Faqs Hỏi Đáp Về Thiền Vipassana – Thiền Sư S.n. Goenka

Xin thầy hãy giải thích ngắn gọn Vipassana là gì?

Ngài S.N.Goenka: Vipassana là sự quan sát khách quan các hiện tượng chức năng của tâm-thân từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác. Đó là Yathābhūta jñāna darśanam; là trí tuệ nhận biết sự thật như chính nó là. Thiền Vipassana là một kỹ thuật quan sát sự thật của chính đối tượng đó một cách khách quan; ở cấp độ kinh nghiệm; quan sát cái “Như nó là”; không chỉ khi nó xuất hiện biểu hiện ra.

Điều thầy thật sự đang giảng dạy là gì? Mục đích của những lời dạy của thầy?

Ngài S.N.Goenka: Tôi đang dạy cách sống, một kỷ luật thực hành, một nghệ thuật sống. Mục tiêu là học cách sống an lạc và hòa hợp, cách để sống trong đạo đức, cách để sống với tâm có kiểm soát, và cách để sống với tinh thần của tâm tràn đầy phẩm chất cao thượng như tình yêu, lòng từ ái, thiện ý.

Vipassana là một tôn giáo?

Ngài S.N.Goenka: Không. Không có sự sùng bái hoặc giáo phái hoặc tôn giáo tham gia vào Vipassana. Ví dụ, mọi người từng có cảm tưởng rằng thế giới phẳng. Và Galileo nói, Không, trái đất tròn và xoay quanh trục của chính nó. Điều này thậm chí có trước thời Galileo; vào thời Galileo; và sau đó nữa. Con người đơn giản bắt đầu chấp nhận nó. Vâng, đó là chân lý, trái đất hình tròn, và nó đang xoay. Họ không bị chuyển đổi thành người theo chủ nghĩa Galileo; họ không trở thành Galieoists. Tương tự, luật hấp dẫn trong tự nhiên. Newton đã khám phá. Không có nghĩa là ông ấy tạo ra luật, luật luôn ở đó. Luật  tương đối cũng thế, Einstein đã khám phá ra.

Theo cùng một cách về Vipassana, không có sự cải đạo bất kỳ tôn giáo nào hoặc tông phái nào can dự. Một người giác ngộ khám phá ra luật này, rằng khi chúng ta phát sinh ra tiêu cực tự nhiên trừng phạt chúng ta. Ai cũng muốn thoát khỏi khổ đau này, và nhìn xem, tự nhiên vẫn cho ta phương cách. Chúng ta có thể quan sát nó. Chúng ta có thể quan sát tương tác bên trong của tâm và vật chất, và chúng ta thấy rằng chúng ta đang thoát khỏi nó. Đây là chân lý, luôn hiện hữu. Chân lý phổ quát có thể kinh nghiệm bởi một và tất cả, mọi người đều có lợi lạc từ nó. Một người Cơ Đốc Giáo sẽ giữ đạo Cơ Đốc Giáo cả đời, một người theo đạo Hindu vẫn là một người Hindu, một người Hồi Giáo vẫn là Hồi Giáo, một người Do Thái Giáo vẫn là Do Thái Giáo. Nhưng họ sẽ bắt đầu sống một cuộc đời tốt đẹp hơn.

Đó là tất cả điều Vipassana muốn. Điều này thu hút tôi đến với Vipassana. Tôi đến từ một truyền thống khác biệt hoàn toàn, nhưng khi tôi trải qua khóa thiền Vipassana tôi thấy khóa thiền thật khoa học, thật hợp lý, thật không tông phái, phổ quát, và dẫn đến kết quả. Khóa thiền mang lại kết quả tại đây và ngay bây giờ; bất kỳ ai có thể mong muốn điều gì hơn thế? Không ai bảo tôi trở thành một Phật tử. Thầy tôi nói, nếu ông là một người Hindu ông vẫn sẽ là người Hindu. Tôi không quan tâm.

Việc thực hành Vipassana giống như một bài tập thể chất sẽ làm cơ thể ông khỏe mạnh. Đây là bài thể dục tâm giữ tâm khỏe mạnh, điều này còn quan trọng hơn. Cơ thể có thể rất khỏe mạnh, nhưng nếu tâm chưa khỏe mạnh, ông cũng không thể giữ được cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể trở nên không khỏe mạnh.

Với tôi bài tập tâm trí này thật khoa học, không tông phái, thật hợp lý, thật phổ quát, rằng mọi người nên tận dụng nó. Nó không phải là một sự tôn thờ ngoại lai được áp đặt trong một cộng đồng riêng, không như thế. Mọi người sợ hãi, tôi hiểu, vì quá nhiều đạo sư từ Ấn Độ và đã cố bóc lột họ theo nhiều cách khác nhau, tài chính và xã hội. Người ta sợ hãi khi họ thấy, Ồ, một thiền sư khác đến. À, ông ta nói rất ổn, nhưng cuối cùng ông ta sẽ cố bóc lột chúng tôi và làm chúng tôi trở thành nô lệ hoặc cái này hoặc cái kia, hoặc chúng tôi sẽ mất đi tôn giáo của mình và bị cải đạo. Nỗi sợ là tự nhiên, tôi có thể hiểu.

Tôi phải trở thành Phật tử để thực hành Vipassana?

Ngài S.N.Goenka: Tôi không quan tâm đến những chủ nghĩa. Tôi dạy Dhamma, và đây là điều Đức Phật dạy. Ngài ấy chưa bao giờ dạy bất kỳ điều gì khác, hoặc bất kỳ học thuyết tông phái nào. Đức Phật dạy con đường để mọi người có thể sống một cuộc đời đầy lợi lạc cho mình và người khác. Ngài ấy không thuyết giảng những giáo huấn sáo rỗng, Ồ, Này Đại Chúng. Anh phải sống thế này, anh phải sống thế kia. Đức Phật dạy Dhamma thực tiễn, con đường thực sự để sống cuộc đời lành mạnh. Và Vipassana là chỉ dẫn thực tế đưa đến cuộc đời hạnh phúc thực sự.

Ngài S.N.Goenka: Mọi người từ nhiều tôn giáo và không tôn giáo đã thấy được khóa thiền có ích và lợi lạc. Vipassana là một nghệ thuật sống, một cách sống. Trong khi điều này là bản chất những điều Đức Phật dạy, điều này không phải là một tôn giáo, đúng hơn, những điều này giúp gieo trồng những giá trị của con người đưa đến một cuộc đời tốt đẹp cho chính họ và những người khác.

Thầy vẫn trích dẫn đến Đức Phật. Thầy đang dạy Đạo Phật?

Ngài S.N.Goenka: Tôi không quan tâm đến các chủ nghĩa. Tôi dạy Dhamma, và đây là điều Đức Phật dạy. Ngài ấy chưa bao giờ dạy điều gì khác, hoặc bất cứ học thuyết tông phái nào. Ngài đã dạy vài điều từ những người thuộc mỗi hoàn cảnh, mỗi tôn giáo, có thể đạt được lợi lạc. Đức Phật dạy con đường để mọi người có thể sống một cuộc đời đầy lợi lạc cho mình và người khác. Ngài ấy không thuyết giảng những giáo huấn sáo rỗng, Ồ, Đại chúng. Anh phải sống thế này, anh phải sống thế kia. Đức Phật dạy Dhamma thực tiễn, con đường thực sự để sống cuộc đời lành mạnh. Và Vipassana là chỉ dẫn thực tế đưa đến cuộc đời hạnh phúc đích thực. 

Tại sao khóa thiền kéo dài tới 10 ngày?

Ngài S.N.Goenka: Thực sự, khóa thiền 10 ngày chỉ là tối thiểu; khóa thiền cung cấp các hướng dẫn căn bản và nền tảng của kỹ thuật. Để phát triển trong thực hành là việc cả đời. Kinh nghiệm qua nhiều thế hệ đã cho thấy nếu Vipassana chỉ được dạy trong thời gian ít hơn mười ngày, thiền sinh không có đủ những hiểu biết kinh nghiệm của kỹ thuật. Theo truyền thống, Vipassana được dạy trong khóa tu kéo dài bảy tuần. Vào đầu thế kỉ 20, các thiền sư của truyền thống này đã bắt đầu thử nghiệm với thời gian ngắn hơn để phù hợp với nhịp sống hối hả hơn. Họ đã thử 30 ngày, 2 tuần, 10 ngày, và giảm xuống 7 ngày–và họ thấy rằng thời gian ít hơn 10 ngày là không đủ để tâm bình ổn và làm việc chuyên chú trong hiện tượng giữa tâm và thân.

Tại sao tôi cần ở lại hoàn toàn trong 10 ngày?

Ngài S.N.Goenka: Vipassana được dạy từng bước, với những bước mới được thêm vào mỗi ngày cho đến kết thúc khóa. Nếu anh rời sớm hơn, anh không thể học toàn bộ bài giảng và không cho phương pháp cơ hội có tác dụng với anh. Cũng thế, bằng việc thiền hành chuyên tâm, một thiền sinh tham dự vào tiến trình và chạm đến toàn bộ khi kết thúc khóa thiền. Lời khuyên là không nên làm gián đoạn tiến trình trước khi hoàn tất.

Vậy vào ngày thứ mười, khi nói chuyện được phép và thiền nghiêm túc dừng lại? Tôi có thể rời đi sau đó không?

Ngài S.N.Goenka: Vào ngày thứ mười là sự chuyển tiếp rất quan trọng để trở lại cuộc sống thường nhật. Không ai được phép rời đi vào ngày này.

Vipassana yêu cầu một khóa thiền nội trú mười ngày. Nhưng liệu một người có thể tự học Vipassana không? Giả sử ai đó sinh sống ở một nơi không thể tiếp cận thiền sư Vipassana?

Ngài S.N.Goenka: Tôi sẽ lấy làm rất thích nếu mọi người có thể chỉ lắng nghe vài từ về kỹ thuật, điều này rất đơn giản. Trong mười phút, tôi có thể giải thích đơn giản kỹ thuật này là gì, và mọi người có thể hiểu. Họ có thể nói với bạn họ hiểu. Nhưng chúng tôi đã thử điều này và nó không có tác dụng. Vì từ khi sinh, khi chúng ta lần đầu mở mắt và bắt đầu nhìn quanh, chúng ta đã được nhận tất cả những thứ quan trọng để hướng ra bên ngoài. Trong toàn cuộc đời của mình, chúng ta đã hướng ngoại. Bây giờ bất chợt thình lình, chúng ta muốn thay đổi thói quen và kinh nghiệm về điều bên trong. Việc chỉ nói chẳng có tác dụng. Chúng ta phải thực hành, chính người đó phải thực hành phù hợp, và người đó có thể chỉ dẫn phù hợp. Và người đó cần ở trong một môi trường ít bị quấy rầy nhất. Người đó không thể học phương pháp thiền ở một môi trường bình thường đầy phiền nhiễu. Một khi đã học xong, vâng, người đó có thể ra thế giới bên ngoài, với tất cả phiền nhiễu của thế giới bên ngoài, nhưng anh ta có thể thực hành. Nhưng vào lần học đầu tiên, môi trường phù hợp là cần thiết. Tôi biết điều này rất khó khăn cho ai đó có thể dành thời gian cho 10 ngày, rời bỏ tất cả trách nhiệm và đến để học phương pháp này. Nhưng điều này là cần thiết.

Thầy sẽ nói điều gì với những chuyên gia hoặc doanh nhân bận rộn khi họ nói anh ấy hay cô ấy không thể tìm ra 10 ngày để học một khóa thiền Vipassana?

Thầy S.N.Goenka: Sự việc tương tự xảy ra với tôi – tôi là một doanh nhân bận rộn, một nhà công nghiệp. Để dành ra 10 ngày với tôi là không thể nghĩ tới. Tôi đã từng là một người rất nóng giận, rất bản ngã, sống đời sống chú trọng bản ngã, ghét bỏ những người khác và tôi cảm thấy mình là người trí tuệ nhất và thông minh nhất, vì tuổi trẻ tôi có rất nhiều tiền. Tất cả người khác là vô dụng, đó là lý do tại sao họ không thể kiếm tiền, họ không thể thành công trong đời sống.” Bản ngã quá mạnh. Bằng hiểu biết lý trí, tôi bắt đầu nhận ra điều này thật là – và nó chính là bản ngã tôi, sự bất tịnh của chính tôi làm tôi khốn khổ. Làm thế nào tôi thoát khỏi nó? Tôi đã thử nhiều cách khác nhau. Tôi đã thực hành những bài hát tôn kính và tụng niệm, nhiều năm, nhưng nó không có tác dụng.

Tôi đã thử đọc hiểu tất cả kinh điển ở mức độ tri thức, tất cả các tiêu cực thật nguy hại như thế nào và các cảm giác tích cực của tâm thật tốt lành như thế nào. Tôi cứ nghĩ, nghĩ, nghĩ, nghĩ. Như khi thực hành tụng niệm và tôn kính, việc này chỉ hiệu quả ít lâu, nhưng tôi cảm thấy cùng sự khổ đau trở lại. Sau đó tôi đã liên hệ với một người khôn ngoan, Sayagyi U Ba Khin, người đã trở thành thiền sư của tôi. Ngài nói, ”Tất cả đều là trò chơi của tâm ở cấp độ của tâm, mức độ bề mặt, trong khi khuôn mẫu thói quen nằm sâu ở gốc rễ. Tầng lớp gốc rễ này chúng ta gọi là tâm vô thức. Nó rất mù quáng. Nó sẽ không nghe lời khuyên từ hiểu biết tri thức.

Nó sẽ không nghe bất kỳ lời khuyên nào. Nó sẽ chỉ tiếp tục phản ứng. Bất cứ khi nào nó cảm thấy điều gì dễ chịu, nó sẽ phản ứng ham muốn, bám víu. Khi nó cảm thấy điều gì đó không dễ chịu, nó sẽ phản ứng oán giận, thù ghét. Nó trở thành khuôn mẫu thói quen của tầng lớp sâu thẳm nhất của tâm. Và trừ khi chúng ta thay đổi tầng lớp sâu nhất này, những việc còn lại chúng ta chỉ làm việc trên bề mặt chỉ là tạm thời. Chúng không giúp ích. Nếu gốc rễ không khỏe mạnh, toàn bộ cây sẽ không khỏe mạnh. Vì thế bạn phải đi đến gốc rễ đó. Nếu bạn không thực hiện toàn bộ chuyến đi từ cấp độ bề mặt đến tầng lớp sâu thẳm của tâm, làm thế nào bạn có thể thay đổi tâm bạn ở mức độ sâu? Để làm điều đó tâm cần một cuộc phẫu thuật và điều này cần phải được hướng dẫn phù hợp và môi trường phù hợp.

Anh không chỉ ngồi xuống, thiền, và ngay lập tức thâm nhập vào sâu; điều này không thể. Anh phải đi đến từng lớp từng lớp một, và chạm vào nơi tâm vô thức, tâm đang phản ứng mù quáng, tất cả thời gian phản ứng: oán giận, thù ghét, oán giận, thù ghét, ham muốn, bám víu. Tất cả điều này là khuôn mẫu thói quen. Anh phải chạm đến giai đoạn này, và cần thời gian. Vì thế tôi đã hiểu. Nếu tôi bị bệnh, tôi phải đến bệnh viện. Tôi không thể giúp nó. Và có thể mất 10 ngày, hoặc có thể mất 10 tháng. Tôi phải tham gia khóa thiền 10 ngày và nhận thấy điều gì đang xảy ra. Và bây giờ, tôi thấy mọi người là người bị bệnh. Mỗi người cần được trị liệu riêng. Ít hơn hoặc nhiều hơn, tất cả mọi người cần nó. Vì thế khóa 10 ngày, ban đầu, sẽ trông có vẻ có nhiều thời gian rảnh. Nhưng khi mọi người trải qua khóa thiền, họ bắt đầu nói,” Mười ngày này là những ngày đẹp nhất của cuộc đời tôi, cho đến tận hôm nay, tôi cảm thấy, và tương lai cũng vậy. Những ngày này hoàn toàn cho tôi một cuộc đời mới.” Vì mọi người không bỏ phí mười ngày. Khi họ đã học, họ cảm thấy khóa thiền thật tuyệt vời.

Nhiều người đến vì những thứ tương tự Vipassana vì họ cảm thấy họ khổ đau theo nhiều cách. Nhưng anh ấy hoặc cô ấy không cảm thấy đang đau khổ, họ cảm thấy khá hạnh phúc và hài lòng? Động lực gì khiến họ phải làm việc này?

Goenkaji: Tổng quát để nói, chúng ta có thể nói Vipassana giúp đỡ tất cả mọi người. Người đó có thể ở bất cứ mức độ nào trong đời sống, nhưng người đó không thể nói “Không có một chút tiến bộ nào trong tôi”. Người đó có thể là một người rất an lạc, người đó có thể là một người rất thông minh, rất khôn ngoan, rất thành công. Nhưng người đó không thể không có khổ đau trước đó. Và khi, nếu người đó bắt đầu thực hành Vipassana, người đó bắt đầu tiến bộ – người đó trở thành một người tốt hơn trước kia. Kinh nghiệm cho thấy điều này. Nhưng thông thường, khi ai đó nói “tôi không đau khổ”, đây chỉ là ảo tưởng. Người này không hiểu có bao nhiêu sự xáo động bên trong. Người đó vẫn còn ảo tưởng, trong cảm giác thích thú trên thân, các cảm giác thích thú này; sự hài lòng này, sự hài lòng kia – đây chỉ là tầng lớp bề mặt. Sâu, sâu bên trong, có nhiều sự bất như ý. Quá nhiều bất mãn. Vì vậy người đó đầu tiên phải nhận ra “Tôi bị bệnh”. Và sau đó người đó phải cố gắng loại bỏ nguyên nhân, thoát khỏi bệnh. Vì vậy người đó phải có tối thiểu động lực này – để trở thành người tốt hơn so với họ hiện tại.

Những người kinh doanh rất thành công sẽ trở thành doanh nhân thành công hơn, nhà văn rất thành công trở thành nhà văn xuất sắc hơn, nghệ sĩ sẽ trở thành nghệ sĩ giỏi hơn – Trong mỗi khía cạnh, dù bất kỳ nghề nghiệp nào họ làm, chúng tôi đều thấy sự tiến bộ tổng quát trong nhiều lĩnh vực sau khi người đó thực hành Vipassana. Rời bỏ thế giới tầm thường một bên trong chốc lát – không là vấn đề. Nhưng trong lĩnh vực tầm thường, phàm tục, khi bạn tăng tiến trong Vipassana, bạn sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Hãy trở lại thế tục. Khoa học của Vipassana dạy gì về siêu nhiên hoặc sự huyền bí?

Goenkaji: Có nhiều kinh nghiệm mà một người có thể có chúng được gọi là “siêu nhiên”, nhưng chúng tôi không lấy làm quan trọng. Điều đó cũng là tự nhiên, chúng không phải phi tự nhiên. Không có gì gọi là phi thường cả. Nhưng nếu ai đó nhắm tới những kinh nghiệm thuộc về siêu nhiên, khi đó toàn bộ mục đích của Vipassana bị mất đi. Mục đích của Vipassana là thanh lọc tâm, để sống một cuộc đời tốt đẹp. Nếu anh có thể kinh nghiệm một quyền năng siêu nhiên, và nếu tâm trí anh tràn đầy giận dữ, oán ghét, ác ý, thù hận, khi đó quyền năng siêu nhiên này dùng để làm gì? Nó sẽ tăng bản ngã nhiều hơn. “Nhìn xem, tôi bây giờ thật là một yogi vĩ đại vì tôi có thể làm điều mà người khác không thể.” Đây là điều điên rồ; nó không giúp ích. Vì vậy chúng ta không nên lấy làm nghiêm trọng những kinh nghiệm này.

Loại kinh nghiệm như thế đến. Trên con đường, tâm được thanh lọc càng tinh khiết hơn, một tâm thanh tịnh trở nên rất mạnh mẽ. Nhưng sự mạnh mẽ theo cách tích cực. Một tâm bất tịnh, bởi các bài tập tâm nhất định, có thể trở nên mạnh mẽ – nhưng đó là tâm bất tịnh. Tâm đó sẽ làm hại chính người đó, nó sẽ hại cả người khác. Do vậy tâm thanh tịnh là mục đích của Vipassana; quyền năng là thứ nhì, một sản phẩm phụ.

Mục tiêu tối thượng của đời sống là gì? Rằng, tất cả hoà hợp này dẫn đến đâu?

Goenkaji: cuộc đời tối thượng, mục đích tối thượng, là ở đây và bây giờ. Nếu anh cứ mãi tìm kiếm thứ gì trong tương lai nhưng anh không đạt bất cứ thứ gì ở hiện tại, đây là ảo tưởng. Nếu anh bắt đầu kinh nghiệm an lạc và hòa hợp hiện tại, sau đó mọi thứ sẽ giống như anh sẽ đạt đến đích, không có gì nhưng đây an lạc và hòa hợp. Do vậy kinh nghiệm ngay hiện tại, khoảnh khắc này. Khi đó anh đã thực sự đi trên con đường đúng đắn.

Tại sao khóa thiền được thực hiện trong im lặng?

Ngài S.N.Goenka: Tất cả thiền sinh tham dự khóa thiền này quan sát sự “im lặng thánh thiện” – đây là, sự im lặng của thân, khẩu và tâm. Họ đồng ý tránh giao tiếp với các thiền sinh khác. Tuy nhiên, các thiền sinh được tự do giao tiếp với ban quản lý về các nhu cầu thiết yếu, và nói với thiền sư. Sự im lặng được quan sát trong suốt chín ngày đầu tiên. Vào ngày thứ mười, trò chuyện được cho phép như là một cách để thiết lập lại khuôn mẫu đời sống thường ngày. Liên tục thực hành là bí mật thành công của khóa thiền này; im lặng là thành phần thiết yếu để duy trì sự liên tục.

Làm thế nào tôi có thể chắc rằng tôi có thể thực hành thiền?

Ngài S.N.Goenka: Với một người có sức khỏe thể chất và tinh thần người đó người đó chân thành chăm chú và sẵn lòng nỗ lực chân thành, hành thiền (bao gồm “im lặng thánh thiện”) không phải là điều khó khăn. Nếu anh có thể dõi theo các chỉ dẫn kiên nhẫn và chăm chỉ, anh có thể chắc có được kết quả trông thấy. Dù có thể làm anh thối chí, lịch trình một ngày không quá căng thẳng hoặc quá thư thả. Hơn thế, sự hiện diện của các thiền sinh khác đang thực hành nhiệt thành trong không khí an lạc và thuận lợi thêm phần hỗ trợ nỗ lực của người hành thiền.

Có những ai không nên tham gia khóa thiền?

Thầy S.N.Goenka: Những người trước đây có sức khỏe thể chất yếu không thể theo lịch trình của khóa thiền sẽ không đạt lợi ích từ khóa thiền. Điều này cũng đúng với những người có vấn đề tâm lý, hoặc những người đang chịu một chấn động tình cảm. Qua tiến trình hỏi và đáp, chúng tôi sẽ có thể giúp anh quyết định rõ ràng trước mắt anh có đang trong vị trí để nhận hoàn toàn lợi lạc từ khóa thiền. Một số ứng cử viên được yêu cầu sự chấp thuận từ bác sĩ trước khi họ có thể được chấp nhận tham dự khóa thiền.

Liệu có ích kỷ khi bỏ quên thế giới, và chỉ ngồi và hành thiền cả ngày?

Thầy S.N.Goenka: Hành thiền như một phương tiện để đạt được tâm trí khỏe mạnh, điều này không có chút ích kỷ nào. Khi cơ thể của anh ốm đau, anh đến bệnh viện để phục hồi sức khỏe. Ai đó sẽ không nói, ’Oh, tôi đang ích kỷ’. Người đó biết rằng không thể sống tốt tốt với một cơ thể bệnh tật, bị thương tật. Hoặc người đó đến trung tâm thể dục để làm cơ thể khỏe hơn. Tương tự thế, người đó không đến trung tâm thiền cả đời, nhưng chỉ đơn giản là làm tâm thêm khỏe mạnh. Và một tâm khỏe mạnh là điều tối cần để sống từng ngày tốt đẹp cho bản thân và người khác.

Chi phí của khóa thiền bao nhiêu?

Thầy S.N.Goenka: Mỗi thiền sinh tham dự khóa thiền Vipassana được trao tặng món quà này từ thiền sinh trước. Không có học phí cho việc giảng dạy, cho phòng ốc và ban quản lý. Tất cả khóa thiền trên thế giới được vận hành trên cơ sở đóng góp tự nguyện nghiêm ngặt. Vào cuối khóa thiền của anh, nếu anh cảm thấy có lợi lạc từ kinh nghiệm, anh được chào đón để đóng góp cho khóa tới, theo sự tự nguyện và phương tiện của mình.

Các thiền sư được trả bao nhiêu để dạy khóa thiền?

Thầy S.N.Goenka: Các thiền sư không nhận khoản chi trả, đóng góp hoặc các lợi ích vật chất khác. Họ được yêu cầu có phương tiện riêng để sinh sống. Luật này có nghĩa một vài trong số họ có thể có ít thời gian để dạy, nhưng để bảo vệ thiền sinh khỏi bóc lột và bảo vệ giáo pháp khỏi thương mại hóa. Trong truyền thống này, các thiền sư dạy Vipassana một cách tinh khiết như là một người phục vụ người khác. Tất cả những gì họ nhận là sự hài lòng khi thấy người khác hạnh phúc vào ngày cuối cùng của khóa thiền 10 ngày.

Tại sao không có học phí cho việc tham gia một khóa thiền Vipassana?

Thầy S.N.Goenka: Một lý do, như tôi nói, Dhamma là vô giá. Dhamma không thể được đánh giá bằng tiền. Một lý do khác là một thiền sinh tham dự một khóa thiền Vipassana thực hành rời xa trách nhiệm của một cư sĩ, trong suốt khóa thiền. Anh hoặc cô ấy sống như một tu sĩ hoặc một ni sư, bằng sự từ thiện của người khác. Điều này giảm bản ngã, là nguyên nhân lớn gây nên khổ đau. Nếu  một người thậm chí trả một vài xu nhỏ học phí, sau đó bản ngã lớn dần và người đó nói, “Oh, tôi muốn điều này. Tôi không thích cơ sở vật chất này.” ,”Tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn ở đây”, và cứ thế. Bản ngã này trở thành chướng ngại lớn trong tiến trình bước đi trên con đường của Dhamma. Một nguyên nhân khác tại sao không có học phí. Đây là truyền thống của Dhamma hàng niên kỷ. Đức Phật không thu học phí để phân phát viên ngọc quý vô giá của Vipassana.

Làm sao các chi phí có thể chi trả cho khóa thiền Vipassana, khi không thu học phí từ thiền sinh?

Thầy S.N.Goenka: Các chi phí được trang trải từ đóng góp tự nguyện (dāna) từ các thiền sinh cũ, người đã hoàn thành ít nhất một khóa thiền Vipassana. Sự đóng góp, bằng tiền hoặc phục vụ, được hiến tặng với lòng tự nguyện vì Dhamma rằng, “vì tôi đã đạt lợi lạc bằng việc có được kỹ thuật tuyệt vời này từ lòng rộng rãi dāna của các thiền sinh khác, nguyện cho người khác cũng đạt lợi lạc.” Quan trọng nhất là ý nguyện cùng dāna hiến tặng. Thậm chí chỉ một nắm đất phì nhiêu với ý nguyện vì Dhamma tinh khiết, vẫn lợi lạc hơn một túi vàng hiến tặng với bản ngã, hoặc ý nguyện không vì Dhamma. Dāna hiến tặng với tâm thanh tịnh mang lại lợi lạc cho người cho đi.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vài người sẽ đi vòng quanh vào cuối khóa thiền, yêu cầu mỗi thiền sinh nếu anh ta muốn đóng góp. Một cái bàn được đặt ở nơi yên tĩnh, và những ai muốn hiến tặng dāna đến đó và tặng, đó là tất cả.

Tôi không thể ngồi xếp bằng. Tôi có thể thiền chứ?

Thầy S.N.Goenka: Tất nhiên. Những chiếc ghế được cung cấp cho những ai không cảm thấy thoải mái khi ngồi trên sàn vì vấn đề tuổi tác hoặc vấn đề thể chất.

Tôi đang trong chế độ ăn kiêng đặc biệt. Tôi có thể mang thức ăn của mình theo?

Thầy S.N.Goenka: Nếu bác sĩ của anh đã chỉ định một chế độ ăn kiêng đặc biệt, hãy nói cho chúng tôi biết và chúng tôi sẽ xem liệu chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu của anh. Nếu chế độ ăn kiêng quá đặc biệt hoặc sẽ gây cản trở hành thiền, chúng tôi có thể yêu cầu anh chờ cho đến khi anh thuận tiện hơn. Chúng tôi lấy làm tiếc nhưng các thiền sinh được yêu cầu chọn lựa từ thức ăn được chuẩn bị cho họ, hơn là mang thức ăn cho mình. Hầu hết mọi người thấy lựa chọn phong phú và họ thích các bữa ăn chay đơn giản.

Phụ nữ mang thai có thể tham dự khóa thiền? Có sự sắp xếp đặc biệt hoặc hướng dẫn nào cho họ?

Thầy S.N.Goenka: Phụ nữ mang thai chắc chắn có thể tham dự, và nhiều phụ nữ  đặc biệt đến trong dịp thai kỳ để có cơ hội thuận lợi để làm việc chuyên chú và im lặng trong thời gian đặc biệt này. Chúng tôi yêu cầu phụ nữ mang thai chắc rằng họ tự tin rằng thai ổn định trước khi nộp đơn. Chúng tôi cung cấp thêm thức ăn họ cần và yêu cầu họ thực hành thư thả.

Vipassana có thể chữa chứng bệnh thể chất hoặc chứng tinh thần?

Thầy S.N.Goenka: Nhiều chứng bệnh gây ra bởi sự dao động bên trong chúng ta. Nếu sự dao động bị loại bỏ, chứng bệnh sẽ thuyên giảm hoặc biến mất. Nhưng học Vipassana với mục đích chữa bệnh là một sai lầm chẳng bao giờ có tác dụng. Những người cố làm điều này chỉ phí thời gian vì họ tập trung sai mục đích. Họ có thể thậm chí làm hại mình. Họ sẽ không hiểu được thiền và không thành công thoát khỏi chứng bệnh.

Về chứng trầm cảm? Liệu Vipassana có thể chữa khỏi?

Thầy S.N.Goenka: Một lần nữa, mục đích của Vipassana không để chữa bệnh. Vài người thật sự thực hành Vipassana học được hạnh phúc và cân bằng trong mọi hoàn cảnh. Nhưng một người với tiền sử trầm cảm nặng sẽ không thể ứng dụng kỹ thuật này thích hợp và có thể không đạt được kết quả mong muốn. Việc tốt nhất cho những người này là làm việc với một chuyên gia sức khỏe. Thiền sư Vipassana là chuyên gia về thiền, không phải nhà chữa trị tâm lý.

Vipassana có thể làm cho người ta mất cân bằng tâm trí?

Thầy S.N.Goenka: Không. Vipassana dạy anh nhận biết và quân bình, đó là, cân bằng, trái với sự lên xuống của cuộc sống. Nhưng nếu ai đến khóa thiền che giấu bệnh lý cảm xúc nghiêm trọng, rằng người đó có thể không hiểu kỹ thuật này hoặc chưa áp dụng nó phù hợp để đạt kết quả mong muốn. Đây là nguyên do quan trọng tại sao cần cho chúng tôi biết tiền sử của anh để chúng tôi có thể phán đoán liệu anh sẽ đạt được lợi ích từ khóa thiền hay không ?

Chúng tôi có thể nhận niềm vui hoàn toàn và sự chuyển hóa hoàn toàn thông qua Vipassana?

Thầy S.N.Goenka: Đây là tiến trình tiến bộ. Khi anh bắt đầu làm việc, anh sẽ thấy rằng anh đang kinh nghiệm hạnh phúc nhiều hơn, và thực tế anh sẽ đạt đến giai đoạn hạnh phúc hoàn toàn. Anh trở nên ngày càng chuyển hóa, và anh sẽ đạt đến giai đoạn chuyển hóa hoàn toàn. Đó là tiến bộ.

Liệu tôi có bị thất bại trong Vipassana?

Goenkaji: Vâng – Nếu anh không làm việc như hướng dẫn yêu cầu anh làm việc. Trong mười ngày anh rời bỏ tất cả thứ khác để thực hành. Anh đến khóa 10 ngày để học một kỹ thuật rất riêng biệt, kỹ thuật độc đáo, và nó có những đặc điểm đặc biệt riêng. Nó dẫn anh đi sâu vào tâm. Anh bắt đầu từ bề mặt, anh đi sâu hơn – một cuộc giải phẫu. Trong quá khứ, anh có thể thực hành vài loại thiền, nơi ngôn ngữ được cho phép, sự hình dung, hoặc vài loại thực hành sùng bái, hoặc vai trò chơi trí thức, hoặc vài tưởng tượng. Nếu anh muốn làm bất kỳ thứ nào hoặc tất cả những thứ này trong khi hành thiền Vipassana, sẽ phát sinh mâu thuẫn bên trong.

Toàn thể kỹ thuật Vipassana muốn anh đi vào chiều sâu của tâm và quan sát những rung động tự nhiên đang diễn ra tại đây, từng khoảnh khắc một. Nếu anh tạo ra những rung động nhất định bằng suy nghĩ trí thức, hoặc bằng cảm xúc, hoặc bằng lời nói ở cấp độ bề mặt của tâm, và anh muốn đi vào chiều sâu, sẽ có mâu thuẫn. Do vậy để không lên án những gì anh đã thực hành trong quá khứ, thiền sư sẽ nói, “Hãy gác sang một bên, và hãy thử nghiệm phương pháp này trong mười ngày. Sau mười ngày, anh là chủ nhân của mình – nếu anh không thích nó, hãy vứt đi. Nếu anh thích, hãy chấp nhận. Nhưng đừng trộn lẫn chúng vào nhau trong mười ngày này.” Rất hiếm, nếu ai đó trộn lẫn các phương pháp theo cách đó, sau đó có sự khó khăn.

Nhưng trái lại, sẽ không có khả năng để đến sự khó khăn. Và không có cơ hội cho việc thất bại. Khi anh nói “thất bại” nó có nghĩa là không đạt gì. Không có trường hợp đơn lẻ nào mà người ta lại nói, ”tôi không đạt thứ gì”. Người đó có thể có ít hơn hoặc nhiều hơn, tùy theo nỗ lực người đó dành cho kỹ thuật. Nhưng kết quả chắc chắn có, là không bàn cãi.

Ở Ấn Độ có nhiều loại thực hành tôn giáo, phong tục xã hội và đoàn thể. Những trường hợp trên có Vipassana làm thế nào hữu ích?

Thầy S.N.Goenka: Vipassana là cách duy nhất giúp những trường hợp như thế. Trong những tông phái, cộng đồng, đức tin, học thuyết, nghi thức và nghi lễ, có vài điều phổ quát: mục đích thanh lọc tâm để đến một mức rằng anh sẽ không hại mình và người khác. Bây giờ người đó có thể thuộc bất kỳ giáo phái hoặc đức tin, nhưng mọi người chấp nhận người này một cách dễ dàng.

Ví dụ: Một số đông linh mục Cơ Đốc giáo và maso đến khóa thiền và vài người nói: ”Thầy đang dạy đạo Cơ Đốc Giáo dưới tên Đức Phật.” Mọi người đều muốn tâm trở nên thanh tịnh hơn. Tương tự thế, khi một người Jain hoặc Hindu hoặc bất kỳ ai, nếu người đó bắt đầu thực hành Vipassana, người đó tìm thấy rằng Vipassana là phổ quát và tốt cho mọi người. Những sự khác biệt này không mấy quan trọng với những người bắt đầu thực hành Vipassana. Và đây sẽ giúp quốc gia đoàn kết, nhân loại đoàn kết. Đây là việc tích cực để làm.

Vipassana được tin rằng rất nghiêm túc và chỉ phù hợp với tu sĩ.

Thầy S.N.Goenka: Tất nhiên nó rất phù hợp với tu sĩ nhưng nó cũng là quan trọng với cư sĩ tại gia! Thậm chí thời Đức Phật, có nhiều cư sĩ tại gia chứng đắc tầng cao. Dĩ nhiên, việc này rất dễ với tu sĩ vi họ tận hiến cuộc đời để sống theo giáo pháp. Họ có trách nhiệm tuyệt vời để tiến bộ trên con đường Dhamma và giúp những người khác bước tiếp trên con đường Dhamma.

Lời dạy của Đức Phật là phổ quát và lời dạy có thể thực hành bởi bất cứ ai?

Thầy S.N.Goenka: Vâng, toàn thể lời dạy của Đức Phật là phổ quát. Lời dạy dựa trên Bát Chánh Đạo, mỗi bước của con đường gồm Sīla, Samādhi & Paññā (prajñnā) là phổ quát. Bất kỳ ai thuộc bất kỳ giáo phái nào đều có thể thực hành Sila mà không gặp khó khăn và cũng có thể thực hành Samādhi và Paññā với đối tượng của chân lý kinh nghiệm bởi chính họ là hơi thở và cảm giác trên thân. Bất kỳ ai cũng có thể thực hành điều này mà không gặp khó khăn gì với hai đối tượng phổ quát của thiền; và người đó sẽ đạt chung kết quả. Đây là lý do tại sao lời dạy của Đức Phật là phổ quát không nghi ngờ và đây lý do tôi nhấn mạnh Vipassana là cho bất kỳ ai thuộc bất kỳ tông phái nào.

* Các Bài Viết Này Được Tổng Hợp Hoặc Chuyển Ngữ Từ Các Tài Liệu Về Thiền Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Dhamma.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.

————

Bài viết được trích từ Tổng hợp Hỏi Đáp FAQs Thiền Sư SN Goenka

* Link  Tổng hợp Hỏi Đáp FAQs Thiền sư SN Goenka

* Link  Video: Hỏi Đáp FAQs Thiền sư SN Goenka

* Link  Audio: Hỏi Đáp FAQs Thiền sư SN Goenka

* Link  Thư mục Tác giả Thiền sư SN Goenka   

* Link  Thư mục Ebook Thiền sư SN Goenka

* Link  Giới thiệu tác giả Thiền sư SN Goenka

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app