Hỏi: Tất cả chúng ta đều muốn truyền bá Dhamma để làm giảm thiểu khổ đau trên thế giới. Dù vậy, không một ai trong chúng ta muốn tạo ra cảm tưởng rằng chúng ta áp đặt Vipassana lên người khác, như thể là chúng ta muốn làm cho tông phái của chúng ta lớn mạnh. Xin thầy cho chỉ dẫn về việc truyền bá phương pháp tuyệt diệu này mà không để cho người khác có cơ hội biến Vipassana thành một tông phái?

Đáp: Nếu các con áp đặt Vipassana vào người khác, các con đã đẩy người ta xa khỏi Dhamma. Làm sao có thể áp đặt Dhamma tuyệt diệu này vào người khác? Thực ra truyền thống – một truyền thống lành mạnh – là Dhamma sẽ không được trao truyền cho bất cứ ai trừ khi người đó khẩn cầu một cách nhún nhường. Làm sao các con có thể áp đặt lên người khác được? Nếu có ai thỉnh cầu, các con ban cho họ. Bất cứ ai cố gắng áp đặt Dhamma vào người khác chắc chắn đang truyền bá một giáo phái.

Dhamma là Dhamma, nó phải được trao truyền với tất cả lòng từ bi và yêu thương. Và người ta chấp nhận một cách tự nguyện với đầy sự kính trọng. Chỉ như vậy nó mới là Dhamma, còn không thì không phải.

Hỏi: Xin thầy làm ơn giải thích nhiệm vụ của thiền sư phụ tá và thiền sinh để bảo đảm rằng Vipassana sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho nhân loại?

Đáp: Con muốn nói là mối liên hệ giữa thiền sư phụ tá và thiền sinh phải không? Thiền sư phụ tá được bổ nhiệm để học cách làm sao để giảng dạy Dhamma một cách đúng đắn. Đây là một thời gian đào tạo cho họ. Khi ta phát triển để được hoàn thiện trong việc giảng dạy Dhamma, ta sẽ có những trách nhiệm lớn hơn, trở thành một thiền sư phụ tá kỳ cựu. Nếu như trong chức vụ đó ta tiếp tục phục vụ một cách đúng đắn, thì ta sẽ có nhiều trách nhiệm hơn nữa, và trở thành người phụ tá cho thiền sư tổng quản. Phục vụ toàn thiện trong việc đó, ta sẽ trở thành một thiền sư. Do đó tất cả đều là sự huấn luyện.

Có người nào đó ngồi trên chỗ của Dhamma như là một thiền sư phụ tá có thể phát triển ý nghĩ về ngã mạn: “Hãy xem, bây giờ ta vượt trội hơn tất cả những thiền sinh đã tới đây, đó là tại sao ta ngồi trên cái ghế Dhamma.” Hoặc là một người nào đó đi từ một thiền sư phụ tá trở thành một thiền sư phụ tá kỳ cựu có thể bắt đầu nghĩ rằng: “Bây giờ ta vượt trội hơn rất nhiều những thiền sư phụ tá này.” Hay có người nào trở thành một thiền sư phụ tá cho thiền sư tổng quản thấy rằng, “Hãy nhìn xem, ta rất là vượt trội.” Hay có người trở thành một thiền sư có thể nghĩ: “Ồ, ta là người vượt trội nhất! Mọi người phải nghe theo lời ta nói.”

Nếu sự điên rồ này phát triển, người đó không phù hợp để giảng dạy Dhamma. Toàn thể sự huấn luyện là để đạt được mục đích này mà thôi. Ngay khi ta trở thành một thiền sư phụ tá, công việc của ta là học cách làm sao để trao truyền Dhamma một cách rất khiêm nhường.

Ta phải nghĩ: “Ta là một đại diện của Đức Phật, của Dhamma, của một dòng những thiền sư của Dhamma. Ta là đại diện của vị thầy của mình. Bất cứ điều gì ta làm gây tổn hại tới toàn thể truyền thống của Dhamma là một việc làm tổn hại công đức. Ta ở đây là để phát triển Paramis của mình, để trả lại món nợ về sự biết ơn đối với Đức Phật, đối với một dòng các thiền sư và cho vị thầy của ta, bởi vì ta nhận được Dhamma tuyệt vời này từ họ. Vì lý do này, ta phục vụ.” Nếu một thiền sư có được ý nghĩ này, thì mọi hành động của vị đó sẽ là những hành động tuyệt vời. Sự phục vụ của ta sẽ rất hữu hiệu.

Thiền sinh cũng tỏ lòng kính trọng đối với họ, nhưng ngay khi người này muốn chứng tỏ quyền hạn của mình, thì người này không phù hợp, không xứng đáng, mặc dù người này đã được bổ nhiệm làm thiền sư. Sự huấn luyện đang diễn ra bây giờ, tất cả đều là sự thử nghiệm; người ta được huấn luyện làm sao để phục vụ trong Dhamma.

Như Sayagyi U Ba Khin thường nói: “Người nào mà ta thấy rằng xứng đáng để dạy cũng có thể hoàn toàn thất bại.” Tất cả đều tùy thuộc vào paramis của người này. Nếu có paramis tốt trong quá khứ, người này sẽ tự động trở nên thành công trong việc giảng dạy, và sẽ tiến từ thiền sư phụ tá tới thiền sư, bởi vì người này có những phẩm hạnh đó.

Một người sẽ nghĩ: “Ta rất biết ơn những người tới để học Dhamma. Có rất nhiều người tới để học Dhamma từ tôi. Bây giờ tôi có thể có được parami về sự hiến tặng, (hay parami dana), và dana parami về sự hiến tặng Dhamma là danna parami cao quý nhất. Làm sao tôi có thể phát triển được parami đó, nếu những người này không tới đây? Tôi không thể đi vào rừng và tuyên bố: ‘Tôi sẽ dạy cho mọi người tại đây.’ Tôi đang phát triển dana parami của tôi bởi vì những người tới đây đã cho tôi cơ hội này. Tôi rất cảm kích họ. Một dòng – từ thiền sư cho tới Đức Phật – giảng dạy với tất cả tình thương và lòng từ bi! Tôi vẫn còn đang học hỏi, đây phải là mục đích của tôi. Đây là cách tôi phải làm.”

Người nào đã được giao cho một trách nhiệm cao nhất sẽ không ngừng nghĩ rằng, “Ngay từ lúc khởi đầu, công việc của tôi là một người tôi tớ Dhamma. Cho dù là một người phục vụ Dhamma hay là một thiền sư phụ tá, tôi đang phục vụ Dhamma. Bây giờ tôi đang có cơ hội để phục vụ Dhamma nhiều hơn nữa.”

Không có một quyền lực nào trong Dhamma. Chỉ có sự phục vụ khiêm nhường. Đây là cách duy nhất để có được sự đồng thuận với thiền sinh. Mọi thiền sư – thiền sư phụ tá, hay là thiền sư kỳ cựu, hay là phụ tá cho tổng quản, hay là thiền sư – đều phải hiểu rằng những gì sẽ xảy ra nếu các con áp đặt ý của mình vào thiền sinh.

Giả sử chúng ta nói: “Bắt đầu từ ngày mai trở đi, người này là một thiền sư phụ tá và qúy vị phải chấp nhận lệnh của ông ta, phải thỏa mãn tất cả những gì mà ông ta muốn… Bây giờ ông ta là một thiền sư kỳ cựu, nên tất cả thiền sư phụ tá phải nghe theo lời ông ta. Tất cả những gì ông ta nói là đúng và quý vị phải cúi lạy và chấp nhận nó… Bây giờ ông ta là phụ tá của thiền sư tổng quản, do đó mọi người phải lắng nghe ông ta.” Nếu đây là một đường lối như thế, thì thử hỏi sự áp đặt này tồn tại được bao lâu? Ngay trong cuộc đời của thầy, người ta sẽ bắt đầu tỏ ra bất kính người này. Sau đó, người này sẽ không có chỗ đứng trong hệ thống giảng dạy Dhamma.

Ta phải phát triển sự phục vụ theo cách là mọi thiền sinh sẽ tạo ra tình thương đối với các con. Nếu không có được tình thương thì chỉ là sự áp đặt quyền lực. Đây không phải là sự độc tài, đây là sự phục vụ. Do đó hãy phục vụ theo cách mà các con tạo ra tình thương và sự kính trọng trong tâm của những thiền sinh. Đây là cách mà sự phục vụ của con đưa ra kết quả tốt đẹp. Nếu con bắt đầu đưa ra sự áp đặt quyền lực của mình, địa vị của mình, các con sẽ không bao giờ là một thiền sư thành công.

Còn riêng đối với họ, thiền sinh phải luôn luôn hiểu rằng: “Đây là một người được bổ nhiệm. Tôi phải có sự kính trọng đối với người thầy của tôi, đối với một dòng các thiền sư. Tôi rất kính trọng Đức Phật. Và đây là một người, dù đúng hay là sai, thầy của tôi đã quyết định là có khả năng phục vụ. Bây giờ người đó là người đại diện của Dhamma bằng cách ngồi trên chỗ của Dhamma.”

Thiền sinh sẽ luôn luôn cố tạo ra sự kính trọng cho thiền sư phụ tá. Nhưng sự kính trọng này phải được tăng cường bởi cách hành xử của họ, bằng đạo đức của họ. Nếu thiền sư không có phẩm chất khiêm nhường, tình thương và lòng từ bi, người này không thể là một thiền sư thành công. Ngay cho dù người này được yêu cầu ngồi trên ghế của Dhamma, nó cũng không hữu hiệu.

Liên hệ này giữa thiền sư và thiền sinh rất là thiết yếu.

Hỏi đáp với Thiền Sư S.N. Goenka tại các cuộc họp hàng năm – Trích từ cuốn Vì Lợi Ích Cho Nhiều Người

Bài viết được trích từ cuốn Vì Lợi Ích Của Nhiều Người – Thiền Sư S.N. Goenka. Quý vị có thể tải cuốn sách PDF bản tiếng Việt tại đây, và PDF bản tiếng Anh tại đây.

AUDIOS TOÀN BỘ CUỐN VÌ LỢI ÍCH CỦA NHIỀU NGƯỜI

* Các Bài Viết Này Được Trích Từ Cuốn Vì Lợi Ích Của Nhiều Người - Thiền Sư S.N. Goenka. Phương Pháp Thiền Vipassana Này Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Pariyatti.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app