, khi nghe tán thán về Níp-bàn là một thực tại không có sanh, lão, bệnh, tử, vì muốn được hưởng một an lạc nằm ngoài tam giới nên anh ta ước nguyện Níp-bàn, mà chưa kịp thấu đáo thế nào là thực tính vô sinh của Níp-bàn thì đó được gọi là vibhavata.nhaa (Phi hữu ái) bởi thân lạc tâm lạc mà anh ta mong mỏi ấy chỉ hiện hữu nhân loại, chư thiên, Phạm thiên mà thôi, ngoài tam giới ra không ở đâu có cả.
CÂU HỎI VỀ NIBBAANA-PARAMATTHA
1) Tại sao các Ngài bảo rằng cái tịch tịnh đối với phiền não và 5 uẩn là Níp-bàn? những pháp tánh nào được gọi là Níp-bàn, muốn đạt tri Níp-bàn phải dùng loại trí (~naa.na) nào? Níp-bàn là cảnh sở tri trực tiếp của pháp nào, Hãy giải thích về dẫn chứng tài liệu.
2) Hãy dịch câu Paali sau đây kèm theo lời giải chi tiết.
Padamaccuta… mahasayo.
3) Từ Nibbaana đem chiết tự có mấy tiếng. Hãy giải thích từng tiếng (padaa) và hãy dịch 2 câu giải tự sau đây.
– Vinati sa.msibbatiiti vaana.m
– Vaanato nikkhantanti nibbaana.m.
4) Tại sao Ái (ta.nhaa) được gọi là vaana khía cạnh bất lụy ái của Níp-bàn được gọi là gì? Hãy cho biết loại Níp-bàn nào mang một tên gọi mà nếu chiết tự ra từng tiếng thì không phải là cái gì thâm sâu siêu việt, tuy thế chúng được gom chung lại để gọi cho 1 thứ Níp-bàn? Tại sao, hãy giải thích. [Ý Ngài Jotika muốn ám chỉ Sa-upaad. N.]
5) Nếu nói trên bản tướng thực tính (sabhaavalakkha.na) thì Níp-bàn có mấy? Hãy giải thích cặn kẽ câu giải đáp.
6) Hãy nói rõ sự khác biệt giữa hữu dư y và vô dư y Níp-bàn. Ðồng thời hãy phân tích 2 loại Níp-bàn nầy qua khía cạnh Người (puggala).
7) Tiếng upaadi (trong hợp-từ saupaadisesanib) chỉ cho chi pháp nào? Thuộc mấy uẩn?
8) Hãy giải thích thế nào là Ditthadhammanib và sa-uparaayikanibbaana.
9) Nói trên khía cạnh thực tại Níp-bàn có mấy, hãy nêu tóm tắt [Ngài Jotika muốn ám chỉ Tam giải thoát môn].
10) Các bậc hiền trí (pa.n.dita) bảo rằng “Ðối với kẻ còn thích hiện hữu thì không nên, nguyện Níp-bàn” “hoặc ngày nào chưa biết yếm ố xác thân mình và xác thân kẻ khác thì chớ vội nguyện Níp-bàn” hoặc ngày nào thích thú tướng các dục thì đừng nên nguyện Níp-bàn – Hãy cho biết lý do của những câu nói đó, hãy giải thích nguyên nhân của từng câu nói trên (có tất cả 3 câu).
11) Danh pháp hữu vi không có màu sắc hình dáng vậy có thể nói đó là animittanibbaana (vô hiện tượng Níp-bàn) hay không?
12) Tâm tứ quả cùng các sở hữu hợp là những pháp mang tính xuất ly tam giới, không là cảnh của ái, mà cũng chẳng tương ưng với Ái, cả vị La hán cũng hoàn toàn chấm dứt phiền não, thế tại sao La Hán quả vẫn không được gọi là appa.nihitanibbaana?
13) Hãy cho biết chi pháp của tiếng sunnata, nimitta và pa.nihita.
14) Cái biết trong quả định (phala samadhi.) có giống như cái biết của ngũ quan (mắt, tai …) hay không? Hãy giải thích theo sự học hiểu của mình sao cho đúng với kinh sách.
15) Sự ước nguyện Níp-bàn trong trường hợp nào được xem là Vibhavata.nhaa?
16) Hãy vẽ bản đồ về 6 hoặc 5 thứ Níp-bàn.
-ooOoo-