GIÁO TÀI A TỲ ĐÀM

VỊ TRÍ CỦA SẮC (RUUPA)

1) Các sắc sau đây: 4 đại hiển, thần kinh thân, sắc cảnh sắc, sắc cảnh thinh, sắc cảnh khí, sắc cảnh vị, sắc cảnh xúc, 2 sắc tính, mạng quyền, vật thực, giao giới, thân biểu tri, 3 kỳ dị, tứ tướng là những sắc nằm cùng khắp trên thân thể chúng sanh.

2) Thần kinh nhãn nằm ở mắt.
3) Thần kinh nhĩ nằm ở tai.
4) Thần kinh tỷ nằm ở mũi.
5) Thần kinh thiệt nằm ở lưỡi.
6) Ý vật nằm ở tim.
7) Khẩu biểu tri nằm ở miệng.

Tứ đại:

* Pathavii có bản tướng là Ngại chất (kakkha.lalakkha.na) và đây là câu giải tự về pathavii:

– Sahajaataruupaani pathati pa.ti.t.thanti etthaati pathavii (Ðất là phần vật chất có nhiệm vụ nâng đỗ các sắc đồng sanh ).

* Aapo mang bản tướng “chảy ra và thấm rịn” (paggharanalakkhana, aabandhanalakkha.na). Ðây là những câu giải tự:

– Aapeti sahajaataruupesu byaapetvaa ti.t.thatiitiaapo (Nước là phần vật chất mang tính chan hòa các sắc đồng sanh và nương gá trong đó.

– Appaayati sahajaatarupaani su.t.thu bruuheti va.d.dhetiiti aapo (nước là thành phần vật chất có nhiệm vụ trưởng dưỡng, phát triển các sắc đang sanh)

– Sahajaataruupaani avippaki.n.naani katvaa bhuso paatirakkhatiiti aapo (nước là phần vật chất có nhiệm vụ bão tồn, gắn chặt các sắc đồng sanh không cho hoại tan, rời rạc nhau).

Tejo gồm có 2 u.nhatejo (nhiệt hỏa) và siitatejo (hàn hỏa), tuy thế bản tướng của lữa nói chung chỉ có một là u.nhattalakkha.na[hơi nóng và hơi lạnh đều được gọi là lữa.] .

Ðây là câu giải tự:

– Tejeti paripaacetiiti tejo (lữa là phần vật chất có nhiệm vụ nung chín). Lữa được chi 5 loại :

1) usmaatejo: Hơi ấm trong thân thể
2) santappanatejo: bệnh nhiệt
3) dahanatejo: bệnh nhiệt
4) jiranatejo: Lữa đốt tế bào.
5) picakatejo: Lữa tiêu hóa thực phẩm.

Trong 5 thứ lữa này, chỉ có usmaatejo và paacekatejo (chất lữa làm tiêu hóa vật thực) là 2 thứ lữa có thường trực trong cơ thể chúng sanh, còn 3 thứ lữa kia thì không thường trực, chúng chỉ có mặt khi usmaatejo bộc phát quá mạnh (viparita), như đối với người bị bệnh sốt thì usmaatejo sẽ trở thành santappanatejo, nếu sốt nặng quá thì thành ra dahanatejo. Còn jira.natejo cũng là từ usmaatejo biến thái nên, để đốt cháy các tế bào trong cơ thể người bệnh hoặc người già, tạo ra các hiện tượng: da, răng rụng, tóc bạc…

Vaayo mang tính căng phồng và lay động (vi.t.thambhanalakkhana, samiira.nalakkha.na). Gió là yếu tố chính cho các hoạt động. Nói theo bản tướng thì có tới 2 loại gió vitthambhanavaayo và samiira.navaayo ta có thể gọi vittha là “Tĩnh phong” vì đó là chỉ về loại gió giữ thăng bằng cho mọi vật chất được đứng vững, như câu giải tự sau đây:

– Vaayati sahajaatadhamme apatamaane katvaa vahatiiti vaayo (giữ thăng bằng cho các sắc đồng sanh không bị lung lay, lúc lắc đó được gọi là gió vitthambhanavaayo).

Còn samiira.navaayo là thứ gió làm cho các vật chất lay động, di chuyển, ta có thể gọi đây là động phong, như câu giải tự sau đây:

– vaayoti desantaruppatti hetubhaavena bhuutasanghaatam paapetiiti vaayo (gió samiivanavaayo – Ðộng phong – là thứ gió làm cho các đại hiển (mahaabhuuta) đồng sanh khác xê dịch, biến động, rời khỏi vị trí cũ.

Nói theo thông tường thì trong cơ thể người ta có 6 loại gió:

1) uddhangamavaayo: Gió dồn ngược lên trên, như ợ, ngáp…
2) adhogamavaayo: Gió dồn xuống, như hơi đánh nắm chẳng hạn.
3) kucchitthavaayo: Gió thường trực có trong vùng bụng.
4) ko.t.thaasayavaayo: Gió trong thân mình.
5) angamagaanusaariivaayo: Gió di động khắp các bộ phận trong cơ thể.
6) assaasapassaavaayo: Gió trong dạng hơi thở ra vào.

6 thứ gió này luôn có mặt trong cơ thể nên còn được gọi chung là ajjhattavaayo, còn thứ gió thiên nhiên là ta thường thấy, được gọi là bahiddhavaayo.

* * *

Sắc tứ đại hiển được gọi là Mahaabhuuta vì chúng được xem là những sắc dẫn đầu (padhaana) cho các sắc khác, đồng thời bản tướng của chúng cũng rất rõ ràng nên gọi là Mahaabhuuta như câu giải tự sau đây:

Mahantaani hutvaa bhuutaani paatubhuutaaniiti mahaabhuutaani.

– Ðây là câu giải tự về cakkhupasaada: cakkhuvi~n~naa.nadhi.t.thita.m hutvaa samavisama.m cakkhati aacikkhanta.m viya hotiiti cakkhu (gọi là mắt vì đó là chỗ nương của nhãn thức và có bản chất là chỉ cho nhãn thức biết đâu là cảnh tốt, cảnh xấu).

Câu giải tự về sotapasaada:.

Sotavi~n~naanadhi.t.thita.m hutvaa sadda.m su.naatiiti sota.m (thần kinh nhĩ là chỗ nương cho nhĩ thức và có chức năng đặc biệt là nghe được âm thanh) hoặc 1 câu giải tự khác: Sadda.m su.nanti etenaati sota.m; sadde suyyanti etenaati sota.m. Câu giải tự thứ nhất có nói đến khía cạnh ngoài (.thaana- yuupacaara) của thần kinh nhĩ, 2 câu sau nói thẳng vào chức năng của thần kinh nhĩ.

– Chaayatiiti ghaana.m (.thaanayuupacaara)
– Ghaayanti etenaati ghaana.m (mukhaya)
– Ghaayiiyanti etenaati ghaana.m (mukhaya)

– Jiivita.m avhaayatiiti jivhaa: Cái gì có bản chất tự nói lên rằng: Vị là điều kiện sanh tồn, là yếu tố để sống còn thì đó là thần kinh thiệt.

(Ngài Jotika giải rằng): Tiếng jivhaa nếu đem chiết tự thì có 2 từ: Jiivita.m và avhaaJiivita.m là tuổi thọ, sinh mạng (aayu), ở đây Jiivita.m được dịch là vị (rasa) vì mạng sống được kéo dài phải nhờ vào Vị, như là phải ăn phải uống. Ðây là giải tự theo lối phaluupacaara, cũng là 1 cách gián tiếp, nhưng trên khía cạnh tác động thành quả. Ở đây trong tiếng Jiivita muốn đổi qua jivhaa phải biến Jii thành ji và xóa vita để ghép svhaa vào thành ra jivhaa.

Câu giải tự về kaayapasaada: kucchitaana.m kesaadiina.m paadadhammaa- na~nca aayoti kaayo: (Thân là chỗ tích tập những vật uế trược cùng các ác pháp).

Mà thần kinh thân là 1 phần trong cái thân ấy nên lối giải này được gọi là Ekadesuupacaara. Còn nếu giải tự theo lối .thaanayuupacaara thì như sau “Thân (theo câu giải tự paali ở trên) là xuất xứ của thần kinh thân”

5 sắc thần kinh vì là những sắc có bản chất (sabhaava) tinh anh nên được gọi là paasada (pasiidatiiti pasaado): Sắc nào có bản chất tinh anh, tinh túy thì sắc ấy được gọi là sắc thanh triệt.

VISAYARUUPA (HAY GOCARARUUPA)

1) Ruupaarammana: Bất cứ cái gì mà mắt có thể thấy được, dù là sinh vật hay vô sinh vật, cũng được gọi là Ruupaa, các Ngài chú giải tiếng Ruupaa như sau:

– Ruupayati hadayangatabhaava.m pakaasetiiti ruupa.m (cái gì làm cho tình cảm được biểu lộ qua ánh mắt thì đó là cảnh sắc vậy).
– Ruupayati dabba.m pakaasetiiti ruupa.m (cái gì nói lên hình dạng của sự vật cái đó là sắc vậy).

2) Saddaaramma.na:

– Saddiiyati uccaariiyatiiti: (những âm thanh nào được loan đi, phát ra, đều được gọi là cảnh thinh cả).
– Sappati sota vi~n~neyyabhaava.m gacchatiiti saddo: Cái nào có bản chất làm cho nhĩ thức biết được cái đó là cảnh thinh)

Câu giải tự thứ nhất ám chỉ cho những âm thanh nào do sinh vật phát ra như tiếng người, tiếng thú… Còn câu giải tự thứ hai chỉ cho bất cứ loại âm thanh, tiếng động nào dù của sinh vật (aJiivita) mà tai có thể nghe, nhĩ thức có thể biết.

3) Gandhaaramma.na:

– Gandhaayati attamo vatthu.m suucetiiti: gandha cái gì tự chỉ điểm chỗ mình nương dựa bằng cách bố hơi cái đó là mùi vậy) nghĩa là giống như một cái hoa có mùi thơm chẳng hạn thì chính cái hoa đó được người ta biết đến là nhờ mùi hương của nó tỏa ra. Các Ngài giải tiếng suuceti như sau: Idamettha atthiiti pesu~n~na.m karonta.m viya hoti .

4) Rasaaramma.na:

– Rasiiyati assaadiyatiiti raso (cái gì cần phải được nếm, thưởng thức bằng thiệt thức thì cái đó là vị vậy).

5) Pho.t.thabbaaramma.na:

– Phusitabbanti pho.t.thabba.m (cảnh nào cần phải được thần kinh thân đối xúc thì cảnh dó là cảnh xúc).

Cảnh xúc có 3:

  1. a)thaviipho.t.thabbaarammana.
    b)Tejopho.t.thabbaarammana.
    c) Vaayo pho.t.thabbaarammana.

4 cảnh đầu và 3 cảnh xúc cộng lại thành 7 sắc visaya (sắc cảnh giới) hay còn gọi là gocararuupa (sắc đối tượng). Dở dĩ gọi như vậy vì tiếng Gocara được giải tự như sau:

– Gaavo caranti etthaati gocara ( chỗ nào loài trâu bò thường lui tới để ăn cỏ chỗ ấy được gọi là Gocara)

Mà 7 cảnh nầy là những đối tượng sở tri của 6 môn (chadvaarikacitta), loài trâu bò luôn tới lui đồng cỏ vậy, chính vì thế, để định nghĩa về sắc đối tượng các Ngài bão rằng “Gocaraadisaati Gocara” (các sắc đối tượng cũng giống như chỗ ăn cỏ của trâu bò). Lối giải tự nầy mang tên là Sadisuupacaaranaya. Còn câu Gaavo caranti etthaati Gocara là câu giải tự theo lối Mukhayanaya . Vậy ở đây tiếng Go đồng nghĩa với Indriya và tiếng Gocara đồng nghĩa với Aaramma.na.

2 BHAAVARUUPA (sắc giới tính)

1) Itthibhaavaruupa (sắc tố nữ)

– Itthiipaa bhaavo itthibhaavo (sắc nào làm tiêu chuẩn khẳng điïnh nữ tính thì sắc đó được gọi là sắc nữ giới tính).

2) Purisabhaava ( Rumabhaava: Sắc tố nam)

– Pumasso bhaavo pumabhaavo (sắc nào làm tiêu chuẩn khẳng điïnh nam tính thì sắc đó được gọi là sắc nam giới tính).

Con người ta được gọi nam hay nữ giới, đực, cái, trống, mái là dựa vào 4 khía cạnh:

  1. a) Linga: Như mặt mày, tay chân.
    b)Nimitta: Các bộ phận đặc biệt của mỗi giới tính mà kể khác phái không có như râu ria, bộ phận sinh lý…
    c)Kutta: Những sinh hoạt đặc biệt của mỗi phái giới tính như trò chơi khác nhau chẳng hạn.
    d) Aakappa: Dáng vẽ, tư cách như yểu điệu hay hùng dũng cứng cổi …

4 chi tiết này luôn phụ thuộc cho sắc giới tính. Nếu 4 chi tiết nầy được hình thành bằng cách dựa vào sắc nữ giới tính thì người ta được gọi là nữ, bằng ngược lại thì là nam.

HADAYARUUPA (sắc ý vật)

– Hadanti sattaa ta.m ta.m attha.m vaa anattha.m vaa puurentiiti hadaya.m (tất cả chúng sanh nhờ vào sắc gì để tạo điều hữu ích, vô ích – sắc ấy chính là ý vật vậy).

Sắc ý vật có 2:

  1. a)Mamsahadayaruupa: trái tim (nhục tâm).
    b)Vatthuhadaya ruupa: Một loại sắc nghiệp (kammajaruupa) nằm trong trái tim, mà sắc ý vật ở đây muốn nói chính là loại sắc nầy (Paali là vatthuhadayaruupa hay hadayavatthuruupa).

Vị trí của sắc ý vật là một tiềm huyệt trong tim ở đây có chứa một lưu lượng máu nhiều bằng một lòng bàn tay. Ðó là chỗ nương của ý giới và ý thức giới. Theo Ngài Jotika giải thì tiềm huyệt nầy lớn bằng hạt punnaaga (tên một loại cây có hoa).

SẮC MẠNG QUYỀN (Jiivitaruupa)

– Jiivanti sahajaatadhammaa etenaati Jiivita.m (sắc mạng quyền là cái mà các sắc đồng sanh nhờ đó mà được sống còn).

Sắc đồng sanh ở đây chỉ cho sắc nghiệp còn 3 thứ sắc kia thì phải nhờ vào điều kiện cá nhân (Samu.t.thaana) của chính mình mà tồn tại, chớ không nương vào sắc mạng quyền.

SẮC VẬT THỰC (Aahaararuupa)

– Kabala.m kariiyati kabaliikaaro (được làm thành cục, thành miếng nên gọi là kabalikaara).
– Aahariiyatiiti aahaaro (cái được người ta ăn tức là vật thực vậy).
– Kabaliikaaro ca so aahaaro caati kabaliikaaraahaaro (cái gì được người ta làm thành miếng để ăn cái đó được gọi là đoàn thực).

Sắc vật thực trong 28 sắc pháp ám chỉ cho các sinh tố (ojaa) có trong các món ăn chớ không phải chỉ cho các thực phẩm thô thiển. Sau đây là câu giải tự về tiếng ojaa:

– attano udayaanantara.m ruupa.m janetiiti ojaa (sinh tố là chất giúp cho thành phần sắc khác được sinh trưởng một cách khít khao).

Cơ thể chúng sanh nhờ có cái sinh tố mới có thể sống còn một cách mạnh mẻ vững chải.

SẮC HƯ KHÔNG (aakaasaruupa hoặc paricchedaruupa: Sắc giao giới).

– Na kassatiiti aakaaso
– Akaasoyeva aakaaso
(chỗ không thể cày bừa, bươi xới gì được, gọi là hư không).

Có 4 thứ hư không :

1) Aja.taakaasa: Khoảng thinh không thiên nhiên của vũ trụ, dưới thì kể từ lớp đất và nước của địa cầu trở xuống, trên thì tính từ cõi vô sắc trở lên.
2) Paricchinnaakaasa: những khoảng trống hạn hẹp thông thường như cữa nhà, lỗ tai, lỗ mũi, hầm hố…
3) Kasi.nugghaatinaakaasa: đề mục hư không trong án xứ thiền chỉ.
4) Paricchedaakaasa: khoảng cách giữa các phần tử vật chất mà nói theo vi diệu pháp là các bọn sắc. Ðây được goi là loại hư không hẹp nhất mà có mặt trong cả 3 loại kia (nghĩa là trong mỗi cái kia đều có thứ hư không nầy).

Bất cứ vật chất nào cũng đều phải cần có một khoảng không gian cho riêng mình để tự khẳng định vị trí, hình dáng ở đây đối với các sắc cũng thế, mỗi bọn sắc cũng đòi hỏi phải có một không gian riêng mà khoảng cách giữa 2 không gian của các bọn sắc được gọi là sắc giao giới hay hư không vậy, nhờ có nó giới tuyến của các bọn sắc được phân định rõ ràng và khi tu quán đến trình độ udayabbaya pa~n~naana với bhanga~naana có xét về sự sanh diệt của sắc pháp cũng dễ bởi hành giả chỉ việc y cứ vào sắc giao giới mà thẩm nghiệm.

VI~N~NATTIRUUPA (Biểu tri)

– Adhippaaya.m vi~n~naapetiiti vi~n~natte (sắc nào biểu lộ được ý muốn của người ta thì sắc đó là sắc biểu tri).
– Vi~n~naayatiiti vi~n~natti (biểu lộ tức là biểu tri ) .
– Vi~n~naapenti janaa vi~n~naayanti vaa janehi a~n~naama~n~nassu cittaani etaayaati vi~n~natti (người ta hiểu ý nhau bằng sắc nào, sắc ấy được gọi là biểu tri)

Sắc biểu tri có 2 : Kaayavi~n~natti và Vaciivi~n~natti. Từ 2 sắc nầy lại triển khai ra thêm hai khía cạnh nữa để có được 4 biểu tri:

1) Bodhanavi~n~natti: những cử động, ngôn từ mang mục đích biểu lộ ý muốn.
2) Pavattanavi~n~natti: những cử động thân khẩu không nhằm vào mục đích biểu lộ ý muốn.

Vậy nếu kể rộng thì có tới 4 thứ biểu tri:

  1. a)Bodhanakaayavi~n~natti
    b)Pavattanakaayavi~n~natti
    c) Bodhanavaciivi~n~natti
    d) Pavattanavaciivi~n~natti.

VIKAARARUUPA (kỳ dị hay đặc biệt)

– Viseso aakaaro vikaaro – chi tiết khía cạnh đặc biệt của sắc nipphannaruupa được gọi là sắc vikaara vậy.

Vậy tuy gọi là sắc đặc biệt nhưng kỳ thật đó không phải là loại sắc nào hết mà chỉ là những chi tiết, khía cạnh riêng của sắc Nipphanna thôi. Bởi vì sắc Ðặc biệt có 3:

  1. a) Ruupalahutaa:

– Lahuno bhaavo lahutaa (sự nhẹ nhàng, là khinh)
– Ruupassa lahutaa ruupalahutaa (sự nhẹ nhàng linh hoạt của sắc được gọi là Ruupalahutaa).

  1. b)Ruupakamma~n~nataa:

– Muduno bhaavo mudutaø.
– Ruupassa mudutaa ruupamudutaa (sự uyển chuyển mềm mại của sắc chính là Ruupamudutaa: nhu sắc)

  1. c)Ruupakamma~n~nataa:

– Kammaani saadhu kamma~n~na (linh hoạt là thích nghiệp).
– Kamma~n~nassa bhaavo kamma~n~nataa (sự linh hoạt tức là thích nghiệp tánh)
– Ruupassa kamma~n~nataa ruupakamma~n~nataa (sự linh hoạt, cơ động của sắc chính là sắc nghiệp).

2 sắc biểu tri cũng được kể vào sắc đặc biệt, vậy có tất cả 5 sắc đặc biệt, 5 sắc Ðặc biệt chỉ có đối với loài sinh vật (Jiivita) thôi. 3 sắc Ðặc biệt vừa kể trên luôn đi chung với nhau và nhờ có chúng, 2 sắc biểu tri mới hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt đẹp, bằng không thì rất vụng về thô thiển, lọng cọng.

LAKKHANARUUPA (Tứ tướng)

– Lakkhiiyanti vinicchiiyanti dhammaa ime sankhaataati etenaati lakkhana.m (các bậc hiền trí dựa vào sắc nào để khẳng định hữu vi tánh, sắc ấy là sắc tứ tướng).

1) Upacayaruupa:

– aadito uparito ca cayoti upacayo (giai đoạn sắc Nipphanna khởi sanh từ sát-na tái tục cho tới tuần lễ thứ 11, thời gian mà sắc nghiệp đã đầy đủ, được gọi là upacaya).

Nói rõ hơn, sắc nghiệp sanh khởi lần đầu tiên vào sát-na tái tục được gọi là upacaya. Ðối với loài thai sanh (Gabbhasuyyata) mãi cho tới tuần lễ thứ 11 các sắc nghiệp mới sanh đủ hoàn toàn còn trước đó (sau sát-na tái tục) thì sanh từ từ từng thứ. Giai đoạn phát triển sắc nghiệp nầy cũng được gọi là upacaya.

Ðối với loài thấp sanh (sa.msedaja) và hoá sanh (opapaatika) thì ngay thời điểm sát-na tái tục các bọn sắc nghiệp đã hiện khởi đầy đủ, giai đoạn đó được gọi là upacaya còn kể từ sau sát-na tái tục rồi, các sắc nghiệp có sanh đến mấy cũng không được gọi là upacaya. Ðó là nói về 2 sanh loại trên.

2) Santatiruupa:

– Sa.m punappuna.m tati santati (sự hiện khởi liên tục của các sắc nipphanna được gọi là santati).

Sau khi các sắc nghiệp thời tái tục đã hiện khởi đầy đủ rồi thì sự sanh khởi của các sắc nghiệp sau đó, cho đến trọn đời, được gọi là santati. Ðối với sắc tâm, sắc âm dương, sắc vật thực cũng thế, trong lần sanh khởi đầu tiên thì dược gọi là upacayaruupa, sau khi đã hiện khởi đầy đủ từ đó về sau được gọi là santatiruupa.

Trong atthasaalinii và visuddhimagga-atthakatha (chú giải Thanh tịnh đạo) có đưa một ví dụ về sắc upacaya và santati như sau:

* Có một cái hồ được đào gần bên dòng sông lớn, khi đào vừa xong luồng nước mới chảy vào lần đầu được ám chỉ cho sắc upacaya trong lần đầu tiên, những đợt nước sau đó cho tới khi đầy hồ được ám chỉ cho sắc upacaya sau thời tái tục. Khi nước hồ đã đầy và chảy tới lui ra thì được ám chỉ cho santatiruupa.

3) Jarataruupa:

– jaraana.m bhavo jarataa: bản chất cằn cỏi của các sắc Nipphanna được gọi là lão mại

Khi các sắc (catujanipphannaruupa) đã sanh khởi rồi thì đời sống (thời gian tồn tại) kéo dài được 51 sát-na. Sát na đầu tiên được gọi là sát-na sanh, sát-na thứ 51 sát-na diệt còn các sát-na giữa (gồm 49 cái) là sát-na trụ. Chính 49 sát-na này là jarata, tức giai đoạn già cỏi của sắc pháp (catucanipphannaruupa) bởi vì ở khoảng này các sắc đã có dấu hiệu biến suy, tàn rụi.

4) Aniccataaruupa:

– Aniccaanam bhavo aniccataa – bản chất biến hoại của sắc Nipphanna chính là sắc vô thường).

Nói theo tinh thần của tạng kinh thì khi lọt lòng mẹ là sanh, lúc tắt thở là tử, thời gian giữa là lão. Ðó là sammutijaati-jaraa-mara.na. Còn theo Abhidhamma thì phải là paramatthajaati-jaraamara.na.

Gọi là tử theo tinh thần Abhidhamma tức ám chỉ cho sát-na diệt của sắc ở đây là sát-na thứ 51. Jarataruupa và Aniccataaruupa có mặt trong nipphannaruupa kể từ sát-na tái tục cho tới hết kiếp sống.

Già có 2:

1) Paticchannajaraa: tiềm lão.
2) Paaka.tajaraa : hiển lão.

Vào từng giây phút trong cả kiếp sống cơ thể chúng sanh luôn biến suy, cằn cỏi, đó là Pa.ticchannajaraa, cái già kín đáo. Khi tuổi trẻ không còn nữa, các hiện tượng răng rụng tóc bạc… Xuất hiện thì đó là Paaka.tajaraa, cái già cụ thể mà cũng có thể nhìn thấy.

Ðối với các sắc phi quyền hệ (anindriyabaddharuupa) tức là các vật chất vô sinh (ajiivita) như cây cối, núi non, đất đai… những vật chất không có liên hệ gì tới Indriya, cũng bị cái “cằn cỏi” chinh phục. Ðối với chúng sanh cũng có 2 cách cằn cỏi: Pa.ticchannajaraa và Paaka.tajaraa. Nếu phân loại rõ ràng thì có những thứ chỉ có Pa.ticchannajaraa (tính biến suy tàng ẩn) mà không có Paaka.tajaraa (sự biến suy rõ rệt) như đất đai, nước, núi non, mặt trăng, mặt trời, vàng, ngọc… cái cằn cỏi của chúng được gọi theo từ chuyên môn là aviicijaraa (sự cằn cỏi khó biết), vì quả thật khó làm gì để có thể ghi nhận tận mắt cái biến suy của những vật chất đó được.

Còn như cây cối… những vật chất ngoài ra những thứ vừa kể trên thì vừa có Paaka.tajaraa bởi vì ta có thể chứng kiến tận mắt sự thay đổi, cằn cỏi của chúng. Gọi theo từ chuyên môn thì sự cằn cỏi của những vật chất thứ này là saviicijarà (sự cằn cỏi để thấy).

-ooOoo-

RUUPA-VIBHAAGA

Sắc pháp nếu gọi tên theo bản thể thì có 8:

– Ahetuka: Vì chúng không có liên hiệ gì về nhân
– Sapaccaya: Vì chúng có 4 duyên liên hệ.
– Saavasa: Vì chúng là cảnh của lậu.
– Sankhaata: Vì được cấu tạo bởi 4 duyên.
– Lokiya: trực thuộc tam giới.
– Kaamaavacara: Vì là cảnh của Dục ái
– Aanaaramma.na: Vì không thể biết cảnh
– Appahakaatabba: Không là đối tượng sát trừ.

SẮC PHÁP PHÂN LOẠI THEO THỂ TÍNH

1) Ajjhattikaruupa: 5 sắc thần kinh
2) Baahiraruupa: 25 sắc còn lại
3) Vatthuruupa: 5 sắc thần kinh và ý vật.
4) Avatthuruupa: 22 sắc còn lại
5) Dvaararuupa (là sắc làm nhân sanh cho lộ ngũ môn và thân nghiệp khẩu nghiệp: 5 sắc thần kinh, 2 biểu tri.
6) Advaararuupa: 21 sắc còn lại
7) Indriyaruupa: 5 biểu tri (3 kỳ dị, 2 biểu tri) 2 sắc tính, mạng quyền.
8) Anindriyaruupa: 20 sắc còn lại
9) O.laarikaruupa: 5 sắc thần kinh, 7 sắc cảnh giới (visayaruupa).
10) Sukhumaruupa: 16 sắc còn lại
11) Santikeruupa: 5 sắc thần kinh, 5 sắc cảnh giới.
12) Duureruupa: 16 sắc còn lại.
13) Sappatigharuupa: 5 sắc thần kinh, 7 sắc cảnh giới.
14) Appa.tigharuupa: 16 sắc còn lại
15) Upaadinnaruupa: 18 sắc nghiệp.
16) Anupaadinnaruupa: gồm có 40: 15 sắc tâm, 13 sắc quí tiết, 12 sắc vật thực
17) Sanidassanaruupa: sắc cảnh sắc
18) Anidassana: 27 sắc còn lại.
19) Gocasaggaahakaruupa: 5 sắc thần kinh.
20) Agocaraggaahakaruupa: 23 sắc còn lại.
21) Avinibbhogoruupa: 4 đại hiển cảnh sắc, cảnh khí, cảnh vị, vật thực.
22) Vinibbhogaruupa: 20 sắc còn lại.

MINH GIẢI (theo từng căn)

Gọi là sắc nội không phải nhắm vào ý nghĩa “ở trong thân” mà nhắm vào ý nghĩa hữu ích, đắc dụng cũng như đối với người nào mà ta xem là tín cẩn, giúp được nhiều việc thì ta gọi là người nội bộ vậy. Ở đây, 5 sắc thần kinh vô cùng cần thiết cho chúng sanh, nếu thiếu chúng, chúng sanh sẽ không làm gì được, chính vì vậy chúng được gọi là sắc nội.

1) 23 sắc còn lại vì không quan trọng bằng 5 sắc thần kinh nên được gọi là sắc ngoại, chúng được xem như “người ngoài, kẻ không ăn nhằm gì”.

2) Theo quy luật, danh pháp của chúng sanh cõi ngũ uẩn phải nương vào một cái đó để sanh khởi, nếu không thì chúng chẳng sinh khởi được. Và chỗ nương ở đây chính là 5 sắc thần kinh và ý vật, 6 sắc nầy được gọi chung là vatthuruupa, muốn biết cảnh phải nhờ chúng cũng như muốn đi trên hư không phải nhờ phi cơ vậy, 22 sắc còn lại không phải là chỗ nương của danh pháp nên được gọi là sắc phi vật.

3) Sự sinh khởi của lộ tâm ngũ môn và của thân nghiệp, khẩu nghiệp phải nương vào 7 sắc môn (dvaararuupa), chính vì lộ ngũ môn phải nương vào 5 sắc thần kinh mới sanh khởi được nên 5 sắc ấy được gọi là uppattidvaara. Còn đối với thân ác hạnh khẩu ác hạnh, thân thiện hạnh, khẩu thiện hạnh muốn có được phải nhờ 2 sắc biểu tri để làm phương tiện thực hiện nên 2 sắc ấy được gọi là kammadvaara. 21 sắc còn lại không đóng được những vai trò này nên được gọi là sắc phi môn.

4) Trong việc thấy… của nhãn thức … phải lấy nhãn thanh triệt… làm yếu tố, điều kiện chủ yếu. Không có nó, việc thấy, không được thực hiện muốn bắt cảnh ngũ rõ ràng phải nhờ vào sức mạnh của các sắc thần kinh như nhờ có thần kinh nhãn tốt nên nhãn lực mới mạnh, mới tinh tường, bằng ngược lại thì cảnh sắc trở nên mơ hồ, lu mờ do đó 5 sắc thần kinh được gọi là sắc Indriya (Trưởng, chủ… ). Còn sắc nữ giới tính được gọi là sắc Indriya vì nó là tiêu chuẩn chủ yếu để khẳng định nữ giới tính của chúng sanh.

– Sắc nam giới tính cũng là tiêu chuẩn chủ yếu để khẳng định giới tính phái mạnh.

Cơ thể và dung sắc chúng sanh luôn tùy thuộc vào 2 sắc giới tính nầy mà khác nhau. Trong giây phút tái tục, nếu có sắc nữ tính sanh khởi thì cơ thể và dung sắc của chúng sanh từ đó về sau cứ dựa theo đó mà hình thành và phát triển sao cho thích hợp với nữ tính. Nếu trong lúc tái tục có sắc nam giới tính sanh khởi thì cơ thể và dung sắc chúng sanh từ đó cũng biến chuyển theo sắc đó cho tương ứng. Chính vì vậy 2 sắc tính cũng là sắc Indriya, những sắc có cơ năng chi phối sắc khác.

– Sắc mạng quyền được gọi là sắc Indriya vì nó có chức năng bảo vệ các sắc nghiệp được tồn tại suốt 51 sát-na tiểu. Sắc mạng quyền chỉ bảo vệ thôi chớ nó không phải là nhân sanh của sắc nghiệp, kể từ khi có sắc nghiệp hiện khởi, sắc mạng quyền đóng vai trò chủ yếu trong việc duy trì chúng.

20 sắc còn lại không có chức năng tương tự nhu những sắc mà kể nên được gọi là những sắc phi quyền.

5) 5 thanh triệt và 7 sắc cảnh giới được gọi là những sắc thô phải nhắm đến ý nghĩa “thô thiển, cứng cáp” mà tiếng o.laarika ở đây có nghĩa là rõ rệt. Tức là khi dùng trí tuệ quan sát thì nhìn thấy các sắc này rất rõ ràng, không như 16 sắc kia, dù có dùng trí tuệ cũng chỉ thấy được một cách hạn chế, trừu tượng.

6) Khi dùng trí tuệ quan sát thì 12 sắc thô rất dễ thấy nên chúng được gọi là sắc gần. Còn 16 sắc tế, dầu có vận dụng trí tuệ quán sát cũng thấy được 1 cách khó khăn nên chúng được gọi là sắc xa.

7) 12 Sắc thô là những sắc tiếp cận, đối xúc nhau một cách trực tiếp như thần kinh nhãn với cảnh sắc, thần kinh nhĩ với cảnh thinh… thần kinh thân với cảnh xúc, nên chúng được gọi là những sắc hữu đối xúc. Còn 16 sắc tế, nói theo thực tính thì chúng không có trực tiếp đối xúc nhau nên chúng được gọi là những sắc vô đối xúc

8) 18 sắc nghiệp được gọi là những sắc do thủ vì chúng được hình thành từ các thiện ác, những pháp có liên hệ với ái và kiến một cách khắn khít, trực tiếp riêng về 15 sắc tâm, 13 sắc quí tiết và 12 sắc vật thực thì không do nghiệp quá khứ tạo nên, chúng có mặt nhờ các điều kiện khác, nên có tên gọi là sắc phi do thủ.

9) Cảnh sắc là cái mà mắt có thể nhìn thấy nên nó được gọi là sắc hữu đối kiến, còn 27 sắc kia mắt không thấy được nên được gọi là những sắc vô đối kiến.

10) 5 sắc thần kinh được gọi là Gogaaheha vì chúng là những cơ quan tiếp nhận cảnh ngũ (pa~ncaaramma.na) mỗi thần kinh nhận một cảnh tương ứng. 5 sắc thần kinh lại được chia ra 2 loại:

  1. a)Asamppattagocaraggaahakaruupa: Những thần kinh chỉ có thể bắt cảnh qua một khoảng cách nào đó. Ðây chính là 2 sắc thần kinh đầu tiên, vì nếu một vật được áp sát vào mắt thì mắt không thể nào thấy được, nhất định phải có một cự ly thích hợp. Ðối với tai cũng thế. Một tiếng động được gây trực tiếp lại màng nhĩ thì coi như không nghe gì cả, bắt buộc giữa căn và cảnh phải có một khoảng cách tối thiểu.
  2. b)Sampattagocaraggahakaruupa: những thần kinh bắt cảnh tiếp cận trực tiếp. Ðó là 3 sắc thần kinh còn lại, vì cảnh của chúng phải xảy đến “không qua một khoảng cách nào” tức là trực tiếp.

11) 4 đại hiển sắc, khí, vị, vật thực được gọi là những sắc bất ly vì chúng là một tổng hợp không thể tách rời nhau, phải luôn đi chung với nhau, dù trong một phần tử vật chất (paramaanu) hay 1 tế bào sinh vật cũng luôn có đủ 8 sắc này. Trong một vật chất có ít sắc tố nhất cũng không thể thiếu 8 sắc này vì thế chúng được gọi là bất ly.

-ooOoo-

III- RUUPASAMU.T.THAANA

Có 4 nhân sanh của sắc: Nghiệp, tâm, quí tiết, vật thực.

– NGHIỆP: ở đây là những hành động thân khẩu ý được thực hiện từ quá khứ bằng 12 tâm bất thiện, 8 đại thiện, 5 tâm thiện sắc giới, 25 tâm này tạo ra các loại sắc nghiệp kể từ lúc tái tục cho tới kiếp sống của chúng sanh. Dĩ nhiên là tạo 1 cách gián tiếp.

– TÂM: ở đây là 75 tâm (trừ ngũ song thức, 4 quả vô sắc, tâm tái tục của tất cả chúng sanh và tâm tử của vị La Hán), 52 sở hữu ngay đời hiện tại (thay vì đối với sắc nghiệp thì nhân sanh phải là từ quá khứ). Các danh pháp vừa kể trên luôn tạo ra các sắc tâm cho chúng sanh kể từ sát-na sanh của tâm hữu phần đầu tiên trong kiếp sống.

– QUÍ TIẾT: Ở đây là siitatejo (ở đây là siitatejo – tạm dịch là “âm” –  với unhatejo (tạm dịch là “dương”) có trong và ngoài cơ thể của chúng sanh để tạo ra các sắc quí tiết. Ðối với yếu tố âm dương trong cơ thể thì kể từ sát-na trụ (Thiti) của tái tục trở về sau luôn luôn tạo sắc quí tiết trong mỗi sát-na. Riêng về điều kiện âm dương thiên nhiên bên ngoài thì khi nào có thể giúp cho cơ thể tạo sắc quí tiết được thì giúp ngay, một cách không gián đoạn.

– VẬT THỰC: Ở đây là sinh tế trong vật thực, nhờ sinh tế (oja: vitamin) mà các sắc vật thực được sinh khởi trong mỗi sát-na, quá trình tác tạo nầy được bắt đầu kể từ lúc cơ thể chúng sanh nhận được vật thực ngoại.

QUÃNG THÍCH:

1) Kammasamutthaana: tổng cộng có tới 33 nghiệp: 12 bất thiện và 21 thiện, nhưng để tạo sắc nghiệp thì chỉ có 25 trừ 4 thiện vô sắc và 4 thiện siêu thế 4 thiện vô sắc là nghiệp thành tựu từ Ruupaviraagabhaavanaa (thiện ly tham trong sắc) nên không thể tạo sắc. Còn 4 thiện siêu thế thì là những nghiệp có công năng đoạn phá sanh hữu, làm sao lại tạo thêm sắc được.

2) Cittasamu.t.thaana: Tâm có tất cả 89 cái (tính hẹp) nhưng để làm nhân sanh cho sắc tâm thì chỉ có 75, trừ ngũ song thức, quả vô sắc, tất cả tâm tái tục và tâm viên tịch của vị tứ quả.

Sở dĩ không tính ngũ song thức vì 10 tâm này quá yếu, không đủ sức tạo sắc tâm. 4 quả vô sắc bị trừ vì chúng là sản phẩm của thiện vô sắc, mang tính ly khai sắc pháp, nên không thể tạo sắc tâm được.

Còn tất cả tâm tái tục của chúng sanh và tâm viên tịch (tâm tử) của vị La Hán bị trừ ra là vì lý do như sau:

Có 19 tâm làm việc tái tục, đối với 4 tâm tái tục cõi vô sắc thì miễn giải thích, còn 15 tâm kia vì quá yếu bởi chúng là những tâm mới hiện khởi trong kiếp sống nên không thể tạo sắc tâm được nói về tâm tử của vị La Hán sở dĩ không tạo được sắc tâm vì đây là trường hợp đặc biệt, tâm của vị ấy đã hoàn toàn đoạn tận phiền não nên tâm tử không thể tạo sắc nghiệp được. Còn đối với các chúng sanh khác thì tâm tử vẫn tạo được sắc nghiệp.

Ðiều đáng ghi nhớ là 75 tâm tạo được sắc tâm phải tạo vào thời điểm sát-na sanh (uppaadakha.na), tới sát-na trụ và Diệt thì chúng đã trở nên yếu đuối không thể tạo sắc tâm được đó là quy luật.

3) Utusamu.t.thaana: (đã giải ở trước)

4) Aahaarasamu.t.thaana: sinh tố mà giúp sắc vật thực sanh khởi không nằm hẳn trong món ăn nào, kể cả các loại thuốc vitamin để chích, uống hay thoa ngoài da cũng đều có oja (sinh tố), và đều có th? tạo sắc vật thực, nguồn oja là bên ngoài được gọi là bahiddhojaa (sinh tố ngoại viện trử lượng oja bên trong cơ thể được gọi là ajjhattojaOja bên ngoài thì đã giải rồi còn oja bên trong thì có 2 thứ: kamma-ojavà utuja-ojaa, cả 2 thứ này đều sinh khởi trong cơ thể chúng sanh.

Nguồn oja ngoại viên (bahiddhoja) có nhiệm vụ trợ sanh sắc vật thực nên được gọi là janasatti. Còn trử lượng oja bên trong (ajjhattoja) có nhiệm vụ hổ trợ, trưởng dưỡng sắc vật thực cho lớn mạnh nên được gọi là upatthambhana kasathi. Trong chức năng trưởng dưỡng sắc vật thực, kammaja-oja quan trọng hơn utuja-oja.

Visuddhimagga-atthakathaa ghi rằng ở cõi người khi được ăn uống đầy đủ thì có thể nhịn ăn trong 1 tuần, cơ thể vẫn không hề hấn gì. Ở cõi chư thiên thì một bữa ăn có thể nuôi sống trọn 1 tháng hoặc 2 tháng. Ðó là nhờ oja trong các món ăn bồi bổ cho kammaja-oja bên trong nên thời gian nhịn ăn mới có thể kéo dài được như vậy và trong suốt thời gian đó sắc vật thực trong cơ thể vẫn được tạo ra liên tục. Còn đối với thai bào trong bụng mẹ vào 2, 3 tuần lễ đầu tiên chỉ mới ở dạng một miếng nhầy (abbuda) hoặc một hòn thịt (pesii) chưa bú nhau được nhưng nhờ các thức ăn mà bà mẹ dùng vào truyền sinh tố sang để nuôi dưỡng nên sắc vật thực cũng sanh lên đối với nó được.

Trong Muulapa.n.naasaka-atthakathaa ghi rằng: “theo quy luật, một miếng vật thực khi vừa được ngậm vào miệng cũng có thể tạo bọn sắc vật thực. Khi đã được nhai nuốt rồi thì oja trong một miếng thực phẩm nhỏ cũng đủ tạo bọn sắc vật thực”

Ðiều này cho thấy rằng sắc vật thực luôn sinh khởi trong cơ thể chúng sanh trọn một kiếp sống, một cách liên tục.

* Ðiều đặc biệt cần nhớ là sắc tứ tướng không có nhân sanh, chúng chỉ là từng giai đoạn biến thái của các sắc mà thôi. Như trong Abhidhammatthasangaha, Ngài Anuruddha đã ghi:

Jaayamaanaadiruupaana.m
Sabbaavattaa hi kevala.m
Lakkhanaani na jaayanti
Kehiciiti pakaasita.m.

-ooOoo-

PHÂN SẮC NGHIỆP CỐ ÐỊNH (ekanta) VÀ BẤT ÐỊNH (anekanta)

– 5 thần kinh, 2 sắc giới tính, ý vật, mạng quyền: 9 sắc nầy là sắc nghiệp cố định.
– 8 bất ly, giao giới: 9 sắc nầy là sắc nghiệp bất định.

Gọi là sắc nghiệp cố định và các sắc ấy chỉ sanh ra do nghiệp quá khứ mà thôi và chúng chỉ có trong cơ thể chúng sanh. Gọi là sắc nghiệp bất định là vì các sắc ấy có thể sanh trong cơ thể chúng sanh mà cũng có thể xuất hiện trong các vô sinh vật và một lý do nữa là các sắc ấy có thể được tạo ra do nhiều nhân sanh khác chớ không hẳn chỉ riêng nghiệp.

SẮC TÂM CỐ ÐỊNH VÀ BẤT ÐỊNH

Sắc tâm có được 15 sắc, trong chỉ có 2 biểu tri là thành phần cố định riêng 13 sắc còn lại là thành phần bất định.

Sở dĩ nói thế vì mọi cử động của thân, mọi diễn xuất của khẩu đều do danh pháp tác động và chỉ có danh pháp mới làm được việc ấy. Ðó là lý do tại sao 2 biểu tri được kể là sắc tâm cố định.

Còn 13 sắc kia, được kể là sắc tâm bất định bởi chúng có thể được trợ sanh bằng nhiều điều kiện khác ngoài danh pháp như đối với sắc cảnh thinh chẳng hạn, nếu là tiếng người tiếng thú thì cũng phải do 2 nhân trợ sanh: Tâm và quí tiết; nếu là những tiếng động phát ra từ những vật vô tri như tiếng xe, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy… thì là do quí tiết làm diều kiện trợ sanh.

3 sắc kỳ dị (khinh, nhu, thích nghiệp) trong thân đôi khi do tâm sanh, do quí tiết sanh, hoặc do vật thực tạo nên như khi thân thoải mái thì cơ thể có cảm giác nhẹ nhàng, linh hoạt, uyển chuyển. Hoặc những khi thời tiết, khí hậu tốt đẹp hay do thức ăn thích hợp thì cơ thể cũng có đủ những cảm giác trên. 3 sắc kỳ dị luôn đi chung nhau và chỉ có trong cơ thể sinh vật mà thôi.

Còn 8 bất ly và giao giới đều là những sắc tâm bất định với những lý do giống như ở các sắc nghiệp bất định (xem ở trước).

13 SẮC QUÍ TIẾT

13 sắc sau đây: sắc cảnh thinh, 3 kỳ dị, 8 bất ly và giao giới đều là sắc quí tiết nhưng bất định. Ðối với sắc quí tiết không có cái nào là cố định cả. Bởi 13 sắc này khi thì được nhân nầy trợ sanh, khi thì được nhân nọ trợ sanh.

12 SẮC VẬT THỰC

12 sắc vật thực (3 kỳ dị, 8 bất ly, giao giới) chỉ có trường hợp bất định chớ không có cố định.

Còn 4 sắc tướng (lakkhana) thì không có nhân sanh, chúng chỉ là bản thái của 18 sắc Nipphanna trong từng giai đoạn khi 18 sắc ấy được 1 trong 14 nhân nọ trợ sanh rồi thì tự trong chúng đã có 4 sắc tướng đi kèm bằng cách hiển hiện qua sự sanh, trụ, diệt. Như đối với con người thi cũng có 4 chặn diễn biến trong một kiếp sống : trước hết là lúc chào đời, kế đó là giai đoạn trưởng thành, rồi tiếp theo là giai đoạn về già, cuối cùng là cái chết. 4 giai đoạn đổi thay, chuyển biến này gắn liền với thân xác con người. Qua thân xác con người, những biến thái đó được hiển hiện, không có cơ thể chúng sanh thì 4 giai đoạn này không hiển hiện được ở đây cũng thế, 4 sắc tướng phải dựa trên 18 sắc Nipphanna mà được gọi tên, từng biến thái của 18 sắc nầy được gọi là sanh hay tiến, dị hay diệt chính vì vậy 4 sắc Tướng là những sắc không có nhân sanh như những sắc khác chúng còn được gọi là Nakutocisamu.t.thaanikaruupa (những sắc không có yếu tố trợ sanh).

Sắc pháp kể theo yếu tố trợ sanh:

1) Ekasamu.t.thaanikaruupa: sắc có một yếu tố trợ sanh: gồm 11 sắc: 5 sắc thần kinh, 2 sắc giới tính, ý vật, mạng quyền. 9 sắc này chỉ do Nghiệp tạo

2 Biểu tri cũng do một nhân trợ sanh đó là Tâm.

2) Dvisamu.t.thaanikaruupa: Sắc có 2 yếu tố trợ sanh: Sắc cảnh thinh có khi do tâm trợ sanh, có khi do quí tiết trợ sanh.

3) Tisamu.t.thaanikaruupa: Sắc do 3 yếu tố trợ sanh: gồm 3 kỳ dị, 3 sắc này được Tâm, Quí tiết, vật thực trợ sanh.

4) Catusamu.t.thaanikaruupa: Loại sắc có 4 yếu tố trợ sanh: gồm 9 sắc: 4 dại hiển, sắc cảnh sắc, sắc cảnh khí, sắc cảnh vị, vật thực, giao giới. 9 sắc nầy do 4 yếu tố: Nghiệp, tâm, quí tiết, vật thực trợ sanh mà hiện khởi.

5) Nakutocisamu.t.thaanikaruupa: Sắc không có yếu tố trợ sanh: 4 sắc tướng.

SẮC PHÁP TRONG CƠ THỂ CHÚNG SANH

Mọi cơ thể sai biệt của người và thú đều lấy sắc nghiệp làm yếu tố trợï sanh cơ bản, các loại sắc khác đóng vai trò hổ trợ cho hoàn chỉnh hơn. Nếu không có sắc nghiệp làm yếu tố cơ bản, thì thân xác chúng sanh có gì khác gỗ đá. Các sắc đóng vai trò hổ trợ ở đây là 4 loại sắc quí tiết và sắc vật thực.

4 loại sắc quí tiết đó là:

1) Kammapaccaya-utujaruupa: Sắc quí tiết do nghiệp trợ.
2) Cittapaccaya-utujaruupa: Sắc quí tiết do tâm trợ.
3) Utupaccaya-utujaruupa: Sắc quí tiết do quí tiết trợ.
4) Aahaarapaccaya-utujaruupa: Sắc quí tiết do vật thực trợ.

Do sắc quí tiết có 4 loại như vậy nên cơ thể của chúng sanh lúc nào cũng có sắc quí tiết, thậm chí tới lúc chỉ còn là một xác chết, sắc quí tiết vẫn tiếp tục kéo dài thời gian có mặt. Riêng về sắc nghiệp và sắc vật thực thì chỉ có mặt trong thời gian chúng sanh còn sống. khi chúng sanh đã chết thì chúng cũng chấm dứt theo.

Nói về sắc tâm thì không bao giờ đi một mình, nó phải nương 3 loại sắc kia (nghiệp, quí tiết, vật thực) mà sinh khởi nghĩa là phải có cơ thể, chúng sanh mời có sắc tâm, bằng không thì thôi . Sắc tâm có tất cả 7 thứ:

1) Sắc tâm thông thường: như hơi thở ra vào.
2) Sắc tâm trong việc cười.
3) Sắc tâm trong việc khóc.
4) Sắc tâm trong các việc tiểu oai nghi.
5) Sắc tâm trong việc phát triển, nói chuyện.
6) Sắc tâm trong 4 đại oai nghi.
7) Sắc tâm trong việc kiềm giữ thăng bằng của 4 đại oai nghi.

7 loại sắc tâm này nếu tính theo chi pháp thì có 15; trong 15 sắc tâm đó, sắc mà hiển lộ cụ thể chỉ có 10: sắc (va.n.na), thinh, xúc (đất, lữa, gió), 5 đặc biệt (vikaara – kỳ dị). 5 sắc tâm còn lại là nước, khí, vị, vật thực, giao giới thì không hiển lộ cụ thể.

Loại tâm tạo 7 thứ sắc tâm:

1) Có 75 tâm tạo được sắc tâm.
2) có 13 tâm tạo được sắc tâm lúc cười: 4 tham hỷ thọ, tâm sinh tiếu, 4 đại thiện hỷ thọ, 4 đại tố hỷ thọ
3) Có 2 tâm tạo được sắc tâm “khóc”, 2 tâm sân.
4) Có 32 tâm điều khiển tạo ra tiểu oai nghi: khai ý môn, 29 đổng lực dục giới, 2 tâm thông.
5) Có 32 tâm giúp miệng nói, đọc: cũng là 32 tâm trên.
6) 32 tâm trên cũng điều khiển 4 đại oai nghi.
7) Có 58 tâm kiềm giữ thăng bằng 4 đại oai nghi: khai ý môn, 29 đổng lực dục giới, 2 tâm thông, 26 đổng lực kiên cố.

Ðúng ra, 2 tâm thông cũng nằm trong đổng lực kiên cố nhưng sở dĩ ở đây được kể riêng ra là vì khi nào 2 tâm đổng lực ngũ thiền sắc giới không đóng vai trò tâm thông thì tác năng của chúng lại khác, khi nào chúng làm việc hòa thông thì tác năng đó lại khác nữa, cho nên ở đây phải kể 2 tâm thông riêng.

-ooOoo-

 

 

* Các bài trích trong cuốn Giáo Tài A Tỳ Đàm của Hòa Thượng Saddhammajotika - Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) dịch Việt. Nguồn Vietheravada.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app